You are on page 1of 3

Bài tập chương 3

Bài 3.1. Hai cầu thủ bóng bàn thi đấu ngang sức với nhau. Hỏi thắng 2 trong 4 ván dễ hơn hay 3
trong 6 ván dễ hơn ?
Bài 3.2. Tỷ lệ phế phẩm của một máy là 15%.
a. Cho máy đó sản xuất 5 sản phẩm. Tìm xác suất để được không quá 1 phế phẩm.
b. Cho máy đó sản xuất 10 sản phẩm. Tìm xác suất để chính phẩm được sản xuất ra sai lệch so
với số chính phẩm trung bình được sản xuất ra không vượt quá 1?
c. Nếu mỗi đợt sản xuất trung bình muốn có được 12 chính phẩm thì phải cho máy sản bao nhiêu
sản phẩm?
Bài 3.3. Tỷ lệ chính phẩm của một xí nghiệp là 90%. Mỗi kiện hàng của xí nghiệp có 4 sản
phẩm:
a. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 1 kiện hàng thì trong đó có không quá 1 phế phẩm?
b. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 3 kiện hàng thì trong đó có 1 kiện có phế phẩm?
Bài 3.4. Một nhân viên bán hàng mỗi ngày đi chào hàng 5 nơi với xác suất bán được hàng ở mỗi
nơi 0,2. Nếu mỗi tháng người đó chào hàng 20 ngày thì hoa hồng trung bình mỗi tháng bằng bao
nhiêu, biết mỗi lần bán được hàng thì người đó được hưởng số tiền hoa hồng là 10.000 đồng?
Bài 3.5. Một trạm cho thuê xe taxi có 3 xe, hàng ngày trạm phải nộp thuế 80 nghìn/xe/ngày. Mỗi
chiếc xe được thuê với giá 200 nghìn/ngày. Giả sử yêu cầu thuê xe của trạm là biến ngẫu nhiên X
có phân phối Poisson với tham số .
a. Tính xác suất để trong một ngày có 3 khách thuê xe (e ≈ 2,71)
b. Tính tiền lãi trung bình trạm thu được trong một ngày.
Bài 3.6. Tại sân bay cứ 15 phút lại có 1 một chuyến xe loại 6 chỗ ngồi chở khách vào trung tâm
thành phố. Biết rằng số khách chờ đi xe có mật độ trung bình 8 người/ giờ. Giả sử, vừa có một
chuyến xe rời bến. Tìm xác suất để trong chuyến tiếp theo:
a. Không có khách nào chờ xe đi?
b. Xe đã chật khách?
c. Người ta sẽ tăng thêm một xe chở khách nếu xác suất có hơn 1 khách phải chờ xe sau
lớn hơn 0,1. Vậy có nên tăng thêm một xe hay không?
Bài 3.7. Trọng lượng X (g) của một sản phẩm do một máy tự động sản xuất ra là biến ngẫu
nhiên, X~ N(100,1). Sản phẩm gọi là đạt tiêu chuẩn nếu trọng lượng của nó gọi là đạt tiêu chuẩn
nếu trọng lượng của nó đạt từ 98,04g đến 101,96g.
a. Tính tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn
b. Lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm của máy. Tính xác suất để có ít nhất 95 sản phẩm đạt
tiêu chuẩn.
Bài 3.8. Trọng lượng của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung
bình 200gr và độ lệch chuẩn là 5gr.
a. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 5 sản phẩm thì có ít nhất một sản phẩm có trọng lượng nhỏ
hơn 190gr.
b. Mỗi hộp có 100 sản phẩm. Tìm xác suất để trong ba hộp có 1 hộp có trọng lượng nhỏ hơn
19,9kg.
Bài 3.9. Lãi suất đầu tư vào hai thị trường X và Y là các biến ngẫu nhiên độc lập và cùng phân
phối chuẩn với trung bình là 10% và 9%; độ lệch chuẩn là 4% và 3%.
a. Muốn có lãi suất trên 8% thì nên chọn phương án nào trong các phương án sau:
- Phương án 1: đầu tư toàn bộ vào X
- Phương án 2: đầu tư toàn bộ vào Y
- Phương án 3: chia đều vốn vào hai thị trường
b. Nếu muốn rủi ro về lãi suất là nhỏ nhất thì nên đầu tư như thế nào?
Bài 3.10. Một vận động viên bắn súng tập bắn một mục tiêu cố định trong phòng tập. Biết rằng
xác suất để vận động viên này bắn trúng mục tiêu ở mỗi lần bắn là 0,6.
a. Tính xác suất trong 10 lần bắn có nhiều nhất 9 lần bắn trúng.

b. Người này phải bắn tối thiểu bao nhiêu lần để xác suất có ít nhất một lần bắn trúng lớn hơn
90%

Bài 3.11. Cho trọng lượng của một loại trái cây (tính bằng kg) là biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn. Một mẫu khảo sát 650 trái cây loại này có 30 trái có trọng lượng dưới 1,8kg và 130 trái có
trọng lượng trên 2,4kg.
a. Tính trọng lượng trung bình và độ lệch chuẩn của trái cây loại này.
b. Những trái cây có trọng lượng dưới 1,8kg là thứ phẩm. Giả sử có một lô gồm rất nhiều
trái cây loại này. Người ta phân loại lô trái cây như sau: Lấy mẫu ngẫu nhiên 20 trái cây từ lô trái
cây để kiểm tra, nếu không có trái thứ phẩm nào thì xếp loại 1; nếu có 1 hoặc 2 trái thứ phẩm thì
xếp loại 2; nếu có hơn 2 trái thứ phẩm thì xếp loại 3. Nhiều khả năng nhất lô trái cây được phân
loại mấy?
Bài 3.12. Một loại sản phẩm có chiều dài và chiều rộng là các biến ngẫu nhiên độc lập và cùng
phân phối chuẩn với trung bình là 10cm và 6cm. Biết rằng 10% số chi tiết có chiều dài lớn hơn
10,3 cm và 15% số chi tiết có chiều rộng nhỏ hơn 5,8cm. Chi tiết được coi là đạt tiêu chuẩn nếu
các kích thước của nó sai lệch so với kích thước trung bình không quá 0,3cm:

a. Tìm tỷ lệ các chi tiết không đạt tiêu chuẩn?


b. Một chi tiết không đạt tiêu chuẩn. Tìm xác suất để chi tiết đó có chiều dài đạt tiêu
chuẩn?

You might also like