You are on page 1of 5

Bài tập chương 3 và chương 4

Bài tập chương 3 (tiếp theo)

Bài 11. Một mẫu các hộ gia đình được khảo sát; thu nhập của các hộ như sau:

(đơn vị: triệu đồng/tháng)

14; 15; 16; 12; 10; 17;22;25; 30; 33; 11.

Yêu cầu:

Hãy tính các giá trị: trung bình; trung vị; Mode; các trị số tứ phân vị; phương sai và độ lệch chuẩn.

Bài 12. Một cửa hàng trong ngày bán được 15 quần tây với kích cỡ vòng bụng (cm) như sau:

85; 82;85;77;80;85;90;82;82;85;85;90;83;83;83.

Yêu cầu:

Hãy tính các giá trị: trung bình; trung vị; Mode; các trị số tứ phân vị; phương sai và độ lệch chuẩn.

Bài 13. Giá thuê một số căn hộ (diện tích từ 45-50 mét vuông) của một số tòa nhà trong một Thành phố:

Giá thuê (triệu đồng/tháng) Số căn hộ


<3 8
3-4 12
4-5 15
5-6 6
>=6 4

Yêu cầu:

1) Tính giá thuê trung bình mỗi căn hộ


2) Tìm Median, Mode.
3) Tính phương sai và độ lệch chuẩn
4) Tính hệ số lệch và cho nhận xét hình dáng phân phối của dữ liệu.

Bài 14. Số sản phẩm sản xuất được trong một ca làm việc của năm nhóm công nhân ghi nhận được như
sau:
Giả sử mỗi nhóm công nhân là một tổng thể.
Nhóm 1: 14 10 18 8 16 20 12
Nhóm 2: 1 25 15 8 17 17 15
Nhóm 3: 7 25 15 9 14 16 12
Nhóm 4: 12 16 5 18 15 15 17
Nhóm 5: 14 10 15 18 13 14 14
Số sản phẩm sản xuất trong một ca tính trung bình của năm nhóm công nhân trên đây đều bằng nhau.
Yêu cầu:

1. Không cần tính toán, bạn hãy sắp xếp các nhóm trên theo độ lớn của phương sai từ lớn đến nhỏ.
2. Hãy kiểm tra lại nhận xét của bạn bằng cách tính các độ lệch tiêu chuẩn của từng nhóm.
3. Theo Anh (Chị), giá trị trung bình ở nhóm nào là đại diện tốt nhất? Giải thích?

Bài 15. Số liệu về giá cả (ngàn đồng/lít) của 20 nhãn hiệu nước uống đóng chai tại một siêu thị như sau:

10,0 11,0 10,5 10,0 13,5 10,5 10,0 10,0 11,0 9,0
10,5 9,5 9,0 10,5 8,0 10,5 11,0 10,5 11,0 10,5

Yêu cầu:
Giả sử 20 hiệu nước uống nói trên là một tổng thể. Hãy tính:
1. Giá bán trung bình; số trung vị, Mode.
2. Khoảng biến thiên, độ trải giữa,
3. Phương sai và độ lệch chuẩn,
4. Hãy xác định giá trị của phân vị thứ 65 (the 65 th percentile). Hãy giải thích ý nghĩa của giá trị tính
được.
5. Tính hệ số lệch và cho nhận xét?
6. Có bao nhiêu (%) giá trị nằm trong khoảng ± 2 độ lệch chuẩn so với trung bình.

Bài tập chương 4


Bài 1 Gieo đồng thời hai con xúc xắc 6 mặt. Tính xác suất để được:

1. Hai con xúc xắc xuất hiện mặt một chấm


2. Hai con xuất hiện mặt giống nhau.
3. Có tổng số chấm bằng 7.
4. Có ít nhất một mặt 6 chấm.
Bài 2 Gieo đồng thời hai đồng xu đối xứng. Tính xác suất:

a) Hai đồng xu xuất hiện mặt sấp.


b) Một sấp một ngửa.
c) Có ít nhất một mặt sấp.

Bài 3 Một người gọi điện thoại cho bạn nhưng lại quên mất hai chữ số cuối và chỉ nhớ rằng chúng khác
nhau. Tính xác suất để người đó quay một lần được đúng số của bạn.
Bài 4 Một lô hàng có 15 sản phẩm, trong đó có 5 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Lấy đồng thời 3 sản
phẩm. Tính xác suất:

1. XS Để cả 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn:


2. Xs trong 3 sản phẩm lấy ra có 2 sản phẩm đạt tiêu chuẩn:
3. Xác suất có ít nhất 2 sp đạt tiêu chuẩn:

Bài 5 Trong 10 vé số có 2 vé trúng. Một người mua 5 vé. Tính xác suất để người đó:

1. Trúng 1 vé:
2. Trúng 2 vé:
3. Không có vé nào trúng.
4. Ít nhất 1 vé:

Bài 6 Ba khách hàng không quen biết nhau vào một siêu thị nhỏ có 5 quầy hàng. Giả sử các khách hàng
chọn các quầy hàng để mua sắm một cách ngẫu nhiên. Tính các xác suất sau:

1. Cả 3 khách hàng vào cùng một quầy.


2. Ba khách hàng vào 3 quầy khác nhau.
3. Có hai khách hàng vào cùng một quầy.

Bài 7 Sản phẩm để dược nhập kho phải qua 3 bộ phận kiểm tra hoạt động độc lập với nhau. Xác suất phát
hiện ra phế phẩm của các bộ phận lần lượt là 0,90; 0,95; và 0,98. Tính xác suất sản phẩm kém chất lượng
vẫn dược nhập kho.
Bài 8 Hai xạ thủ cùng ngắm bắn vào cùng một mục tiêu. Khả năng bắn trúng của hai xạ thủ lần lượt là
0,90 và 0,80. Tính xác suất:

1. Chỉ có một xạ thủ bắn trúng.


2. Có xạ thủ bắn trúng.
3. Cả hai xạ thủ cùng bắn trật.

Bài 9 Hai xạ thủ cùng bắn vào cùng một mục tiêu, xác suất chỉ có một người bắn trúng là 0,40. Tìm xác
suất bắn trúng của xạ thủ thứ nhất, biết khả năng bắn trúng của xạ thủ thứ hai là 0,90.
Bài 10 Một chùm chìa khóa gồm 9 chiếc bề ngoài giống hệt nhau, trong đó chỉ có 2 chiếc mở được được
kho. Người đó thử ngẫu nhiên từng chìa.

1. Tính xác suất để người đó mở cửa được ngay ở lần đầu.


2. Xác suất người đó mở được ở lần thứ 2.
3. Xác suất người đó mở được ở lần thứ 3

Bài 11 Bốn nhóm xạ thủ: nhóm I có 5 người, nhóm II có 7, nhóm III có 4 người, và nhóm IV có 2 người.
Xác suất bắn trúng của các xạ thủ của các nhóm này theo thứ tự là 0,80;0,70;0,60;0,50.
Chọn ngẫu nhiên một xạ thủ; cho người này bắm 1 phát.
1. Tính xác suất người này bắn trúng.
2. Được biết người này bắn trúng. Tính xác suất xạ thủ đó thuộc nhóm 2.
Bài 12 Một nhà máy có 3 phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm. Phân xưởng I sản xuất 25%,
phân xưởng II sản xuất 25%, và phân xưởng III sản xuất 50% tổng số sản phẩm của nhà máy. Tỷ lệ sản
phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của phân xưởng I, phân xưởng II, phân xưởng III tương ứng là 2,5%,
3,2%, và 4%. Một người mua 1 sản phẩm do nhà máy sản xuất.

1. Tính xác suất người này mua được sản phẩm tốt.
2. Nếu người này mua được sản phẩm tốt, theo Anh (Chị) sản phẩm đó do phân xưởng nào sản
xuất?

Bài 13: Một nhóm 4 hành khách không quen biết nhau đang chờ lên tàu ở một sân ga, đoàn tàu có 10 toa.
Tính xác suất để 3 người lên cùng một toa, người còn lại lên toa khác.
Bài 14: Có ba nhóm xạ thủ.
Nhóm 1: có 8 xạ thủ
Nhóm 2: có 5 xạ thủ
Nhóm 3: có 7 xạ thủ
Biết xác suất bắn trúng các xạ thủ của ba nhóm lần lượt là 94%, 95%, và 90%.
Chọn ngẫu nhiên 1 xạ thủ và cho người này bắn một phát..

1. Tính XS người này bắn trật


2. Biết người này bắn trật; hỏi khả năng cao nhất người này thuộc nhóm nào?

Bài 15: Moät kieän haøng coù 10 saûn phaåm loaïi A, 3 saûn phaåm loaïi B vaø 2 saûn phaåm loaïi C.
Moät kieän khaùc soá saûn phaåm loaïi A, B vaø C laàn löôït laø 9, 3, 3. Töø moãi kieän haøng laáy
ngaãu nhieân ra moät saûn phaåm. Tính xaùc suaát:

1. Hai saûn phaåm laáy ra cuøng loaïi.


2. Hai saûn phaåm laáy ra khaùc loaïi.
Bài 16: Moät loâ haøng xuaát khaåu coù 100 kieän haøng, trong ñoù coù 60 kieän haøng cuûa phaân
xöôûng A vaø 40 kieän haøng cuûa phaân xöôûng B. Tyû leä saûn phaåm khoâng ñaït chaát löôïng cuûa
hai phaân xöôûng töông öùng laø 15% vaø 12%. Ngöôøi ta laáy ngaãu nhieân moät kieän haøng ñeå
kieåm tra.

1. Tröôùc khi môû kieän haøng ñeå kieåm tra thì xaùc suaát kieän haøng ñoù laø cuûa phaân xöôûng A
laø bao nhieâu?
2. Môû kieän haøng vaø laáy ngaãu nhieân moät saûn phaåm, keát quaû cho thaáy saûn phaåm ñoù
khoâng ñaït chaát löôïng; xaùc suaát kieän haøng ñoù laø cuûa phaân xöôûng A laø bao nhieâu?

Bài 17: Có hai lô hàng, mỗi lô hàng có 12 sản phẩm. Lô thứ I có 10 sản phẩm đạt chất lượng và 2
không đạt chất lượng. Lô II số sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng lần lượt là 8 và
4. Mỗi lô hàng chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm.
Tính xác suất:

1. Các sản phẩm chọn ra đều không đạt chất lượng.


2. Có 1 sản phẩm đạt chất lượng.
3. Có 2 sản phẩm đạt chất lượng.
4. Có 3 sản phẩm đạt chất lượng.
5. Tất cả sản phẩm chọn ra là sản phẩm tốt.

Bài 18: Ba xạ thủ cùng ngắm bắn vào một mục tiêu.
Khả năng bắn trúng của xạ thủ thứ 1 là 0,8, xạ thủ thứ 2 là 0,7 và xạ thủ thứ 3 là 0,4.
Xác suất mục tiêu bị diệt khi bị trúng một phát là 0,3, mục tiêu bị diệt khi trúng 2 phát với xác suất là 0,6
và mục tiêu bị diệt chắc chắn khi bị trúng 3 phát.

1. Tính xác suất mục tiêu bị diệt.


2. Giả sử mục tiêu bị diệt, tính xác suất mục tiêu bị diệt bởi hai phát đạn.

Bài 19: Một lô hàng gồm 12 sản phẩm, trong đó có 5 sản phẩm kém chất lượng.
Chọn ngẫu nhiên 4 sản phẩm.
Tính xác suất để có đúng 2 sản phẩm kém chất lượng
Bài 20 Một lớp có 45 học sinh; trong đó có 8 học sinh giỏi,25 học sinh khá, và 12 học sinh học lực trung
bình.
Một bộ đề thi có 20 câu. Học sinh giỏi làm được tất cả 20 câu; học sinh khá là được 17 câu; học sinh
trung bình làm được 15 câu.
Gọi ngẫu nhiên một học sinh và cho em này bốc 3 câu. Học sinh này làm được cả 3 câu.
Hỏi học sinh này có cơ hội thuộc nhóm nào?

You might also like