You are on page 1of 12

KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT THỐNG KÊ

BÀI TẬP LÝ THUYẾT


Dạng 1: Kiểm định cho một giá trị trung bình
Bài 6.1. Một công ty điện thoại nói rằng sẽ lắp đặt điện thoại cho khách hàng trong thành phố
chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có yêu cầu. Kiểm tra ngẫu nhiên 30 khách hàng thấy thời gian
trung bình chờ lắp điện thoại là 34,5 ngày với độ lệch mẫu hiệu chỉnh là 3,3 ngày. Với mức ý
nghĩa 3%, có thể chấp nhận lời tuyên bố của công ty được không?
Bài 6.2. Trong năm trước, số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ trung bình của mỗi khách hàng là
1000USD/năm. Để đánh giá xem xu hướng này có được giữ nguyên trong năm nay hay không, người ta
kiểm tra ngẫu nhiên 64 sổ tiết kiệm thì thấy số tiền gửi trung bình của mỗi sổ là 990USD/năm và độ lệch
tiêu chuẩn hiệu chỉnh là 100USD/năm. Với mức ý nghĩa 3%, hãy cho biết số tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng có thay đổi không?
Bài 6.3. Tuổi thọ trung bình của một mẫu gồm 100 bóng đèn huỳnh quang do một công ty sản
xuất ra đươc tính toán là 1570 giờ, và độ lệch chuẩn là 120 giờ. Nếu  là tuổi thọ trung bình của
tất cả các bóng đèn do công ty này sản xuất, hãy kiểm định giả thuyết H0 :   1600 .
a. Lập mô hình kiểm định 2 phía với mức ý nghĩa 5%. Đưa ra kết luận.
b. Với đối thuyết là H1 :   1600 , đưa ra kết luận cho mô hình với mức ý nghĩa 5%.
Bài 6.4. Trọng lượng một loại sản phẩm do nhà máy A sản xuất có phân phối chuẩn và trọng lượng quy
định là 500gr. Nghi ngờ trọng lượng có xu hướng giảm sút, người ta cân ngẫu nhiên 25 sản phẩm loại
này và có bảng số liệu:
Trọng lượng (gram) 480 485 490 495 500 510
Số sản phẩm 2 3 8 5 3 4
Với mức ý nghĩa 0,05, hãy cho kết luận về điều nghi ngờ nói trên?
Bài 6.5. Một tổ kiểm tra muốn xác định thời gian trung bình từ lúc công ty A nhận đơn khiếu nại của
khách hàng đến lúc giải quyết là bao nhiêu ngày, họ chọn ngẫu nhiên 15 trường hợp khiếu nại trong năm
qua thì có kết quả (đơn vị: ngày):
114 ; 78 ; 96 ; 137 ; 78 ; 103 ; 117 ;
126 ; 86 ; 99 ; 114 ; 72 ; 104 ; 73 ; 96.
Giả sử số ngày giải quyết khiếu nại của công ty A là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. Với mức ý nghĩa
1%, có thể cho rằng thời gian để 1 khiếu nại được giải quyết bởi công ty A vượt quá 90 ngày không?
Bài 6.6. (Tổng hợp) Thu nhập (triệu đồng/năm) của 80 hộ dân trong bản A là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn. Trong năm nay, người ta điều tra ngẫu nhiên về thu nhập của 40 hộ dân trong bản A, có bảng
số liệu:
Thu nhập 4,0 4,5 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0
Số hộ dân 1 3 4 6 8 7 6 3 2
a) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng mức thu nhập của 1 hộ dân bản A.
b) Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng số hộ dân của bản A có thu nhập dưới 5 triệu đồng / năm.
c) Nếu biết trước đây 2 năm thu nhập bình quân của các hộ dân trong bản A là 5,5 triệu đồng / năm, với
mức ý nghĩa 3% có nhận xét gì về mức sống của dân trong bản A hiện nay?

1|P a ge
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

Bài 6.7. Chỉ tiêu chất lượng X (gram) của 1 loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên. Kiểm tra ngẫu nhiên 1 số
sản phẩm loại này, có kết quả:
240; 200; 260; 220; 200; 280; 260; 260; 240; 260;
280; 240; 260; 220; 240; 240; 240; 260; 240; 220;
280; 260; 280; 260; 280; 280; 240; 260; 240; 220;
280; 260; 260; 220; 260; 260; 260; 260; 240; 240;
220; 260; 240; 220; 240; 240; 240; 200; 240; 260.
a) Các sản phẩm có chỉtiêu X < 240gr là sản phẩm loại 2 (giả sử có phân phối chuẩn). Có tài liệu nói rằng
trung bình chỉ tiêu X của các sản phẩm loại 2 là 220gr, với mức ý nghĩa 2% có nhận xét gì về tài liệu này?
b) Cho biết chỉ tiêu Y của sản phẩm này thỏa Y = 0,4X + 0,35. Với độ tin cậy 97%, hãy ước lượng trung
bình của chỉ tiêu Y?
Bài 6.8. Kiểm tra ngẫu nhiên số gạo bán ra hàng ngày ở một cửa hàng, có kết quả:
Số gạo bán ra (kg) 120 130 150 160 180 190 210 220
Số ngày bán 2 9 12 25 30 20 13 4
a) Chủ cửa hàng cho rằng nếu trung bình mỗi ngày bán ra không quá 150kg gạo thì tốt nhất là nghỉ bán.
Từ số liệu trên, với mức ý nghĩa 5% cửa hàng nên quyết định thế nào?
b) Những ngày bán được trên 200kg là những ngày “cao điểm”. Hãy ước lượng tỉ lệ ngày cao điểm với
độ tin cậy 99%?
c) Để ước lượng tỉ lệ ngày cao điểm với độ chính xác nhỏ hơn 5% thì độ tin cậy tối đa là bao nhiêu?
d) Giả thiết số gạo bán được trong ngày có phân phối chuẩn và giá gạo trung bình là 8000đ/kg. Với độ
tin cậy 99%, hãy ước lượng trung bình số tiền bán gạo của cửa hàng trong những ngày cao điểm?
Bài 6.9. Kiểm tra ngẫu nhiên số kẹo X(kg) bán được hàng ngày ở một siêu thị, có kết quả:
X (kg) 0 – 50 50–100 100–150 150–200 200–250 250–300 300–350
Số ngày 9 23 27 30 25 20 5
a) Bằng cách thay đổi mẫu bao bì và giấy gói kẹo, người ta thấy số kẹo bán được trung bình trong ngày
ở siêu thị là 200kg. Với mức ý nghĩa 5%, cho nhận xét về sự thay đổi này?
b) Để ước lượng số kẹo trung bình bán được trong 1 ngày ở siêu thị với độ chính xác nhỏ hơn 10kg và
độ tin cậy là 97% thì cần kiểm tra tối thiểu bao nhiêu ngày?
c) Những ngày bán được trên 250kg là những ngày “cao điểm”. Hãy ước lượng tỉ lệ ngày cao điểm với độ
tin cậy 88%?
d) Giả thiết số kẹo bán được trong ngày có phân phối chuẩn và giá kẹo trung bình là 56000đ/kg. Với độ
tin cậy 99%, hãy ước lượng trung bình số tiền bán kẹo của siêu thị trong những ngày cao điểm?
Bài 6.10. Theo dõi sự phát triển chiều cao X(dm) của cây bạch đàn trồng trên đất phèn sau 1 năm tuổi,
có kết quả:
X(dm) 25 – 30 30 – 35 35 – 40 40 – 45 45 – 50 50 – 55 55 – 60
Số cây 5 20 25 30 30 23 14
a) Biết chiều cao trung bình của bạch đàn sau 1 năm tuổi ở đất không có phèn là 4,5m. Với mức ý nghĩa
5%, có cần tiến hành kháng phèn cho bạch đàn không?
b) Để có ước lượng chiều cao của cây bạch đàn trên với độ chính xác nhỏ hơn 2dm thì đảm bảo độ tin
cậy tối đa là bao nhiêu?
c) Những cây bạch đàn thấp hơn 3,5m là cây chậm lớn. Hãy ước lượng chiều cao trung bình của cây bạch
đàn chậm lớn (giả sử có phân phối chuẩn) với độ tin cậy 98%?
Bài 6.11. Khối lượng của một loại sản phẩm do một nhà máy sản xuất là một biến ngẫu nhiên tuân luật
 2

phân phối chuẩn N 500;  8,5 . Sau một thời gian sản xuất, ban lãnh đạo nhà máy nghi ngờ rằng khối
lượng của loại sản phẩm này có xu hướng giảm, nên tiến hành cân thử 25 sản phẩm và thu được kết quả

2|P ag e
sau:
Khối lượng (g) 480 485 490 495 500 510
Số sản phẩm 2 3 8 5 3 4
Với mức ý nghĩa α= 5% , hãy cho kết luận về điều nghi ngờ trên.
Bài 6.12. Để nghiên cứu sự phát triển của 1 loại cây làm giấy, người ta tiến hành đo ngẫu nhiên đường
kính X(cm) và chiều cao Y(m) của một số cây được bảng số liệu:
2 3 4 5 6 7
20 3 5
22 2 10
24 3 8 14 10
26 4 16 7
28 8 13
a) Những cây cao 6m trở lên là cây loại 1. Ước lượng tỉ lệ cây loại 1 với độ tin cậy 99%.
b) Ước lượng trung bình về đường kính (giả sử có phân phối chuẩn) của cây loại 1 với độ tin cậy 98%.
c) Trước đây, chiều cao trung bình của loại cây này là 5,1m. Số liệu trên lấy ở những cây đã được áp dụng
kỹ thuật chăm sóc mới. Với mức ý nghĩa 5%, hãy cho nhận xét về tác dụng của kỹ thuật mới này ?
Bài 6.13. Sản phẩm A có hai chỉtiêu chất lượng là X(%) và Y(kg/mm ). Kiểm tra ngẫu nhiên một số sản
phẩm A, kết quả cho ở bảng sau:
0–5 5 – 10 10 – 15 15 – 20 20 – 25
115 – 125 7
125 – 135 12 8 10
135 – 145 20 15 2
145 – 155 19 16 9 5
155 – 165 8 3
a) Giả sử trung bình tiêu chuẩn của chỉ tiêu Y là 120(kg/mm ) , cho nhận xét về sản phẩm A với α = 5%?
b) Sản phẩm có chỉ tiêu X từ 15% trở lên là loại 1 (giả sử có phân phối chuẩn). Ước lượng tỉ lệ về chỉ tiêu
X của sản phẩm loại 1 với độ tin cậy 99%?
c) Để có ước lượng trung bình chỉ tiêu Y với độ chính xác là 0,6(kg/mm ) thì đảm bảo độ tin cậy là bao
nhiêu?
Bài 6.14. Quan sát chiều cao Y(cm) và độ tuổi X(năm) của một số thanh thiếu niên, có bảng số liệu:
15 17 19 21 23
145 – 150 5
150 – 155 12 11
155 – 160 14 8 6
160 – 165 10 17
165 – 170 15 4 7
170 – 175 12
a) Ước lượng chiều cao của những người 21 tuổi (giả sử có phân phối chuẩn) với độ tin cậy 99%.
b) Những người cao hơn 1,65m là người “khá cao”. Ước lượng tỉ lệ những người khá cao với độ tin cậy
95%?
c) Một tài liệu cũ nói rằng chiều cao trung bình của thanh thiếu niên trong độ tuổi trên là 153,5cm. Với
mức ý nghĩa 3%, hãy cho kết luận về tài liệu này?
Bài 6.15. Theo dõi lượng phân bón X(kg/ha) và năng suất Y(tạ/ha) của một loại cây trồng trên một số
thửa ruộng (có cùng diện tích 1 ha), có bảng số liệu:
120 140 160 180 200
20 – 24 5 4

3|P ag e
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

24 – 28 7 10 5
28 – 32 15 20 12
32 – 36 7 9 6
a) Năng suất dưới 30 tạ/ha là năng suất thấp. Ứớc lượng tỉ lệ các thửa ruộng có năng suất thấp với độ
tin cậy 92%.
b) Ước lượng năng suất (giả sử có phân phối chuẩn) của những thửa ruộng bón phân 180kg/ha với độ
tin cậy 98%.
c) Một tài liệu cũ nói rằng năng suất trung bình của loại cây trồng này là 30 tạ/ha. Với mức ý nghĩa 2%,
hãy cho kết luận về tài liệu này?
Dạng 2: Kiểm định cho hai giá trị trung bình
Bài 6.16. Để so sánh trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh ở thành thị và nông thôn, người ta thử cân
trọng lượng của 10000 cháu và thu được kết quả sau đây:
Số cháu được Trọng lượng Độ lệch chuẩn
Vùng
cân trung bình mẫu
Nông thôn 8000 3,0kg 0,3kg
Thành thị 2000 3,2kg 0,2kg
Với mức ý nghĩa 0.05 α = có thể coi trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh ở thành thị cao hơn ở nông
thôn hay không? (Giả thiết trọng lượng trẻ sơ sinh là biến ngẫu nhiên chuẩn).
Bài 6.17. Trồng cùng một giống lúa trên hai thửa ruộng như nhau và bón hai loại phân khác nhau. Đến
ngày thu hoạch ta có kết quả như sau : Thửa thứ nhất lấy mẫu 1000 bông lúa thấy số hạt trung bình của
mỗi bông hạt X  70 và S X  10 . Thửa thứ hai lấy mẫu 500 bông thấy số hạt trung bình mỗi bông Y  72
và SY  20 . Hỏi sự khác nhau giữa X và Y là ngẫu nhiên hay bản chất, với mức ý nghĩa   5% .
Bài 6.18. Điểm môn XSTK của 1 số sinh viên hai khoa như sau:
Điểm Khoa X 5 6 7 8 9 10
Số sinh viên 2 4 12 15 6 2
Điểm Khoa Y 4 5 6 7 8 9 10
Số sinh viên 1 2 5 9 18 6 1
Với mức ý nghĩa 0,03, có nhận xét gì về điểm trung bình môn XSTK của sinh viên hai khoa?
Bài 6.19. Hai máy cùng gia công một loại chi tiết. Để kiểm tra độ chính xác của hai máy này người ta đo
ngẫu nhiên 7 chi tiết do mỗi máy gia công (đơn vị: mm):
Máy 1 135 138 136 140 138 135 139
Máy 2 140 135 140 138 135 138 140
Với mức ý nghĩa 1%, có thể xem 2 máy có độ chính xác như nhau không? Biết rằng kích thước chi tiết do
các máy gia công có phân phối chuẩn.
Bài 6.20. Để kiểm tra thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm cùng loại của hai máy (đơn vị: giây), người ta
theo dõi ngẫu nhiên cả hai máy và ghi lại kết quả:
Máy 1 58 58 56 38 70 38 42 75 68 67
Máy 2 57 55 63 24 67 43 33 68 56 54
Với mức ý nghĩa 5%, có thể xem 2 máy có thời gian sản xuất ra loại sản phẩm trên như nhau không? Biết
rằng thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm trên do các máy sản xuất có phân phối chuẩn.
Bài 6.21. Một công ty muốn đánh giá về hiệu quả của một đợt quảng cáo đối với sốsản phẩm bán ra của
công ty. 10 cửa hàng bán sản phẩm của công ty được chọn ngẫu nhiên để theo dõi sốlượng sản phẩm
bán ra trong một tuần trước đợt quảng cáo (TĐQC) và một tuần sau đợt quảng cáo (SĐQC).
Cửa hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

4|P ag e
TĐQC 53 114 81 86 34 66 89 113 88 111
SĐQC 137 135 83 125 47 46 114 157 57 144
Hãy cho kết luận về hiệu quả của đợt quảng cáo (ở mức α= 5%)
Bài 6.22. Hai dòng điện thoại khác nhau, thực hiện việc đo tốc độ xử lý cùng một công việc (tính bằng
phút). Hai mẫu dữ liệu, mỗi mẫu lấy 10 chiếc điện thoại thuộc mỗi dòng diện thoại (loại I và loại II) đo
cho số liệu như sau:
Loại I 1.2 1.38 1.54 1.41 1.16 1.56 1.41 1.48 1.37 1.39
LoạI II 1.59 1.68 1.17 0.94 1.56 0.96 1.09 1.26 1.23 1.3
Lập mô hình kiểm định kiểm tra tốc độ xử lý công việc của hai dòng điện thoại này có giống nhau hay
không với mức ý nghĩa 1%.
Bài 6.23. Một thí nghiệm được thực hiện nhằm so sánh các độ dài thời gian trung bình cần thiết cho hai
nhân viên ngân hàng, A và B, hoàn tất công việc giấy tờ cho các tài khoản tiết kiệm cá nhân khách hàng
mới. Mười khách hàng được chỉ định ngẫu nhiên cho từng nhân viên, và độ dài thời gian phục vụ được
ghi lại tính bằng phút cho từng khách hàng. Các số trung bình và phương sai cho hai mẫu này được thể
hiện trong bảng đi kèm sau đây.
Nhân viên A Nhân viên B
X1  22,6 X2  28,5
S12  16,36 S22  18,92
Dữ liệu này có cung cấp đủ bằng chứng để chỉ ra một sự khác biệt trong các thời gian trung bình cần thiết
để hoàn tất công việc giấy tờ cho một tài khoản tiết kiệm khách hàng mới không? Hãy kiểm định bằng
cách sử dụng   0,10 .
Bài 6.24. Một xí nghiệp lắp ráp đã so sánh năng suất của những công nhân theo hai loại kế hoạch làm
việc: 40 giờ hàng tuần, bốn ngày làm việc mười tiếng (kế hoạch 1) và năm ngày làm việc tám tiếng tiêu
chuẩn (kế hoạch 2). Bốn mươi công nhân được chỉ định cho từng kế hoạch làm việc, và số lượng các đơn
vị sản phẩm lắp ráp được ghi nhận cho một giai đoạn là một tuần. Các số trung bình (tính bằng trăm đơn
vị sản phẩm) và phương sai của mẫu cho hai kế hoạch làm việc này được trình bày trong bảng đi kèm
sau đây.
Kế hoạch I Kế hoạch II
Trung bình mẫu 43,1 44,6
Phương sai mẫu 4,28 3,89
Liệu dữ liệu này có cung cấp đủ bằng chứng để chỉ ra một sự khác biệt trong năng suất trung bình cho
hai kế hoạch làm việc này không? Hãy kiểm định bằng cách sử dụng   0,05 .
Bài 6.25. Một nhà máy có hai phân xưởng A và B cùng sản xuất một loại trục máy. Sau một thời gian
hoạt động, chọn ngẫu nhiên 20 trục máy do phân xưởng A sản xuất, người ta đo được đường kính của
chúng như sau (đơn vị: mm)
250 249 251 253 248 250 250 252 257 245
248 247 249 250 280 250 247 253 256 249
Giả sử đường kính của các trục máy ở hai phân xưởng A và B tuân theo luật phân phối chuẩn có cùng
phương sai. Đo ngẫu nhiên đường kính 20 trục máy do phân xưởng B sản xuất, người ta tính được đường
kính trung bình là 249,8 với phương sai 56,2. Hãy kiểm định, ở mức ý nghĩa   5% , giả thiết H0 cho
rằng đường kính trung bình các trục máy được sản xuất ở hai phân xưởng là như nhau.
Bài 6.26. Để so sánh thời gian cắt trung bình của một máy tiện loại cũ với một máy tiện loại mới, người
ta cho mỗi máy cắt thử10 lần và đo thời gian cắt (tính bằng giây) . Kết quả thu được như sau:
Máy loại cũ: 58, 58, 56, 38, 70, 38, 42, 75, 68, 67.
Máy loại mới: 57, 55, 63, 24, 67, 43, 33, 68, 56, 54..

5|P ag e
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

Biết rằng thời gian cắt của máy loại cũvà của máy loại mới là các biến ngẫu nhiên tuân theo luật phân
phối chuẩn có độ lệch chuẩn, theo thứ tự, là 13,5 giây và 14,5 giây. Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng
máy loại mới tốt hơn (có thời gian cắt trung bình ít hơn) máy loại cũ hay không?
Bài 6.27. Một nhà máy có hai phân xưởng A và B cùng sản xuất một loại trục máy. Sau một thời gian
hoạt động, chọn ngẫu nhiên 20 trục máy do phân xưởng A sản xuất, người ta đo được đường kính của
chúng như sau (đơn vị: mm)
250; 249; 251; 253; 248; 250; 250; 252; 257; 245;
248; 247; 249; 250; 280; 250; 247; 253; 256; 249.
Giả sử đường kính của các trục máy ở hai phân xưởng A và B tuân theo luật phân phối chuẩn có cùng
phương sai. Đo ngẫu nhiên đường kính 20 trục máy do phân xưởng B sản xuất, người ta tính được
đường kính trung bình là 249,8 với phương sai 56,2. Hãy kiểm định, ở mức ý nghĩa α= 5%, giả thiết H0
cho rằng đường kính trung bình các trục máy được sản xuất ở hai phân xưởng là như nhau đối với giả
thiết H1 cho rằng chúng khác nhau.
Bài 6.28. Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục tuân theo phân phối chuẩn. Quan sát 13 giá trị của X trên
nhóm đối tượng A và 15 giá trị của X trên nhóm đối tượng B, được các số liệu sau:
2
Nhóm A: nA  13 ;  x A  1761 ;   x A   238787
2
Nhóm B: nB  15 ; x B  2119 ;  x 
B  299819
a. Với độ tin cậy 95%, tính ước lượng khoảng của  A ; B (lần lượt là kỳ vọng của X trên nhóm đối
tượng A và B)
b. Hãy kiểm tra kết luận  A  B với mức ý nghĩa α = 5%. Biết rằng hai phương sai  A2 ; B2 (lần lượt
là phương sai của X trên nhóm A và B) là bằng nhau.
Dạng 3: Kiểm định cho một giá trị tỷ lệ
Bài 6.29. Tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 100 sản phẩm của 1 lô hàng thì thấy có 80 chính phẩm.
a. Với độ tin cậy 95%, trong tổng thể 20.000 sản phẩm của lô hàng có tối đa bao nhiêu phế phẩm?
b. Theo báo cáo thì tỷ lệ chính phẩm của lô hàng không dưới 85%. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng
báo cáo trên là đúng hay không?
Bài 6.30. Báo cáo của hãng nước ngọt nói rằng, xấp xỉ 1/10 số lượng người tiêu dùng ưa thích nước
ngọt A hơn. Sau một chiến dịch quảng cáo, tại một khu vực bán hàng, 200 người uống nước ngọt A được
chọn ngẫu nhiên, làm phiếu khảo sát về việc ưa thích nhãn hiệu nước ngọt A hơn, kết quả có 26 người
ưa thích nhãn hiệu A hơn. Liệu những dữ liệu này có cung cấp đủ bằng chứng để cho thấy một sự gia
tăng trong mức độ ưa thích nhãn hiệu nước ngọt A tại khu vực đó không với mức ý nghĩa 5%.
Bài 6.31. Một hãng máy tính cung cấp một mẫu laptop mới dành cho sinh viên với ba màu A, B hay C.
Trong số 1000 máy đầu tiên được bán ra, thì 400 máy là có màu A. Liệu có thể kết luận tỷ lệ laptop màu
A được bán ra là hơn 1/3 tổng số máy của dòng máy này không với mức ý nghĩa 3%.
Bài 6.32. Một máy sản xuất tự động với tỷ lệ chính phẩm 98%. Sau một thời gian hoạt động, người ta
nghi ngờ tỷ lệ trên đã bị giảm. Kiểm tra ngẫu nhiên 500 sản phẩm thấy có 28 phế phẩm, với   2%
hãy kiểm tra xem chất lượng làm việc của máy có còn được như trước hay không?
Bài 6.33. Kiểm tra ngẫu nhiên số gạo bán ra hàng ngày ở một cửa hàng từ đầu năm 2017 cho số liệu
sau:
Số gạo bán ra (kg) 120 130 150 160 180 190 210 220
Số ngày bán 2 9 12 25 30 20 13 4
Những ngày bán được trên 200kg là những ngày “cao điểm”, và những năm trước tỷ lệ ngày “cao điểm’’
trong một năm là 15%. Hỏi với số liệu thu được có thể khẳng định tỷ lệ ngày “cao điểm” trongn năm nay
sẽ cao hơn mọi năm hay không.

6|P ag e
Bài 6.34. Điều tra ngẫu nhiên 200 trẻ em ở một khu vực thấy có 140 trẻ đã tiêm phòng tại trạm y tế của
khu vực.
a. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng 75% số trẻ em của khu vực đã được tiêm phòng hay không?
b. Nếu biết trạm y tế khu vực đã tiêm phòng cho 8000 trẻ, hãy ước lượng số trẻ trong khu vực với độ tin
cậy 95%, giả thiết trẻ chỉ tiêm phòng ở trạm y tế khu vực.
Bài 6.35. Mức thu nhập (triệu đồng / tháng) của nhân viên trong 1 công ty nước ngoài A là biến ngẫu
nhiên. Khảo sát ngẫu nhiên một số nhân viên ở công ty A, có kết quả:
Thu nhập 8,0–10 10–12 12–14 14–16 16–18 18–20 20–22 22–24
Số người 12 35 66 47 24 20 6 3
a) Ước lượng mức thu nhập của 1 nhân viên ởcông ty A với độ tin cậy 97%.
b) Nếu muốn ước lượng mức thu nhập của 1 nhân viên ởcông ty A với độ tin cậy 99% và độ chính xác
nhỏ hơn 0,3 triệu đồng / tháng thì cần khảo sát tối thiểu bao nhiêu nhân viên?
c) Những nhân viên có mức thu nhập trên 18 triệu đồng / tháng là có thu nhập cao (giả sử có phân phối
chuẩn). Với độ tin cậy 98%, hãy ước lượng mức thu nhập của 1 nhân viên có thu nhập cao?
d) Có người nói tỉ lệ nhân viên có thu nhập cao ở công ty A là 13%, với mức ý nghĩa 1% có nhận xét gì về
lời nói trên?
Bài 6.36. Trong kho có rất nhiều sản phẩm của xí nghiệp A, trọng lượng X (kg) của các sản phẩm này là
biến ngẫu nhiên. Cân ngẫu nhiên 1 số sản phẩm loại này, có kết quả:
X (kg) 0,8–0,85 0,85–0,9 0,9–0,95 0,95–1,0 1,0–1,05 1,05–1,1 1,1–1,15
Số sản phẩm 5 10 20 30 15 10 10
a) Có người nói rằng nhờ áp dụng kỹ thuật mới làm trọng lượng sản phẩm này đạt đến hơn 1kg. Với mức
ý nghĩa 5%, có nhận xét gì về lời nói trên?
b) Các sản phẩm có trọng lượng X > 1,05kg là loại 1 (giả sử có phân phối chuẩn). Với độ tin cậy 98%, hãy
ước lượng trọng lượng của các sản phẩm loại 1.
c) Nếu muốn đảm bảo độ tin cậy của ước lượng tỉ lệcác sản phẩm loại 1 là 80% và độ chính xác nhỏ hơn
3% thì cần phải cân tối thiểu bao nhiêu sản phẩm?
d) Giả sử trong kho có để lẫn 1000 sản phẩm của xí nghiệp B. Lấy ngẫu nhiên từ kho ra 100 sản phẩm
thì thấy có 9 sản phẩm của xí nghiệp B. Hãy ước lượng số lượng sản phẩm của xí nghiệp A có trong kho
với độ tin cậy 90%?
Bài 6.37. Một công ty thương mại, dựa vào kinh nghiệm quá khứ, đã xác định rằng vào cuối năm thì
80% số hoá đơn đã được thanh toán đầy đủ, 10% khất lại 1 tháng, 6% khất lại 2 tháng, và 4% khất lại
hơn 2 tháng. Vào cuối năm nay, công ty kiểm tra một mẫu ngẫu nhiên gồm 400 hoá đơn và thấy rằng:
287 hoá đơn đã được thanh toán đầy đủ, 49 khất lại 1 tháng, 30 khất lại 2 tháng và 34 khất lại hơn 2
tháng. Nhưvậy, việc thanh toán hoá đơn năm nay có còn theo qui luật nhưnhững năm trước không? (kết
luận ởmức ý nghĩa α = 5% ).
Dạng 4: Kiểm định cho hai giá trị tỷ lệ
Bài 6.38. Điểm danh ngẫu nhiên 100 sinh viên khoa Kinh tế thấy có 8 người vắng, điểm danh 120 sinh
viên khoa Truyền thống thấy có 12 người vắng. Với mức ý nghĩa 2%, hãy cho biết mức độ chuyên cần
của sinh viên hai khoa trên?
Bài 6.39. Một nhà sản xuất điều chỉnh một dây chuyền sản xuất nhằm giảm bớt tỷ lệ sản phẩm mắc lỗi.
Để xác định sự điều chỉnh này có hiệu quả không, nhà sản xuất này đã chọn mẫu ngẫu nhiên 400 sản
phẩm trước khi điều chỉnh dây chuyền sản xuất này và 400 sản phẩm sau khi điều chỉnh. Tỷ lệ sản phẩm
mắc lỗi lần lượt là: trước là 5,25% và sau là 3,5%. Liệu có đủ bằng chứng để kết luận tỷ lệ sản phẩm mắc
lỗi đã giảm sau khi điều chỉnh dây chuyền không, với mức ý nghĩa 5%.
Bài 6.40. Theo thống kê gần đây về tỷ lệ người hút thuốc: có nhiều đàn ông hút thuốc hơn phụ nữ hút
thuốc. Trong các mẫu ngẫu nhiên gồm 200 đàn ông và 200 phụ nữ, trong đó 62 đàn ông và 54 phụ nữ

7|P ag e
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

được điều tra là những người hút thuốc. Liệu có đủ bằng chứng để kết luận rằng tỷ lệ của những người
đàn ông hút thuốc khác với tỷ lệ của những người hút thuốc là phụ nữ không, với mức ý nghĩa 5%.
Bài 6.41. Một hãng bào chế thuốc đang thử nghiệm hai loại thuốc gây mê A và B mới. Việc thử nghiệm
được tiến hành trên hai nhóm thú vật khác nhau. Nhóm thứ nhất gồm 100 con dùng thuốc A thì có 71
con bị mê; nhóm thứ hai gồm 90 con dùng thuốc B thì có 58 con bị mê. Hãng bào chế muốn kiểm định
xem tác dụng của hai loại thuốc trên có khác nhau không ởmức ý nghĩa 5%. Hãy cho biết kết luận.
Bài 6.42. Mức thu nhập (triệu đồng / tháng) của nhân viên trong 1 công ty nước ngoài A là biến ngẫu
nhiên. Khảo sát ngẫu nhiên một số nhân viên ở công ty A, có kết quả:
Thu nhập 8,0–10 10–12 12–14 14–16
Số người 12 35 66 47
Thu nhập 16–18 18–20 20–22 22–24
Số người 24 20 6 3
a. Những nhân viên có mức thu nhập trên 18 triệu đồng/tháng là có thu nhập cao (giả sử có phân phối
chuẩn). Một báo cáo cho biết tỷ lệ nhân viên có thu nhập cao của công ty năm trước là 13%. Liệu bảng
thu nhập của một số nhân viên năm nay có khẳng định tỷ lệ nhân viên thu nhập cao của năm nay có
hơn năm trước hay không. Lập mô hình kiểm định với mức ý nghĩa 5%/.
b. Một công ty B trong cùng lĩnh vực, cũng lập một bảng khảo sát về thu nhập của nhân viên công ty họ
thì thấy trong 200 nhân viên của họ có 25 nhân viên thu nhập trên 18 triệu/tháng. Lập mô hình kiểm
định về tỷ lệ nhân viên thu nhập trên 18 triệu/tháng của 2 công ty có bằng nhau không với mức ý
nghĩa 3%.
Bài 6.43. Một mẫu gồm 300 cử tri ở khu vực A và một mẫu gồm 200 cử tri ở khu vực B cho thấy có 56%
và 48%, theo thứ tự, ủng hộ ứng cử viên X. Ở mức ý nghĩa 5%, hãy kiểm định giả thiết:
a) Có sự khác biệt giữa hai khu vực về sự ủng hộ ứng cử viên X.
b) Ứng cử viên X được ủng hộ hơn ở khu vực A.
Dạng 5: Kiểm định cho phương sai
Bài 6.44. Điều tra chi tiêu hàng năm của 40 công nhân ở khu công nghiệp A thì thấy trung bình mẫu là
32 triệu đồng và độ lệch chuẩn mẫu là 3 triệu đồng. Điều tra chi tiêu hàng năm của 40 công nhân ở khu
công nghiệp B thì thấy trung bình mẫu là 32,5 triệu đồng và độ lệch chuẩn mẫu là 3,3 triệu đồng. Giả
thiết chi tiêu hàng năm của công nhân là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn. Lấy α = 0,05.
a. Hãy ước lượng chi tiêu trung bình của công nhân ở khu công nghiệp A.
b. Có thể cho rằng chi tiêu trung bình của công nhân ở hai khu công nghiệp là như nhau hay không?
c. Có thể cho rằng mức độ phân tán về chi tiêu của công nhân ở khu công nghiệp B không vượt quá 3
triệu đồng được không?
Bài 6.45. Khối lượng trung bình khi xuất chuồng ở một trại chăn nuôi gà công nghiệp năm trước là 3,3
kg/con, và trọng lượng gà được đánh giá là đều nhau (độ lệch chuẩn về trọng lượng gà không quá 0,2kg).
Năm nay người ta sử dụng loại thức ăn mới. Sau một thời gian, cân thử 15 con khi xuất chuồng, có các
số liệu sau:
3,25 2,50 4,00 3,75 3,80 3,90 4,02
3,60 3,80 3,20 3,82 3,40 3,75 4,00 3,50
Với mức ý nghĩa   5% , hãy cho kết luận về tác dụng của loại thức ăn mới có còn giữ được trọng lượng
các con gà đều nhau hay không?
Bài 6.46. Nhà máy sản xuất xà phòng, khẳng định dây chuyền đóng gói của họ là ổn định (Khi độ lệch
chuẩn về trọng lượng của các bao xà phòng không quá 0,01kg) . Qua thời gian sử dụng, xí nghiệp muốn
kiểm tra tính ổn định của dây chuyền bằng cách đo trọng lượng một số bịch, trung bình và phương sai
của một mẫu gồm tám bịch xà phòng lần lượt bằng với 3,1 kg và 0,018 kg2 . Liệu mẫu dữ liệu có đủ bằng
chứng khẳng định dây chuyền không còn hoạt động ổn định nữa hay không, với mức ý nghĩa 5%.

8|P ag e
Bài 6.47. Quan sát thời gian hoàn thành một chi tiết máy của 31 công nhân đội I thì thấy trung bình là
32 phút và độ lệch chuẩn mẫu là 4 phút. Giả thiết thời gian hoàn thành một chi tiết của công nhân là biến
ngẫu nhiên phân phối chuẩn. Lấy α = 0,05.
a. Hãy ước lượng thời gian hoàn thành chi tiết trung bình tối đa của công nhân ở đội I.
b. Biết rằng thời gian hoàn thành chi tiết của công nhân đội II là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn
với trung bình là 30 phút và độ lệch chuản là 5 phút. Có thể cho rằng thời gian hoàn thành chi tiết
trung bình của công nhân ở đội I và đội II là như nhau hay không?
c. Quan sát thời gian hoàn thành một chi tiết máy của 31 công nhân đội III thì thấy trung bình là 35
phút và độ lệch chuẩn mẫu là 3,5 phút. Có thể cho rằng mức độ phân tán về thời gian hoàn thành
chi tiết của công nhân đội I cao hơn đội III hay không?

Bài 6.48. Một nhà sản xuất bóng đèn cho rằng chất lượng bóng đèn được coi là đồng đều nếu tuổi thọ
của bóng đèn có độ lệch chuẩn bằng 1000 hoặc ít hơn. Lấy ngẫu nhiên 10 bóng để kiểm tra, thì được độ
lệch chuẩn mẫu là 1150. Vậy, với mức ý nghĩa 5%, có thể coi chất lượng bóng đèn do công ty đó sản
xuất là đồng đều không? Biết rằng tuổi thọ của bóng đèn là một BNN có phân phối chuẩn.

Bài 6.49. Nếu máy móc hoạt động bình thường thì khối lượng một sản phẩm tuân theo luật phân phối
chuẩn với độ lệch chuẩn không quá 1kg. Có thể coi máy móc còn hoạt động bình thường hay không nếu
cân thử 30 sản phẩm do máy đó sản xuất ra, thì tính được độ lệch chuẩn là 1,1 kg. Yêu cầu kết luận
ởmức ý nghĩa α = 1%.
Dạng 6: Kiểm định sự độc lập.
Bài 6.50. Một nhà máy có 3 phân xưởng cùng sản xuất một loại sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được
chia thành 3 loại. Kiểm tra, phân loại ngẫu nhiên một số sản phẩm từ lô sản phẩm của 3 phân xưởng ta
có sốliệu sau :
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3
Loại I 70 80 60
Loại II 25 20 15
Loại III 5 10 5
Với 0.05 α = có thể kết luận chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nơi làm ra chúng hay không ?
Bài 6.51. Theo dõi sự phụ thuộc giữa màu mắt và màu tóc ở124 phụ nữ ở một nước Châu Âu ta có kết
quả sau:
Vàng nâu Nâu Đen Vàng hoe
Xanh 25 9 3 7
Xám 13 17 10 7
Nâu 7 13 8 5
Với α =0.05 , hãy kiểm tra giả thiết cho rằng màu của tóc và màu của mắt độc lập với nhau.

Bài 6.52. Dùng 3 phương án xử lý hạt giống kết quả cho như sau :
Kết quả Phương án I Phương án II Phương án III
Số hạt mọc 360 603 490
Số hạt không mọc 40 97 180
Theo bảng số liệu ở trên, các phương án xửlý có tác dụng nhưnhau đối với tỷ lệ nảy mầm hay không (α
= 0.05) ?
Bài 6.53. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình đối với tình hình phạm tội của trẻ em ở tuổi
vị thành niên qua 148 em nhỏ ngừời ta thu đừợc kết quả sau:
Hoàn cảnh
Mất bố hoặc mẹ Bố mẹ ly thân Còn cả bố mẹ
Tình trạng

9|P ag e
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

Không phạm tội 20 25 13


Phạm tội 29 43 18
Với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận là hoàn cảnh gia đình của trẻ em độc lập với phạm tội hay không?
Bài 6.54. Để lập kế hoạch sản xuất mặt hàng mới, một công ty đã tiến hành điều tra về sở thích của
khách hàng về 3 loại mẫu khác nhau của cùng một loại hàng. Kết quả được trình bày ởbảng sau:
A B C
Thích 43 30 42
Không thích 35 53 39
Không ý kiến 22 17 19
Có hay không sự phân biệt về sở thích của khách hàng đối với 3 loại mẫu nói trên? Kết luận ở mức ý
nghĩa 5%.
Tổng hợp.
Bài 6.55. Để khảo sát chiều cao X của một giống cây trồng, người ta quan sát một mẫu và có kết qủa sau:
X  cm 95 - 105 105 - 115 115 - 125 125 - 135 135 - 145 145 - 155 155 – 165
Số cây 10 10 15 30 10 10 15
a. Ước lượng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với độ tin cậy 96%.
b. Nếu muốn ước lượng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với độ tin cậy 99% và độ
chính xác 4 cm thì cần phải điều tra thêm bao nhiêu cây nữa?
c. Nếu ước lượng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với độ chính xác 4,58cm thì sẽ đạt
được độ tin cậy là bao nhiêu?
d. Một tài liệu thống kê cũ cho rằng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên là 127cm. Hãy cho
kết luận về tài liệu đó với mức ý nghĩa 1%.
e. Những cây trồng có chiều cao từ 135cm trở lên được gọi là những cây “cao”. Hãy ước lượng tỉ lệ
những cây “cao”với độ tin cậy 95%.
f. Nếu ước lượng tỉ lệ những những cây “cao” với độ chính xác 10% thì sẽ đạt được độ tin cậy là bao
nhiêu?
g. Nếu ước lượng tỉ lệ những những cây “cao” với độ tin cậy 95% và độ chính xác 7% thì cần phải
điều tra thêm bao nhiêu cây nữa?
h. Trước đây, tỉ lệ những cây “cao” của loại cây trồng trên là 40%. Các số liệu trên thu thập được sau
khi đã áp dụng một kỹ thuật mới. Hãy cho kết luận về kỹ thuật mới với mức ý nghĩa 5%.
i. Những cây trồng có chiều cao từ 105cm đến 125cm được gọi là những cây loại A. Hãy ước lượng
chiều cao trung bình của những cây loại A với độ tin cậy 95% (Giả sử X có phân phối chuẩn).
j. Bằng phương pháp mới, sau một thời gian người ta thấy chiều cao trung bình của những cây loại
A là 119,5cm. Hãy cho kết luận về phương pháp mới với mức ý nghĩa 1% (Gỉa sử X có phân phối
chuẩn).
k. Giả sử X có phân phối chuẩn. Với độ tin cậy 95%, hãy ước lượng phương sai của cây loại A trong
hai trường hợp : a) Biết kỳ vọng của X là 130 cm. b) Chưa biết kỳ vọng của X.
l. Khi canh tác bình thường thì phương sai của chiều cao X là 300cm2 . Hãy nhận định về tình hình
canh tác với mức ý nghĩa 5% (GS X có phân phối chuẩn).
m. Giả sử trung bình tiêu chuẩn của chiều cao X là 125cm. Có thể khẳng định rằng tình hình canh tác
làm tăng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với mức ý nghĩa 1% hay không?
n. Giả sử trung bình tiêu chuẩn của chiều cao X là 134cm. Có thể khẳng định rằng tình hình canh tác
làm giảm chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với mức ý nghĩa 2% hay không?
o. Sau khi áp dụng phương pháp canh tác mới, người ta thấy chiều cao trung bình của các cây loại A
là 114cm. Hãy kết luận xem phương pháp mới có làm giảm chiều cao trung bình của các cây loại
A hay không với mức ý nghĩa 3% (Giả sử X có phân phối chuẩn) .
p. Trước đây, chiều cao trung bình của các cây loại A là 120cm. Các số liệu trên thu thập được sau

10 | P a g e
khi đã áp dụng một kỹ thuật mới. Hãy kết luận xem kỹ thuật mới có làm giảm chiều cao trung
bình của các cây loại A hay không với mức ý nghĩa 2% (Giả sử X có phân phối chuẩn).
q. Sau khi áp dụng một phương pháp sản xuất, người ta thấy tỉ lệ các cây loại A là 35%. Hãy kết luận
xem phương pháp mới có làm tăng tỉ lệ các cây loại A lên hay không với mức ý nghĩa 2%.
r. Một tài liệu thống kê cũ cho rằng tỉ lệ các cây loại A là 20%. Hãy xét xem tình hình canh tác có làm
tăng tỉ lệ các cây loại A hay không với mức ý nghĩa 5%?
s. Trước đây, phương sai của chiều cao X là 250 cm2 . Xét xem tình hình canh tác hiện tại có làm
chiều cao của cây trồng biến động hơn với mức ý nghĩa 5% hay không ? (Giả sử X có phân phối
chuẩn).
Bài 6.56. (Bài tổng hợp chương 2,3,4)
Cho số liệu khảo sát về mức sống của hộ gia đình Việt Nam, một mẫu khảo sát trên 300 người cho kết
quả.
Thu nhập 1 người/tháng
<2,0 2,0 – 4,0 4,0 – 6,0 6,0 – 8,0 8,0 – 10,0 10,0 – 12,0 >12,0
(đơn vị triệu đồng)
Tần số 30 56 103 52 38 16 5
Chương 2.
1. Tính trung bình, trung vị, yếu vị của thu nhập 1 người/tháng .
2. Tính độ lệch tuyệt đối bình quân, độ lệch chuẩn và phương sai, hệ số biến thiên cho thu nhập 1
người/tháng.
3. Tính giá trị tứ phân vị (Q1, Q2, Q3), cận trên và cận dưới và vẽ biểu đồ tứ phân vị.
1. Ước lượng khoảng cho thu nhập bình quân 1 người/tháng với độ tin cậy 95%.
2. Nếu ước lượng khoảng cho thu nhập bình quân 1 người/tháng có độ chính xác là 300 ngàn đồng
thì khoảng ước lượng cho thu nhập bình quân 1 người/tháng đúng với độ tin cậy bao nhiêu?
3. Nếu cần ước lượng khoảng cho thu nhập bình quân 1 người/tháng có độ chính xác là 200 ngàn
đồng và đúng với độ tin cậy 99% thì cần khảo sát tối thiểu bao nhiêu người.
4. Những người có thu nhập trên 8,0 triệu đồng/tháng là người có thu nhập “cao”, ước lượng khoảng
cho tỷ lệ những người có thu nhập “cao” với độ tin cậy 97%.
5. Nếu ước lượng khoảng cho tỷ lệ người có thu nhập cao có độ chính xác là 4% thì khoảng ước
lượng cho tỷ lệ người có thu nhập “cao” đúng với độ tin cậy bao nhiêu.
6. Nếu ước lượng khoảng cho tỷ lệ người có thu nhập cao có độ chính xác 3% và khoảng ước lượng
đúng với độ tin cậy 99% thì cần khảo sát tối thiểu thêm bao nhiêu người nữa.
7. Ước lượng khoảng cho thu nhập bình quân 1 người/tháng với nhóm người có thu nhập từ 10
triều đồng/tháng trở lên với độ tin cậy 95%
8. Với nhóm người có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên, hãy ước lượng khoảng cho phương sai, độ
lệch chuẩn thu nhập 1 người/tháng với độ tin cậy 95%.
1. Theo thống kê năm 2019, thu nhập bình quân của 1 người/tháng ở Việt Nam là 5,0 triệu đồng
(VHLSS 2019). Theo số liệu mới có thể khẳng định thu nhập bình quân 1 người/tháng đã khác số
liệu năm 2019 hay không? Tính trị kiểm định và nêu kết luận với mức ý nghĩa 5%.
2. Theo thống kê năm 2019, tỷ lệ người có thu nhập cao (từ 8,0 triệu đồng/tháng trở lên) chiếm
20%. Theo số liệu mới có thể khẳng định tỷ lệ người có thu nhập cao đã khác 20% hay không?
Lập mô hình kiểm định, tính trị kiểm định và kết luận với mức ý nghĩa 5%.
3. Theo thống kê năm 2019, thu nhập bình quân của 1 người/tháng ở Việt Nam là 5,0 triệu đồng
(VHLSS 2019). Theo số liệu mới có thể khẳng định thu nhập bình quân 1 người/tháng năm nay
cao hơn 5,0 triệu hay không? Tính trị kiểm định và nêu kết luận với mức ý nghĩa 3%.
4. Theo thống kê năm 2019, tỷ lệ người có thu nhập cao (từ 8,0 triệu đồng/tháng trở lên) chiếm
20%. Theo số liệu mới có thể khẳng định tỷ lệ người có thu nhập cao năm nay thấp hơn 20% hay
không? Lập mô hình kiểm định, tính trị kiểm định và kết luận với mức ý nghĩa 3%.
5. Theo thống kê năm 2019, nhóm người thu nhập từ 10,0 triệu đồng/tháng trở lên có thu nhập

11 | P a g e
BÀI TẬP THỐNG KÊ ỨNG DỤNG

bình quân là 13 triệu đồng/tháng. Có thể khẳng định theo số liệu mới thu nhập bình quân của
nhóm người có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng trở lên đã thấp hơn của năm 2019 với mức ý
nghĩa 1% hay không.
6. Theo thống kê năm 2019, với nhóm người có thu nhập từ 10 triệu trở lên thì chênh lêch bình
quân thu nhập 1 người/tháng tính theo độ lệch chuẩn là 1,0 triệu đồng. Theo số liệu mới có thể
khẳng định mức chênh lệch bình quân thu nhập 1 người/tháng đã khác 1,0 triệu đồng hay không.
Lập mô hình kiểm định, tính trị kiểm định và kết luận với mức ý nghĩa 5%.

Bài 6.57. Để khảo sát đường kính của một chi tiết máy người ta kiểm tra một số sản phẩm của hai nhà
máy. Trong kết quả sau đây, X là đường kính của chi tiết máy do nhà máy 1 sản xuất còn Y là đường kính
của chi tiết máy do nhà máy 2 sản xuất. Những sản phẩm có chi tiết máy nhỏ hơn 19cm được xếp vào
loại C.
X(cm) 11 – 15 15 – 19 19 – 23 23 – 27 27 – 31 31 – 35 35 – 39
Số s/p 9 19 20 26 16 13 18
Y(cm) 13 – 16 16 – 19 19 – 22 22 – 25 25 – 28 28 – 31 31 – 34
Số s/p 7 9 25 26 18 15 11
a. Có thể kết luận rằng đường kính trung bình của một chi tiết máy do hai nhà máy sản xuất bằng
nhau hay không với mức ý nghĩa 1%?
b. Có thể cho rằng đường kính trung bình của một chi tiết máy do nhà máy thứ 1 sản xuất lớn hơn
đường kính trung bình của một chi tiết máy do nhà máy thứ 2 sản xuất hay không với mức ý nghĩa
5%?
c. Xét xem đường kính trung bình của một chi tiết máy do nhà máy thứ 2 sản xuất có nhỏ hơn đường
kính trung bình của một chi tiết máy do nhà máy thứ 1 sản xuất hay không với mức ý nghĩa 2%?
d. Với mức ý nghĩa 4%, tỉ lệ sản phẩm loại C do hai nhà máy sản xuất có như nhau không?
e. Với mức ý nghĩa 3%, có thể cho rằng tỉ lệ sản phẩm loại C do nhà máy thứ 1 sản xuất lớn hơn tỉ lệ
sản phẩm loại C do nhà máy thứ 2 sản xuất hay không?
f. Hãy nhận xét về ý kiến cho rằng tỉ lệ sản phẩm loại C do nhà máy thứ 2 sản xuất nhỏ hơn tỉ lệ sản
phẩm loại C do nhà máy thứ 1 sản xuất với mức ý nghĩa 5%?

12 | P a g e

You might also like