You are on page 1of 9

HỌ VÀ TÊN: MAI ANH ĐÀO

LỚP: 12 TOÁN
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN
I. Đọc- hiểu

Câu 1. phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự

Câu 2. - Một phép tu từ sử dụng trong câu là: phép điệp ngữ “sinh ra từ đó”.

- Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng của truyền
thống của gia đình là nguồn cội để sinh ra, nuôi dưỡng và bồi đắp những điều
tốt đẹp của một con người.

Câu 3.

Dòng sông trong lời nói của chủ Năm mang ý nghĩa biểu tượng cho truyền
thống gia đình tốt đẹp được chảy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Đó chính là truyền thống yêu nước, dũng cảm, kiên cường, giàu
lòng yêu thương. Chủ Năm chính là đoạn trung ha đóng vai trò chuyển giao
những truyền thống tốt đẹp ấy từ ba mẹ Việt sang cho hai chị em. Con sông của
gia đình Chiếu - Việt sẽ tiếp tục chảy và hòa cùng những dòng sông khác, sự
dũng cảm, kiên cường và những trái tim yêu nước rồi sẽ hỏa cùng một nhịp để
cùng nhau đấu tranh, bảo vệ tổ quốc..

Câu 4. Con sông của gia đình Chiến - Việt là đại diện cho vô số những con
sông khác. những đóng sống sẽ cùng nhau chảy ra biển lớn, tình yêu nước,
những truyền thông tốt đẹp từ các gia đình sẽ cùng đồ về một nơi, góp phần xây
dựng, bảo vệ đất nước. Từ đó, ta có thể thấy được mỗi con người chúng ta đều
có một vai trò nhất đỏ định trong cộng đồng. Trong thời chiến, đó là trách
nhiệm đấu tranh,kiên cường bảo vệ tổ quốc trong thời bình, đó là nhiệm vụ phải
luôn không ngừng cố gắng học hỏi để góp phần xây dựng tổ quốc giàu đẹp hơn.

1
cùng nhau giữ gần truyền thống yêu nước quý báu được thế hệ đi trước truyền
lại. Mỗi cá nhân đều mang trong minh một trách nhiệm nhất định và khi hội tụ
lại sẽ đem đến những tác động to lớn, là nền tảng để tạo ra một tập thể tốt.
Vithế, đù ở bất kìthời đại nào, hoàn cánh nào, chúng ta cũng cần phải biết ý
thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc gìn giữ, phát triển và
những truyền thống tốt đẹp.vẻ vang của đản tộc và không ngừng phát triển,
chuyển giao những truyền thốngây cho thế hệ mai sau.

II. Làm văn


1. Càng phát triển, con người càng nhận ra ý nghĩa và tầm quan trọng của môi
trường đối với sự tồn tại của sự sống trên trái đất. Chính vì lẽ đó mà tại Hội
nghị thượng đỉnh về biến đối khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021(COP26)
đã lấy chủ đề “ Trách nhiệm của con người trong việc giải quyết các vấn đề
về môi trường sinh thái”. Vậy trách nhiệm là gì? Và tại sao trách nhiệm bảo
vệ môi trường lại được nhắc đi nhắc lại trong hội nghị ấy? Trách nhiệm
chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại,
dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Và trái đất này là của
chúng ta, hành tinh tươi đẹp này là của chúng ta và hiển nhiển trách nhiệm
bảo vệ nơi ta sinh sống ấy là của chúng ta, của mọi người chứ không phải
của riêng lẽ một cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng thực tế cho thấy, con
người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng
cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành
phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự
thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm
thủng lá phổi xanh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ
nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang
là một việc đáng báo động.

2
Trên thực tế, môi trường mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người về mọi mặt (sức khỏe,
kinh tế…). Vì thế, hành động cấp thiết của chúng ta bây giờ là sửa những lỗi
lầm đã gây ra cho môi trường sinh thái ấy. Mỗi cá nhân chúng ta không chỉ
phải tôn trọng môi trường mà cần phải ý thức sâu sắc về việc bảo vệ môi
trường sống. Chúng ta cần khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, không khai thác bừa bãi, đi kèm với khai thác phải có phục hồi
và bảo vệ. Hạn chế đưa ra ngoài môi trường những chất thải độc hại, tích
cực cải tạo môi trường đã và đang bị ô nhiễm, quyết liệt lên án và đấu tranh
với mọi hành vi làm ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường là vai trò và
nghĩa vụ của mỗi một con người, chúng ta không thể bàng quang trước thực
trạng cuộc sống của chúng ta và các thế hệ mai sau đang bị đe dọa bởi chính
sự vô ý thức của mình. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính
chúng ta!

2. “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ
những kiếp lầm. than” – Nam Cao. Thật vậy, phàm đã là nghệ thuật thì phải
phản ánh những hiện thực ngoài kia một cách chân thực nhất. Một tác phẩm
nghệ thuật văn học giàu giá trị như vậy đó chính là truyện ngắn “Vợ nhặt”
của Kim Lân. Đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn viết về nạn đói 1945.
Với những cảm quan về tình thương yêu con người, bằng tài năng xuất
chúng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh với đầy đủ gam màu sáng tối của
hiện thực đói khổ cùng niềm khao khát về cuộc sống tươi sáng mai sau. Đọc
truyện ngắn “ Vợ nhặt” không ai không xúc động trước dòng diễn biến tâm
trạng đầy phức tạp nhưng vô cùng đáng thương lại đầy nhân hậu của bà cụ
tứ, đặc biệt qua đoạn văn sau: “ bữa cơm ngày đói… tâm trí mọi người”.
3
Bước vào nghề văn, Kim Lân chân thành đặt bút, nâng niu từng số phận con
người- những kiếp nguời nhỏ bé như những hạt bụi mịt mờ giữa sa mạc cuộc
đời mênh mông. Ông sống đời sống của người nông dân Việt nam qua bao
thế hệ. Và với tác phẩm Vợ Nhặt (được in trong tập “Con chó xấu xí”
(1962)- tiền thân là là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” ) của nhà văn đã làm hiện
lên trước mắt người đọc một bức tranh sinh động về hiện thực thê thảm và lạ
thay, giữa khoảng trống lay lắt,tối tăm của cuộc sống đói nghèo nhà văn đã
cho ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù đang bị cái đói,
cái chết rình rập nhưng họ vẫn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ,
cùng hướng về sự sống, về hạnh phúc và tương lai.
Đoạn trích trên thuộc phần gần cuối của truyện ghi lại những dòng tâm trạng
đầy nghẹn nghào của bà cụ Tứ khi cùng ngồi ăn cơm cùng gia đình trong
buổi đầu tiên thị về làm dâu.
Là nhân vật xuấn hiện ở khoảng giữa truyên, bà cụ tứ đóng vai trò quan
trọng giúp nhà văn Kim Lân thể hiện được chiều sâu trong tư tưởng nhân
đạo của mình. Bà cũng là nạn nhân nạn đói năm Ất Dậu, được khắc họa với
dáng vẻ già nua, khắc khổ. Gia cảnh đơn chiếc và sống cùng con trai ở xóm
ngụ cư. Nhà văn đặt bà mẹ già ấy vào tính huống nhặt vợ éo le giữa nạn đói
khủng khiếp của anh Trành. Khi mà người ta có ngu cầu được sống, được ăn
hơn nhu cầu hạnh phúc, tấm lòng nhân hậu cua người mẹ nghòe thật đáng
quý biết bao. Nhà văn đã làm bật lên tình người nhân ái, khát vọng sống
mãnh liệt hướng về tương lai tốt đẹp của nhân vật qua đoạn văn.

Nếu tâm trạng của bà cụ Tứ vào chiều hôm trước là sự đan xen cảm xúc lo
lắng, vui mừng, xót xa, buồn tủi, thế nhưng vào buổi sáng của ngày hôm
sau, thì tâm trạng bà luôn tràn ngập một niềm vui. Bà không vui sao được
4
khi con trai bà đã thành gia thất. Bà cũng vơi đi một mối lo âu bấy lâu cứ
canh cánh bên lòng và trong bữa ăn đầu tiên của ba mẹ con, dẫu chỉ có "rau
chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo" nhưng bà "toàn nói chuyện vui,
toàn chuyện sung sướng về sau này". Câu chuyện người mẹ già kể cho các
con vào bữa cơm đầu tiên sau ngày cưới, mặc dù đó vẫn chỉ là chuyện làm
ăn, chuyện gia cảnh nhưng trong câu chuyện của bà không còn có quá khứ
mà chỉ có tương lai. Câu chuyện của bà thật giản dị ! Đó là chuyện mua gà,
nuôi gà, có đàn gà con mà người mẹ nói với Tràng: "Tràng ạ. Khi nào có
tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà
thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà con mà
xem...". Giữa những ngày đói khát mà bà nhắc chuyện toàn chuyện tương lai
và hình ảnh “đôi gà – đàn gà” trong câu chuyện của bà như liều thuốc bổ
tinh thần, sự sinh sôi nảy nở lấn át cả cái đói, cái tăm tối của hiện thực. Câu
chuyện ấy chính là tấm lòng người mẹ đang vun vén cho hạnh phúc mới của
các con đấy! Dù chẳng vẹn tròn nhưng cũng phần nào gieo vào đôi vợ chồng
trẻ niềm tin vào ngày mai. Đúng như Kim Lân đã khẳng định: “Khi đói
người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”.

Trong bữa ăn càng lúc càng trở nên nghèo nàn khiến cho "câu chuyện trong
bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được
có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn". Thế nhưng, bà lão lại "lật đật chạy xuống
bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút" và sau đó chính là lời
thoại của chính bà cụ Tứ, lời thoại chan chat, nghẹn ứ ở trong lòng như
chính "nồi cháo cám" ấy: "chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Dường như bà
lão cố xua đi cái không khí ảm đạm, cố gắng quên đi tình cảnh khốn khổ
bằng thái độ tươi tỉnh. Bên trong cái vẻ tươi tỉnh ấy là tấm lòng người mẹ
đang thổn thức lo âu. Bà lão "đãi" nàng dâu mới món ăn đặc biệt gọi là
5
"cháo khoán", nấu bằng cám, khen "ngon đáo để" và so sánh "xóm ta khối
nhà còn chả có cám mà ăn đấy"."Nồi cháo cám" không phải xuất hiện trong
một bữa ăn bình thường mà xuất hiện ngay trong buổi sáng hôm sau, buổi
sáng đầu tiên của "lễ ra mắt con dâu", đáng nhẽ ra như bà cụ Tứ đã nói "kể
ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả
ai chấp nhặt gì lúc này". Cái sự tình khốn khổ, nghèo đói giữa năm 1945 này
thật khiến co người ta phải nghẹn ngào.
Mặc dù ăn cháo cám nhưng ba mẹ con không ai than hay chê trách, ai cũng
ăn một cách ngon lành. Bởi đây là nồi cháo yêu thương, nồi cháo đong đầy
tình mẹ và nồi cháo của sự yêu thương và lòng vị tha. Người đọc sẽ thấy
được rằng giữa cái đói nghèo cùng cực nhưng tình mẹ vẫn luôn bất diệt,
luôn vĩnh cửu không bao giờ thay đổi. Bởi rằng trong suy nghĩ của bà cụ Tứ
thì "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời" nên bà vẫn luôn vạch ra trước mắt của hai
đứa con một viễn cảnh tươi sáng nhất. Chi tiết "nồi cháo cám" vừa có giá trị
hiện thực sâu sắc vừa có giá trị nhân đạo, chạm đến trái tim người đọc. Về
giá trị hiện thực "nồi cháo cám" tái hiện lại cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn
đến cùng cực của nạn đói năm 1945. Giữa khung cảnh ấy hiện lên những
con người nghèo khổ đến tận cùng của xã hội, tưởng rằng sẽ không còn một
lối thoát nào cho tương lai. Nồi cháo cám ấy cho đến bây giờ vẫn ám ảnh
tâm trí của người đọc, bởi nó có sức ám ảnh quá lớn. Bên cạnh đó, "nồi cháo
cám" còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng người mẹ nghèo thực sự
đáng trân trọng. Dù đói khổ nhưng bà cụ Tứ luôn dành những yêu thương,
những ân cần sâu sắc nhất đối với con. Qua đó, bà động viên các con, để các
con bà có thêm sức mạnh tinh thần để vượt qua "tao đoạn" ngặt nghèo, khó
khăn này. Chi tiết này làm cho chúng ta cũng phải cảm động rơi lệ bởi tình
thương, tấm chân tình đáng quý của bà. Nồi cháo cám như bật lên nỗi lòng

6
của bà của Tứ khiến cho cả câu truyện ngắn trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn
trong cảnh đói nghèo, chết chóc.

Nếu ta đã từng xót xa hình ảnh cái đói trong “Một bữa no”, con người vì đói
quá mà ăn đến nghẹn thở mà chết; Hay cái hình ảnh bế tắc của chị Dậu vùng
chạy ra khỏi nhà trong cái cảnh trời tối như đêm 30 trong “Tắt đèn” của Ngô
Tất Tố; Hoặc ám ảnh cái dáng đi ngật ngưỡng của Chí Phèo phải tự kết liễu
cuộc đời mình trên bàn xoay của chế độ để tìm nhân tính trong những trang
viết của Nam Cao ta mới thật sự ngỡ ngàng đi đọc văn của Kim Lân. Trong
đau khổ, bất hạnh và tối tăm Kim Lân vẫn nâng con người lên trong tình
nhân ái. Hình ảnh bà cụ Tứ chính là ánh sáng le lói trong bóng tối của những
kiếp người nghèo khổ. Nhân vật bà cụ Tứ đã làm cho giá trị nhân đạo của
tác phẩm trở nên thấm thía và cảm động hơn.Hình ảnh bà cụ Tứ mang thông
điệp nhân bản hơn: Dù kề bên cái đói, cái chết con người vẫn không bị mất
đi vẻ đẹp bản chất lương thiện của mình. Vẫn luôn khát khao hạnh phúc vẫn
không thôi mong ước mề tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Trong văn học Việt Nam, ngoài tình phụ tử như của Lão Hạc trong tác phẩm
cùng tên của nhà văn Nam Cao thì tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng
mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng thật đáng chân trọng. Người mẹ vì phải thoát
khỏi cổ tục nghiệt ngã mà tha hương cầu thực nhưng vẫn yêu thương, hi sinh
vì con mình. Hay người đàn bà hàng chài không tên trong tác phẩm "Chiếc
thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu là người mẹ phải chịu sự hành hạ,
đánh đập dã man của người chồng nhưng lại giàu tình thương, lòng bao
dung, vị tha, giàu đức hi sinh, luôn sống vì con, hi sinh cho hạnh phúc của
con. Và bà cụ Tứ cũng là một người mẹ nhân hậu, giàu đức hi sinh, hết lòng
yêu thương con.
7
Và từ đó đã thấy được tình phụ tử thiêng liêng được nối truyền qua các thế
hệ đến tận ngày nay và mai sau. Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là
một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu
ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là
mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ
có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào
nhau. Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ
dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu
tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng
bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì
đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là
tình mẹ Mẹ hi sinh tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức
trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống
con đc trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ
miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy khôn thể kể hết được bằng lời.

Qua truyện ngắn "Vợ nhặt",đặc biệt qua đoạn trích trên nhà văn Kim Lân đã
dựng lên hình ảnh chân thực và cảm động về một người mẹ nghèo khổ hết
lòng vì con. Ngòi bút tinh tế, sắc sảo của tác giả đi sâu phân tích diễn biến
tâm lí phức tạp của bà cụ Tứ và thể hiện qua từng lời nói, ánh mắt, trong suy
nghĩ, hành động và sự lo xa cho tương lai các con. Phải là người có vốn sống
phong phú, thấu hiểu và thông cảm, yêu mến và chân trọng những người
nghèo khổ thì Kim Lân mới có thể diễn tả một cách chân thực và tài tình đến
vậy.

CharlesDuBos "Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. Mà
ánh sáng trong Vợ nhặt đó là cái vị đời chua chát nhưng ở những con người
8
ấy vẫn toát lên sự sống cho tương lai phía trước, khao khát sống, khao khát
vươn mình lên nhọc nhằn của cuộc sống. Qua đoạn trích trên, hình ảnh bà cụ
Tứ khiến người đọc rung động sâu sắc trước tấm chân tình tha thiết của
người mẹ già. Người mẹ già ấy chính là ánh sáng le lói trong bối cảnh bi
thảm của những kiếp người nghèo khổ. Nhân vật bà cụ Tứ đã làm cho giá trị
nhân đạo của tác phẩm trở nên thấm thía, cảm động hơn rất nhiều. Bà cụ Tứ
đã đọng lại trong lòng người đọc bao suy nghĩ và rung động sâu xa

You might also like