You are on page 1of 4

Stt: 96

Họ và tên: Nguyễn Hoài Thương


Mssv: 20047751
Lớp học phần: DHAV14D - 420300066407

Bài tập cá nhân 2

Hãy phân tích câu nói của Giáo sư Trần Văn Giàu về Hồ Chí Minh:
“ Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở cụ Hồ
mọi người có thể học một số điều để làm cho mình trở thành tốt
hơn”
Bạn có thể học được ở cụ Hồ những điều gì để làm cho mình trở
thành tốt hơn ?
Bài làm

Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của
Cách mạng Việt Nam. Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến
lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Người đã hy sinh cả cuộc
đời vì nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất
nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là
tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp
cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm
của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp
người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di
sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong
cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Người bắt đầu sự nghiệp cứu nước
bằng cách giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho mọi người. Đồng thời,
Người còn là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu gương sáng cho toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân. Người là bậc  đại trí, đại nhân, đại dũng.
Có những người đã nghiên cứu, đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tư tưởng
Hồ Chí Minh rất sớm, rất khoa học, rất hệ thống, đó là các học giả Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Giàu. Khác với Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những học trò gần gũi, thân thiết và xuất sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Giáo sư Trần Văn Giàu tuy không có nhiều điều kiện gần
gũi Bác, song bằng tài năng lỗi lạc và phẩm cách đặc biệt, Giáo sư Trần Văn Giàu
đã viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hệ thống và
có những kiến giải sâu sắc rất đáng để chúng ta cùng xem xét, tìm đọc lại và học
tập, làm theo trong giai đoạn toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang tích cực
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo Giáo sư Trần Văn
Giàu, trong tất cả các lãnh tụ cách mạng thế giới ở thế kỷ XX, Cụ Hồ là người
nhấn mạnh nhiều nhất đến đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng chỉ giác
ngộ chính trị chưa đủ, còn phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, đạo đức dân tộc.
Có nhà lãnh tụ nói: tổ chức tăng sức mạnh 10 lần; Cụ Hồ dạy: đạo đức tăng sức
mạnh gấp bội. Giáo sư Trần Văn Giàu có lẽ cũng là một trong những người đã khái
quát khá đầy đủ nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo ông, nhân cách Hồ
Chí Minh chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp của Bác Hồ mà nhân dân Việt Nam
và bạn bè thế giới ca ngợi nhất, đó là: Ưu tiên đạo đức, tận tụy quên mình, kiên trì
bất khuất, khiêm tốn giản dị, hài hòa kết hợp, thương người, quý người, nâng đỡ
con người. Ông có một câu nói rất hay để nói về vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam: “
Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở cụ Hồ mọi người có thể
học một số điều để làm cho mình trở thành tốt hơn”. Không ai có thể thay thế hay
trở thành một Hồ Chí Minh thứ hai cả, nhưng mọi người đều có thể học được từ
Bác để làm cho mình trở nên tốt hơn, có ích hơn. Bác là tấm gương sáng về mọi
mặt, chúng ta có thể học được từ Bác ý chí kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ,
lòng yêu nước thương dân; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính; có phong
cách khiêm tốn, giản dị, Bác luôn gần gũi với mọi người dân; và cả tấm lòng nhân
hậu, tình cảm và lòng thương người vô bờ bến.
Là một người dân Việt Nam thì điều đầu tiên ta thấy được ở Bác Hồ ý chí tự lực
tự cường, bất khuất trong tư tưởng cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, trung thành tuyệt đối với Đảng, với tổ quốc và nhân dân. Và trong
thời điểm hiện nay, điều chúng ta học được ở Bác chính là phải tin tưởng vào mục
tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước. Bác là tấm gương sáng về việc rèn luyện và
tu dưỡng đạo đức. Bác là điển hình của sự nhất quán giữa lời nói và việc làm, giữa
tư tưởng và lối sống, suốt đời vì nước vì dân. Bác dạy rằng: Muốn giàu có thì mỗi
cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, kết quả sẽ là những thứ gì cũng sẽ đầy
đủ, dư dật. Cần tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì. Kiệm tức
là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của dân. Liêm tức là không tham ô
và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải dù
nhỏ cũng làm, việc trái dù nhỏ cũng tránh. Bốn điều này luôn phải đi liền với nhau
và khái quát ở tầm cao là sự chí công vô tư. Cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong
học tập, lao động và sản xuất có nghĩa là việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được,
cũng như dao siêng mài thì sắc bén, ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Bác dạy: “Làm
việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc
ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai”.  Để sinh tồn và phát triển, dân
tộc nào cũng phải cần cù nhưng do điều kiện sống khó khăn, cần cù trở thành một
giá trị đạo đức cơ bản của dân tộc Việt Nam. Cần cù, siêng năng là nguồn gốc của
văn minh và tiến bộ xã hội. Bác luôn yêu cầu mọi cán bộ, nhân dân phải cần cù
trong học tập. Người nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có
thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân
ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp
nhân dân”. Vì thế, mỗi con người đều phải có ý thức học suốt đời, học ở mọi nơi:
Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Trong cuộc
sống, ai muốn trở thành người hiểu biết, tinh thông nghiệp vụ thì đều phải cần cù
học tập nhưng đặc biệt, “người cách mạng phải học suốt đời, học lý luận, học quần
chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có
gậy, dễ vấp té”. Những điều ta có thể học ở Bác không thể không kể đến phong
cách, lối sống giản dị, gần gũi với mọi người từ cách ăn, mặc, đi lại, và làm việc.
Người đã viết: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng
sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có đủ tư cách,
đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước”. Bác luôn giản dị, thanh bạch. Dù đứng ở cương vị cao nhất của Đảng, của
đất nước nhưng Bác đến với mọi người một cách rất bình dị, tự nhiên, không nghi
thức, màu mè: gặp gỡ nông dân đang cấy thì Người cũng bỏ dép, xắn quần, lội
xuống ruộng hoặc nắm chắc tay gàu sòng tưới nước mà không ngỡ ngàng, lúng
túng, đi thăm tàu hải quân thì Người cũng cầm lái như một thuỷ thủ, Người còn bế
em nhỏ hoặc ngồi bón cơm cho trẻ như bất kỳ một người bình thường nào ta gặp…
Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao
su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh”. Điều đó làm
cho lãnh tụ và quần chúng nhân dân dễ dàng đến với nhau hiểu nhau, đồng cảm với
nhau. Với bao thế hệ Việt Nam, thì Hồ Chủ tịch gần gũi thân thương, đáng kính
“Người là Cha, là Bác, là Anh” và vô cùng khiêm tốn giản dị. Giản dị có vai trò rất
quan trọng trong cuộc sống của con người… Nó giúp con người ta hoàn thiện được
bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối
sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm
lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng
nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn. Học Bác là học hàng
ngày, học suốt đời, học mãi mãi. Việc học là việc cần xuất phát từ sự tự giác của
bản thân mỗi người. Đó là vấn đề vô cùng quan trong, nên Người đặc biệt quan
tâm xây dựng nền giáo dục mói Việt nam, có như vậy mới kháng chiến thắng lợi,
chủ nghĩa xã hội mới không ngừng từng bước khẳng định trên đất nước ta. Người
dạy các nhà trường “Dù khó khăn đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt.” phải
đào tạo con người xã hội chủ nghĩa thì mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Bác
Hồ là một tấm gương sáng về việc tự học: Bác tự học ngoại ngữ (thông thạo 12
ngoại ngữ và biết 12 ngoại ngữ khác ) nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên
cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biêt là văn hoá phương
Đông và phương Tây. Đối với Hồ Chí Minh học tập có vai trò to lớn đối với người
cán bộ cách mạng ; Người cho rằng “ Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn
biến đổi, công việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ huật của thế giới ngày càng tiến
bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến kịp sự biến đổi vô cùng tận,
thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập.” Thời đại ngày nay học tập ở nhà trường là
điều cơ bản. Vì thầy giáo do Nhà nước đào tạo, nội dung chương trình được quản
lý thống nhất, các điều kiện vật chất được Nhà nước đầu tư. Mặc dù vậy kiến thức
ở nhà trường chỉ là những kiến thác cơ bản, không thể bao quát hết mọi vấn đề của
cuộc sông, vả lại cuộc sống và khoa học kỹ thuật thế giới không ngừng phát triển,
do đó chỉ dừng lại học thông qua nhà trường thì chưa đủ, nên phải học nữa, học
mãi, học suốt đời. Như vậy, tinh thần tự học là rất quan trọng nhưng tự học đúng
cách càng quan trọng hơn bởi khi tự học không đúng phương pháp, lượng kiến
thức tiếp thu được sẽ vô cùng ít ỏi, không nhớ được lâu, thậm chí học xong là quên
ngay. Chúng ta phải luôn có tư tưởng, ý thức “hướng học” và “hiếu học”. “Ăn vóc
học hay”, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, phải luôn thường trực sự học
hỏi, học tập ở mọi nơi mọi lúc, luôn giữ tinh thần, ý chí và nghị lực học tập, học
hỏi không ngừng chứ không phải học theo kiểu “được chăng hay chớ”. Cần tự học
một cách chủ động, sáng tạo chứ không mang tính đối phó hay chạy theo thành
tích. Việc trau dồi kiến thức không chỉ loanh quanh ở điểm số, giấy khen, bằng cấp
mà nằm ở giá trị con người và sự đóng góp những điều có ích cho xã hội.
Cả cuộc đời Bác là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân,
không một chút riêng tư. Bác đã xa chúng ta, nhưng nhân dân ta vẫn còn tìm thấy
Bác, vẫn được gặp Bác trong từng hành động cách mạng, trong tình thương yêu
với già trẻ, gái trai, trong nét sinh hoạt đời thường rất giản dị, chan hòa, chừng
mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn
danh lợi riêng cho mình. Hơn 40 năm đã trôi qua, mỗi một câu chuyện về Bác đều
trở thành một bài học vô giá về nhân cách, về đạo đức cho mỗi chúng ta học tập và
làm theo trong cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh'' mà Đảng và Nhà nước ta phát động.Việc làm theo tấm gương đạo đức của
Bác đã và đang trở thành hành động tự giác, tích cực của nhiều cán bộ, đảng viên,
quần chúng trên mọi miền đất nước. Tư tưởng của Bác, tấm gương đạo đức của
Bác vẫn đang bay cao, tỏa sáng, để tạo dựng nên lớp lớp những chiến sĩ, những cán
bộ, những con người của thế hệ Hồ Chí Minh mới trọn đời vì nước, vì dân, vì hòa
bình, độc lập và sự tiến bộ trên thế giới. 

You might also like