You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA: KINH TẾ - LUẬT

MÃ ĐỀ/ĐỀ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


SỐ HÌNH THỨC BÀI TẬP LỚN
Môn thi: Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng
01 Thời gian: 48 GIỜ
Họ và tên người học: Nguyễn Văn Nhiên Số báo danh: 2021005430

A. PHẦN BÀI TẬP CƠ BẢN (8đ)


Bài làm
B.PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG (2đ)
Câu 7:
Trả lời:
Trong các lĩnh vực của Toán học thì Xác suất Thống kê có ứng dụng thực tế to lớn trong cuộc
sống hàng ngày. Cũng có thể vì lý do đó mà môn học Xác suất Thống kê được dạy cho hầu hết
các ngành trong trường đại học. Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, với số lượng dữ
liệu khổng lồ chưa từng có, kiến thức xác suất thống kê càng phát huy được tác dụng của nó.
Để trình bày về tính ứng dụng của xác suất và thống kê vào cuộc sống thông qua một số bài
toán như: đánh đề, chia giải thưởng, đếm số cá trong hồ…nhằm tiếp thêm ngọn lửa đam mê,
giúp các em sinh viên yêu thích học phần Xác suất thống kê.
Bài toán: Chia giải thưởng như thế nào cho công bằng
Hai đối thủ ngang tài nhau, cùng chơi 1 trận đấu để tranh chức vô địch. Người thắng cuộc là
người đầu tiên thắng được 6 ván đấu. Tuy nhiên vì lý do bất khả kháng trò chơi phải dừng lại
và không được tiếp tục nữa. Khi đó, người I đã thắng 5 ván, còn người II chỉ mới thắng 3 ván.
Vậy phải phân chia phần thưởng như thế nào là hợp lý?
Quan niệm sai lầm: 
- Có người cho rằng, nên chia giải thưởng theo tỉ lệ 5:3, vì theo như tỉ lệ thắng của người chơi.
- Ý kiến khác chi theo 2:1, vì người I hơn người II 2 ván, mà 2 ván là 1/3 của 6 ván, nên người
I nhận 1/3 giải, còn lại chia đôi (tức là người I và II nhận thêm 1/3 giải). 
Nhưng các lý giải trên điều sai. Tại vì chúng ta cần phải chia giải thưởng theo khả năng thắng
thua của 2 đấu thủ. Có nghĩa là nếu xác suất người I thắng cao thì người I sẽ được nhận quà
nhiều. Cụ thể như sau:
Lời giải:
Câu hỏi đặt ra là xác suất thắng của người I là bao nhiêu?
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng sẽ rất đơn giản nếu chúng ta tính xác suất người I thua, tức là xác
suất người II thắng là bao nhiêu.
- Khả năng người II thắng chỉ có 1 khả năng là phải thắng liên tiếp 3 ván tiếp theo. Như ta biết
mỗi ván có 2 khả năng xảy ra là người II thắng hoặc thua. Nên tổng khả năng 3 ván là 2.2.2 =
8 trường hợp. Vậy xác suất người II thắng là: 1/8.
- Suy ra, xác suất người I thắng là 1 - 1/8 = 7/8.
Tóm lại, phải chia phần thưởng theo tỉ lệ là 7:1 là hợp lý nhất
Bài toán: Đếm số cá trong hồ
Đây là bài toán thường ngày của những người ngư dân nuôi cá. Sau khoảng thời gian nuôi cá,
họ muốn biết xem số cá hiện có trong hồ của họ là bao nhiêu để có những kế hoạch nuôi đúng
cách. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không thể bắt hết cá lên bờ, rồi sau đó đếm thủ công được, sẽ
ảnh hưởng không tốt đến cá.
Lời giải:
Các bước thực hiện như sau:
- B1: Bắt một lượng n cá lên, giả sử n = 50, rồi đánh dấu chúng sau đó thả lại vào hồ.
- B2: Bắt đại một lượng cá lên, rồi tính tỉ lệ p là số lượng cá được đánh dấu. Ví dụ: Bắt 20 con
cá, thấy 2 con có đánh dấu, tứng là p = 2/20 = 10%.
- B3: Ước lượng tổng số cá là n/p. Như ví dụ trên là 50/10% = 500 con cá.
Trên thực tế, số cá phân bố không đều lắm nên ngư dân phải thực hiện ước lượng số cá như
trên 1 vài lần, sau đó tính trung bình lại, lúc đó kết quả mới chính xác hơn.
Cách làm trên là ước lượng tỷ lệ số cá được đánh dấu, tuy nhiên còn 1 số vấn đề để suy ngẫm
như:
- Bắt bao nhiêu con cá lên để đánh dấu.
- Chọn mẫu cá lên bao nhiêu để tính tỉ lệ.
- Ước lượng trên chính xác được bao nhiêu phần trăm.
Nếu các em muốn tìm hiểu kỹ hơn, các em có thể nghiên cứu phần ước lượng tham số để có
phương pháp ước lượng chính xác hơn.
 Ngoài ra, việc ước lượng cũng thường xuyên được dùng trong thực tế như: Tính chiều cao
trung bình của người Việt Nam, ước lượng tỷ lệ bầu cử trước khi ứng cử, điều tra dân số, kiểm
tra chất lượng sản phẩm,...
Như vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều luồng thông tin và vấn đề đặt ra không
phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin nhận được. Việc có
kiến thức về xác suất và thống kê và vận dụng được những kiến thức này vào cuộc sống sẽ
giúp sinh viên nói riêng và công dân nói chung có khả năng nhận thức và đưa ra những quyết
định đúng đắn hơn trong quá trình học tập lao động sản xuất.

You might also like