You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận ảnh hưởng của Facebook đến hành vi của vị thành niên.

Mục 1.1.2: Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội Facebook.

Trong “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống sinh
viên hiện nay” – Nguyễn Lan Nguyên đã đề cập đến vấn đề những mặt tích cực mà
Facebook đã mang đến cho sinh viên. Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và có
sự đầu tư. Bài nghiên cứu xét trên rất nhiều phương diện khác nhau để nhìn nhận vấn đề:
Tâm lý học hành vi, xã hội học, khoa học quản lý, đường lối chính sách về báo chí của
Đảng… Nghiên cứu đã nêu lên thực trạng sử dụng Facebook hiện nay đối với sinh viên
với các số liệu cụ thể (46,8% sinh viên dành từ 1 đến 3 tiếng cho các trang xã hội và cả
Facebook, 42,6% sinh viên sử dụng Facebook từ 6 tiếng trở lên…). Bên cạnh đó, nghiên
cứu còn đề cập đến những tác động của Facebook đối với các hoạt động học tập ( tìm
kiếm tài liệu, theo dõi kết quả học tập…), hoạt động giao tiếp (với cha mẹ, bạn bè, tìm
kiếm việc làm) của giới trẻ, sinh viên. Ở một nghiên cứu khác: “Tác động của Internet
đến nhận thức hành vi giới tính, tình dục ở thanh thiếu niên” – Lê Minh Công đã chỉ ra
mạng xã hội Internet ngày càng phủ sóng ở nhiều nơi, ở Việt Nam: có đến 50,3% số
lượng thanh thiếu niên, vị thành niên ở thành phố và 13,7% ở nông thôn sử dụng Internet
trên 3 giờ mỗi ngày. Nghiên cứu này cho thấy rằng, thông qua Internet có thể giáo dục
giới tính và tình dục cho giới trẻ Việt Nam, cũng như đề cập đến những tác hại của việc
tìm hiểu thông tin giới tính, tình dục qua mạng: quấy rối tình dục, tự phơi bày hình ảnh
của bản thân, nghiện tình dục trực tuyến/ loạn dục với đồ vật, nhân dạng giới…Hay trong
“Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ 2010 đến 2011 – Thực
trạng và giải pháp”. – Hoàng Thị Hải Yến, cũng đã đề cập khái quát lên được: “Mạng xã
hội là gì? Các mạng xã hội phổ biến ở nước ta? Giai đoạn phát triển các mạng lưới mạng
xã hội ở Việt Nam. Và đặc biệt đã đề ra được nó có mấu chốt liên kết cộng đồng, công cụ
đa phương tiện và còn tương tác lẫn nhau… Tuy nhiên ở nghiên cứu: “Ảnh hưởng của
mạng xã hội đến học tập và đời sống sinh viên hiện nay” – Nguyễn Lan Nguyên và “Trao
đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ 2010 đến 2011 – Thực trạng và
giải pháp” – Hoàng Thị Hải Yến lại tập trung quá nhiều vào các lợi ích mà mạng xã hội
nói chung và Facebook nói riêng mang lại, chưa đi sâu vào để tìm hiểu những góc khuất
của vấn đề nghiên cứu như: Facebook và mậng xã hội sẽ gây mất tập trung cho việc học,
giảm khả năng tương tác với các mối quan hệ ngoài đời thực, hình thành những giá trị
lệch chuẩn, thiếu văn minh… “tác động của Internet đến nhận thức hành vi giới tính, tình
dục ở thanh thiếu niên” – Lê Minh Công cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức về hành
vi chứ chưa nêu ra được các biểu hiện hành vi cụ thể về giới tính và tình dục khi chịu sự
tác động của Internet. Các giải pháp mà cả hai nghiên cứu đề ra còn mang tính chất mơ
hồ, chung chung khó vận dụng triệt để vào trong điều kiện của đời sống thực tiễn hiện
nay hoặc phải cần một khoảng thời gian dài mới có thể triển khai áp dụng.

Tài liệu tham khảo:

1) T lấy từ luận văn Diệp gửi trên google drive á


2) https://sites.google.com/a/songphopsy.org/songphopsy/bai-luu-tru/2010---2011/
tac-dong-cua-internet-den-nhan-thuc-va-hanh-vi-gioi-tinh-tinh-duc-o-thanh-thieu-
nien
3) https://123doc.net/document/2590127-trao-doi-thong-tin-tren-mang-xa-hoi-cua-
gioi-tre-viet-nam-tu-nam-2010-den-nam-2011-thuc-trang-va-giai-phap-khao-sat-
mang-facebook-zing-me-va-go-vn.htm?
fbclid=IwAR1JYxK0zAsZm7KkCsZCI8uLLPzzIegesanqp_2xrcnLYPXZL3rAHc
fk-18

You might also like