You are on page 1of 5

Đề: Giải thích sự phát triển của triết học ngôn ngữ Wittgenstein tiền kỳ và hậu kỳ

Bài làm
I. Dẫn nhập
Ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm trung gian giữa tư tưởng và thế giới, hay nói
cách khác muốn hiểu biết thế giới chúng ta phải đi qua con đường ngôn ngữ. Một cách thông
thường, có ba cách nhận diện ngôn ngữ: ký hiệu (morpheme), cấu trúc (syntax) và ý nghĩa. Trong
đó, ý nghĩa là đối tượng chính mà triết học ngôn ngữ nhắm tới.
II. Sự phát triển của triết học ngôn ngữ Wittgenstein tiền kỳ
Sự phát triển của triết học phân tích được chia thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là 10
năm đầu thế kỷ 20, bao gồm thời kỳ hình thành của triết học phân tích, với tư tưởng logic của
Frege, việc Moore và Russell chống chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối và đề xướng phương pháp phân
tích triết học. Giai đoạn thứ hai từ thập niên 20 – thập niên 40, là thời kỳ phát triển toàn diện cực
thịnh của triết học phân tích, với “thuyết triết học logic” của Wittgenstein và sự hình thành trường
phái Vienna. Giai đoạn thứ ba từ sau thập niên 50,là giai đoạn phát triển của triết học phân tích sau
khi nó chuyển từ châu Âu sang Mỹ, cũng là giai đoạn triết học phân tích bắt đầu suy tàn, với chủ
nghĩa thực dụng logic của Quine1.
1. Frege
Để hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của triết học phân tích Wittgenstein tiền kỳ, chúng ta
cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc của triết học phân tích bắt đầu từ Gottob Frege (1848
– 1925) - một một nhà toán học, logic học và triết học nổi tiếng người Đức. Frege đã khám phá
rằng, ngôn ngữ không phải là tư tưởng về thế giới theo cách hiểu của truyền thống Tây phương, mà
là cái gì khách quan bên ngoài độc lập với tư tưởng. Nghĩa là, ngôn ngữ là ký hiệu về thực tại của
thế giới. Ký hiệu sẽ có những quy luật xác định rõ ràng của nó.
Frege đã khám phá ra giữa ngôn ngữ và toán học có một điểm chung là logic. Toán học theo Frege
là cái khách quan, cái sẵn có ở bên ngoài con người. Từ đó, Frege đã đơn giản toán học xuống thành
logic với mục đích khẳng định tính đúng sai của một mệnh đề. Và sau đó, ông đã thiết lập một hệ
thống khoa học logic cho ngôn ngữ. Ông đã tìm ra một nguyên tắc đứng sau ngôn ngữ mà theo ông
nó mang tính phổ quát nhất mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận. Nguyên tắc đó là Logic ngôn
ngữ. Và rồi, ông đã giản lược ngôn ngữ về logic toán học.
Hệ thống logic ngôn ngữ của Frege lấy phán đoán làm khởi điểm suy luận logic dựa trên “nguyên
tắc ngữ cảnh” đó là, ý nghĩa của từ ngữ nằm trong ngữ cảnh của câu nói chứ không phải trong từ
ngữ cô lập. Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc này khi cho rằng: “Thực tế, chỉ có
trong một câu hoàn chỉnh, từ ngữ mới có ý nghĩa…”. Hay nói cách khác, trong hoạt động xác định
ý nghĩa, hạt nhân là câu chứ không phải từ ngữ. Bên cạnh đó, hệ thống Logic ngôn ngữ của Frege
lần đầu tiên đưa ra các khái niệm như lượng từ, phủ định, đồng nhất,… vào logic, tiến hành các
phương pháp logic đối với phép quy nạp số học, đề xướng các khái niệm mệnh đề hàm hạng và
mệnh đề diễn toán, đó là tiêu chí đầu cho logic số lượng.
Frege cũng đã phân biệt giữa ý nghĩa (hàm nghĩa, meaning) và ý vị (chỉ xưng, referent). Frege trước
tiên phân biệt hai mệnh đề “a=a” và “a=b”. Ông đã đưa ra lối giải thích mới cho sự khác nhau về
địa vị logic của hai mệnh đề “a=a” và “a=b” mà triết học truyền thống đã giải thích trước đó. Theo
Frege, Mệnh đề “a=b” cung cấp tri thức nhiều hơn mệnh đề “a=a” là vì, trong một mệnh đề, trừ
1
TÂN NGUYỄN, Triết Học Ngôn Ngữ, tr. 15 – tr. 16
danh xưng (tên gọi) và đối tượng mà nó chỉ, còn có nhân tố thứ ba, đó là ý nghĩa của danh xưng. Ý
vị là đối tượng mà danh xưng chỉ (ví dụ: ý vị của “Sao Hôm” là hành tinh mà nó chỉ. Một danh
xưng sở dĩ có thể chỉ đối tượng của nó, là do nó có ý nghĩa đó. Do vậy, Frege phân biệt tách bạch ý
nghĩa của danh xưng với đối tượng mà nó chỉ xưng (ý vị).
Triết học số học của Frege dựa trên ba nguyên tắc có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của
triết học phân tích: a) Phân biệt rõ cái tâm lý học và cái logic, cái chủ quan và cái khách quan; b)
Nghiên cứu quan hệ trong câu, chứ không nghiên cứu ý nghĩa từ ngữ riêng lẻ; c) Chú ý phân biệt
khái niệm và đối tượng, mọi số học đều có thể quy về logic. Frege cho rằng, triết học trước hết phải
là một thức logic, một thứ triết học tư tưởng.
Tóm lại, trong triết học ngôn ngữ, Frege đóng góp 2 thuyết quan trọng: 1) Thuyết về ý nghĩa trong
câu (Theory of sentence meaning): phân biệt giữa ý nghĩa và ý vị. Ý nghĩa mơ hồ, ý vị chính xác. Ý
vị là cái xác định ý nghĩa. Và, 2) Thuyết hàm số: phân biệt từ với câu. Từ đứng một mình sẽ không
có ý nghĩa, nó chỉ có ý nghĩa khi nằm trong câu. Mệnh đề là hàm số, mệnh đề xác định ý nghĩa của
từ.

2. Russell
Bertreand Russell (1872 – 1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ
20. Ông được xem là một trong những người đặt nền móng cho triết học phân tích. Tư tưởng
Russell bắt nguồn từ truyền thống chủ nghĩa kinh nghiệm Anh do Locke, Berkeley, Hume, Mill đại
diện; tư tưởng trực tiếp thì bắt nguồn từ tư tưởng logic của Frege.
Nhận ra thành công của Frege trong việc đặt nền tảng toán học dựa trên cơ sở logic, Russell muốn
tìm ra cơ sở cho ngôn ngữ dựa trên Logic. Ông đã tiến một bước xa hơn Frege về ngôn ngữ khi cho
rằng, không thể áp dụng hoàn toàn toán học vào trong ngôn ngữ. Theo Frege, nguyên tắc logic toán
của Frege không mô tả được trọn vẹn ngôn ngữ, bởi vì ngôn ngữ phức tạp hơn toán rất nhiều. Do đó
không thể đơn giản ngôn ngữ thành logic toán học.
Rusell đã đưa ra thuyết nguyên tử logic. Thuyết này đồng hóa logic ngôn ngữ với thế giới. Theo
Russell, ngôn ngữ có cấu trúc giống như trong đời sống. Cấu trúc logic của ngôn ngữ giống logic
ngôn ngữ ngoài đời. Cách dùng sự kiện ở ngoài đời cũng tương tự trong ngôn ngữ. Giữa ngôn ngữ,
hình ảnh, sự kiện có mối tương quan với nhau theo kiểu nguyên tử. Những điều xảy ra trong ngôn
ngữ đều xảy ra trong thế giới. Như vậy, phương pháp phân tích logic của Russell đó là phương pháp
trở về cái đơn giản nhất để giải thích cái phức tạp. Phương pháp này chịu ảnh hưởng của Dercates.
Russel đề nghị, muốn cho triết học phát triển thì phải đặt nền tảng ngôn ngữ trên logic nào đó mà tất
cả con người đều hiểu hết. Logic đó là logic của thuyết phân tử. Từ đó, triết học ngôn ngữ trở thành
triết học phân tích. Phân tích logic của ngôn ngữ với logic của sự kiện dựa trên mô hình của nguyên
tử. Trong ngôn ngữ cũng có những yếu tố gắn liền sự kiện.
Ngoài ra, Russell đã cố gắng loại bỏ những gì mà ông cho là các khẳng định vô nghĩa và không
mạch lạc trong triết học. Ông tìm kiếm sự trong sáng và tính chính xác trong luận cứ bằng ngôn ngữ
chính xác và bằng cách phân tách các mệnh đề triết học thành các thành phần đơn giản nhất.

3. Thực chứng logic học


Vào những năm 1920 và đầu thập niên 1930, một nhóm triết gia tìm hiếm cơ sở triết lý thực chứng
dựa trên khoa học. Họ gọi lý thuyết mới là Học thuyết Thực chứng logic, hay Duy nghiệm logic để
nói logic là cốt lõi của phương pháp. Những triết gia này tự xưng là Nhóm Vienna, đứng đầu là
Rudolf Carnap, Otto Neurath, Herbert Feil, Freidrich Waismann, và Kurt Goodel. Ở Berlin (Đức),
Hans Reichenbach cũng lập một nhóm tương tự. Mục đích của nhóm thực chứng này là xây dựng
lại triết học trên nền tảng khoa học và logic.
Các triết gia thực chứng logic đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Bertrand Russell và Wittgenstein.
Họ cho rằng tri thức có thật nằm trong hai lĩnh vực: 1) khoa học chính thức về logic và toán học, và
2) khoa học thực nghiệm.
Thuyết thực chứng đã đẩy ngôn ngữ theo mô hình khoa học loại trừ siêu hình học, đạo đức học,…
bằng cách phân biệt các hình thức mệnh đề khác nhau, làm cho mệnh đề phù hợp với cú pháp logic.
Thuyết này đã đưa ra “nguyên tắc kinh nghiệm thực chứng” để làm tiêu chuẩn xác định ý nghĩa.
Chủ nghĩa thực chứng logic cũng đã nỗ lực thống nhất vật lý với khoa học.
Nhóm thực chứng Vienna cho rằng, hoạt động phân tích logic đối với mệnh đề là nhiệm vụ duy
nhất của triết học. Tư tưởng này đã trực tiếp bắt nguồn từ Russell và Weigenstein, tuy nhiên nhóm
thực chứng logic Vienna muốn chú trọng nhiều hơn về việc phân tích cú pháp logic của ngôn ngữ.
Cú pháp logic là một loại lý luận về hình thức của ngôn ngữ, nó nghiên cứu chủ yếu nguyên tắc,
định nghĩa, câu cú logic trong ngôn ngữ. Về sau, nhóm này lại đưa nghiên cứu ngữ văn vào cú pháp
logic, từ đó xây dựng một hệ thống ngôn ngữ nhân tạo lý tưởng.
Vì nhiều vấn đề mới nãy sinh nên những người thực chứng buộc phải liên tục thay đổi nguyên lý
xác minh. Họ đưa ra hai tiêu chuẩn để kiểm chứng chân lý của ngôn ngữ: kiểm chứng mạnh và
kiểm chứng yếu. Kiểm chứng mạnh là đưa ra giả thuyết và cho rằng nó đúng, sau đó áp dụng vào
trong thực hành cho đến khi chứng minh nó sai. Kiểm chứng yếu dựa trên một số kinh kinh nghiệm
để đưa ra giả thuyết tương đối, chưa vững chắc.
Nói về nhóm thực chứng logic, chúng ta phải kể đến Rudolf Carnap (1891-1970), bởi vì ông chính
là cao điểm của chủ nghĩa thực chứng logic và cũng là một đại biểu chủ chốt của triết học phân tích
trong thập niên 30-50 thế kỷ 20. Theo Carnap, có thể dùng cú pháp logic để biểu đạt ý nghĩa của
ngôn ngữ. Xuất phát điểm của cú pháp logic Carnap là phân biệt “vấn đề bên trong” và “vấn đề bên
ngoài” ngôn ngữ. “Vấn đề bên trong” là chỉ vấn đề đối tượng tồn tại ở trong kết cấu ngôn ngữ, có
thể căn cứ tính chất của đối tượng (là logic hay kinh nghiệm) mà dùng phương pháp logic hay
phương pháp kinh nghiệm để giải quyết. “Vấn đề bên ngoài” thì chỉ vấn đề đối tượng tồn tại như
một chính thể, không thể giải quyết bằng logic hay bằng kinh nghiệm. Từ sau thập niên 40, Carnap
chuyển sang nghiên cứu logic quy nạp.
Tựu trung, các triết gia phân tích cuối cùng cũng đã nhận ra cái yếu kém quan trọng của học thuyết
thực chứng logic là đòi hỏi ngôn ngữ có ý nghĩa phải phù hợp với khuôn mẫu ngôn ngữ khoa học.
Nghĩa là, họ đã rập khuôn ngôn ngữ con người thành ngôn ngữ khoa học sẽ biến con người thành
máy móc. Do đó, thuyết này dần không còn phù hợp và đã tan rã.

4. Wittgenstein tiền kỳ
Ludwig Wittgenstein (1889 – 1951) là một nhà triết học người Áo. Ông được coi là một trong
những nhà triết học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Về tư tưởng, hai mươi năm đầu thế kỷ,
Wittgenstein chịu ảnh hưởng tư Frege và Russell, nhấn mạnh kết cấu logic, phương pháp phân tích
logic làm sáng tỏ ý nghĩa của mệnh đề. Từ thập niên 30 trở đi, tư tưởng của Wittgenstein một phần
chịu ảnh hưởng của Moore, Lemeiss, Maothnas. Wittgenstein đã làm nên cuộc cách mạng về triết
học ngôn ngữ khi viết quyển Chuyên Luận (Tractatus) dài 80 trang gồm một loạt cái bài phát biểu
ngắn gọn của trường phái thực chứng ở Cambrigde về bản chất của logic và những lời thần bí.
Triết học ngôn ngữ Wittgenstein phát triển ở thời kỳ này, nối kết thuyết nguyên tử logic và thực
chứng logic của Russell, với 3 mục tiêu: 1) bác bỏ siêu hình học truyền thống; 2) cố gắng giảm
ngôn ngữ định đề sơ đẳng phù hợp với những sự kiện có thể quan sát; 3) cố gắng tìm ra một ngôn
ngữ có thể xác lập những giới hạn của ý nghĩa.
Wittgenstein đã đưa ra “Thuyết hình ảnh” với đặc trưng bản chất là hình thức logic. Thuyết hình
ảnh của ông coi mệnh đề là hình ảnh logic của sự thực, thông qua phân tích mệnh đề, cuối cùng sẽ
biểu thị kết cấu logic của thế giới. Qua thuyết hình ảnh, Wittgenstein muốn phân chia thế giới ra
làm đôi: 1) những cái có thể nói được và 2) những cái không thể nói được. Sở dĩ không thể nói
được là vì chúng vượt ra ngoài phạm vi logic ngôn ngữ, thuộc một lĩnh vực mà logic không thể đạt
tới. Qua Thuyết hình ảnh, Wittgenstein đã đẩy ngôn ngữ tới giới hạn của nó đó là, khi sử dụng
Thuyết hình ảnh thì ngôn ngữ sẽ không thể nói hay diễn tả được hết những cái hiện hữu trong thế
giới. Ngôn ngữ chỉ có thể phản ảnh cái nói được mà thôi. Ngôn ngữ chỉ chụp hình thế giới chứ
không thể chụp hình sự tương quan giữa sự vật với sự vật. Thế giới này có nhiều điều hơn là những
gì có thể nói ra được. Do đó, Wittgenstein khẳng định: “Đối với cái không thể biểu đạt được, chúng
ta ắt phải im lặng”.
Wittgenstein cũng đã đưa ra Thuyết huyền bí khi cho rằng, những gì vượt khỏi giới hạn ngôn ngữ
đều là điều “huyền bí”. Nghĩa ra, trong thế giới có những thực tại mà ngôn ngữ không thể nói ra
được. Wittgenstein chấm dứt thảo luận về sự huyền bí với định đề 7: “Chúng ta hãy im lặng bỏ qua
những gì chúng ta không nói ra được”.

5. Wittgenstein hậu kỳ
Triết học hậu kỳ Wittgenstein trực tiếp bắt nguồn tự việc ông phê phán triết học tiền kỳ của mình.
Ông đã tư bỏ tư tưởng dùng thủ pháp phân tích logic để chuyển sang phân tích trạng thái động về
phương pháp sử dụng ngôn ngữ. Quả thật, sau khi trở lại Cambrigde, ông đã nhìn ngôn ngữ theo
một hướng khác khi đặt ra câu hỏi là, những ngôn ngữ không nói ra được phải chăng chúng ta
không nói ra được hay do chúng ta không hiểu được những nguyên tắc, quy luật chung và tính sáng
tạo trong quy luật chung của nó. Wittgenstein đã khám phá ra rằng, ngôn ngữ không còn là hình ảnh
mô tả sự vật, sự kiện trên thế giới nữa mà ngôn ngữ hệ tại ở cách dùng. Bởi vì, qua cách dùng, ngôn
ngữ diễn tả được ý định nội tại để làm sáng tỏ sự vật, sự kiện trên thế giới; và trong cách dùng,
không chỉ có những quy luật chung đòi buộc phải tuân theo và mà luôn có sự sống động và sáng tạo
riêng để tạo ra ngôn ngữ mới. Do đó, Thuyết về trò chơi ngôn ngữ ra đời. Khi nói đến trò chơi ngôn
ngữ, chúng ta nhắm đến hai khía cạnh của nó: 1) phải tôn trọng quy luật chung; 2) nói lên tính nặng
động, sáng tạo riêng của trò chơi, những nước đi mới. Sự tuân thủ hai quy luật này sẽ nói lên bản
chất ý nghĩa của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ hướng về đời sống thường ngày, gắn chặt với mục đích và hoạt động của con người.
Wittgenstein đã sử dụng khái niệm “Những dạng sống của đời sống” để nhấn mạnh đến hoạt động
trong hoàn cảnh cụ thể và rộng lớn của đời sống. Ông cho rằng, ngôn ngữ không cần phải theo
khuôn mẫu nhất định, nhưng tùy thuộc cách hành xử, nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự hiểu biết của
mỗi người. Hơn nữa, việc biết cách sử dụng đúng ngôn ngữ thông thường sẽ giúp điều trị tận căn
bệnh lý của triết học truyền thống – căn bệnh về cách dùng từ trong siêu hình học.
III. Đóng góp của Wittgenstein tiền kỳ và hậu kỳ về tôn giáo
1. Wittgenstein tiền kỳ đóng góp cho tôn giáo
Trước tiên, Wittgenstein tiền cho rằng, tôn giáo là một cái gì đó thần bí không nói lên được nên
phải im lặng. Những gì không nói ra được (tôn giáo) thì lớn hơn và quan trọng hơn những gì có thể
nói ra được. Khoa học không thể diễn tả được cái không nói ra được (tôn giáo). Do đó, Wittgenstein
tiền kỳ bảo vệ ngôn ngữ của tôn giáo khỏi sự thao túng của thuyết thực chứng, khỏi sự giản lược
của khoa học.
Tuy nhiên, Wittgenstein tiền kỳ đã đóng khung tôn giáo, làm cho quan điểm tôn giáo mang dáng
dấp của sự bảo thủ, không muốn để khoa học can thiệp hay ảnh hưởng đến tôn giáo. Thần học đã
không đối thoại với thế giới bên ngoài.
2. Wittgenstein hậu kỳ đóng góp cho tôn giáo
Đóng góp của Wittgenstein hậu kỳ về tôn giáo đó là đã bảo vệ hai học thuyết chính về niềm tin tôn
giáo: Học thuyết về ngữ nghĩa và Học thuyết nhận thức luận.
Nhờ đóng góp của Wittgenstein hậu kỳ, quan điểm về tôn giáo (nhất là về Thiên Chúa) được hình
thành và có cơ hội biện minh cho mình. Tuy nhiên, việc biện minh đòi hỏi phải có sự sáng tạo, uyển
chuyển để không bị rơi vào thực chứng hoặc hộ giáo. Thuyết trò chơi ngôn ngữ đã góp phần rất lớn
trong việc giải quyết khó khăn này.
Nhờ đóng góp của Wittgenstein hậu kỳ, ngôn ngữ tôn giáo có sự tự do dấn thân và cam kết, nên nó
đã giải quyết được các mâu thuẫn qua việc sử dụng những quy luật riêng cách sáng tạo. Ví dụ như
mâu thuẫn về hai quan điểm: có thân xác sống lại và không có thân xác sống lại.

You might also like