You are on page 1of 94

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN YẾN CH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN YẾN CHI

NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN THÔNG TIN


KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

TRONG DẢI ÁNH SÁNG NHÌN THẤY VLC VÀ CÁC ỨNG


DỤNG TRONG GIAO THÔNG THÔNG MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT VIỄN THÔNG


CH2014B

HÀ NỘI – 2016
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Hà Duyên Trung. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.

Ngƣời viết luận văn

Nguyễn Yến Chi

1
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 8

MỞ ĐẦU 10

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG BẰNG ÁNH


SÁNG NHÌN THẤY 12

1.1 Giới thiệu.......................................................................................................12


1.2 Lịch sử phát triển của công nghệ VLC .........................................................12
1.3 Đặc điểm của công nghệ VLC ......................................................................16
1.3.1 Dung lƣợng ...........................................................................................16
1.3.2 Hiệu năng ..............................................................................................16
1.3.3 An toàn ..................................................................................................17
1.3.4 Bảo mật .................................................................................................17
1.4 Các ứng dụng của công nghệ VLC ...............................................................18
1.4.1 Hàng không ...........................................................................................18
1.4.2 Chiếu sáng thông minh .........................................................................19
1.4.3 Các môi trƣờng nguy hiểm ...................................................................19
1.4.4 Kết nối thiết bị ......................................................................................19
1.4.5 Các phƣơng tiện và giao thông .............................................................19
1.4.6 Quân đội và bảo mật .............................................................................20
1.4.7 Thông tin dƣới nƣớc .............................................................................20
1.4.8 Y tế ........................................................................................................20
1.5 Các thành phần trong hệ thống VLC ............................................................21
1.5.1 Phía phát ...............................................................................................21
1.5.1.1 Cấu trúc của phía phát....................................................................21
1.5.1.2 Hoạt động của LED........................................................................22

2
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1.5.1.3 Phân loại LED ................................................................................23


1.5.2 Kênh truyền...........................................................................................26
1.5.3 Phía thu .................................................................................................27
1.5.3.1 Diode tách quang ...........................................................................28
1.5.3.2 Chip cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS) ................................30
1.5.3.3 Bộ tập trung quang .........................................................................31
1.5.3.4 Bộ lọc quang ..................................................................................32
1.5.4 Điều chế trong VLC..............................................................................32
1.5.4.1 Giới thiệu .......................................................................................32
1.5.4.2 Cơ chế điều chế khóa đóng mở (OOK). ........................................33
1.6 Ứng dụng của VLC trong hệ thống giao thông thông minh .........................37
1.7 Kết luận chƣơng ............................................................................................38
CHƢƠNG 2 - HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ VLC 39

2.1 Giới thiệu.......................................................................................................39


2.1 Giới thiệu hệ thống giao thông thông minh (ITS)....................................39
2.1.1 Sự cần thiết của hệ thống giao thông thông minh ................................39
2.1.2 Đặc tính quan trọng của hệ thống giao thông thông minh....................39
2.1.2.1 Tính toán tự động ...........................................................................39
2.1.2.2 Kiến trúc phân tán ..........................................................................40
2.2 Truyền thông trong mạng lƣới các phƣơng tiện............................................40
2.3 Kiến trúc của ITS và các phƣơng tiện truyền thông .....................................43
2.3.1 Kiến trúc ITS ........................................................................................43
2.3.2 Kiến trúc truyền thông của ITS ............................................................45
2.3.3 So sánh giữa hệ thống VLC và hệ thống vô tuyến ...............................46
2.4 Hệ thống VLC ứng dụng trong ITS ..............................................................47
2.4.1 Kịch bản thứ nhất ..............................................................................47
2.4.2 Kịch bản thứ hai ................................................................................48
2.5 Kiến trúc hệ thống VLC ứng dụng trong hệ thống ITS. ...............................49

3
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.5.1 Phía phát VLC trong ITS ......................................................................49


2.5.2 Phía thu VLC trong ITS ........................................................................50
2.5.3 Kênh truyền VLC trong hệ thống ITS ..................................................51
2.6 Kết luận chƣơng. ...........................................................................................53
CHƢƠNG 3 - MÔ HÌNH NGUỒN PHÁT VÀ ĐẶC TÍNH KÊNH TRUYỀN CỦA
HỆ THỐNG VLC ỨNG DỤNG TRONG ITS 54

3.1 Giới thiệu.......................................................................................................54


3.2 Phân tích đặc tính thành phần phát trong hệ thống VLC ứng dụng cho hệ
thống ITS ...............................................................................................................55
3.2.1 Đặc điểm thiết bị phát của hệ thống ITS ứng dụng công nghệ VLC ...55
3.2.2 So sánh LED cho chiếu sáng đèn đƣờng và cho đèn tín hiệu giao thông
55
3.2.3 Các LED chiếu sáng đƣờng ..................................................................55
3.2.3.1 Mô hình LED chiếu sáng đèn đƣờng .............................................56
3.2.3.2 Tầm nhìn xa (visibility) của con ngƣời. .........................................57
3.2.3.3 Cƣờng độ chiếu sáng, sự đồng nhất và phân bố ............................58
3.2.3.4 Yêu cầu về cƣờng độ chiếu sáng cho các đèn giao thông dựa trên
LED 61
3.2.4 LED cho đèn tín hiệu giao thông ..........................................................62
3.2.4.1 Nguồn điểm LED (LED point source) ...........................................63
3.2.4.2 Mô hình nguồn phát đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED. .........65
3.2.4.3 Phân loại ma trận LED cho nguồn phát VLC ................................68
3.2.4.4 Mô hình nguồn phát VLC đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED. 70
3.3 Mô hình kênh ................................................................................................72
3.4 Kết luận chƣơng ............................................................................................76
CHƢƠNG 4 - MÔ HÌNH MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 77

4.1 Mô hình mô phỏng ........................................................................................77


4.1.1 Mô tả hệ thống ......................................................................................77
4.1.2 Mô phỏng độ lợi lan truyền quang........................................................79
4.1.3 Mô phỏng tỷ số SNR dƣới tác động của nhiễu .....................................81

4
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

4.2 Kết quả mô phỏng và phân tích. ...................................................................83


4.2.1 Phân bố công suất ở phía thu ................................................................83
4.2.2 Đánh giá chất lƣợng của hệ thống qua tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR ..84
4.3 Kết luận chƣơng. ...........................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

5
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BER Bit error rate
Bps Bit trên giây
ETSI European Telecommunications Standard Institute
FOV Field of View
IM/DD Intensity Modulation/ Direct Detection
ISI Intersymbol Interference
ITS Intelligent Transport System
LDT Luminance Difference Threshold
LED Light emmiting diode
LOS Light of Sight
NLOS None Light of Sight
OLED Organic Light emmiting diode
OOK On Off Keying
PPM Pulse Position Modulation
PSD Power Spectral Density
RGB Red Green Blue
SNR Signal to Noise Ratio
VLC Visible light communication
V2V Vehicle to vehicle

6
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Lịch sử phát triển của VLC .......................................................................16
Bảng 1.2 So sánh các tham số của VLC, IRB và FRB ............................................18
Bảng 2.1 Các dịch vụ của ITS...................................................................................43
Bảng 3.1 Giá trị của I 2.5,0 ................................................................................62
Bảng 3.2 So sánh các loại LED .................................................................................66
Bảng 4.1 Tham số mô phỏng ....................................................................................78
Bảng 4.2 Các đặc tính của đèn giao thông dựa trên LED và PD tốc độ cao. ...........81
Bảng 4.3 Các tham số cho tính toán SNR .................................................................82

7
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Dải phổ ánh sáng nhìn thấy ........................................................................12


Hình 1.2 VLC ở trong một khoang của máy bay ......................................................19
Hình 1.3 VLC trong truyền thông dƣới nƣớc ...........................................................20
Hình 1.4 Các thiết bị y tế nhạy cảm với sóng vô tuyến có thể làm việc với VLC....21
Hình 1.5 Mô hình của một hệ thống VLC ................................................................21
Hình 1.6 Thành phần phía phát của hệ thống VLC ..................................................22
Hình 1.7 Hoạt động của LED....................................................................................23
Hình 1.8 Phân loại LED ............................................................................................24
Hình 1.9. Hai cách tạo ra ánh sáng trắng từ LED .....................................................25
Hình 1.10.Cƣờng độ phổ phát xạ của (a) LED đơn chip, (b) LED RGB .................26
Hình 1.11 Mô hình kênh truyền LOS .......................................................................27
Hình 1.12 Mô hình kênh truyền phân tán .................................................................27
Hình 1.13 Thành phần thu của hệ thống VLC ..........................................................28
Hình 1.14 Cấu trúc Diode PIN ..................................................................................28
Hình 1.15 Cấu trúc Diode thác APD .........................................................................30
Hình 1.16 Chip cảm biến hình ảnh CMOS ...............................................................30
Hình 1.17 Bộ tập trung quang CPC ..........................................................................31
Hình 1.18 Quá trình phản xạ tại CPC .......................................................................31
Hình 1.19 Sơ đồ khối của máy thu của hệ thống IM/DD điển hình .........................33
Hình 1.20 Biểu diễn khoảng cách nhỏ nhất ..............................................................36
Hình 1.21 Hệ thống giao thông thông minh sử dụng VLC .......................................37
Hình 2.1 Mô hình tham chiếu cho ITS......................................................................44
Hình 2.2 Kiến trúc truyền thông ITS ........................................................................45
Hình 2.3 .Kịch bản ứng dụng ngoài trời của ITS dựa trên VLC...............................47
Hình 2.4 Kịch bản tích hợp đèn tín hiệu giao thông với ITS ....................................48
Hình 2.5 Kiến trúc hệ thống VLC cho việc quảng bá thông tin trong hệ thống ITS 49
Hình 2.6 (a) Cấu hình hệ thống VLC car-to-car, (b) Sự phản xạ từ mặt đƣờng ( phản
xạ phân tán) ...............................................................................................................52
Hình 3.1 Mô hình LED chiếu sáng đèn đƣờng .........................................................57
Hình 3.2 Cƣờng độ chiếu sáng ..................................................................................59
Hình 3.3 Nguồn phát Lambertian..............................................................................63
Hình 3.4 Mô hình bức xạ: Hàm của m và ............................................................64
Hình 3.5 Mô hình kết nối của 370 HB-LED .............................................................66
Hình 3.6 Mô hình kết nối của 69 Power LED ..........................................................67
Hình 3.7 Phân bố độ sáng ........................................................................................67
Hình 3.8 .a.Vuông; b. Tam giác ................................................................................68

8
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 3.9 (c)Vòng tròn; (d) Ma trận vòng đồng tâm; (e) Vòng tròn đồng tâm với một
LED ở trung tâm .......................................................................................................69
Hình 3.10 .(a). Đặt 370 LED trong 12 vòng tròn đồng tâm với phần trăm chiếm chỗ
gần bằng nhau dọc đƣờng bao. (b) Đặt 370 LED ở 12 vòng tròn đồng tâm với 100%
chiếm chỗ ở một nửa số vòng trong và giảm sự chiếm chỗ ở các vòng ngoài trong
khi giữ nguyên số LED ở các vòng ngoài nhƣ là ở vòng giữa..................................70
Hình 3.11 Mô tả LED và sự chiếu sáng ....................................................................71
Hình 3.12 Mô hình kênh truyền giữa đèn tín hiệu giao thông và phƣơng tiện .........73
Hình 3.13. Độ lợi kênh qua khoảng cách ..................................................................75
Hình 4.1 Mô hình hệ thống ITS đơn giản ứng dụng công nghệ VLC ......................77
Hình 4.2 Phân bố công suất ở phía thu. ....................................................................84
Hình 4.3 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 106bit/s .................................85
Hình 4.4 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 105bit/s .................................85
Hình 4.5 số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 10 4bit/s ......................................86
Hình 4.6 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ 103bit/s ......................................86
Hình 4.7 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ 103bit/s ......................................87
Hình 4.8 Tỷ số SNR theo với hai cặp tọa độ (x,y) khác nhau với tốc độ 105bit/s ....87

9
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỞ ĐẦU
Ngày nay, truyền thông không dây đã trở thành vấn đề cơ bản trong cuộc
sống của chúng ta và chúng ta truyền một lƣợng lớn dữ liệu mỗi ngày. Cách truyền
dữ liệu không dây chủ yếu là bằng các sóng điện từ, đặc biệt là sóng vô tuyến. Tuy
nhiên, các sóng vô tuyến chỉ có băng tần giới hạn do phổ tần bị hạn chế và giao
thoa. Thêm vào đó, phổ tần vô tuyến đã chật chội và khó khăn cho việc tìm kiếm
dung lƣợng vô tuyến để hỗ trợ các ứng dụng truyền thông.

Có một loại truyền thông không dây với tƣơng lai hứa hẹn có thể bổ sung
cho các sóng vô tuyến đó là truyền thông bằng ánh sáng nhìn thấy-VLC. VLC là
một công nghệ truyền thông dữ liệu mà sử dụng các nguồn ánh sáng nhƣ là một
máy phát tín hiệu, không khí nhƣ là môi trƣờng truyền dẫn hay kênh truyền và một
thiết bị nhận tín hiệu. Nói chung máy phát thƣờng là diode phát quang LED trong
khi các thiết bị ở phía thu là bộ tách sóng quang, thƣờng là diode tách sóng. Bằng
cách sử dụng VLC cho các ứng dụng khoảng cách ngắn, chúng ta có thể bổ sung
cho các sóng vô tuyến để đạt đƣợc các tốc độ dữ liệu cao và một băng thông rộng.

Dựa trên sự nghiên cứu chi tiết về nghiên cứu VLC, chúng ta thấy rằng chƣa
có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện phát triển công nghệ này cho việc sử dụng
thƣơng mại hóa. Nhƣng do nghiên cứu về VLC là tƣơng đối mới và còn nhiều khả
năng mở rộng nghiên cứu, đề tài chọn lựa nghiên cứu về công nghệ truyền thông
bằng ánh sáng nhìn thấy.

VLC đƣợc áp dụng cho các ứng dụng trong nhà và các ứng dụng ở ngoài
trời. Hiện nay, giao thông thông minh đang là một hệ thống đƣợc xây dựng và phát
triển nhằm giảm tắc nghẽn và đảm bảo an toàn giao thông. Bởi vì mất an toàn giao
thông một vấn đề đang đƣợc quan tâm trong xã hội vì nó gây ra nhiều hệ lụy
nghiệm trọng. Giao thông thông minh (ITS) là hệ thống giao thông ứng dụng các
công nghệ, trong đó có công nghệ VLC. Công nghệ VLC giúp cho các thành phần
trong hệ thống ITS có thể trao đổi thông tin với nhau ví dụ thông tin giữa các
phƣơng tiện với nhau, thông tin giữa phƣơng tiện tham gia giao thông và các thiết bị

10
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

hạ tầng giao thông nhƣ đèn tín hiệu giao thông. Từ đó, hệ thống ITS ứng dụng công
nghệ VLC có thể đƣợc xem nhƣ là một hệ thống giao thông tiên tiến không những
cung cấp hạ tầng phục vụ cho việc di chuyển của các phƣơng tiện mà còn trao đổi,
dự báo và kiểm soát thông tin giữa các thành phần trong hệ thống. Các thành phần
trong hệ thống có thể hoạt động không bị xung đột với nhau tránh gây ra vấn đề về
tắc nghẽn và vấn đề tai nạn giao thông. Đồng thời, ứng dụng công nghệ VLC cho hệ
thống giao thông thông minh tận dụng dƣợc ƣu điểm của đèn LED cho cả hai việc
chiếu sáng và truyền tin, giúp tận dụng hạ tầng và giảm giá thành cho các hệ thống.
Vì lý do đó, luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu về truyền dẫn thông tin trong dải ánh
sáng nhìn thấy VLC và các ứng dụng trong giao thông thông minh”. Trong luận
văn, mô hình hệ thống VLC ngoài trời ứng dụng cho hệ thống giao thông thông
minh đƣợc đề xuất.

Bố cục của luận văn gồm 4 chƣơng:

- Chƣơng 1: Tổng quan về công nghệ truyền thông bằng ánh sáng nhìn thấy.
- Chƣơng 2: Hệ thống giao thông thông minh ứng dụng công nghệ VLC.
- Chƣơng 3: Mô hình nguồn phát và đặc tính kênh truyền của hệ thống VLC
ứng dụng trong ITS.
- Chƣơng 4: Mô hình mô phỏng và đánh giá kết quả.
Tiếp theo luận văn trình bày kết luận và hƣớng nghiên cứu phát triển tiếp theo.
Do hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Điện tử-Viễn thông,
trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi
xin cám ơn TS.Hà Duyên Trung đã hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.

11
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG BẰNG


ÁNH SÁNG NHÌN THẤY

1.1 Giới thiệu

Truyền thông bằng ánh sáng nhìn –VLC là cái tên đƣợc đƣa ra cho một hệ
thống thông tin không dây mang thông tin bằng cách điều chế trong phổ ánh sáng
nhìn thấy (400-700nm), dải phổ đƣợc sử dụng cho việc chiếu sáng. Các tín hiệu
truyền thông tin đƣợc mã hóa bởi ánh sáng chiếu sáng.

Hình 1.1 Dải phổ ánh sáng nhìn thấy


VLC ngày càng đƣợc quan tâm với việc sử dụng ánh sáng chiếu sáng cho
truyền tin để tiết kiệm năng lƣợng bằng cách sử dụng sự chiếu sáng để mang thông
tin sử dụng hạ tầng chiếu sáng có sẵn. Hơn nữa, công nghệ VLC thân thiện với môi
trƣờng so với công nghệ tần số vô tuyến. Sự phát triển thêm một công nghệ vô
tuyến VLC là kết quả của nhu cầu ngày một lớn của việc kết nối không dây tốc độ
cao.

1.2 Lịch sử phát triển của công nghệ VLC


Nhiều năm trƣớc, chúng ta thấy có nghiên cứu về VLC và ý tƣởng sử dụng
các LED cho cả việc chiếu sáng (illumination) và truyền tin (data communications).

12
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Động lực chính cho công nghệ này bao gồm việc chiếu sáng bằng chất bán dẫn
(solid-state lighting) ngày càng phổ biến, tuổi đời dài hơn của LED có độ sáng cao
so với các nguồn ánh sáng nhân tạo khác nhƣ đèn dây tóc, tốc độ băng thông/dữ liệu
cao, bảo mật dự liệu, an toàn sức khỏe, và tiết kiệm năng lƣợng.

Khái niệm VLC nhƣ là một phƣơng thức truyền thông tin đƣợc ra đời tƣ
những năm 1870 khi Alexander Granham Bell mô tả thành công truyền dẫn của một
tín hiệu âm thanh sử dụng một gƣơng đƣợc tạo ra để dao động bởi âm thanh của
một ngƣời. Mô tả thực tế đầu tiên của VLC, đƣợc gọi là máy phát âm thanh bằng
ánh sáng (photophone), diễn ra vào năm 1880 sử dụng ánh sáng mặt trời nhƣ là một
nguồn sáng. Bell và Tainer thành công trong việc truyền tin một cách rõ ràng qua
khoảng cách khoảng 213 mét trong thí nghiệm máy phát âm thanh bằng ánh sáng.
Tuy nhiên, hệ thống của Bell có một vài nhƣợc điểm nhƣ là nó phụ thuộc vào ánh
sáng mặt trời, một loại ánh sáng bị gián đoạn. Sự phát triển về hiện tƣợng trong
quang điện tử (optoelectronics), cụ thể là các nguồn sáng bán dẫn trong các thập kỉ
qua dẫn đến sự nổi lên một lần nữa của truyền thông tin quang không dây.

Ánh sáng bán dẫn là ánh sáng đƣợc tạo ra bởi sự phát quang điện. Những năm
1990, các LED độ sáng cao với mục đích chiếu sáng nói chung đƣợc giới thiệu. Chỉ
trong vài năm, hiệu quả chiếu sáng của LED đƣợc tăng lên nhanh chóng từ 0.1m/W
tới hơn 230lm/W và với thời gian sống khá cao 100000 giờ. Bây giờ chúng ta có thể
thấy có loại nguồn chiếu sáng mới khác nhƣ OLED (organic LED). OLED có hiệu
quả chiếu sáng tƣơng đối thấp khoảng 100lm/W và thời gian sống khá ngắn so với
LED, do đó hạn chế các ứng dụng cho hiển thị màu sắc khác nhau và chiếu sáng nói
chung ở hiện tại. Trái lại OLED lại là giải pháp thay thế cho chiếu sáng và truyền
tin khu vực lớn.

So với các đèn chiếu sáng cổ điển với hiệu quả chiếu sáng bị giới hạn 52lm/W
và đèn huỳnh sáng đỉnh của LED trắng vƣợt quá 260 lm/W, thấp hơn rất nhiều so
với hiệu quả chiếu sáng dự đoán trong lý thuyết đạt tới 425 lm/W. Trong những
năm tới, có những bằng chứng rõ ràng về việc tăng mức độ của chất lƣợng chiếu

13
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

sáng của LED. Từ quan điểm nhìn môi trƣờng, ánh sáng bán dẫn (solid-state
lighting -SSL) sẽ là một công nghệ cần thiết cho việc tiết kiệm năng lƣợng và bảo
vệ môi trƣờng. Công nghệ sử dụng ánh sáng bán dẫn có ƣu điểm nhƣ sau:

- Tuổi đời thiết bị dài.


- Chịu đƣợc độ ẩm cao.
- Không có thủy ngân.
- Kích thƣớc nhỏ và gọn hơn.
- Hiệu quả biến đổi năng lƣợng cao hơn ( với white LED hiệu quả chiếu sáng
lớn hơn 200lm/W).
- Tiêu thụ năng lƣợng thấp hơn.
- Chuyển mạch nhanh hơn.

Vì lý do này mà LED ánh sáng trắng là các nguồn lý tƣởng chó các ứng dụng
trong tƣơng lai ở cả trong nhà và ngoài trời cho hai mục đích chiếu sáng và truyền
dữ liệu, do đó dẫn đến tiết kiệm năng lƣợng đáng kể trên toàn cầu. Với sự xuất hiện
của LED ánh sáng trắng tạo bởi sự kết hợp của ba màu cơ bản đỏ, xanh lá cây và
xanh da trời, hay bởi cách sử dụng máy phát ánh sáng xanh kết hợp với một huỳnh
quang, các nghiên cứu và sự phát triển của hệ thống VLC trong nhà đƣợc thúc đẩy.
Các nguồn của VLC có công suất đầu ra quang cao và các đặc tính phát lớn để thực
hiện cho việc chiếu sáng. Hơn nữa, các thiết bị này có đáp ứng kênh không dây
riêng biệt, khác so với với truyền tin không dây hồng ngoại.

Đầu tiên, VLC đƣợc bắt đầu ở phòng thí nghiệm Nakagawa ở đại học Kio ở
Nhật năm 2003. Nghiên cứu này tiếp tục đƣợc theo đuổi và phát triển ở trên toàn
thế giới. Bằng cách đóng mạch và ngắt mạch LED ánh sáng trắng phổ lân quang
(phosphorescent white LEDs) nhanh chóng, tốc độ dữ liệu lên tới 40Mbps dễ dàng
đƣợc thực hiện. Sử dụng cùng kỹ thuật khóa đóng mở, tốc độ dữ liệu cao hơn vƣợt
100Mbps có thể đạt đƣợc với LED ánh sáng trắng RGB. Các LED hốc cộng hƣởng
có thể đạt đƣợc tốc độ dữ liệu vƣợt quá 500Mbps. Các LED cộng hƣởng sử dụng
các phản xạ Bragg, hoạt động nhƣ các gƣơng để tăng ánh sáng đƣợc phát. Thêm vào

14
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

đó, nó làm tăng độ trong suốt của phổ so với LED thƣờng, do đó nâng cao khả năng
truyền tin. Khái niệm về VLC đƣợc mô tả ở bảng 1.1 dƣới đây:

Thời Sự kiện
gian
Công bố hệ thống LED truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao trên thiết
2004
bị di động tại Nhật Bản.
Thử nghiệm thực tế hệ thống truyền dẫn VLC tới điện thoại di
2005 động với tốc độ 10 kb/s và vài Mb/s sử dụng đèn huỳnh quang
và LED tại Nhật Bản.
Thực hiện truyền dẫn VLC từ màn hình LCD sử dụng đèn nền
2007
LED tời thiết bị cầm tay, hãng tivi Fuji Nhật Bản.
Hiệp hội VLC (VLCC) tại Nhật Bản đƣa ra hai chuẩn: Tiêu
chuẩn cho hệ thống định danh sử dụng ánh sáng và tiêu chuẩn
2007 cho hệ thống VLC. Hiệp hội công nghệ thông tin và điện tử
Nhật Bản-JEITA đã chấp nhận các tiêu chuẩn này thông qua
hai văn bản JEITA CP-1221 và JAITA CP-1222.
Phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu cho mạng gia đình sử dụng
ánh sáng và tia hồng ngoại để truyền dẫn thông qua dự án
2008
OMEGA của EU. Thực hiện truyền dẫn sử dụng 5 đèn LED
với tốc độ ~100Mb/s.
VLCC đã ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên của họ trong
2009
đó xác định phổ tần số sử dụng VLC.
Phát triển công nghệ VLC cho các thiết bị điện nhƣ TV, PC,
2010
điện thoại di động ở đại học Califinia, USA.
Công bố hệ thống định vị toàn cầu GPS với môi trƣờng trong
2010
nhà ở Nhật Bản.
Truyền dẫn với hệ thống VLC đạt tốc độ 500Mb/s với khoảng
2010
cách 5m, thực hiện bởi Siemen và viện Heinrich Het, Đức.

15
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Phát triển tiêu chuẩn cho các công nghệ sử dụng VLC bởi
2010
IEEE.
Trình diễn hệ thống truyền dẫn VLC-OFDM với tốc độ
2011 124Mb/s, sử dụng LED trắng phủ phosphor, đại học
Edinburgh, Anh.

Bảng 1.1 Lịch sử phát triển của VLC

1.3 Đặc điểm của công nghệ VLC


1.3.1 Dung lƣợng
- Băng thông lớn: Phổ tần của sóng ánh sáng nhìn thấy ƣớc tính lớn gấp
10000 lần so với phổ sóng vô tuyến và hoàn toàn miễn phí khi sử dụng.
- Mật độ dữ liệu: Công nghệ VLC có thể đạt đƣợc mật độ dữ liệu gấp 1000
lần so với WIFI bởi ánh sáng nhìn thấy không xuyên qua vật cản nên chỉ tập
trung trong một không gian, trong khi sóng vô tuyến có xu hƣớng thoát ra
ngoài và gây nhiễu.
- Tốc độ cao: công nghệ VLC có thể đạt đƣợc tốc độ cao nhờ vào nhiễu thấp,
băng thông lớn và cƣờng độ chiếu sáng lớn ở đầu ra.
- Dễ dàng quản lý: việc quản lý trở nên khá dễ dàng do không gian chiếu sáng
giới hạn, là ánh sáng nhìn thấy nên dễ dàng quản lý hơn so với sóng vô
tuyến.

1.3.2 Hiệu năng


- Chi phí thấp: Công nghệ VLC yêu cầu ít thành phần hơn so với công nghệ sử
dụng sóng vô tuyến.
- Sử dụng đèn LED để chiếu sáng có hiệu quả rất cao: tiêu thụ năng lƣợng
thấp, hiệu quả chiếu sáng, giá thành tƣơng đối rẻ và độ bền cao.
- Truyền thông dƣới nƣớc: Việc truyền thông tin dƣới nƣớc đối với sóng vô
tuyến là rất khó khăn, nhƣng đối với công nghệ VLC thì có thể thực hiện việc đó
dễ dàng hơn.

16
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1.3.3 An toàn
- An toàn đối với sức khỏe con ngƣời.
- Việc truyền dẫn bằng sóng ánh sáng không gây nhiễu đối với máy bay, không
gây nhiễu với các máy móc sử dụng trong bệnh viện. Không gây hại với sức
khỏe con ngƣời

1.3.4 Bảo mật


- Vì truyền thông bằng sóng ánh sáng chỉ tập trung ở một khu vực nhất định,
không thể đâm xuyên qua các vật thể nên sẽ rất khó để thu thập hay do thám các
tín hiệu thông tin.
- Không cần các phƣơng pháp bảo mật phức tạp, do là ánh sáng nhìn thấy nên
việc quản lý truyền dẫn thông tin vô cùng dễ dàng.
- Công nghệ VLC rất phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu đƣờng xuống tốc độ cao,
trong khi chỉ cần đƣờng lên với tốc độ thấp nhƣ: download video, audio, duyệt
Web… Qua đó, ta có thể giải quyết đƣợc vấn đề quá tải trong mạng truyền
thông tin không dây.
- Dƣới đây là bảng so sánh các đặc tính của VLC và công nghệ IR và RF.

Đặc tính VLC IRB RFB

Không bị hạn Không bị hạn


Bị điều chỉnh
Băng thông chế, 400nm- chế, 800-
và bị hạn chế
700nm 1600nm

Nhiễu sóng
điện từ và mối Không Không Có
nguy hiểm

LOS Có Có Không

Ngắn tới dài Ngắn tới dài


Khoảng cách Ngắn
(ngoài trời) (ngoài trời)

Bảo mật Tốt Tốt Kém

17
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Phát triển tốt


Đang phát triển cho trong nhà
Tiêu chuẩn (IEEE (IrDa), đang Đã hoàn thiện
802.15.7) phát triển cho
ngoài trời

Chiếu sáng và
Các dịch vụ Truyền tin Truyền tin
truyền tin

Ánh sáng mặt Ánh sáng mặt


Các nguồn trời và ánh trời và ánh Tất cả các thiết
nhiễu sáng xung sáng xung bị điện tử và
quanh khác quanh khác điện

Tiêu thụ công


Tƣơng đối thấp Tƣơng đối thấp Trung bình
suất

Tính di động Bị giới hạn Bị giới hạn Tốt

Khoảng bao
Hẹp và rộng Hẹp và rộng
phủ

Bảng 1.2 So sánh các tham số của VLC, IRB và FRB

1.4 Các ứng dụng của công nghệ VLC


1.4.1 Hàng không
Các hành khách không đƣợc sử dụng sóng vô tuyến ở trong máy bay. Các
ánh sáng dựa trên LED đƣợc sử dụng ở trong khoang của máy bay (hình 1.2) và mỗi
ánh sáng này có thể là máy phát tiềm năng của VLC để cung cấp cả việc chiếu sáng
và các dịch vụ đa phƣơng tiện cho hành khách. Thêm vào đó, nó giảm giá thành và
trọng lƣợng.

18
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.2 VLC ở trong một khoang của máy bay


1.4.2 Chiếu sáng thông minh
Các tòa nhà thông minh yêu cầu các hệ thống chiếu sáng . Chiếu sáng thông
minh với VLC cung cấp hạ tầng cho cả chiếu sáng và truyền thông và sẽ giảm thiểu
đƣợc hệ thống mạch điện và tiêu thụ năng lƣợng cho một công trình xây dựng.

1.4.3 Các môi trƣờng nguy hiểm


Trong các môi trƣờng nhƣ là các nhà máy hóa dầu, các mỏ… sóng vô tuyến
rất nguy hiểm bởi vì hiểm họa cháy nổ, vì thế truyền thông trở nên khó khan. VLC
có thể là một lĩnh vực ƣa thích nhƣ là một công nghệ an toàn và cung cấp chiếu
sáng và truyền thông ở cùng một thời điểm.

1.4.4 Kết nối thiết bị


Bằng cách chỉ ra một ánh sáng nhìn thấy ở thiết bị khác chúng ta có thể có
đƣờng truyền tốc độ dữ liệu rất cao với bảo mật bởi vì chúng ta có thể chiếu một
chum sáng theo một phƣơng thức đƣợc điều chỉnh.

1.4.5 Các phƣơng tiện và giao thông


Các đèn tín hiệu giao thông và nhiều xe ô tô sử dụng các ánh sáng dựa trên
đèn .LED. Các ô tô có thể giao tiếp với nhau để tránh các tai nạn giao thông và các
đèn tín hiệu giao thông cũng có thể giao tiếp với các ô tô để đảm bảo an toàn.

19
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1.4.6 Quân đội và bảo mật


VLC có thể cho phép bảo mật và truyền thông không tốc độ rất cao với các
phƣơng tiện và máy bay.

1.4.7 Thông tin dƣới nƣớc


VLC có thể hỗ trợ các tốc độ dữ liệu cao dƣới nƣớc (hình 1.3), nơi mà các
công nghệ sóng vô tuyến không thể hoạt động. Do đó, truyền thông giữa các thợ lặn
và các phƣơng tiện là có thể.

Hình 1.3 VLC trong truyền thông dƣới nƣớc


1.4.8 Y tế
Ở trong các bệnh viện, có nhiều thiết bị có xu hƣớng gây can nhiễu với các
sóng vô tuyến (hình 1.4), vì vậy sử dụng VLC có nhiều lợi ích trong lĩnh vực này.

Mặt khác, công nghệ này giúp cho các bác sĩ truy cập và cập nhập dữ liệu
của bệnh nhân sử dụng các máy tính bảng ở bên cạnh bệnh nhân thay vì sử dụng
văn bản giấy tờ ở bên cạnh bệnh nhân hoặc ở văn phòng. Ứng dụng khác là một
thiết bị đƣợc sử dụng để điều khiển tình trạng của bệnh nhân và các dữ liệu cần thiết
từ xa.

20
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.4 Các thiết bị y tế nhạy cảm với sóng vô tuyến có thể làm việc với VLC
1.5 Các thành phần trong hệ thống VLC
Một hệ thống VLC bao gồm 3 thành phần chính: Hệ thống phát, kênh truyền
và hệ thống thu. Hình 1.5 mô tả mô hình của một hệ thống VLC.

Ma trận
Điều khiển LED và
Mạch Kênh Bộ tập Bộ tách
làm mờ các thấu Bộ lọc
điều truyền trung sóng
(Dimming kính quang
khiển h(t) quang quang
control) quang
học

Module
truyền tin Bộ
(commun khuếch
ication đại
module)
Dữ liệu Dữ liệu ra
vào

Hình 1.5 Mô hình của một hệ thống VLC


1.5.1 Phía phát

1.5.1.1 Cấu trúc của phía phát


Các thành phần của phía phát của VLC là thiết bị phát bán dẫn ánh sáng
nhìn thấy, nó có thể là LED hoặc Laser bán dẫn, phụ thuộc vào ứng dụng, mạch

21
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

điều chỉnh độ sáng (dimming control) và mạch điều khiển LED (điều chế) (hình
1.6).

Điều chỉnh Mạch điều khiển


LED
độ sáng LED (Điều chế)

Dữ liệu

Hình 1.6 Thành phần phía phát của hệ thống VLC


Cả laser và LED có thể sử dụng cho truyền dữ liệu, nhƣng khi thành phần
phát của VLC phải hoạt động nhƣ là máy phát dữ liệu và nhƣ một thiết bị chiếu
sáng ở cùng một thời điểm thì LED đƣợc sử dụng. Trong các phần sau, LED đƣợc
phân loại và chúng ta sẽ thấy LED ánh sáng trắng đƣợc sử dụng cho chiếu sáng và
cho truyền dẫn dữ liệu.

1.5.1.2 Hoạt động của LED


Khi phân cực thuận cho LED (hình 1.7) sẽ có dòng bơm qua LED làm cho các
điện tử đang ở vùng hóa trị nhảy lên vùng dẫn. Đây là hiện tƣợng đảo mật độ do ở
điều kiện bình thƣờng, nồng độ điện tử ở vùng hóa trị sẽ rất lớn so với nồng độ điện
tử ở vùng dẫn nhƣng khi đƣợc kích thích, các điện tử nhảy mức năng lƣợng làm cho
nồng độ điện tử ở vùng dẫn lớn hơn so với nồng độ điện tử ở vùng hóa trị. Đồng
thời, dƣới tác dụng của điện trƣờng phân cực thuận, các điện tử từ lớp N sẽ đƣợc
khuếch tán sang lớp tích cực và các lỗ trống ở lớp P cũng đƣợc khuếch tán sang lớp
tích cực. Tại đây, các cặp điện tử và lỗ trống sẽ tái hợp (re-combine) và phát xạ ra
photon ánh sáng. Hiện tƣợng phát xạ ở đây chủ yếu là hiện tƣợng phát xạ tự phát.
Hoạt động của LED mô tả nhƣ hình vẽ dƣới đây:

22
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.7 Hoạt động của LED


Cơ chế làm mờ chính xác là trở ngại đối với các đèn dây tóc và đèn phóng điện
qua khí, nhƣng lại thuận lợi với LED cho việc điều chỉnh mức làm mờ (dimming
control). Đó là bởi vì đáp ứng thời gian trong suốt hoạt động chuyển mạch tắt mở
của LED rất ngắn (chỉ vài chục nano giây). Do đó, bằng cách điều chế dòng điều
khiển (driver current) của LED ở một tần số tƣơng đối cao thì có thể chuyển LED ở
trạng thái ON và OFF mà không thể nhận biết bởi mắt ngƣời. Do đó, ánh sáng phát
xạ từ LED ở dạng của một tần số cao lặp lại và một dòng xung công suất trung bình
thấp. Dòng bức xạ trung bình phát ra bởi LED tuyến tính với độ rộng tƣơng đối của
tín hiệu làm mờ (dimming signal). Phụ thuộc vào các ứng dụng và các yêu cầu an
toàn, máy phát có thể là LED hay Laser. Nhƣng ở các ứng dụng cả cho chiếu sáng
và truyền thông nhƣ VLC, ngƣời ta ƣa chuộng sử dụng LED hơn.

1.5.1.3 Phân loại LED


Hệ thống phát sử dụng các đèn LED để truyền tải thông tin với tốc độ lên tới
hàng trăm Mb/s. Có rất nhiều loại LED đƣợc sử dụng để chế tạo ra ánh sáng trắng
bao gồm LED đơn màu phủ phosphor (Phosphor based-LED) hoặc LED RGB
(Red-Green-Blue) (hình 1.8). Với LED RGB, mỗi một màu ta có thể sử dụng để

23
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

truyền một kênh dữ liệu riêng biệt. Loại thứ nhất sử dụng một chip bán dẫn xanh
(blue) và sau đó phủ thêm một lớp phosphor bên ngoài hay còn gọi là LED màu
trắng đơn chip. Khi dòng điện đƣợc cung cấp cho chip LED màu xanh, chip này sẽ
phát ra ánh sáng xanh, phosphor sau đó đƣợc kích thích bởi màu xanh và sẽ phát ra
huỳnh quang màu vàng. Sự kết hợp của hai loại màu này cho ra ánh sáng trắng.
Loại thứ hai là LED cấu tạo với ba chip màu riêng biệt R (~625nm), G(~525nm),
B(~470nm), (Red Green Blue). Sau đó ba màu này trộn lại với nhau để tạo ra ánh
sáng trắng.

LED đơn chip phủ phosphor có giá thành rẻ hơn, mạch điều khiển ít phức tạp
hơn tuy nhiên lại bị hạn chế, thêm nữa, lớp phosphor chỉ phát xạ ánh sáng sau khi
chip màu xanh phát xạ, do vậy tốc độ đáp ứng của LED đơn chip thấp hơn so với
LED RGB. Nhƣ chúng ta thấy ở hình 1.8 (a) ta thấy LED đơn chip có hạn chế về
băng thông do vậy ta có thể khắc phục bằng cách sử dụng bộ lọc (blue filter) ở phía
thu trƣớc khi ánh sáng đƣợc đƣa đến photodiode. Còn ở hình 1.8(b), LED RGB có
thể cung cấp 3 kênh truyền dẫn riêng, mỗi kênh ứng với một chip LED, thích hợp
cho hệ thống WDM, nhƣng một vấn đề cần phải đảm bảo sự cân bằng màu sáng của
ánh sáng không bị thay đổi khi truyền dẫn VLC.

Hình 1.8 Phân loại LED


Với mục đích sử dụng cả cho chiếu sáng nên LED đơn màu đƣợc ƣu tiên lựa
chọn bởi giá thành rẻ và hiệu quả chiếu sáng cao.

24
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.9. Hai cách tạo ra ánh sáng trắng từ LED


Do LED đƣợc sử dụng vừa chiếu sáng vừa truyền thông nên ta cần phải xác
định hai đại lƣợng đó là cƣờng độ chiếu sáng và công suất quang truyền đi. Cƣờng
độ chiếu sáng đƣợc dùng để thể hiện độ sáng của một bóng đèn LED còn công suất
quang truyền dẫn chỉ ra tổng năng lƣợng phát xạ từ LED.

Cƣờng độ chiếu sáng đƣợc tính bằng quang thông qua mỗi góc khối theo
(1.1):

(1.1)

Trong đó là quang thông và là góc không gian, có thể đƣợc tính từ theo
công thức (1.2):

(1.2)

Trong đó: là đƣờng cong độ sáng tiêu chuẩn, là độ sáng tối đa vào khoảng
~680lm/W tại bƣớc sóng 555nm.

Công suất quang truyền đi đƣợc tính theo công thức (1.3):

25
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

(1.3)

Với và đƣợc xác định dựa vào đƣờng cong độ nhạy của diode tách
quang.

Cƣờng độ phổ phát xạ tƣơng đối của LED đơn chip và LED RGB đƣợc mô tả ở
hình 1.10.

Hình 1.10.Cƣờng độ phổ phát xạ của (a) LED đơn chip, (b) LED RGB
Chú ý Lumen (ký hiệu là lm) là đơn vị SI dùng để đo tổng lƣợng quang
thông bức xạ từ nguồn sáng phát ra. Tuy nhiên quang thông khác với công suất,
quang thông phản ánh sự thay đổi độ nhạy ở mắt ngƣời đối với các bƣớc sóng khác
nhau trong khi đó công suất quang cho ta thấy toàn bộ năng lƣợng của ánh sáng
đƣợc bức xạ ra dù cho mắt có cảm nhận đƣợc hay không.
1.5.2 Kênh truyền
Kênh truyền quang của hệ thống VLC bao gồm ánh sáng tầm nhìn thẳng
(LOS) và một số thành phần không nhìn thẳng (Non-LOS) tƣơng ứng với các
đƣờng từ nguồn sáng đến phía thu và các thành phần đƣợc tạo ra bởi các phản xạ
của tƣờng hay của các thiết bị trong phòng với ứng dụng trong nhà. Mô hình LOS
và phân tán đƣợc mô tả nhƣ hình vẽ 1.11 và 1.12.

26
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.11 Mô hình kênh truyền LOS


Trong luận văn sử dụng mô hình kênh truyền LOS vì sử dụng cho ứng dụng
ngoài trời, lý do sẽ đƣợc phân tích ở phần sau.

Ngoài ra, kênh truyền VLC bị ảnh hƣởng bởi các nguồn sáng bên ngoài. Các
nhiễu do nguồn sáng bên ngoài này có thể gây ra bởi các nguồn sáng khác nhƣ các
ánh sáng đèn, các đèn huỳnh quang và ánh sáng mặt trời. Với các ứng dụng ngoài
trời, kênh truyền VLC còn có thể chịu tác động của yếu tố thời tiết.

Hình 1.12 Mô hình kênh truyền phân tán


1.5.3 Phía thu
Phía thu của VLC (hình 1.13) bao gồm bộ tập trung quang, bộ lọc quang, bộ
chuyển đổi quang điện, mạch khuếch đại và bộ giải điều chế.

27
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Dƣ liệu vào Bộ tập Bộ chuyển


Bộ lọc Khuếch Giải điều Dữ liệu ra
trung đổi quang
quang đại chế
quang điện

Hình 1.13 Thành phần thu của hệ thống VLC


Các thành phần chính của diode tách sóng quang là một loại của bộ tách sóng
quang có thể chuyển đổi ánh sáng trong một dòng photon. Với VLC, diode tách
sóng silic đƣợc sử dụng, chúng hoạt động ở dải bƣớc sóng 190-1100nm, vì thế có
đáp ứng (responsivity) tốt ở khu vực bƣớc sóng nhìn thấy 380-780nm. Cả diode
tách sóng quang PIN và diode tách sóng quang APD có thể đƣợc sử dụng, nhƣng
với các ứng dụng thông thƣờng sử dụng PIN là đủ. PIN không có độ lợi cao nhƣ
APD nhƣng rẻ hơn, đƣa ra diện tích miền hoạt tính lớn hơn và nó rất thuận lợi cho
các kịch bản nhiễu cao. Để tách tín hiệu lớn nhất (về mặt công suất) một diện tích
miền hoạt tính lớn cần đƣợc yêu cầu, nhƣng tăng diện tích này thì bộ tách sóng
giảm băng thông. Khi các yêu cầu băng thông VLC tƣơng đối thấp, diện tích miền
hoạt tính lớn có thể đƣợc sử dụng.

1.5.3.1 Diode tách quang

Hai loại Diode tách quang đƣợc sử dụng đó là Diode tách quang PIN (hình
1.14) và Diode tách quang thác APD (hình 1.15).

Hình 1.14 Cấu trúc Diode PIN

28
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Để có thể hoạt động đƣợc với các bƣớc sóng dài mà tại đó ánh sáng thâm
nhập sâu hơn vào vật liệu bán dẫn thì miền nghèo rộng là rất cần thiết. Muốn vậy
vật liệu loại n đƣợc pha trộn ít và đƣợc xem nhƣ bán dẫn thuần (i). Loại bán dẫn pha
trộn cao để tạo ra điện trở tiếp xúc thấp (n + và p+ ). Diode PIN đƣợc định thiên
nghịch. Ánh sáng đi vào từ phía p, mỗi photon ánh sáng có năng lƣợng lớn hơn
hoặc bằng năng lƣợng dải cấm của bán dẫn và kích thích điện tử từ dải hóa trị
vƣợt qua dải cấm đi tới dải dẫn. Quá trình này để lại trong dải hóa trị một lỗ trống
do đó hình thành các cặp điện tử-lỗ trống. Trong lớp nghèo, dƣới tác động của điện
trƣờng ngoài, các cặp điện tử-lỗ trống này đƣợc tách ra, điện tử trôi về phía n và các
lỗ trống trôi về phía p. Chúng đi ra mạch ngoài tạo thành dòng điện và đƣợc gọi là
dòng tách quang .

(1.4)

Trong đó: là điện tích của điện tử.


là hệ số phản xạ Fresnel tại tiếp giáp bán dẫn – không khí.
là độ rộng của miền hấp thụ
là công suất của ánh sáng tới.
Diode tách quang thác APD có nguyên tắc hoạt động tƣơng tự nhƣng các cặp
điện tử-lỗ trống sẽ đƣợc qua một miền điện trƣờng và đƣợc gia tốc, va đập mạnh
vào các nguyên tử của bán dẫn và tạo ra các cặp điện tử -lỗ trống thứ cấp thông qua
quá trình ion hóa do va chạm. Các hạt tải điện thứ cấp qua miền điện trƣờng lại tiếp
tục đƣợc gia tốc và tạo ra các cặp điện tử-lỗ trống mới gây ra hiệu ứng thác (hiệu
ứng nhân).
Trong VLC thƣờng sử dụng Diode Pin và APD silicon với độ nhạy quang từ
190nm đến 1000nm, phù hợp với khoảng bƣớc sóng của VLC.

29
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 1.15 Cấu trúc Diode thác APD


1.5.3.2 Chip cảm biến hình ảnh (Image Sensor – IS)

Chip cảm biến hình ảnh sử dụng trong VLC là loại chip cảm biến điểm ảnh
chủ động (Active Pixel Sensor) hay còn đƣợc gọi là CMOS (hình 1.16), loại chip
này đƣợc sử dụng rất rộng rãi, tích hợp trong các smart phone, máy ảnh. Cấu tạo
của chip cảm biến hình ảnh CMOS chứa một bảng các cảm biến điểm ảnh (pixel).
Ánh sáng chiếu qua ống kính sẽ đƣợc lƣu lại tại các điểm ảnh.

Hình 1.16 Chip cảm biến hình ảnh CMOS

Mỗi điểm ảnh lại có một mạch tích hợp chứa diode tách sóng quang, bộ
khuếch đại và một số các chi tiết khác. Cƣờng độ ánh sáng sau đó sẽ đƣợc chuyển
thành tín hiệu điện và đƣợc giải điều chế.

30
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ƣu điểm của chip cảm biến hình ảnh là nếu có nhiều nguồn sáng khác nhau
cùng gửi dữ liệu đồng thời, chip cảm biến sẽ nhận và giải điều chế tất cả mà không
hề có nhiễu.

1.5.3.3 Bộ tập trung quang

Tác dụng của bộ tập trung quang là tập trung ánh sáng vào máy thu. Bộ tập
trung quang thƣờng đƣợc sử dụng trong VLC là bộ tập trung quang CPC
(Compound Parabolic Concentrator).

Hình 1.17 Bộ tập trung quang CPC

Cấu tạo của bộ tập trung quang CPC nhƣ hình 1.17, gồm có hai gƣơng
parabol (AD và BC).
Góc là góc chấp nhận, nếu tia sáng tới có góc tới nhỏ hơn , nó sẽ đƣợc
phản xạ tới AB, nếu góc tới lớn hơn , tia sáng sẽ bị phản xạ ra ngoài.

.
Hình 1.18 Quá trình phản xạ tại CPC

Xét một ví dụ với ba tia sáng tới bộ tập trung CPC là nhƣ mô tả ở
hình 1.18.

31
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tia có góc tới sẽ đƣợc phản xạ tới AB, tia có góc tới sẽ
bị phản xạ ra ngoài. Đối với bộ tập trung quang CPC 3 chiều, tỉ số tập trung tối đa C
đƣợc tính theo công thức:

(1.5)

Bộ tập trung quang đƣợc sử dụng để bù đáp cho sự suy giảm trong không
gian lớn vì chùm sáng phân kỳ từ các LED chiếu tới diện tích lớn

1.5.3.4 Bộ lọc quang

Dùng để loại bỏ các ánh sáng từ nguồn bên ngoài (ánh sáng mặt trời, ánh
sáng đèn) cũng nhƣ ánh sáng khác gây nhiễu. Ngoài ra, tín hiệu sẽ đƣợc qua các bộ
khuếch đại trƣớc khi đƣợc giải điều chế (hình 1.18).
Hệ thống VLC nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và các nguồn chiếu sáng
khác, vì thế bộ lọc quang là rất quan trọng trong việc nhận tín hiệu ở một dải bƣớc
sóng nào đấy và loại bỏ các thành phần nhiễu không mong muốn.

1.5.4 Điều chế trong VLC

1.5.4.1 Giới thiệu


Để truyền dữ liệu qua các LED cần phải điều chế thông tin vào trong tín hiệu
sóng mang. Chuẩn IEEE802.15.7 cho VLC bao trùm cả tầng vật lý (PHY) và tầng
điều khiển truy nhập môi trƣờng (MAC), nhƣng chúng ta sẽ tập trung vào tầng vật
lý. Tầng vật lý đƣợc chia thành ba loại: PHY I, PHY II và PHY III. Mỗi tầng vật lý
chứa các phƣơng thức điều chế khác nhau.

- PHY I: Định nghĩa cho một nguồn sáng đơn ở ngoài trời với các ứng dụng
tốc độ dữ liệu thấp. Nó hoạt động từ 11.6 đến 266 Kb/s và hỗ trợ OOK và
VPPM.
- PHY II: Định nghĩa cho một nguồn sáng đơn đƣợc thiết kế cho các ứng dụng
trong nhà với tốc độ dữ từ 1.25 đến 96 Mb/s và hỗ trợ OOK và VPPM.

32
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

- PHY III: Nó sử dụng nhiều nguồn quang với các tần số khác nhau ( hay các
màu khác nhau) và hoạt động từ 12 đến 96 Mb/s. Cơ chế điều chế là CSK.

1.5.4.2 Cơ chế điều chế khóa đóng mở (OOK).


Kỹ thuật điều chế quá đóng mở là dạng đơn giản nhất của kỹ thuật điều chế
dịch biên độ mà biểu diễn tín hiệu dữ liệu nhƣ là sự xuất hiện và sự vắng mặt của
một sóng mang. Trong dạng đơn giản nhất của nó, sự xuất hiện của sóng mang cho
một khoảng cụ thể biểu diễn bit 1, trong khi sự vắng mặt của cùng khoảng nhƣ vậy
biểu diễn bit 0. Một vài cơ chế phức tạp thay đổi các khoảng để truyền thêm thông
tin. OOK tƣơng tự nhƣ mã đƣờng truyền đơn cực.

Sơ đồ khối của một hệ thống thu điển hình thực hiện IM/DD đƣợc biểu diễn ở
hình 1.10:

Pt

NRZ-
Nhiễu môi OOK
trƣờng xung
Chuỗi
quanh Tb
dữ
(Ambient
liệu Dữ
Noise)
đầu liệu
vào đầu
Máy Kênh Bộ Bộ lọc ra
Bộ điều Bộ tách
phát truyền khuếch HPF thích
chế sóng
quang h(t) đại nghi

Tb

Hình 1.19 Sơ đồ khối của máy thu của hệ thống IM/DD điển hình
Các bit thông tin là đầu vào của bộ điều chế (NRZ hay Manchester) ở tốc độ
bit Rb bit trên giây (bps). Dạng xung đƣợc tạo ra bởi bộ điều chế cho mỗi bit đi đến
bộ phát quang. Tín hiệu quang đƣợc điều chế cƣờng độ đi qua kênh truyền đa
đƣờng phân tán theo thời gian cái biểu thị đầy đủ đặc tính bằng đáp ứng xung hc t

Tín hiệu quang tới đƣợc biến đổi thành tín hiệu điện ở photodiode, sử dụng tách
sóng trực tiếp.

33
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Các tín hiệu điện nhận bao gồm một bản sao bị méo của tín hiệu điện phát,
nhiễu nổ (shot noise) nsh t cũng nhƣ là nhiễu ánh sáng huỳnh quang tuần hoàn

nfl t . Bộ lọc thông cao ở phía thu, sau đó là photodiode, đƣợc mô hình nhƣ là một
bộ lọc RC bậc một với tần số cắt f0 . Lọc thích ứng sử dụng một bộ lọc (integrate
and dump filter) đƣợc giả thiết cho tất cả các cơ chế điều chế. Với sự vắng mặt của
ánh sáng huỳnh quang và nhiễu liên ký tự (ISI), điều này tƣơng ứng với máy thu
đƣợc tối ƣu

Đỉnh biên độ của xung nhận đƣợc là A, và tỷ lệ trực tiếp với công suất
quang. Giả sử:

(1.5)
A 2 R. Ps

Trong đó: R là hệ số đáp ứng của photodiode, Ps là công suất quang nhận đƣợc
trung bình.

Hàm mật độ xác suất (PSD) của Gaussian shot noise nsh t đƣợc ký hiệu là

N 0 PSD của nsh t phụ thuộc vào dòng điện quang một chiều đƣợc tạo ra:

(1.6)
N0 2q (I B i b )

Trong đó: I B là dòng photodiode một chiều đƣợc tạo ra bởi ánh sáng bên ngoài cố

định; ib là mức trung bình của nhiễu ánh sáng huỳnh quang và q là điện tích của
electron.

Dạng tín hiệu đƣợc truyền có thể đƣợc mô tả nhƣ một dãy số vô hạn của các
mô hình trễ thời gian của dạng xung cơ bản p(t) :

(1.7)
S(t) a k p t kTb
k

34
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trong đó: p(t) là xung vuông có độ rộng xung Tb 1 Rb ; ak là biên độ mang thông
tin

Nếu tín hiệu là Manchester, p(t) là xung thay thế của cùng độ rộng với sự
chuyển tiếp ở giữa các bit. Bỏ qua các thành phần nhiễu, xung tín hiệu nhận r t ở

đàu vào bộ lọc thích ứng là:

(1.8)
r (t ) h F t p (t )

Trong đó: hF t là đáp ứng xung của bộ lọc thông cao và * là tich chập

Tỷ số lỗi bit BER cho cơ chế điều chế OOK

Máy phát OOK phát ra một xung vuông có độ rộng 1 Rb và có cƣờng độ 2 P


(peak power –công suất đỉnh) biểu thị bit 1, và không có xung để biểu diễn bit 0.
Băng thông yêu cầu bởi OOK là gần Rb . BER đƣợc cho trƣớc trong điều kiện
khoảng cách nhỏ nhất. Với loại máy thu này, máy thu chọn một tín hiệu từ tập tín
hiệu đã biết xem cái nào gần nhất với tín hiệu nhận. Bởi vì máy thu quan sát các tín
hiệu có thể gần nhất với tín hiệu nhận đƣợc. Do đó, nó có thể ít tạo ra lỗi nhờ nhiễu.
Một phép đo quan trọng của việc chống nhiễu của một tập tín hiệu cho trƣớc là
khoảng cách nhỏ nhất giữa các tín hiệu:

(1.9)
d min min i j xi xj

2 (1.10)
d min min xi t xj t dt
i j

Trong đó: d min là khoảng cách nhỏ nhất euclidean

Hình 1.20 biểu diễn hình học của khoảng cách euclidean nhỏ nhất giữa hai tín hiệu.

35
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

dmin

. .
0
-Eb Eb

Hình 1.20 Biểu diễn khoảng cách nhỏ nhất


Với trƣờng hợp OOK, khoảng cách nhỏ nhất về mặt năng lƣợng trên bit đƣợc biểu
diễn:

(1.11)
d 2ook 2 Eb

Trong đó: E b là khoảng cách năng lƣợng trên bit. BER đƣợc cho trƣớc về mặt
khoảng cách là:

d min (1.12)
BER Q
2 N0

Và BER của hệ thống OOK là:

Eb 2R2 PS2Tb (1.13)


BER OOK Q Q
N0 N0

Trong đó: R là đáp ứng của bộ tách sóng quang, Ps là công suất quang trung bình,

Tb là khoảng bit. Nhƣ vậy, về mặt hàm lỗi bù (error function) nó đƣợc đƣa ra nhƣ
sau:

Eb 2R2 PS2Tb (1.14)


BER OOK Q Q
N0 N0

Công suất yêu cầu bởi OOK để đạt đƣợc một BER cho trƣớc là:

1 N0 Rb 1 (1.15)
POOK Q (BER)
R 2

36
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Với bất kì cơ chế điều chế khác, để đạt đƣợc cùng xác suất lỗi, công suất
đƣợc yêu cầu gần đúng là:

d (1.16)
Preq OOK
P OOK
dmin

1.6 Ứng dụng của VLC trong hệ thống giao thông thông minh
Hàng năm, tắc đƣờng và tai nạn giao thông đang trở thành vấn đề lớn trong xã
hội. Vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc nếu có một hệ thống giao thông
tiên tiến có khả năng thông báo các thông tin giao thông, dự báo các thông tin giao
thông và kiểm soát các thông tin đó. Hiện nay, hệ thống giao thông thông minh
(ITS) đang nổi lên giải quyết các vấn đề về tăng độ an toàn khi tham gia giao thông
và giảm số lƣợng tai nạn giao thông cũng nhƣ tăng hiệu quả của đèn tín hiệu giao
thông (hình 1.21).

Trong hệ thống ITS, công nghệ VLC hiện đang đƣợc đề xuất nhƣ là một
phƣơng tiện cung cấp việc truyền tin giữa các phƣơng tiện và thiết lập kết nối giữa
các phƣơng tiện với hệ thống hạ tầng giao thông nhƣ là đèn tín hiệu giao thông và
bảng báo hiệu. Hệ thống này cung cấp các kết nối không dây ở khoảng cách từ ngắn
đến trung bình một chiều hay hai chiều. Hệ thống này sử dụng đèn pha và đèn sau
của các ô tô nhƣ là máy phát, và camera và bộ thu nhƣ là máy thu. Các đèn giao
thông là một phần của máy phát ở trong phạm vi này.

Hình 1.21 Hệ thống giao thông thông minh sử dụng VLC

37
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Vì lý do đó luận văn tập trung nghiên cứu về hệ thống VLC và ứng dụng của
hệ thống VLC trong hệ thống giao thông thông minh.

1.7 Kết luận chƣơng


Chƣơng 1 đã trình bày khái quát về hệ thống truyền thông bằng ánh sáng nhìn
thấy với các đặc điểm quan trọng, các thành phần cụ thể và ứng dụng của công nghệ
này. Đồng thời chƣơng đầu cũng đã phân tích và giải thích động lực triển khai hệ
thống VLC và đƣa ra lý do nghiên cứu ứng dụng của VLC trong hệ thống giao
thông thông minh

38
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƢƠNG 2 - HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH ỨNG DỤNG


CÔNG NGHỆ VLC

2.1 Giới thiệu


Ở chƣơng 1 đã phân tích về các thành phần cơ bản trong hệ thống VLC,
đồng thời chứng minh tầm quan trọng của ứng dụng VLC trong hệ thống giao thông
thông minh. Chƣơng 2 đƣa ra khái niệm cơ bản về hệ thống và kiến trúc của giao
thông thông minh và ích lợi của việc sử dụng các hệ thống VLC nhƣ là các mạng
truy nhập và làm thế nào để hệ thống VLC có thể tích hợp đƣợc vào trong kiến trúc
hạ tầng của ITS. Kiến trúc hệ thống cho quảng bá thông tin đƣợc thảo luận làm nổi
bật các khác biệt quan trọng và sự vƣợt trội so với các giải pháp tần số vô tuyến phổ
biến nhất.

2.1 Giới thiệu hệ thống giao thông thông minh (ITS)


2.1.1 Sự cần thiết của hệ thống giao thông thông minh
Với tăng lên về dân số ở các khu vực thành phố và sự tăng lên đáng kể của số
lƣợng ô tô, các phƣơng tiên ngày càng trở nên hỗn loạn. Vấn đề của tắc nghẽn
không chỉ ảnh hƣởng đến cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân mà còn có ảnh hƣởng
lớn đến các hoạt động kinh tế và kinh doanh. Vấn đề đó làm giảm thu nhập, ảnh
hƣởng đến sự phát triển cơ bản của các thành phố trên thế giới. Vì thế hệ thống
giao thông thông minh đƣợc nghiên cứu nhƣ là các giải pháp trong tƣơng lai.

2.1.2 Đặc tính quan trọng của hệ thống giao thông thông minh

2.1.2.1 Tính toán tự động


Tính toán tự động là một yêu cầu quan trọng của ITS. Hệ thông giao thông
trong tƣơng lai yêu cầu phải tính toán tự động, phân tích các thông tin và hoạt động
đầu vào, bắt đầu các hoạt động phối hợp để nâng cao chất lƣợng của hệ thống. Nhu
cầu cho tính linh động và tự do lựa chọn là một khía cạnh quan trọng khác về phía
ngƣời sử dụng. Việc thiếu tính linh động trong các hệ thống giao thông giới hạn
tiềm năng của ngƣời sử dụng ở đó liên quan đến các dịch vụ cá nhân. ITS nên mở ra

39
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

sự linh động, các phƣơng án khác nhau và các sự lựa chọn điều khiển, cũng nhƣ là
các dịch vụ cá nhân. Khi các hệ thống giao thông đặc biệt phụ thuộc vào các topo
mạng và các đặc điểm khác, các hệ thống thông minh trở nên cần thiết. Các công
nghệ truyền thông mới, bao gồm di động, không dây và các mạng ad-hoc cải thiện
các hạ tầng một cách đáng kể, giúp chúng trở thành một phần tích cực và có tính
tƣơng tác của hệ thống.

2.1.2.2 Kiến trúc phân tán


Kiến trúc phân tán giải thích cho bất đồng bộ, các thuật toán điều khiển, các
thành phần tự động quản lý và phối hợp, một trong những lĩnh vực nghiên cứu
chính của ITS hiện nay. Có một vài yêu cầu cần phải đƣợc thỏa mãn từ trung tâm
ngƣời sử dụng tới các chức năng dựa trên dịch vụ, làm cho hệ thống giao thông
thông minh trở nên phức tạp và không đồng nhất. Những nghiên cứu gần đây xem
xét việc hệ thống ITS phải tìm kiếm các thuật toán phân tán sử dụng thông tin bên
ngoài từ các nguồn khác nhau, làm cho sự sử dụng khả năng không đồng bộ và song
song của các thực thể.

ITS bao gồm một dải rộng các công nghệ điện tử, điều khiển và thông tin có
dây và không dây. Khi tích hợp vào các hạ tầng các hệ thống và trong bản thân các
phƣơng tiện, các công nghệ này giúp cho việc giám sát, điều khiển luồng phƣơng
tiện, giảm tắc nghẽn, cung cấp các đƣờng thay thế cho ngƣời di chuyển, tăng năng
suất và tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Dựa trên công nghệ không dây khoảng cách
ngắn, các phƣơng tiện có thể trao đổi thông tin với các trạm thu phát đặt cố định bên
đƣờng (RSUs) một cách tự động. Tuy nhiên, với tiến bộ của các hệ thống không
dây khoảng cách dài, các phƣơng tiện có thể giao tiếp với nhau.

2.2 Truyền thông trong mạng lƣới các phƣơng tiện


Một trong các yếu tố quan trọng trong thành công của công nghệ là các loại hình
ứng dụng khác nhau và chất lƣợng dịch vụ đƣợc ra. Một loạt dịch vụ mới đƣợc đƣa
ra trong hệ thống mạng lƣới các phƣơng tiện nhƣ quảng bá có định hƣớng ƣu tiên
của việc cảnh báo phƣơng tiện, định tuyến các phƣơng tiện với nhau. Các ứng dụng

40
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

liên quan đến phƣơng tiện mới sẽ đƣa ra các yêu cầu dịch vụ mới cho hệ thống hạ
tầng mạng Internet nhƣ đánh địa chỉ đại lý đối lập với đánh địa chỉ IP truyền thống,
hỗ trợ dịch vụ chỉ dẫn, tìm kiếm dịch vụ, điều khiển nguồn tài nguyên di động, và
quản lý tính di động nhƣ ở bảng 2.1. [4].

Có nhiều ứng dụng và dịch vụ an toàn giao thông mức độ ƣu tiên cao của hệ
thống VLC trong mạng lƣới các phƣơng tiện. Tất cả chúng giúp cho ngƣời lái đƣa
ra quyết định an toàn trong giao thông tuân theo các luật lệ giao thông. Các ứng
dụng cảnh báo tốc độ rẽ và tín hiệu đèn giao thông cảnh báo va chạm cho phép các
hạ tầng truyền tới các phƣơng tiện, các trạng thái đèn giao thông và sự uốn cong của
đƣờng tƣơng ứng

Các dịch vụ Mô tả và các ứng dụng/ Các dịch vụ quan trọng


mạng
quảng bá đơn Các ứng dụng đƣợc yêu cầu bởi đèn tín hiệu giao thông
hop (I2V single cảnh báo tránh nhau và cảnh báo tốc độ rẽ. Kết hợp với
hop V2I, nó có thể cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng hỗ trợ
broadcasting) rẽ trái và hỗ trợ dịch chuyển tín hiệu dừng lại ở đó việc
trao đổi thông tin hai chiều giữa các phƣơng tiện và các
node mạng đƣợc yêu cầu
Quangr bá một Trong việc thu nhận thông tin, node hạ tầng xử lý qua
hop bất kỳ (V2I mạng xƣơng sống. Dịch vụ mạng này, cùng với các dịch
one-hop vụ quảng bá I2V, có thể kết hợp với chuyển tiếp nhiều hop
anycasting) giữa các phƣơng tiện. Sự kết hợp tối đa sự sử dụng của hạ
tầng mạng và các phƣơng tiện xƣơng sống nhƣ là các rơle
và cơ hội để đến mỗi node.
Chuyển tiếp Trong trƣờng hợp này mỗi phƣơng tiện hoạt động nhƣ một
giữa các phƣơng rơle và chuyển tiếp các gói dữ liệu theo một tập luật để
tiện (Multihop ngăn cản các việc quảng bá thông tin không cần thiết. Dịch
Inter-vehicle vụ mạng này tối đa khả năng thông tin đƣợc khuếch tán

41
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Forwarding) nhanh chóng và tin cậy giữa một số lƣợng lớn các phƣơng
tiện. Do đó, nó phù hợp cung cấp các dịch vụ cho các ứng
dụng truyền bá thông tin khẩn cấp nhƣ là kết hợp cảnh báo
va chạm, cảm biến trƣớc khi va chạm...
Quảng bá giữa Dịch vụ này cũng hoạt động trong lĩnh vực V2V, nhƣng
các hàng xóm qua hop đơn lẻ. Mỗi thông tin quảng bá phƣơng tiện từ tất
(Limited cả các máy phát của nó tới các phƣơng tiện bên cạnh của
Neighbor nó. Nhƣng sự truyền bá thông tin bị giới hạn bởi một hop,
Broadcasting) và các phƣơng tiện hàng xóm không chuyển tiếp thông tin
mà chúng nhận đƣợc. Do đó các dịch vụ mạng chỉ cung
cấp các phƣơng tiện với thông tin trong vùng lân cận.,
bằng cách giới hạn sự mở rộng của sự quảng bá. Do đó, nó
cung cấp dịch vụ tới các ứng dụng cần thông tin tuần hoàn
và cục bộ. Ví dụ, ứng dụng cảnh báo thay đổi yêu cầu các
dịch vụ mạng bởi vì các phƣơng tiện ngay lập tức cần biết
về các vị trí của các phƣơng tiện lân cận khi có thay đổi
làn đƣờng, nhƣng không cần biết thông tin của các phƣơng
tiện ở xa.
Quảng bá từ Dịch vụ mạng unicast từ phƣơng tiện đến hạ tầng xảy ra ở
phƣơng tiện tới mạng V2I và I2V với viễn cảnh cung cấp đƣờng lên và
hạ tầng đƣờng xuống cho các ứng dụng Internet phƣơng tiện tƣơng
(Vehicle- ứng. Dịch vụ này hoạt động qua các single hop và multiple
to/from hop tới node mạng cổng hạ tầng. Bằng cách sử dụng các
Infrastructure giao thức định tuyến, các phƣơng tiện đầu tiên tìm đƣờng
Unicasting) đi tới các node mạng hạ tầng và sau đó truyền dẫn tới
gateway mà ở đó có thể sử dụng các phƣơng tiện khác nhƣ
là các rơle. Dịch vụ này yêu cầu các giao thức định tuyến
để tìm đƣờng đi, và các dịch vụ khác tìm đƣờng tới
phƣơng tiện và các node mạng qua truyền dẫn single hop

42
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

và quảng bá multiple hop.


Bảng 2.1 Các dịch vụ của ITS
2.3 Kiến trúc của ITS và các phƣơng tiện truyền thông
ITS có một ảnh hƣởng lớn lên sự di chuyển của con ngƣời và hàng hóa. Hệ
thống ITS sử dụng một số công nghệ trong quá trình phát triển. Sự tích hợp của
công nghệ thông tin và truyền thông với hạ tầng đƣờng xá và phƣơng tiện tạo ra
một hệ thống tích hợp giúp cho phát triển an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả
giao thông, thời gian di chuyển và giảm tắc nghẽn, tạo ra cảm giác hài lòng khi điều
khiển phƣơng tiện. Kết nối các hệ thống kết hợp với các dịch vụ đầu cuối, ITS cho
phép sự tích hợp của thông tin giao thông cập nhật vào các quá trình thƣơng mại
của hệ thống IT. Mô hình mạng tham chiếu ITS gắn chặt với các kết nối cụ thể giữa
các hệ thống giao thông hệ thống con với nhà cung cấp dịch vụ thông tin
(Information Service Provider-ISP) của hệ thống con và một hệ thống phƣơng tiện
con (vehicle subsystem-VS). Miêu tả ngắn gọn về kiến trúc của hệ thống ITS đƣợc
trình bày dƣới đây.

2.3.1 Kiến trúc ITS


Tổ chức tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu (ETSI) đã đƣa ra sự phát triển quan
trọng cho kiến trúc ISO TC 204 ITS nhƣ ở hình vẽ 2.1. Mô hình kiến trúc cho ITS
đƣợc phân chia thành các tầng: tầng truy nhập, tầng mạng và vận chuyển, tầng thiết
bị (facility layer),tầng ứng dụng nhƣ hình vẽ 2.1.

Tóm lại, kiến trúc cụ thể các kiến trúc giao thức tham chiếu của các hệ thống
ITS. ITS biểu diễn một thành phần nói chung cho hạ tầng truyền thông giữa các
phƣơng tiện và các đƣờng phố. Kiến trúc giao thức tham chiếu về cơ bản tuân theo
mô hình tham chiếu ISO/OSI, đƣợc mở rộng theo phƣơng thẳng đứng bởi các lớp
bảo mật và quản lý nhƣ ở hình vẽ.

43
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 2.1 Mô hình tham chiếu cho ITS

Các chuẩn ITS hứa hẹn cung cấp các công nghệ truy cập khác nhau. Họ các
chuẩn cụ thể một kiến trúc chung, các giao thức mạng và các khái niệm giao diện
truyền thông cho các truyền thông không dây và có dây sử dụng các công nghệ truy
cập khác nhau nhƣ 2G, 3G, vệ tinh, hồng ngoai, sóng siêu cao tần 5Ghz, sóng
60GHz milimeter, và các sóng vô tuyến dải rộng. Các công nghệ truye cập có thể
kết hợp chặt chẽ để cung cấp các truyền thông broastcast, unicast và multicast giữa
các trạm đi dộng và các trạm di động hay các trạm cố định trong khu vực ITS (ITS
sector). Tầng mạng và vận chuyển (networking and transport layer) đƣa ra kết nối
Internet) và định tuyến bao gồm nhiều giao thức vận chuyển và giao thức Internet
đặc biệt cho Ipv6. Với hỗ trợ truyền thông, các hỗ trợ ứng dụng, các thông báo dịch
vụ.., tầng thiết bị (facility layer) đƣợc tích hợp trong mô hình trong khi các vấn đề
liên quan đến an toàn, rơ-le giao thông hiệu quả và các ứng dụng giá trị gia tăng
đƣợc xử lý để sử dụng ở tầng ứng dụng (application layer). Tầng bảo mật điều
khiển và cung cấp xác thực cho việc mở rộng các dịch vụ và ứng dụng. Tầng quản
lý và điều khiển trở nên cần thiết cho mô hình tham chiếu cho việc điều khiển và
hoạt động chuẩn xác của các thành phần.

44
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.3.2 Kiến trúc truyền thông của ITS


Một hệ thống truyền thông nói chung cho ITS đƣợc đƣa ra ở hình 2.2. Kiến trúc
truyền thông ITS bao gồm các hệ thống thông tin đƣợc thiết kế cho ITS và gồm 4
thành phần vật lý riêng biệt:

Thành phần hệ thống phƣơng tiện con (Vehicle Station)


Thành phần hệ thống di động con (Personal Station)
Thành phần hệ thống lề đƣờng con (Roadside Station)
Thành phần hệ thống trung tâm con (Centeral Station)

Hình 2.2 Kiến trúc truyền thông ITS


Hạ tầng truyền thông ITS bao gồm các thành phần hệ thống ITS con và thƣờng
là một cổng kết nối trạm ITS (ITS station) với các hệ thống khác. Các phƣơng tiện
yêu cầu một cổng phƣơng tiện kết nối với trạm phƣơng tiện (vehicle station) và tới
các mạng phƣơng tiện thuộc sở hữu của các công ty. Các thành phần này đƣợc kết
nối trong bởi một mạng truyền thông. Sự kết nối giữa thành phần hệ thống phƣơng
tiện con và thành phần hệ thống di động con đƣợc thực hiện qua một môi trƣờng
không dây ngắn hoặc kết nối có dây. Tƣơng tự nhƣ vậy, các hệ thống thông tin
phƣơng tiện tƣơng tác với các RSU mà các RSU này bao gồm các hệ thống thông
tin và các mạng truy nhập. Các router điểm truy cập (routers access point), các tín

45
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

hiệu và các cổng thông báo thay đổi chịu trách nhiệm cho việc đƣa ra việc kết nối
dữ liệu thông tin giữa các thành phần di động (phƣơng tiện) và Internet. Tuy nhiên
các hệ thống vô tuyến không có hiệu quả về giá. Nó rất khó để dựa trên các điểm
không dây dọc đƣờng ở các khoảng cách nhỏ.

2.3.3 So sánh giữa hệ thống VLC và hệ thống vô tuyến


Luật vô tuyến (radio law) giới hạn việc sử dụng miễn phí sóng vô tuyến trong
việc truyền dẫn vô tuyến. Mặt khác, VLC không yêu cầu sự cấp phép ở thời điểm
hiện tại. Cũng nhƣ vậy, theo băng tần giới hạn, phổ tần số vô tuyến trở nên ngày
càng tắc nghẽn. Nói tóm lại, truyền thông vô tuyến không dây gặp phải một số vấn
đề mặc dù đƣợc áp dụng rộng rãi ở mạng tế bào và mạng cục bộ LAN.

Công suất truyền dẫn điện không thể đƣợc tăng bởi vì ảnh hƣởng có hại tới
sức khỏe con ngƣời.
Vì giới hạn sóng vô tuyến, dải tần số và sự cấp phép bị tắc nghẽn.

Các vấn đề của sóng vô tuyến đƣợc giảm thiểu hiệu quả bởi VLC.

Một hệ thống VLC có thể tiêu thụ ít năng lƣợng hơn hệ thống vô tuyến, cho
phép mở rộng các mạng truyền thông mà không thêm vào các yêu cầu về năng
lƣợng và giảm sự phát xạ ra carbon về lâu dài. Công nghệ xanh này phát triển nhƣ
là một công nghệ thân thiện môi trƣờng đƣợc sử dụng trong ITS. So sánh với truyền
thông sóng vô tuyến, hệ thống VLC có các ƣu điểm sau:

Không có yêu cầu cấp phép cho việc sử dụng


Không có nguy hiểm bức xạ sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy an toàn với
con ngƣời.
Dải băng thông rộng, cho phép truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao
Tiêu thụ công suất thấp- hầu hết công suất đƣợc sử dụng cho việc báo hiệu
Ánh sáng có khắp mọi nơi. Truyền dẫn không dây có thể dễ dàng thiết lập
qua các thiết bị VLC kết hợp với các ánh sáng và các hạ tầng.

46
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.4 Hệ thống VLC ứng dụng trong ITS


Hệ thống thông tin đƣờng xá tới các phƣơng tiện sử dụng đèn tín hiệu giao
thông LED. Vì thế đề tài nghiên cứu đề xuất hệ thống thông tin quang không dây
dựa trên đèn tín hiệu giao thông LED nhƣ là phía phát và camera tốc độ cao nhƣ là
thành phần phía thu.

Một số kịch bản ITS ứng dụng công nghệ VLC:

2.4.1 Kịch bản thứ nhất


Trong trƣờng hợp V2V, một phƣơng tiện đứng trƣớc các đèn tín hiệu giao
thông nhận thông tin an toàn và đƣa nó tới đèn pha phía sau của phƣơng tiện.
Chúng ta có thể thậm chí hình thành một mạng ad-hoc giữa các phƣơng tiện và chia
sẻ thông tin giữa chúng. Một ví dụ cho trƣờng hợp này đƣợc biểu diễn ở hình 2.3.

Hình 2.3 .Kịch bản ứng dụng ngoài trời của ITS dựa trên VLC
Tƣơng tự nhu vậy, chiếc ô tô đang chạy có thể yêu cầu thông tin từ các trạm
thu phát cố định bên đƣờng RSUs sử đụng đèn pha phía trƣớc dựa trên LED do đó
hình thành hệ thống thông tin song công hai chiều.

RSUs nhƣ là các đèn tín hiệu giao thông phù hợp với thông tin quảng bá trong
chế độ I2V của các hệ thống thông tin phƣơng tiện. Thông tin liên quan đến an toàn

47
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

giao thông liên tục đƣợc quảng bá mà không sử dụng thêm năng lƣợng để làm dòng
phƣơng tiện lƣu thông trôi chảy và giảm thiểu tai nạn. Ánh sáng đƣợc phát ra từ đèn
tín hiệu giao thông (bao gồm một mảng các LEDs) đƣợc điều chế ở tần số mắt
ngƣời không thể phát hiện ra đƣợc. Tín hiệu ánh sáng điều chế sau đó đƣợc tách bởi
một bộ tách sóng quang (photodetector-PD) ở trên máy thu ở phƣơng tiện, cung cấp
thông tin an toàn hữu ích cho phƣơng tiện ở phía trƣớc. Có nhiều phƣơng pháp triển
khai việc trao đổi thông tin giữa các phƣơng tiện, nhƣ là một cách để truyển thông
tin giữa các phƣơng tiện dừng đỗ gần trạm điều khiển giao thông.

2.4.2 Kịch bản thứ hai

Hình 2.4 Kịch bản tích hợp đèn tín hiệu giao thông với ITS
Ánh sáng đèn giao thông dựa trên LED là sự lựa chọn phù hợp nhƣ là RSU
đƣợc tích hợp với sự phát triển của hệ thống ITS. Một trong những kịch bản của
việc tƣơng tác và truyền tin từ RSU tới các phƣơng tiện đƣợc biểu diễn trong hình
2.4.

48
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thông tin giao thông vận chuyển theo thời gian thực hoặc đƣợc ghi trƣớc sẽ
đƣợc xử lý qua bộ điều khiển giao thông (traffic controller). Dựa trên các tín hiệu
này, thông tin qua hệ thống máy phát của VLC tới đèn giao thông để phát dữ liệu
cùng với báo hiệu. Có nhiều công nghệ truy nhập đƣợc đề xuất cho hạ tầng ITS.
VLC dựa trên LED cũng có thể đƣợc sử dụng. Thêm vào đó, khối điều khiển
(monitor unit) có thể ở trong hệ thống để hỗ trợ thông tin cùng với các RSUs.

2.5 Kiến trúc hệ thống VLC ứng dụng trong hệ thống ITS.
Low-
Traffic Information MODUL Output Pass DEMODU- Traffic
Source A-TOR driver Optical filter -LATOR imformatio
wireless n out
Power channel
and Photo Trans- AD
Pre-recorded traffic C
- impeda
A signal detect nce
D control -or Amp
C
Real time
Optoelectronic
Optoelectronic
Optoelectronic

EMITTER RECEIVER

Hình 2.5 Kiến trúc hệ thống VLC cho việc quảng bá thông tin trong hệ thống ITS
2.5.1 Phía phát VLC trong ITS
Một thiết bị phát VLC là một thiết bị biến đổi điện quang (electro-optical
transducer) mà truyền thông tin sử dụng các sóng ánh sáng qua môi trƣờng không
dây. Các hệ thống VLC trở thành một công nghệ hữu ích cho tƣơng lai trong việc
truyền dẫn dữ liệu không dây nhờ sự phát triển của công nghệ chiếu sáng bán dẫn.
Tín hiệu dữ liệu số đƣợc chuyển qua bộ mã hóa dữ liệu, bộ này điều chế tín hiệu với
mục đích chuyển các LED ở tốc độ mong muốn của đƣờng truyền dữ liệu. Phƣơng
pháp điều chế đƣợc sử dụng phải đƣa ra cƣờng độ lớn của ánh sáng nền
(background light) và ở cùng một thời điểm, ánh sáng nền sáng nhất có thể. Điều
chế cƣờng độ trực tiếp IM-DD đƣợc đƣa ra sử dụng trong IR cũng đƣợc sử dụng
trong VLC. Sự lựa chọn khác là các phƣơng pháp điều chế (OOK, PPM, LPPM...)
định rõ sự điều chế của ánh sáng lên trên sóng mang ánh sáng. Thông tin theo cách
này đƣợc định dạng trƣớc khi ghép với sóng mang. Trải phổ cũng là một kỹ thuật

49
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

khác cần đƣợc xem xét. Nó tăng khả năng chống lại nhiễu và sự tắc nghẽn và nó
cũng cho phép truyền tin bảo mật.

Trong khía cạnh thực tế, bộ điều chế cũng nhận thông tin từ đơn vị điều
khiển giao thông để có thể điều khiển thông tin trong khi thay đổi màu chiếu sáng.
Nó đảm bảo: (i) không có sự truyền dẫn trong khoảng rất ngắn của sự thay đổi tín
hiệu; (ii) chuyển mạch LED qua bộ điều khiển đầu ra. Bộ điều khiển đầu ra kết hợp
với tín hiệu điều khiển nên đảm bảo đủ công suất quang để đạt đƣợc dải truyền tin
mong muốn. Đôi khi các đặc tính điện của các LED màu khác nhau, nhƣ là dòng
điện thuận lớn nhất hay điện áp thuận, có thể sử dụng một bộ điều khiển đầu ra với
các kênh riêng biệt và một chuyển mạch khác nhau một chút.

Bộ mã hóa có thể đƣợc tích hợp hay dải của các tín hiệu đầu vào đƣợc chỉ rõ.
Để xây dựng khối này, một bộ vi điều khiển là một giải pháp hiệu quả tƣơng đối rẻ
nhƣng nâng cấp nó không hề dễ. Sử dụng một FPGA sẽ đắt hơn, nhƣng mà khả
năng xử lý dữ liệu tốt hơn và nó cũng dễ nâng cấp hơn. Trong hệ thống điều khiển
đầu cuối điện tử, sự tích hợp của ma trận LED chỉ rõ sự tiết kiệm công suất, dải
quang và tần số hoạt động lớn nhất.

2.5.2 Phía thu VLC trong ITS


Máy thu VLC là một bộ biến đổi quang điện nhận thông tin đƣợc điều chế
trƣớc đó trong dải tần số nhìn thấy và đƣợc chuyển sang tín hiệu điện có khả năng
đƣợc xử lý bởi một bộ giải điều chế-giải mã (demodulator-decoder). Sự thiết kế
chính xác của thiết bị rất quan trọng để đảm bảo chất lƣợng của toàn bộ hệ thống
VLC. Các yếu tố liên quan khác là sự xuất hiện của các tín hiệu mức thấp và các
nhiễu mức cao

Các xung ánh sáng nhìn thấy, đƣợc bắt nguồn từ phía máy phát của hệ thống
đƣợc tập hợp vào một bộ tách sóng quang; một bộ lọc cắt bỏ tia hồng ngoại quang
(optical IR cut-off filter) là giải pháp thiết thực cho việc giảm các phổ tín hiệu
không mong muốn. Photodiode đảo không cân bằng (reverse biased photodiode)

50
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

hoạt động ở chế độ quang dẫn (photoconductive), tạo ra một dòng tỷ lệ với ánh sáng
thu đƣợc. Dòng này có các giá trị nhỏ do đó yêu cầu tiền khuếch đại để chuyển sang
dạng điện áp. Bộ tiền khuếch đại này biểu diễn sự dung hòa tốt nhất giữa băng
thông và nhiễu cho các loại ứng dụng này. Điện áp nhận đƣợc sau đó đƣợc đƣa vào
một bộ lọc thông thấp để loại bỏ bất kỳ nhiễu tần số cao. Tín hiệu sau đó đƣợc
khuyến đại sâu hơn ở tầng khuếch đại cuối cùng. Lọc tín hiệu một chiều cũng đƣợc
áp dụng ở đầu vào của các tầng khuếch đại và lọc, giúp giảm thành phần nhiễu một
chiều của tín hiệu thu đƣợc cũng nhƣ là các thành phần tần số thấp. Tín hiệu điện áp
cuối cùng nên tƣơng ứng với các xung ánh sáng nhận đƣợc, các xung sau đó đƣợc
giải mã ở khối giải mã cuối cùng, do đó tách ra dữ liệu số. Khối cuối cùng này thực
hiện hàm nghịch đảo của khối mã hóa bên phía phát, những cũng đƣợc thực hiện
với một bộ vi xử lý hay thậm chí tốt hơn là một FPGA. Cơ chế giải điều chế sẽ phụ
thuộc vào cơ chế điều chế sử dụng ở phía phát. Kỹ thuật biến đổi giảm (down-
conversion) trong thực tế có thể đƣợc xem là tách sóng trực tiếp. Khôi phục xung
clock là cần thiết cho việc đồng bộ phía phát và phía thu. Thêm vào đó, hệ thống
cần khối quản lý giao thức và khối khôi phục xung clock/dữ liệu cho việc đồng bộ
các gói tin nhận đƣợc.

Bộ tách sóng đƣợc đặc trƣng bởi tham số tầm nhìn (field of view-FOV), đáp
ứng (responsivity) và diện tích dịch vụ. Với diện tích dịch vụ lớn hơn, một máy thu
mong muốn một FOV rộng hơn. Tuy nhiên, FOV rộng hơn dẫn đến làm giảm chất
lƣợng của hệ thống vì khả năng nhận những tín hiệu ánh sáng không mong muốn

2.5.3 Kênh truyền VLC trong hệ thống ITS


Một trong những yêu cầu nghiêm ngặt của VLC là truyền sóng trực tiếp tầm
nhìn thẳng (direct line of sight-LoS). Mặc dù trong một vài ví dụ của ứng dụng
trong nhà cấu hình kênh phân tán (difused channel) cũng đƣợc sử dụng. Trong hình
vẽ 2.6 a ,b các đƣờng truyền LoS và phân tán đƣợc biểu diễn

51
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

(a)

(b)
Hình 2.6 (a) Cấu hình hệ thống VLC car-to-car, (b) Sự phản xạ từ mặt đƣờng (
phản xạ phân tán)
Ánh sáng phát từ LED mang thông tin dữ liệu trong môi trƣờng không dây.
Do đó, cƣờng độ của ánh sáng của phía phát trở thành một tham số quan trọng mà
dải truyền dẫn phụ thuộc vào. Có rất nhiều các nguồn nhiễu ánh sáng bên ngoài nhƣ
là ánh sáng mặt trời và các ánh sáng của đƣờng phố. Đó là một vấn đề quan trọng
cần đƣợc xem xét trong thiết kế đƣờng truyền. Chúng làm giảm cƣờng độ của ánh
sáng bên phía phát và có thể gây ra sự tạo xung bị sai ở phía photodiode. Các bộ lọc
quang có thể đƣợc sử dụng để loại bỏ các hiệu ứng này.

Nói chung, thiết kế các hệ thống VLC cho các ứng dụng ngoài trời khá khó
và phức tạp. Nó bao gồm các lĩnh vực hiểu biết khác nhau nhƣ quang, điện, truyền
thông và mạng.

52
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.6 Kết luận chƣơng.


Chƣơng 2 đã tìm hiểu tổng quan về hệ thống giao thông thông minh, các thành
phần của hệ thống giao thông thông minh. Đồng thời, ở chƣơng này, luận văn cũng
đƣa ra các kịch bản ứng dụng VLC vào hệ thống giao thông thông minh cùng với
mô hình kiến trúc của VLC cho việc quảng bá thông tin giao thông.

53
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƢƠNG 3 - MÔ HÌNH NGUỒN PHÁT VÀ ĐẶC TÍNH KÊNH TRUYỀN


CỦA HỆ THỐNG VLC ỨNG DỤNG TRONG ITS

3.1 Giới thiệu


Các hệ thống VLC sử dụng máy phát LED cho truyền dẫn thông tin. Trong
ITS, phía phát sử dụng đèn tín hiệu giao thông LED cho báo hiệu ở cùng một thời
điểm, Thêm vào đó, có một số LED cần thiết cung cấp cho tầm nhìn ở khoảng cách
dài và truyền dẫn dữ liều, để bao phủ một diện tích đƣờng rộng hơn dọc chiều dài
đƣờng. Khoảng bao phủ rộng của đèn chiếu sáng tạo ra một vùng dịch vụ lớn hơn,
khu vực ở đó dữ liệu truyền dẫn nhận đƣợc một cách tin cậy. Do đó, giống nhƣ đặc
tính chiếu sáng ở môi trƣờng trong nhà, chiếu sáng đồng nhất và định hƣớng trở nên
quan trọng. Ví dụ, mô hình chiếu sáng đèn cho chiếu sáng đƣờng khác với cho các
đèn tín hiệu giao thông. Thiết kế các ánh sáng LED cho chiếu sáng toàn bộ đƣờng
dễ hơn cho các đèn giao thông dựa trên LED. Tuy nhiên, thiết kế cho các đèn giao
thông hiệu quả về giá hơn. Sự kết hợp của các nguồn sáng này có thể tạo ra truyền
dẫn thông tin liên tục và khắp mọi nơi khi di chuyển.

Tuy nhiên, khi không có các đèn chiếu sáng đƣờng LED, topo hệ thống các
đèn tín hiệu giao thông chiếu sáng VLC trở nên linh động và đƣợc mô tả bởi sự biến
đổi của kênh truyền dẫn. Khoảng cách máy phát và máy thu và nhiễu xung quanh có
thể thay đổi, làm cho tỷ số tín hiệu trên nhiễu thay đổi đáng kể ở kênh truyền quang
vô tuyến ngoài trời. Khoảng cách ngắn hơn giữa máy phát và máy thu cho phép sử
dụng tốc độ truyền dẫn cao hơn; mặt khác, cƣờng độ nhiễu xung quanh tăng có thể
đƣợc cân bằng bởi giảm tốc độ truyền dẫn.

Truyền dẫn VLC, vấn đề về kết nối quan trọng hơn tốc độ truyền dẫn, có
nghĩa là các hệ thống này phải cung cấp một cơ chế thích nghi về tốc độ truyền dẫn.
Đặc tính này cho phép hệ thống đáp ứng bản chất kênh động và topo mạng , cũng
đƣa ra quan điểm sử dụng nhiều ứng dụng và đảm bảo sự tƣơng thích với hệ thống
khác.

54
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trên nền tảng phân tích trên, chƣơng này phân tích hai vấn đề.

- Vấn đề thứ nhất: phân tích một mô hình hệ thống đèn tín hiệu giao thông
và một thiết bị phát LED cho các đặc điểm chiếu sáng đƣợc mong muốn.
- Vấn đề thứ hai: phân tích đặc tính của kênh truyền quang và nhiễu

3.2 Phân tích đặc tính thành phần phát trong hệ thống VLC ứng dụng cho
hệ thống ITS
3.2.1 Đặc điểm thiết bị phát của hệ thống ITS ứng dụng công nghệ VLC
Hệ thống VLC sử dụng thiết bị phát dựa trên LED cho việc truyền dẫn thông
tin. Trong giao thông thông minh, thiết bị phát là trên đèn tín hiệu giao thông dựa
trên LED cùng thời điểm đƣợc sử dụng cho việc báo hiệu. Thêm vào đó, một số
LED cần thiết để đƣa ra tầm nhìn (visibility) ở khoảng cách dài hơn và truyền dẫn
dữ liệu để bao phủ một diện tích đƣờng rộng hơn dọc chiều dài của đƣờng. Khoảng
bao phủ rộng cho chiếu sáng (light illumination) với mong muốn đƣa ra diện tích
dịch vụ lớn hơn, diện tích mà ở đó thông tin dữ liệu nhận đƣợc một cách tin cậy. Do
đó, giống với các đặc tính chiếu sáng ở môi trƣờng trong nhà, sự chiếu sáng định
hƣớng và đồng nhất trở nên quan trọng.

3.2.2 So sánh LED cho chiếu sáng đèn đƣờng và cho đèn tín hiệu giao thông
Các thành phần chiếu sáng ở đƣờng khác với các thành phần ở các đèn tín
hiệu giao thông. Thiết kết các LED cho chiếu sáng toàn bộ đƣờng dễ hơn các đèn
tín hiệu giao thông dựa trên LED. Tuy nhiên, đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED
có hiệu quả về giá thành hơn. Nhƣng sự kết hợp giữa các đèn tín hiệu giao thông
cho đèn đƣờng và các đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED cung cấp sự trao đổi
thông tin không bị gián đoạn và tồn tại ở khắp mọi nơi trong suốt quá trình tham gia
giao thông.

3.2.3 Các LED chiếu sáng đƣờng


Các LED đã thay đổi khái niệm của chiếu sáng không chỉ với mong muốn về
hiệu suất tối đa mà còn về các cơ hội cho các ứng dụng về ánh sáng thông minh và

55
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

linh động. Công nghệ chiếu sáng dựa trên LED, chiếu sáng bán dẫn cho phép sự
thay đổi chƣa từng có trong việc điều khiển phổ bức xạ, cái mà điều chỉnh cho các
nhu cầu cụ thể từ y tế, chiếu sáng nông nghiệp, chiếu sáng tàu vũ trụ, chiếu sáng
cho con ngƣời với nhu cầu màu sắc đặc biệt, chiếu sáng cho loài vật và cho các đối
tƣợng nghệ thuật, cho nhà hát… Mạch điện áp thấp, chuyển mạch nhanh, và tƣơng
thích với các bộ điều khiển máy tính đƣợc kết nối cho phép các hệ thống chiếu sáng
thông minh với sự ổn định đƣợc điều khiển bởi phần mềm, chức năng vận hành, sự
thích nghi, và tiết kiệm năng lƣợng. Các hệ thống nhƣ vậy đang nổi lên và trở thành
cách mạng công nghệ trong tƣơng lai gần. Chúng ta sẽ tìm hiểu mô hình chiếu sáng
để vùng phủ chiếu sáng lớn hơn.

Sự sử dụng LED bị hạn chế bởi các đèn tín hiệu giao thông và các khu vực
công viên. LED hy vọng đƣợc triển khai ở các nguồn sáng lớn nhƣ chiếu sáng đèn
đƣờng trong tƣơng lai cho phép truyền thông chất lƣợng cao. Chiếu sáng đƣờng sử
dụng LED có thể giúp bỏ đi nhiều hệ thống truyền thông, ví dụ nhƣ các đèn hiệu
hồng ngoại (infrared beacons). Vì chiếu sáng sẽ có thể đƣợc sử dụng cho truyền tin,
các năng lƣợng lớn cần phải đƣợc sử dụng hiệu quả trong khi điều đó không thể
thực hiện đối với truyền thông vô tuyến và hồng ngoại. Do đó nó đƣợc mong đợi để
truyền tin sử dụng dải thông rộng.

3.2.3.1 Mô hình LED chiếu sáng đèn đƣờng


Phân bố chiếu sáng là một hàm của của chiều cao của mô hình phát xạ máy
phát hay góc của máy phát, trƣờng nhìn FOV (field of view), một nửa góc công suất
(half power angle) của máy thu, độ nghiêng giữa máy phát và máy thu, khoảng cách
giữa máy phát và máy thu.

Mô hình phát xạ LED đƣợc lấy gần đúng nhƣ mô hình Lambertian. Ở đây,
chúng ta xem xét một bên của đƣờng hai chiều và khoảng cách đề xuất giữa mỗi
LED là 30 mét (hình 3.1). Phân bố SNR dọc đƣờng cho các góc máy thu và FOV
khác nhau cần đƣợc quan tâm và quan sát tốc độ dữ liệu xung quanh 100 kbps là
hoàn toàn có thể khi sử dụng kỹ thuật chiếu sáng này.

56
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 3.1 Mô hình LED chiếu sáng đèn đƣờng

Chiếu sáng đƣờng và truyền thông sử dụng LED ánh sáng trắng có thể đƣợc
thực hiện và đề xuất. Tuy nhiên, các đèn giao thông sử dụng các thấu kính màu để
tạo ra các tín hiệu đỏ, xanh lá cây và vàng. Do đó, báo hiệu giao thông yêu cầu các
LED màu. Gần đây, nhiều thành phố trên thế giới đã thay thế đèn tín hiệu giao
thông thông thƣờng bằng đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED. Trong tƣơng lai,
nhiều thành phố khác sẽ tiếp tục thực hiện điều đó vì các đặc tính riêng biệt của
LED. Đó là: giá thành bảo dƣỡng thấp, khả năng nhìn tốt hơn, tuổi thọ cao và tiêu
thụ ít năng lƣợng. Bên cạnh đó, LED còn cung cấp truyền dữ liệu mà không bị gián
đoạn với chức năng báo hiệu, chúng cũng đƣa ra tầm nhìn xa tốt hơn và tiện lợi hơn
cho con ngƣời theo các chuẩn đèn tín hiệu giao thông. Phần dƣới đây, chúng ta sẽ
xem xét ngắn gọn tầm nhìn xa của con ngƣời và các chuẩn cho tầm nhìn của đèn tín
hiệu giao thông.

3.2.3.2 Tầm nhìn xa (visibility) của con ngƣời.


Tầm nhìn xa của đèn tín hiệu giao thông là quan trọng cho điều khiển phƣơng
tiện an toàn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: màu sắc, cƣờng độ chiếu sáng
(luminous intensity) và phân bố cƣờng độ chiếu sáng.

57
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có hai tình huống:

- Sự khó khăn trong việc tách các tín hiệu giao thông
- Khẳ năng phân biệt giữa các tín hiệu

Ngƣỡng khác biệt độ chói (LDT) là một yếu tố mà quyết định tầm nhìn thấy của
các vật thể nói chung. Với con ngƣời để tiếp nhận và nhận biết một vật thể, độ rọi
(illuminance) của vật thể đó cần khác biệt so với độ rọi nền (background
illuminance) và sự khác biệt của các độ rọi cần phải lớn hơn LDT để mắt ngƣời có
thể phân biệt đƣợc. LDT này bị ảnh hƣởng bới các yếu tố nhƣ khả năng nhìn của
chủ thể, điều kiện tinh thần, đặc tính của vật thể, điều kiện chiếu sáng trong tầm
nhìn của mắt…Có nghĩa là, điều kiện tầm nhìn thấy của ngƣời lái có thể bị ảnh
hƣởng rất lớn bởi thời tiết và thời gian. Các khía cạnh này sẽ đƣợc xem xét ngắn
gọn bằng việc xem xét cƣờng độ chiếu sáng và phân bố cho một vài tiêu chuẩn.

3.2.3.3 Cƣờng độ chiếu sáng, sự đồng nhất và phân bố


Có hai yếu tố chính xác định các yêu cầu cƣờng độ chiếu sáng (illuninance
intensity) của tín hiệu ánh sáng:
- Độ chói nền(background luminance) LB
- Khoảng cách d từ đó tín hiệu ánh sáng có thể đƣợc nhìn thấy.

Có quan hệ tuyến tính giữa độ chói nền LB và độ chói của tín hiệu ánh sáng
Ls của một kích thƣớc cố định:

LS
C1 (3.1)

Trong đó: C1 là hằng số.

58
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

z
Nguồn
phát

Cƣờng độ sáng
d I (cd)
x

Diện tích mặt


đƣờng chiếu
sáng (A)

Độ rọi (Illuminance) E
(lx)

Hình 3.2 Cƣờng độ chiếu sáng

Cƣờng độ chiếu sáng tốt nhất của ánh sáng ở một đèn tín hiệu giao thông
không phụ thuộc vào với kích thƣớc:

LS C2
(3.2)

Trong đó: C2 là hằng số và là góc khối đối diện bởi tín hiệu ánh sáng. Vì
thế bằng diện tích (A) của tín hiệu chia cho bình phƣơng khoảng cách tới tín hiệu
và cƣờng độ chiếu sáng là độ chói nhân với diện tích:

A
d2 (3.3)

I Ls A (3.4)

Do đó: 1
C2 (3.5)
d2

59
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Cƣờng độ chiếu sáng (hình 3.2) là cần thiết cho một tín hiệu ánh sáng đƣợc
nhìn thấy ở khoảng cách cho trƣớc:

Id Cd 2LB cd (3.6)

Trong đó: C là hằng số, Cd là Candela, đơn vị của cƣờng độ chiếu sáng.

Cƣờng độ tối ƣu phụ thuộc vào độ chói mặt trời và khoảng cách từ phƣơng
tiện tới tín hiệu. Độ chói của mặt trời là 10000 cd / m2 ở điều kiện chuẩn.

Một tín hiệu ánh sáng đỏ đƣợc đề xuất 200 cd, đƣợc nhìn dƣới các điều kiện
chuẩn, sẽ đƣợc phát hiện nhanh chóng và với độ tin cậy. Phƣơng trình liên quan:

Id 2E 6d 2 LB cd (3.7)

Trong đó: 2E 6 đƣợc lấy cho hằng số C, d là khoảng cách, LB là độ chói của nền.

Với hầu hết các tín hiệu, dải nhìn thấy ít nhất phải là 100m để cho phép điều
kiện dừng đỗ an toàn cho sự dịch chuyển các ô tô ở 60km/h và với độ chiếu sáng
của ánh sáng mặt trời là 10000 cd/m 2. Dƣới các điều kiện này, cƣờng độ tối ƣu của
tín hiệu ánh sáng đỏ là 200cd, theo phƣơng trình (3.6). Giá trị 200cd cho tín hiệu
ánh sáng đỏ (kích thƣớc 200mm) đƣợc nhìn dƣới các điều kiện chuẩn, là cần thiết ở
một góc lệch chuẩn (offset angle) từ LOS của xe cộ là 3o. Khi góc tăng lên từ 3 o,
yêu cầu về cƣờng độ chiếu sáng cũng tăng theo quan hệ sau:

1.33

I I (3.8)
3

Do đó, công thức Fisher cho các yêu cầu cƣờng độ chiếu sáng cần thiết (xem
xét ánh sáng đèn nóng sáng-incandescent lights) đƣợc đƣa ra bởi công thức:

60
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1.33

I d, 2E 6 d 2LB (3.9)
3

Trong đó: I d , là cƣờng độ sáng đƣợc yêu cầu (cd), là góc từ LOS của phƣơng

tiện (deg) và LB là độ chói nền.

Tuy nhiên, với các tín hiệu ánh sáng xanh lá cây và vàng cần một cƣờng độ
chiếu sáng lớn hơn so với gƣờng độ chiếu sáng của tín hiệu ánh sáng đỏ (theo hiệu
ứng Helmoholtz-Kohlrausch). Hiệu ứng Helmoholtz-Kohlrausch ảnh hƣởng khi
kích thích màu (chromatic stimulus) xuất hiện để có một độ chói (brightness) lớn
hơn một kích thích của ánh sáng trắng với cƣờng độ sáng. Tỷ số của cƣờng độ sáng
của kích thích màu, bằng với độ chói đƣợc biểu diễn là B / L . Ảnh thƣởng thay đổi
bởi bƣớc sóng và sự bão hòa, với các ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh bão hòa cao
hơn có giá trị B / L cao hơn ánh sáng vàng và xanh lá cây. Tuy nhiên, đề xuất gần
đây nhất cho cƣờng độ của ánh sáng đỏ, vàng, xanh lá cây (R:Y:G) là (1:2.5:1.3).

3.2.3.4 Yêu cầu về cƣờng độ chiếu sáng cho các đèn giao thông dựa trên
LED
Phƣơng trình Fisher đƣợc đánh giá lại bởi Tổ chức Kỹ thuật Giao thông ITE
VTCSH cho yêu cầu về quang trắc của đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED. Một
loạt các việc đo đạc đƣợc thực hiện và đánh giá đƣa ra các chuẩn kỹ thuật. ITE
VTCSH sau đó đua ra phƣơng trình cho yêu cầu cƣờng độ chiếu sáng nhỏ nhất cho
các ánh sáng đèn giao thông dựa trên LED nhƣ ở các công thức từ (3.10) đến (3.14):

I horiz, v er t,
size, colour f I hor iz f I ver t I 2.5,0 (3.10)

Trong đó, với tất cả các giá trị horiz

I horiz, v er t,
size, colour f I hor iz f Iver t I 2.5,0 (3.11)

61
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 horiz

f I horiz 0.05 (0.95exp 2 11 (3.12)

ver t 2,5 0 ;

1 ver t

f I ver t 0.05 (0.9434exp 2 5.3


) (3.13)

0.07
vert 0.02( 2.5)2 v ert
f I ver t 0.26 0.76 exp ver t
(3.14)
143
Trong
đó:

Đèn tín hiệu giao thông


I(-2,5,0)= Màu T.L(300mm)
(200mm)
Đỏ 165cd 365cd
Vàng 410cd 910cd
Xanh 215cd 475cd

Bảng 3.1 Giá trị của I 2.5,0

3.2.4 LED cho đèn tín hiệu giao thông


Các đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED có nhiều đặc điểm riêng biệt nhƣ
tầm nhìn tốt hơn, giá thành bảo dƣỡng thấp, tuổi đời dài và tiết kiệm năng lƣợng.
Có hai kích thƣớc chuẩn chính của các đèn tín hiệu giao thông: 200mm và 300mm
đƣờng kính. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED bao gồm nhiều LED,
hàng trăm HB-LED đƣợc phân bố trong không gian. Khoảng cách của tầm nhìn
cũng nhƣ truyền dẫn tín hiệu sẽ tăng lên với cƣờng độ chiếu sáng.

Khái niệm cƣờng độ chỉ áp dụng cho các điểm nguồn (point sources). Sự
phát xạ bắt nguồn từ một nguồn mà các chiều của nó bị bỏ qua so với khoảng cách

62
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

từ đó nó đƣợc nhận ra từ một điểm. Do đó, đầu tiên cần phải xem xét mô hình
nguồn LED đơn.

3.2.4.1 Nguồn điểm LED (LED point source)


Về mặt lý tƣởng, một nguồn LED là nguồn phát Lambertian (hình 3.3), phân
bố phổ bức xạ hay độ rọi là một hàm cosin đối với góc nhìn (viewing angle). Thực
tế, sự phụ thuộc này là một luật công suất mà chủ yếu phụ thuộc vào hình dạng
vùng bán dẫn và chất bao.

Một phân bố bức xạ thực tế gần đúng đƣợc biểu diễn theo phƣơng trình sau:

E (d , ) E0 (d ) cosm (3.15)

Trong đó: là góc nhìn; E 0 d là độ bức xạ ( W / m 2 ) cũng đƣợc đƣa ra bởi

dòng phát quang (luminous flux) (lm) ở trục ở khoảng cách d tới LED.

Hình 3.3 Nguồn phát Lambertian

Giá trị m phụ thuộc vào vị trí tƣơng đối của vùng LED phát xạ với tâm cong
(curvature center) của đƣờng bao cầu. Nếu vị trí chip trùng với vị trí tâm cong, m

63
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

xấp xỉ 1 và nguồn gần nhƣ là Lambertian hoàn hảo. Các LEDs đặc biệt thƣờng có
các giá trị m 30 và sự suy giảm của cƣờng độ với góc nhìn đƣợc xem xét.

Giá trị m đƣợc đƣa ra bởi góc công suất (half power angle-hpa), 1/2 đƣợc
đƣa ra bởi nhà sản xuất, đƣợc định nghĩa nhƣ là góc nhìn (viewing angle) khi độ
phát rọi (irradiance) bằng một nửa giá trị ở 0 0. Quan hệ giữa m và 1/2 đƣợc biểu
diễn:

ln 2
m (3.16)
ln cos 1/2

ln 2
Hay: m (3.17)
ln cos hpa

0.3

0.2

0.1

-0.1

-0.2

-0.3

-0.4
0
0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4

Ф (radian)

Hình 3.4 Mô hình bức xạ: Hàm của m và

64
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đặc biệt, các LED với hpa là 15 0 và 450 đƣợc sử dụng. Nguồn phát LED
đƣợc mô hình sử dụng mô hình phát xạ Lambertian nói chung

Giả sử Pt là công suất phát, cƣờng độ bức xạ đƣợc biểu diễn bởi:

m 1
RE ,m Pt cosm (3.18)
2

với
2 2

Hình 3.4 biểu diễn tọa độ cực cho các số mode khác nhau của búp sóng bức xạ.
Rõ ràng, khi m tăng lên tính định hƣớng của mô hình cũng tăng lên.

3.2.4.2 Mô hình nguồn phát đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED.
Để mô hình đèn tín hiệu giao thông nhƣ nguồn phát, chúng ta thƣờng phải sử
dụng nhiều LED cƣờng độ chiếu sáng cao giá thành thấp. Tuy nhiên, có nhiều loại
LED khác nhau với các đặc tính khác nhau theo khía cạnh cƣờng độ, nửa góc công
suất-hpa, kích thƣớc và giá thành.

Thông thƣờng, các LED thông thƣờng và HB-LED có 3 đƣờng kính: 3mm,
5mm và 8mm. LED 5mm đƣợc xem xét vì tính lợi ích rộng rãi. Diện tích của một
LED là gần 19.63mm2 , các LED thông thƣờng có các giá trị cƣờng độ sáng (lumen-
brightness) rất nhỏ với bậc ít hơn 1, nói chung đƣa ra mili Candela (mcd). Do đó,
chugns ta sẽ cần một lƣợng lớn các LED nhƣ vậy để đạt đƣợc vài chục lumnen
tổng. Ngoài ra, diện tích của các đèn giao thông có sẵn nó không đủ để chứa hàng
nghìn LED thậm chí không xem xét đến các ràng buộc về chế tạo. Do đó, có hai sự
lựa chọn: sử dụng HB-LED để cung cấp cƣờng độ vài lumen nhƣng tính định hƣớng
cao, và LED công suất (power LED) cung cấp vài chục lumen và các góc nhìn rộng.
Hai loại LED với các tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc đƣa ra ở bảng 3.2 [4].

65
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Màu sắc và
Độ chiếu sáng
Các loại LED Nhà sản xuất bƣớc sóng
(Luminous Flux)
(nm)

Bảng 3.2 So sánh các loại LED

Hai sự khác nhau chính đƣợc tìm thấy ở cả giá thành và độ tin cậy. LED
công suất thƣờng có góc nhìn rộng và do đó thấu kính trở nên cần thiết để có đƣợc
mô hình phát xạ thích hợp. Các thấu kính rất đắt so với LED. Mặt khác, HB-LED
vơi các góc nhìn nhỏ hơn có thể đƣợc sử dụng không có thấu kính. Do đó sử dụng
LED công suất cho đèn giao thông sẽ đắt hơn HB-LED.

Hình 3.5 Mô hình kết nối của 370 HB-LED

Sự khác biệt chính khác là độ tin cậy. Với ví dụ ở hình 3.5, mỗi nhánh có
10LED. Nếu mỗi LED công suất hỏng, đèn tín hiệu giao thông mất đi gần 350lm
ảnh hƣởng khoảng bao phủ. Tuy nhiên, nếu một trong những HB-LED hỏng, đèn
tín hiệu giao thông sẽ mất 64lm, sẽ ít ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn so với LED công
suất. Do đó, sử dụng HB-LED nâng cao độ bền vững cho đền giao thông, ít suy

66
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

giảm chất lƣợng hơn dƣới điều kiện nguy hiểm. Hình vẽ 3.5 và 3.6 mô tả hai kiểu
ma trận LED.

Hình 3.6 Mô hình kết nối của 69 Power LED

Thêm vào đó, phân bố độ chiếu sáng của HB-LED có thể đƣợc gia tăng với
đèn tín hiệu giao thông báo hiệu dựa trên góc nhìn. Ở hình 3.7 biểu diễn phân bố độ
sáng của HB-LED và Power LED. Do đó, khu vực dịch vụ cho truyền dẫn dữ liệu
có thể tăng lên. Khu vực dịch vụ là khu vực bao phủ dọc đƣờng mà ở đó dữ liệu
mong muốn nhận đƣợc tin cậy.

0.5
0.4

0.3
0.2

0.1

-0.1
-0.2
-0.3

-0.4

-0.5
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1

Hình 3.7 Phân bố độ sáng

67
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Vì thế các mô hình cho các ánh sáng đèn giao thông dựa trên LED cho việc
tói ƣu phân bố chiếu sáng là một vấn đề quan trọng.

3.2.4.3 Phân loại ma trận LED cho nguồn phát VLC


Có nhiều quy ƣớc cho việc các LED có thể đƣợc sắp xếp cho chiếu sáng và
báo hiệu ví dụ nhƣ ma trận vuông, ma trận tam giác, ma trận vòng đƣợc đƣa ra ở
hình 3.8 a,b và c. Và 3.9 c,d,e Tuy nhiên, các sự sắp xếp tạo ra một giới hạn thấp
hơn và cao hơn ở số lƣợng LED đƣợc sử dụng. Ví dụ, với mô hình vuông, phải có ít
nhất 4 LED và số lƣợng LED lớn nhất phải biết trƣớc cho một kích thƣớc của đèn
giao thông. Hơn nữa ma trận vuông thƣờng sử dụng cho chiếu sáng và sự bức xạ
đồng nhất qua một diện tích bao phủ lớn hơn. Tuy nhiên, ở các ứng dụng của các
đèn giao thông, ma trận vòng tròn thƣờng đƣợc ƣa chuộng và sử dụng. Mặc dù có
nhiều sự sắp xếp đƣợc nghiên cứu và phân tích, mô hình vòng sử dụng tốt hơn. Vì
thế chúng ta sẽ phân tích một mô hình phù hợp cho đèn tín hiệu giao thông bao gồm
các ma trận vòng của các LED.

 Mô hình ma trận vuông

Hình 3.8 .a.Vuông; b. Tam giác

 Mô hình ma trận vòng tròn (Curcular Ring Array Pattern)

68
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Một mô hình vòng tròn với LED trên một đƣờng tròn đƣợc đƣa ra ở hình
3.9.c.d.e. Xem xét đèn tín hiệu giao thông có đƣờng kính 200mm, các LED có
đƣờng kính 5mm (HB-LED) và một khoảng an toàn 2 1.5mm (cần thiết cho sự cài
đặt). Giữ cùng phần trăm sự chiếm chỗ của các LED dọc theo chu vi của các đƣờng
tròn đồng tâm tổng là 370 LED có thể đƣợc phân bố hiệu quả trong 12 vòng để
cung cấp sự phân bố chiếu sáng hiệu quả nhất dọc khoảng cách trục. Sự sắp đặt
đƣợc đƣa ra ở hình 3.9 c,d,e. Tuy nhiên, với sự sắp xếp phân bố bức xạ cũng tăng
khi di chuyển xa các điểm dọc trục. Nhƣng để giữ phân bố chiếu sáng là lớn nhất
trên hƣớng dọc trục trong khi giảm phân bố chiếu sáng đối với cá đƣờng biên cần
một phƣơng pháp khác.

Hình 3.9 (c)Vòng tròn; (d) Ma trận vòng đồng tâm; (e) Vòng tròn đồng tâm với một
LED ở trung tâm

69
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 3.10 .(a). Đặt 370 LED trong 12 vòng tròn đồng tâm với phần trăm chiếm chỗ
gần bằng nhau dọc đƣờng bao. (b) Đặt 370 LED ở 12 vòng tròn đồng tâm với 100%
chiếm chỗ ở một nửa số vòng trong và giảm sự chiếm chỗ ở các vòng ngoài trong
khi giữ nguyên số LED ở các vòng ngoài nhƣ là ở vòng giữa

Ở phƣơng pháp này, giữ 100% sự chiếm chỗ ở các vòng trong (một nửa số
vòng) trong khi giảm tỷ lệ chiếm chỗ ở các vòng ngoài còn lại bằng cách duy trì
cùng số LED nhƣ là ở vòng giữa. Ví dụ, nếu có 13 vòng (12 vòng và 1 LED trung
tâm) đồng tâm; 6 vòng đầu tiên từ 1đến 6 chiếm chỗ 100% trong khi các vòng từ 7-
13 sẽ có cùng số LEDs nhƣ ở vòng 6. Nhƣ ở hình 3.10.b. Phƣơng pháp thứ hai cho
hiệu quả phân bố chiếu sáng tốt hơn với các ứng dụng đèn giao thông trên đƣờng.

3.2.4.4 Mô hình nguồn phát VLC đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED.
Các hệ thống đèn tín hiệu giao thông dựa trên LED có thể bao gồm nhiều
HB-LED đƣợc phân bố trong không gian. Khoảng cách của truyền dẫn tín hiệu sẽ
tăng với cƣờng độ. Mặc dù các LED công suất cao hiện đại cung cấp tới 120 lm trên
một thiết bị, một vài LED riêng lẻ phải đƣợc đƣa lên bảng điện để đạt đƣợc các
công suất thực tế. Do đó, ở khoảng cách làm việc, cả mô hình quang học và các đặc
tính thực tế của một nguồn sáng phải đƣợc biểu diễn theo các cách khác nhau.
Phƣơng pháp nguồn sáng trƣờng xa (far field point source approach) là mô hình đơn

70
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

giản nhất bởi vì đặc tính rời rạc của nguồn, giả thiết này không phải luôn luôn đƣợc
đƣa ra. Chúng ta xem xét các nguồn sáng với HB-LED và do đó cƣờng độ góc từ
mỗi nguồn điểm rời rạc sẽ đƣợc xét đến ở hình 3.11.

Source
(x0 , y0 ,0) ns
z

Target
( x, y, z)

Hình 3.11 Mô tả LED và sự chiếu sáng

 Ma trận LED với các nguồn rời rạc

Xem xét một LED ở vị trí tọa độ ( x0 , y0 , 0) qua một mặt phẳng nhƣ hình 3.6, ở

trục tọa độ Đecac ( x, y, z) ; mục tiêu hay phía thu ở tọa độ ( x, y, z) và ns biểu diễn
hƣớng của nguồn.

Từ hình vẽ ta có:

ns d
cos (3.19)
ns d

đó: ns . d là tích có hƣớng của vector ns và d . Giả sử ns đƣợc chuẩn hóa, ns 1

và:

71
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2 2
d x x0 y y0 z2 (3.20)

Giả sử: ns (0, 0,1) và d ( x x0, y y0, z) . Do đó, sự bức xạ đƣợc đƣa ra bởi:

m 1 zm
E ( x, y, z) E(0) 2 m
2 (3.21)
d d

Trong đó: E(0) là sự bức xạ của LED lên trục.

Phƣơng trình (3.20) có thể viết lại

3.3 Mô hình kênh


Hệ thống VLC cho ứng dụng ngoài trời yêu cầu lan truyền LoS. Đặc tính lan
truyền của VLC thay đổi đáng kể theo môi trƣờng truyền tin, đặc biệt sự ảnh hƣởng
của các điều kiện thời tiết rất mạnh và vì các nhiễu (interference) gây ra bởi các
nguồn sáng khác. Công suất tín hiệu thu thay đổi theo sự thay đổi của thời tiết nhƣ
mƣa, bão…trong kênh lan truyền, trong khi các nguồn sáng khác làm giảm cƣờng
độ tín hiệu mong muốn. Thêm vào đó, các đặc điểm truyền tin thay đổi theo mùa,
thời gian và khu vực.

Do đó, cần phải đánh giá độ sẵn sàng (availability) của hệ thống thông tin
quang vô tuyến dƣới các điều kiện môi trƣờng khác nhau. Ở luận văn giới hạn với
trƣờng hợp LoS. Trong hầu hết các kịch bản liên quan cho ứng dụng cụ thể.

 Vấn đề: tính toán độ lợi kênh (channel DC gain) hay suy hao cho đƣờng
truyền LoS.

Hình 3.12 mô tả mô hình truyền thông tin giữa một đèn tín hiệu giao thông
(đƣợc coi là nguồn phát) và một phƣơng tiện ô tô ( đƣợc coi là máy thu).

72
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tx: đèn tín hiệu


giao thông dựa
trên LED

(x i , yi h,0)

a
hp
x

y
h nr

Rx: PD tốc

FO
V
i độ cao
α

(0,0,0)
(0,0,0) (x,y,z)
(x,y,z)
Kết thúc Bắt đầu
Diện tích dịch dịch vụ
dịch vụ
vụ (service (service
(service
area) start)
end)

Hình 3.12 Mô hình kênh truyền giữa đèn tín hiệu giao thông và phƣơng tiện

Giả sử sự định hƣớng của máy thu (orientation of the receiver) là tƣơng ứng
với chuẩn và i là góc tới (angle of incidence) trong khi i là góc bức xạ (angle of
irradiance). Công suất quang nhận đƣợc ở PD với diện tích có ích (active area) là Ad
ở khoảng cách giữa máy phát và máy thu là d đƣợc tính bởi:

m
m 1 cos
Er ( x, y, z) Ad E(0) cos rect (3.22)
2 d2 FOV

Góc và góc là các góc giữa đƣờng truyền thẳng từ máy phát tới nguồn.

Hai véc tơ ns và nr là hai vectơ chỉ hƣớng (heading vector) của nguồn phát và máy

thu. Hàm rect biểu diễn giới hạn lên trƣờng nhìn FOV là i FOV 900 . Giá trị

này là 0 với 00 và là 1 với 900 . FOV biểu diễn trƣờng nhìn của máy thu

73
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khi máy phát là một ma trận tròng của các LED, công suất quang đƣợc đƣa ra
bởi hai tổng. Trong trƣờng hợp này, d, và phụ thuộc vào vị trí của mỗi LED
trong ma trận. Khoảng cách trực tiếp di giữa mỗi LED trong nguồn phát và máy
tách sóng là:

di ( x xi , y yi h, z) (3.23)

Bức xạ tổng từ đèn tín hiệu giao thông gồm một ma trận LED qua đƣờng LoS
là:

m 1 NK cosm i cos i
ET (x, y, z) Ad E (0) 1
rect i
2 i 0
2
m 3
FOV (3.24)
x xi (y yi ) 2 z2 2

Nếu chúng ta coi máy thu phát ra mô hình phát xạ dọc trục đối xứng đƣợc
miêu tả bởi cƣờng độ chói Pt R0 W / sr , một máy thu đặt ở khoảng cách d và góc
tƣơng ứng với máy phát tạo ra một giá trị bức xạ (irradiance ( W / cm2 )) là

IS ( d) Pt R0 / d 2 . Công suất đƣợc tách sóng và đƣợc nhận bởi PD với một diện
tích hiệu dụng (effective area) Aeff đƣợc đƣa ra bởi Pr IS ( d, ). Aeff , ở đó là
góc tới (incidence angle). Đáp ứng tần số của các kênh VLC tƣơng đối phẳng gần
nhƣ 1 chiều (DC), vì thế các kênh đƣợc đặc trƣng bởi hàm H(0) đƣợc đƣa ra bởi

Ad
H 0 R0 Ts g cos với 0 FOV (3.25)
LOS
d2

H(0)=0 với (3.26)

Trong đó: Ad là vùng tách sóng (detector area), TS là độ lợi bộ lọc quang (optical
filter gain), và g là độ lợi của bộ tập trung quang (optical concentrator) ( nếu sử
dụng).

Với một máy phát bao gồm một ma trận LED, độ lợi kệnh LoS là:

74
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

m 1 M 1 Nk 1 cos m cos i
H ( x, y, z) Ad P( t) Ts g E(0) rect i
i
m 3
2 k0 i0 FOV
x xi
2
(y yi h) 2 z2 2 (3.27)

Nếu diện tích của bộ tách sóng, tổng công suất phát, độ lợi của bộ lọc và độ
lợi của bộ tập trung đều đƣợc chuẩn hóa thành 1 thì suy hao trên kênh qua khoảng
cách có thể đƣợc vẽ ở hình 3.13.
ĐỘ LỢI CỦA KÊNH (dB)

KHOẢNG CÁCH (m)

Hình 3.13. Độ lợi kênh qua khoảng cách

Hình 3.13 cho thấy một máy thu có độ lợi ở xung quanh 56 dB sẽ là cần thiết
cho truyền dữ liệu qua khoảng cách 100m, bỏ qua ảnh hƣởng của nhiễu. Tuy nhiên
nhiễu, đặc biệt là các ánh sáng từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo làm suy giảm
cƣờng độ tín hiệu lan truyền qua kênh quang vô tuyến. Chúng cũng gây ra giao thoa

75
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

(interference) cho tín hiệu mong muốn. Phần nhiễu sẽ đƣợc xem xét và thảo luận ở
chƣơng 4 trong phần mô phỏng hệ thống và đánh giá kết quả.

3.4 Kết luận chƣơng


Trong truyền thông VLC, kết nối (connectivity) quan trọng hơn tốc độ truyền
dẫn (transmission rate), điều đó làm cho các hệ thống này phải đƣợc cung cấp các
cơ chế thích nghi về tốc độ truyền dẫn (transmission rate adaption mechanisms).
Đặc tính này cho phép hệ thống đáp ứng lại topo mạng và bản chất động của kênh,
nó cũng đƣa ra viễn cảnh có nhiều ứng dụng và đảm bảo tính tƣơng thích với các hệ
thống khác đang tồn tại.

76
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƢƠNG 4 - MÔ HÌNH MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


4.1 Mô hình mô phỏng

Trung tâm điều


khiển giao thông z
Tx: đèn tín hiệu
giao thông dựa
trên LED (0,0,0)
(0,0,0) x
TTh n ggi ngg
hôô iaaoo
ttiin thhôôn ờii

nng
g
t
tthh iiaann

gg ựựcc

Làn 2
tthh

a
hp
y
d'
W

d
h nr
h2

Rx: PD tốc
FO
V

độ cao
W
α
Làn 1
hc
(x,y,z)
Kết thúc Bắt đầu
Diện tích dịch
dịch vụ dịch vụ
vụ (service
(service (service
area)
end) start)

Hình 4.1 Mô hình hệ thống ITS đơn giản ứng dụng công nghệ VLC
4.1.1 Mô tả hệ thống
Một hệ thống ITS đơn giản đƣợc mô tả ở hình 4.1. Trung tâm điều khiển
giao thông lấy và phân tích các thông tin có ích. Sau khi xử lý thông tin giao thông
thực, các bản tin có ích sẽ đƣợc truyền qua đèn giao thông LED để đến máy thu ở
phƣơng tiện. Photodiode là các các camera tốc độ cao có thể xử lý các tín hiệu
quang và tập hợp các dữ liệu đƣợc sử dụng ở một máy thu. Ở trong hệ thống hình
4.1, đèn tín hiệu giao thông có chức năng là máy phát và đèn nằm trên ô tô có chức
năng là máy thu.

Phƣơng tiện ô tô đƣợc xét đang chuyển động trong vùng dịch vụ (service
area) của máy phát. Khoảng cách giữa máy phát và máy thu là d. Giả sử với sự định

77
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

hƣớng của máy thu (orientation of the receiver) là tƣơng ứng với chuẩn và là
góc tới (angle of incidence) trong khi là góc bức xạ (angle of irradiance). Nhƣ vậy
góc và góc là các góc giữa đƣờng truyền thẳng từ máy phát tới nguồn. Hai véc

tơ n s và nr là hai vectơ chỉ hƣớng (heading vector) của nguồn phát và máy thu.

Để đơn giản cho việc mô phỏng ta giả sử nguồn phát đèn tín hiệu giao thông
chỉ có một LED. Ở hình 4.1, chúng ta giả sử đèn tín hiệu giao thông LED đang ở
chỗ giao cắt nơi mà ô tô đang nhận tín hiệu giao thông. Chiều cao của đèn tín hiệu
giao thông. Chiều dài tay của đèn tín hiệu giao thông đƣợc giả sử là 0 và tọa độ vị
trí của nó là (x,y,z) của nó đƣợc giả sử là (0,0,h). Các tham số của mô phỏng ITS
đƣợc đƣa ra ở bảng 4.1 cho các mô phỏng máy tính

.Các tham số Ý nghĩa và giá trị


h Độ cao của đèn giao thông biểu diễn ở trục y
z Khoảng cách từ chân đèn giao thông đến phƣơng tiện ở
làn 1
W Độ rộng của làn
x Khoảng cách từ chân đèn giao thông đến phƣơng tiện ở
làn 1
d Khoảng cách trực tiếp từ máy phát đến máy thu
hpa Góc một nửa công suất của máy phát
Góc bức xạ
Định hƣớng của máy thu
Góc tới

FOV Field of view


hc Khoảng cách phƣơng tiện với lề đƣờng

Bảng 4.1 Tham số mô phỏng


Vị trí của một PD đƣợc đặt ở tọa độ (x,y,0) ở đó x là khoảng cách theo
hƣớng hƣớng nằm ngang và y là khoảng cách theo hƣớng dọc đƣờng. Chiều cao của

78
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

một phƣơng tiện là hc . Giả sử không gian bên ngoài lớn hơn nhiều so với phía máy
thu, để máy thu là một điểm rất nhỏ, so với không gian xung quanh, vì thế góc
này thay đổi theo vị trí của phƣơng tiện (x,y). Khoảng cách d giữa LOS giữa đèn tín
hiệu giao thông và máy thu:

(4.1)
d x2 y2 ( h hc )2

Thêm vào đó góc tƣơng ứng với máy phát là đƣợc đƣa ra bởi:

x
ar cos (4.2)
d

Thêm vào đó, khu vực dịch vụ ở hình 4.1 là một khu vực truyền tin cung cấp
ngƣỡng SNR để đạt BER mong muốn.

Ở phần này ta sẽ mô phỏng công suất quang đầu ra theo các tọa độ (x,y,z)
thay đổi nghĩa là theo vị trí của phƣơng tiện. Đồng thời mô phỏng tỷ số tín hiệu trên
nhiễu SNR của hệ thống theo các tọa độ (x,y,z) Từ đó đánh giá đƣợc chất lƣợng của
hệ thống ITS dựa trên công nghệ VLC

4.1.2 Mô phỏng độ lợi lan truyền quang.


Các tín hiệu quang nói chung lan truyền theo hai đƣờng. Một đƣờng là một
đƣờng không còn vật cản LOS giữa máy phát và máy thu và đƣờng khác dựa trên sự
phản xạ ánh sáng từ một bề mặt phản xạ. Bởi vì các tín hiệu quang nhận đƣợc từ
LOS là mạnh nhất, chúng ta coi nhƣ gần đúng đƣờng suy hao là đƣờng suy hao
LOS. Trong một mô hình ITS mô phỏng nhƣ hình 4.1, các đèn tín hiệu giao thông
chiếu thẳng xuống. Nếu chúng ta bỏ qua các hiệu ứng che khuất (shadowing) gây ra
bởi các vật cản giữa máy phát và máy thu, đƣờng truyền quang LOS có thể đƣợc
tính toán từ mô hình Lambertian nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3. Mô hình này chỉ ra
ánh sáng lan truyền nhƣ thế nào ở bên ngoài từ một nguồn sáng. Độ lợi dòng một
chiều trực tiếp của kênh LOS đƣợc tính theo công thức:

79
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2 8 kTk 2 16 2kTK 2
thermal
AI2 B A2 I3 B3 (4.3)
g gm

Trong đó: d là khoảng cách truyền dẫn, A là vùng lộ sáng của PD.

Ở đó, m là bậc tƣơng ứng với một nửa góc phát xạ hpa:

ln 2
m (4.4)
ln cos hpa

Một bộ lọc quang thƣờng làm suy giảm các nhiễu ánh sáng xung quanh và
một bộ tập trung đƣợc thực hiện để đạt đƣợc một độ lợi quang hiệu quả mà không
tăng diện tích lộ sáng của PD. Cả bộ lọc quang và bộ tập trung đều đƣợc nằm trong
PD, và dựa trên phƣơng trình (4.3) và độ lợi kênh một chiều. Công suất quang đầu
ra Pr đƣợc tính toán nhƣ sau:

m 1
Pr Pt 2 A
cosm Ts G cos (4.5)
2 d

ở đó Pt là công suất quang phát; Ts là độ lợi của bộ lọc, G là độ lợi của bộ tập

trung quang:

n2
G (4.6)
sin 2 C

Trong đó: n là chỉ số khúc xạ vật liệu, C là một nửa FOV của bộ tập trung.

Photodiode tốc độ cao đƣợc thiết kế để nhận một độ lợi G lớn với sự trả giá
là góc FOV nhỏ lại. thêm vào đó, các ứng dụng thực tế cần công suất LED lớn hơn
1W, do đó triển khai đèn tín hiệu giao thông LED với công suất phát 1.2W nhƣ
trong mô phỏng. Các tham số khác đƣợc liệt kê ở bảng 4.3

80
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tham số Giá trị Tham số Giá trị


Công suất phát 1200mW Diện tích PD A=1cm2
quang Pt
Góc một nửa 60 0 Độ lợi của bộ lọc 1
công suất hpa Ts c

Số LED 2 Hệ số khúc xạ, n 1.5


Bậc của phát m=1 FOV bộ tập trung 300
xạ quang C

Độ lợi của bộ 9 Hiệu suất biến đổi 0.53(A/W)


tập trung G O/E
Chiều cao của 5m Chiều cao của 0,8 m
đèn tín hiệu h phƣơng tiện hc
Độ rộng của 15m
làn

Bảng 4.2 Các đặc tính của đèn giao thông dựa trên LED và photodiode tốc độ cao.

Dựa trên mô hình ITS ở hình 4.1 và các tham số mô phỏng ở bảng 4.1 và
bảng 4.2, kết quả mô phỏng về phân bố của công suất quang nhận đƣợc đƣợc đƣa ra
ở hình 5.2 qua công thức (4.5).

4.1.3 Mô phỏng tỷ số SNR dƣới tác động của nhiễu


Nhiễu ánh sáng nền tồn tại nhƣ là một giới hạn chính cho truyền dẫn dữ liệu
tốc độ cao trong hệ thống VLC. Bởi vì ở phía thu, photodiode nhận cả các tín hiệu
quang và các tín hiệu chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo không mong muốn.

Xem xét các thành phần của bộ thu, một bộ khuếch đại quang, một bộ lọc
thông dải và photodiode Pin hình thành một loại photodiode tốc độ cao. Một PIN
PD đƣợc đề xuất cho các ứng dụng ngoài trời vì khả năng chuyển mạch nhanh.
Thêm vào đó chúng ta xây dựng một trở kháng transitor dựa trên FET (low-noise
field effect transitor) ở bộ tiền khuếch đại. Vì thế, cả nhiễu nổ và nhiễu nhiệt có thể

81
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

tạo ra nhiễu tổng ở phía thu. Nhƣ đã phân tích ở trên ta có công thức tính nhiễu
nhiệt:

2 8 kTk 16 2kTK (4.7)


thermal AI2 B2 2
A2 I3 B3
g gm
Công thức tính nhiễu nổ:

2
shot 2q Pr B 2qIbg I2 B (4.8)

Ở đó:

Độ lợi của điện áp vòng hở, (g) 10


Điện dung cố định 112pF/cm2
Độ dẫn của FET (gm) 30mS
Hệ số băng thông nhiễu (I2 ) 0.562
Hệ số băng thông nhiễu (I3 ) 0.0868
Hệ số nhiễu kênh FET ( ) 1.5
Tốc độ dữ liệu (B) 100bit/s,1Mb/s,10Mb/s,100Mb/s,1000Mb/s
Hằng số Bolzman (k) 1,38x10-23
Nhiệt độ tuyệt đối (T k) 298K
Đáp ứng của PD ( ) 0.54(A/W)
Hệ số nhiễu kênh của FET 1.5
Bậc của mô hình Lambertan 1
(m)

Dòng nhiễu nền nhận đƣợc 5100 A


Điện tích (q) 1.6x10-19

Bảng 4.3 Các tham số cho tính toán SNR

Phƣơng sai của nhiễu tổng đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

82
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

2 2 2
(4.9)
total thermal shot

Ở đây ta sử dụng điều chế OOK trong hệ thống VLC, với một kênh AWGN.
Do đó, ở phía máy thu ta nhận đƣợc tỷ số tín hiệu trên nhiễu của tín hiệu điện là:

2
Pr
SNR (4.10)
total

Giá trị BER đƣợc tính theo công thức

Pr
BER Q SNR Q( ) (4.11)
total

Ở đó hàm Q(x) là hàm Q đƣợc sử dụng để tính xác suất của phân bố Gauss
và đƣợc tính bằng:

1 y2 2
Q(x) e dy (4.12)
2 x

4.2 Kết quả mô phỏng và phân tích.


4.2.1 Phân bố công suất ở phía thu
Các giá trị tọa độ x và y là hàm của bậc lambertian m nên ta có tọa độ là x(m)
và y(m).

Từ kết quả mô phỏng ta thấy tổn hao đƣờng truyền quang tăng với khoảng
cách. Với khoảng 3m của trục x, chúng ta thấy rằng một diện tích nơi mà công suất
quang nhận đƣợc thấp hơn bởi vì diện tích này ra khỏi góc rọi của các ánh sáng đèn
LED.

Chú ý rằng BER ít nhất là 10-6 là đƣợc mong muốn trong hệ thống thông tin
quang vô tuyến thành công để duy trì một đƣờng truyền quang tin cậy. Trong khi

83
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

mở rộng khoảng cách truyền dẫn dữ liệu chắc chắn giảm công suất quang nhận
đƣợc, các kỹ thuật thỏa mãn BER và thậm chí với một SNR nhỏ nên đƣợc phát
triển.

Hình 4.2 Phân bố công suất ở phía thu.


4.2.2 Đánh giá chất lƣợng của hệ thống qua tỷ số tín hiệu trên nhiễu SNR
Nhƣ vậy công suất đầu ra phụ thuộc vào các giá trị tọa độ x và y. Tỷ số SNR
phụ thuộc vào công suất quang ở phía thu. Do đó, có thể khảo sát chất lƣợng hệ
thống qua tỷ số SNR phụ thuộc vào các tham số tọa độ x và y.

84
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 4.3 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 106bit/s

Hình 4.4 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 105bit/s

85
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 4.5 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ bit 104bit/s


SNR này đƣợc yêu cầu để đạt đƣợc BER ngƣỡng 10-6 hay SNR ở mức lớn
hơn 13.6dB. Rõ ràng tốc độ dữ liệu thay đổi và các tham số mô hình thay đổi có thể
thỏa mãn BER yêu cầu.

Hình 4.6 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ 10 3bit/s

86
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hình 4.7 Tỷ số SNR theo tọa độ x và y với tốc độ 10 3bit/s


Trong quá trình mô phỏng, chất lƣợng của hệ thống qua tỷ số SNR đƣợc
đánh giá với các tốc độ bit khác nhau. Nói chung, khảo sát với ở tốc độ từ 10 3 bit/s
đến 106 hệ thống còn có thể đạt đƣợc BER yêu cầu với giá trị tọa độ x và y hợp lý.
Tuy nhiên, tốc độ càng tăng để đạt đƣợc cùng một SNR thì tọa độ x và y giảm.

Hình 4.8 Tỷ số SNR theo với hai cặp tọa độ (x,y) khác nhau với tốc độ 10 5bit/s
Từ kết quả mô phỏng hình 4.8 ta thấy, nếu tăng khoảng cách truyền dẫn lên
thì tỷ số SNR giảm với cùng một tốc độ bit.

87
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Giải pháp cho nó là giảm tốc độ truyền dẫn. Do đó cơ chế cần phải có để cho
BER thấp và tốc độ dữ liệu cao với SNR thấp là nhiệm vụ cho VLC ngoài trời.

4.3 Kết luận chƣơng.


Chƣơng 4 đƣa ra mô hình mô phỏng và đánh giá chất lƣợng của hệ thống
VLC ứng dụng cho ITS. Qua khảo sát ta thấy hệ thống chƣa đạt đƣợc chất lƣợng
BER mong muốn với khoảng cách giữa phƣơng tiện và đèn tín hiệu cách xa. Hệ
thống chƣa đạt đƣợc tốc độ bit cao để cho đƣợc SNR hay BER đạt ngƣỡng. Nếu tốc
độ tăng cao quá hệ thống sẽ vƣợt ra khỏi ngƣỡng cho phép của SNR và BER. Do đó
cần có giải pháp nâng cao tốc độ và khoảng cách truyền dẫn cho hệ thống VLC ứng
dụng cho ITS.

88
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Các hệ thống VLC từ sự phát triển của LED là một công nghệ quan trọng.
Nó có thể đƣa ra việc truyền tin ở khắp nơi vì ánh sáng có thể có ở mọi nơi. Trong
các hệ thống giao thông thông minh, VLC là một ứng dụng lý tƣởng và quan trọng
cho sự an toàn của con ngƣời. Trong luận văn này, công nghệ VLC ứng dụng trong
hệ thống ITS đƣợc nghiên cứu chi tiết.

Luận văn đã nghiên cứu về mô hình ITS triển khai ứng dụng công nghệ. Một
hệ thống quảng bá thông tin cho các ứng dụng an toàn giao thông trong ITS là một
ví dụ đƣợc nghiên cứu trong luận văn. Công nghệ VLC sẽ cho phép loại bỏ nhiều
các hệ thống truyền thông khoảng cách ngắn và hệ thống IR, do đó làm giảm giá
thành mà không mất đi chức năng. Vì sự phát triển của kiến trúc ITS đang đƣợc tiến
hành, công nghệ VLC có thể sẽ có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc này.

Đồng thời luận văn cũng đề cập đến sự phát triền và thiết kế của LED, cụ thể
là ma trận các LED để phù hợp với hệ thống đèn tín hiệu giao thông với mục đích
tối ƣu việc chiếu sáng trong một khu vực dịch vụ. Hệ thống ITS ứng dụng công
nghệ VLC đƣa ra hai chức năng cho LED chức năng báo hiệu và chức năng quảng
bá thông tin giao thông, do đó có thể đƣợc coi nhƣ là một sự bổ sung cho các hệ
thống truyền tin.

Một vấn đề khác cũng đƣợc thảo luận trong luận văn là đặc tính kênh truyền.
Kênh truyền VLC phụ thuộc nhiều vào các điều kiện môi trƣờng xung quanh nhƣ
các nguồn ánh sáng bên ngoài và điều kiện thời tiết. Một vài ảnh hƣởng của nhiễu
môi trƣờng xung quanh đƣợc xem xét, khảo sát và đƣa ra kết quả mô phỏng

II. THÁCH THỨC

Tuy nhiên, hệ thống VLC ứng dụng cho ITS còn nhiều thách thức và cần đƣợc
giải quyết:

89
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

- Vấn đề về triển khai hệ thống

Triển khai hệ thống là một trong những thách thức có thể dự đoán đƣợc. Nó bao
gồm các nhà quản lý thành phố, các cơ quan pháp luật, các đèn tín hiệu giao thông,
các phƣơng tiện và ngƣời sử dụng. Mặc dù có hƣớng dẫn về các chuẩn trong việc
cài đặt đèn tín hiệu giao thông xong vẫn cần phải xem xét lại. Để triển khai hệ thống
VLC cho hoạt động hiệu quả cần phải tuân theo chuẩn hƣớng dẫn và chuẩn đó rất
cần thiết cho việc sửa chữa cài đặt các đèn tín hiệu giao thông. Ví dụ, các đèn tín
hiệu giao thông đƣờng kính 200mm có thể đặt ở độ cao khoảng 2.5m tới 3m ở bên
đƣờng trong khi đèn tín hiệu giao thông đƣờng kính 300mm cần phải đặt ở chiều
cao khoảng 5m. Tƣơng tự nhƣ vậy, với các nhà sản xuất đèn tín hiệu giao thông, họ
cần phải theo các thiết kế đƣợc đề xuất để tránh những vấn dề khó khăn. Thêm vào
đó, các tổ chức này còn phải bắt đầu thúc đẩy công nghệ tích hợp máy thu VLC giá
rẻ vào các phƣơng tiện. Do đó, cần sự kết hợp giữa các tổ chức và các nhà sản xuất
để thúc đẩy việc tích hợp công nghệ VLC vào hệ thống ITS.

- Vấn đề về công nghệ:


Giới hạn khoảng cách truyền dẫn dài.
Thiết kế đƣờng lên.
Tăng tốc độ dữ liệu.
III. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu chi tiết thành phần phía thu của hệ thống VLC để hỗ trợ cho hệ thống
ITS
- Nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS.
- Tìm hiểu về cơ chế điều chế thích nghi.

90
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. 802.15.7.http://www.ieee802.org/15/pub/TG7.html

2. Cen Liu, Bahareh Sadeghi and Edward W. King (2014), Enabling Vehicular
Visible Light Communication (V2 LC) Networks, Rice University.
3. Champing Li, Ying Yi, Kyujin Lee and Kyesan Lee (2015), "Performance
analysis of Visible light communication using STBC-OFDM technique for
intelligent transport system," International Journal of Electronics.

4. Goldsmith, Andrea (2004) , Wireless Communications, Stanford University.

5. Navin Kumar (2011), Visible light communication for road safty applications.
Universidade de Averio.
6. Navin Kumar (2014), Visible light communication Based Traffic Information
Broadcasting systems, International Journal of Future Computer and
Communication Vol.3, No.
7. Rakesh Gutpa and Amit Sharma (2014), Vehicle-To-Vehicle Data
Broadcasting through Visible Light Communication, IOSR Journal of
Electronics and Communication Engineering (IOSR-JECE), Vol. 9, Issue 2, Ver
VIII, pp 90-95.
8. Shlomi Arnon, John R.Barry, Geoge K.karagiannidis, Robert Schober and
Murat Uysal (2012). Advanced optical wireles communication systems. New
York : Cambridge University Press.
9. Shlomi Aron (2015), Visible light communications. New York: Cambridge
University Press.

10. Toshihiko Komine (2006), Visible light communications and its fundamental
study. Japan.

11. Z.Ghassemlooy, W. Popoola and S. Rạbhandari (2013), Optical wireless


communications: System and Channel Modelling with mathlab, New York.

91
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

12. Toshihiko Komine (2004), Fundamental Analysis for Visible-Light


Communication System using LED Lights, IEEE Transaction on Consumer
Electronics, Vol.50, No.

92

You might also like