You are on page 1of 3

2.5. Đánh giá chung.

2.5.1. Kết quả đạt được

Điểm sáng của thị trường tiền tệ Nhật Bản từ năm 2015 đến nay được thể hiện
thông qua:

 Về tài chính, tín dụng, cán cân tài chính được cải thiện rõ rệt nhờ vào
chính sách đẩy lùi giảm phát, thâm hụt ngân sách đã giảm từ 8,8% xuống
còn 2,8%. Doanh thu thuế ước tính của chính phủ và địa phương tăng từ
78,7 nghìn tỷ Yên trong năm 2012 lên đến 100,7 nghìn tỷ yên trong năm
2017. Dư nợ trái phiếu chính phủ (trên tỷ lệ GDP) bắt đầu giảm xuống
238,7% so với mức đỉnh điểm 243,1% trong giai đoạn giữa năm 2016.
 Đến năm 2017 có thể thấy, đồng Yên đã giảm giá so với USD từ 86,8
Yên/USD (năm 2012) lên 112,7 Yên/USD, đây được coi là tác động tích
cực đối với nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Nhật.
 Nhu cầu tín dụng được thúc đẩy, vay và cho vay có đảm bảo đang có xu
hướng tăng. Tổng dư nợ cho vay đang ở mức cao nhất kể từ năm 2001,
dấu hiệu lợi nhuận cho các ngân hàng được khởi sắc.
 Nhìn chung có thể thấy thị trường liên ngân hàng Nhật Bản có quy mô
giao dịch lớn, mặc dù còn nhiều biến động nhưng vẫn đóng vai trò quan
trọng đối với các ngân hàng và nền kinh tế.

2.5.2. Hạn chế

Mặc dù thị trường tiền tệ Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời
gian vừa qua, tuy nhiên còn chưa ổn định và một số hạn chế:

 Trong thời gian qua lạm phát ở Nhật có tăng nhẹ, nhưng vẫn còn xa với
mục tiêu 2% mà Ngân hàng trung ương đặt ra, đây là áp lực lớn đối với
nền kinh tế Nhật Bản.
 Các quỹ thị trường tiền tệ Nhật Bản đang dần bị phá hủy, lợi tức trên các
kỳ hạn ngắn đang chìm sâu vào mức tiêu cực.
 Thị trường chứng khoán chính phủ ngắn hạn không đáng kể, lãi suất cố
định thấp có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là người mua
chính
và hoạt động thị trường mở là không thể. 
 Các công ty vừa và nhỏ khó tiếp cận nguồn vốn đặc biệt là trong đại dịch
Covid – 19 khi nền kinh tế suy thoái.

2.5.3. Nguyên nhân

Thị trường tiền tệ Nhật Bản đã đạt được một số kết quả khả quan tuy nhiên còn
chưa ổn định và hạn chế là do:

Thứ nhất, chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng trung ương với mức lãi
suất cho vay trên thị trường dao động quanh 0% vừa kích thích tín dụng tăng
trưởng, vừa giúp cho đồng Yên hạ giá, nhưng đây cũng chính là nguyên nhân
làm cho lợi nhuận của các quỹ thị trường tiền tệ giảm.

Thứ hai, sau “bong bóng kinh tế” và suy thoái kinh tế các doanh nghiệp tại Nhật
Bản mất niềm tin vào nền kinh tế vì thế mà giảm chi, giảm vay nợ. Trước tình
hình đó, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều gói kích cầu nhằm đưa Nhật bản
thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng kinh tế dần lấy lại niềm tin từ các nhà đầu
tư, nhờ vậy mà nhu cầu tín dụng được thúc đẩy.

Thứ ba, do tác động từ cuộc căng thẳng giữa Mỹ và Trung quốc khiến cho đồng
Yên tăng giá đe dọa các nỗ lực của Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda nhằm đưa
lạm phát trở lại mức bình thường.

CHƯƠNG 3. Bài học cho Việt Nam nhìn từ thị trường tiền tệ Nhật bản

Trong những năm qua, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Nhật
Bản đã được Chính phủ hai nước vun đắp và phát triển trở thành đối tác chiến
lược. Từ những thành tựu và thách thức trong thị trường tiền tệ Nhật Bản đã để
lại những bài học hữu ích trong việc ổn định, phát triển thị trường tiền tệ tại
Việt Nam.

Một là, cần kiên định với mục đề ra. Năm 2015 khi thống đốc Ngân hàng trung
ương Nhật Bản ông Kuroda đề ra chính sách nới lỏng tiền tệ đã gặp không ít ý
kiến trái chiều rằng chính sách đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, tuy
nhiên Ngân hàng trung ương đã kiên định mục tiêu tăng lạm phát và giảm giá
đồng Yên. Tuy nhiên cần tính đến độ trễ của chính sách để khi ban hành mức độ
tác động đến đời sống xã hội ở mức hợp lý và có những giải pháp dự phòng.

Hai là, sự phối kết hợp giữa các giữa các công cụ một cách đồng bộ, linh hoạt,
đúng thời điểm, chủ động dẫn dắt thị trường.

Ba là, trong điều hành chính sách tiền tệ phải gắn liền với tình hình kinh tế đất
nước. Phải nắm rõ tình tình kinh tế đất nước, chủ động trước các biến động
trong và ngoài nước từ đó mà đề ra chính sách hợp lý, phải kết hợp chính sách
tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó tăng trưởng tín dụng phải
đi đôi với an toàn, tránh nợ xấu.

Bốn là, bên cạnh phát triển kinh tế phải đảm bảo an sinh xã hội. Kinh nghiệm từ
Nhật Bản cho thấy thành công ban đầu của Chính phủ là do nâng cao được lòng
tin của người dân vào sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, dẫn tới tiêu dùng và
đầu tư tăng.

Ngoài ra, giải pháp điều hành tốt phải đi đôi với công tác thanh tra giám sát.
Công tác thanh tra giám sát tốt mới có thể đẩy lùi rủi ro đạo đức gây rối loạn thị
trường.

You might also like