You are on page 1of 13

I.

Lý thuyết
1.1. Xây dựng và phát triển văn hóa, con người

- Cần nhận thức sâu sắc, đúng đắn, đầy đủ vai trò, sứ mệnh của văn
hóa đối với sự phát triển bền vững. Mỗi bước đi lên, phát triển của đất
nước đều có dấu ấn và sự khai sáng của văn hóa.
+ Từ những năm cuối của thế kỷ XX, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính có quy mô lớn trên bình diện toàn
cầu đã đặt ra yêu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là một trong 4 trụ cột
của sự phát triển bền vững.
+ Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả
vật chất. Kết quả của sản xuất tinh thần là các sản phẩm tinh thần làm
giàu đẹp, phong phú cho đời sống tinh thần của con người, có nghĩa là,
loài người chỉ có thể đạt tới sự phát triển về chất lượng khi đồng thời phát
triển cả hai hình thái của sản xuất: vật chất và tinh thần. Nếu sản xuất vật
chất là nền tảng vật chất của xã hội thì tất nhiên sản xuất tinh thần là nền
tảng tinh thần của xã hội đó. Như vậy, muốn đạt tới sự phát triển bền
vững phải tạo cho được sự phát triển đồng bộ, hài hòa của hai lĩnh vực
trên, xây dựng đồng thời nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần cho xã
hội. Mục tiêu của sản xuất vật chất là tạo ra ngày càng nhiều của cải vật
chất bảo đảm cho nhu cầu phát triển thể chất, đời sống vật chất của con
người. Song phát triển kinh tế không có mục đích tự thân, mà cái đích cần
đạt tới là vì sự phát triển hạnh phúc, tự do, toàn diện của con người. Và
đó chính là văn hóa. Mục tiêu cuối cùng, cao nhất của sản xuất tinh thần
không phải chỉ là các sản phẩm tinh thần mà qua đó cần đạt tới cái đích
nuôi dưỡng và xây đắp con người, để con người trở thành “Người” nhất.
Như vậy, cả hai lĩnh vực sản xuất đều gặp nhau ở cái đích cuối cùng là vì
con người, cho con người với ý nghĩa cao đẹp và nhân đạo nhất của nó.
Với ý nghĩa đó, sự phát triển đồng bộ của sản xuất vật chất và sản xuất
tinh thần là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững.
- Cần phải nhận thức những yếu tố bản chất của văn hóa như văn hóa
gắn với con người, phản ánh những mặt căn cốt như tư tưởng, đạo
đức, lối sống, nhân cách, tâm hồn, cách ứng xử. Do đó, cần phát triển
nền văn hóa toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và
thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững
chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
+ Mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như một hình ảnh thu nhỏ của
nhân cách xã hội. Đời sống hiện thực, hàng ngày của nó diễn ra trong môi
trường xã hội, giữa những người khác, trong công việc, trong giao tiếp và
ứng xử. Môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã
hội của nó là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và
thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của nhân cách
xác định hình thức biểu hiện của nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp
sống. Lẽ sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ lựa chọn và định
hướng giá trị cuộc sống của bản thân, chứa đựng trong đó cả mục đích,
động cơ, nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng tới. Nó đo lường
trình độ trưởng thành xã hội của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình
cảm… ý thức và tự ý thức về mình – cải tạo thành bản ngã, hay ý thức về
cái tôi cá thể và chủ thể, trước hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một
triết lý về con người và cuộc sống.

Hồ Chí Minh khái quát triết lý ấy trên hai phương diện của cùng một vấn
đề: Sống ở đời và Làm người. Làm người và sống ở đời thì phải chính
tâm và thân dân. Với những con người trẻ tuổi mới bước vào đời, lập thân
và lập nghiệp, lẽ sống là cả một vấn đề hệ trọng của cuộc đời. Xã hội,
trước hết là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và
những thế hệ đi trước phải giúp đỡ thế hệ trẻ tự mình tìm thấy câu trả lời
đúng và tôi, tôi và đẹp về lẽ sống. Đây thực sự là một định hướng mang ý
nghĩa sâu xa về văn hoá, về văn hoá nhân cách.

Xác định đúng đắn về lẽ sống đối với một con người là điểm tựa tinh thần
đầu tiên để con người phát triển thành một nhân cách với nghĩa là biết
sống lương thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
+ Hồ Chí Minh vẫn coi đức là gốc, là quyết định, là hàng đầu. Theo quan
niệm đó, người được coi là có nhân cách, trước hết là người có đạo đức,
được đánh giá về đạo đức bởi những người khác, bởi dư luận xã hội. Sự
đánh giá này tập trung vào lối sống của con người, trong quan hệ với
công việc, với những người xung quanh, với cả bản thân mình từ thái độ
đến hành vi, ứng xử. Tính ích kỷ, sự vụ lợi mà rộng hơn là cá nhân chủ
nghĩa xa lạ với những gì thuộc về nhân cách con người cả trên bình diện
đạo đức lẫn bình diện văn hoá. Sống đúng, sống tốt và sống đẹp giữa mọi
người, không phải vì mình mà vì người khác, coi lối sống, cách sống đó
như một nhu cầu, một sự thoả mãn đạo đức và văn hoá làm người - đó là
thước đo giá trị nhân cách trong lối sống.
- Phát huy và trọng dụng nhân tố con người với tư cách là trung tâm
của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trọng dụng tri thức, nhân tài. Thực
hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người, tạo động lực
mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người và phát huy nhân tố
con người trong sự nghiệp cách mạng có nội dung rộng lớn, sâu sắc và
luôn luôn mới, đầy sáng tạo. Tư tưởng ấy giúp chúng ta tìm thấy sức
mạnh trong công việc của mình, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, nếu biết phát
huy nhân tố con người thì nhất định sẽ thành công.
+ Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt
sinh học và mặt xã hội; con người là chủ thể của các mối quan hệ xã hội -
lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, con người có sức mạnh rất to lớn. Trong con người
có sẵn các nguồn lực, bao gồm: Nguồn lực của cải, tài chính; Nguồn lực
sức lao động; Nguồn lực trí tuệ:

Không dừng ở việc xác định vai trò của con người đối với sự nghiệp cách
mạng và các nguồn lực có trong con người, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ phải
làm gì và làm như thế nào để phát huy được nhân tố con người trong sự
nghiệp cách mạng. Người đề cập tới nhiều khía cạnh, có thể khái quát ở
mấy điểm chính sau:

Thứ nhất, muốn phát huy sức mạnh của con người, Đảng, chính quyền,
mỗi cá nhân phải có lòng thương yêu vô hạn, sự cảm thông, sự tin tưởng
tuyệt đối vào con người, vào nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ,
đảng viên “trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là
vô cùng vô tận”(1). “Việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân
thì phải tránh”(2). Người cũng nhấn mạnh: nếu không tin dân thì dân
cũng không tin Đảng, Chính phủ. Nếu dân chúng không tin Đảng, Chính
phủ thì “biết, họ cũng không nói. Nói, họ cũng không nói hết lời”. Vì vậy,
“đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng
đáng là một người đảng viên”(3). Như vậy, thương yêu vô hạn, sự cảm
thông, tin tưởng tuyệt đối vào con người, quyết tâm phấn đấu giải phóng
con người trở thành tiền đề đầu tiên để có thể phát huy sức mạnh vốn có
trong con người.

Thứ hai, để phát huy sức mạnh của con người, Đảng, Chính phủ phải
hoạch định, xác lập một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, phù hợp với
thực tiễn, phục vụ cho lợi ích của dân tộc tự do, ấm no, hạnh phúc của
nhân dân, bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những vấn đề
an sinh xã hội. Trước hết là chính sách phát triển sản xuất và tiền lương
phải hợp lý. Tiền lương của người lao động phải luôn gắn chặt với hiệu
quả công việc, bởi lương là một trong những thước đo công sức, trình độ,
thái độ, ý thức, tinh thần lao động. Nâng lương là một trong những biểu
hiện nâng cao mức sống, mức thu nhập của người lao động. Nếu đồng
lương không tương xứng với giá trị sức lao động thì những tư liệu sinh
hoạt cần thiết của người lao động cũng không được đáp ứng, điều này sẽ
đánh mất động lực của quá trình sản xuất và nền kinhh tế tất yếu sẽ bị
ngưng trệ.
Thứ ba, muốn phát huy được sức mạnh của con người thì phải quan tâm
đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, các quyền lợi của con
người phải được bảo vệ và ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Ý thức
về tính cấp thiết phải xây dựng, ban hành và thực hiện những chính sách
về thể chế, pháp chế đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước dân chủ, Hồ
Chí Minh đã nhanh chóng cùng tập thể Trung ương Đảng, Chính phủ ban
hành Hiến pháp 1946. Bản Hiến pháp đã phản ánh và quy định chặt chẽ
quyền và nghĩa vụ của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên
nhấn mạnh: Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó có quan hệ rất chặt
với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ, quần chúng đề ra sáng kiến. Vì
thế Người luôn luôn nhắc nhở: Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của
nhân dân, tuyệt đối không được lên mặt "quan cách mạng" ra lệnh, ra oai
với nhân dân. Theo Người, dân chủ là “chìa khóa” vạn năng có thể giải
quyết được mọi khó khăn. Phát huy dân chủ của nhân dân phải kết hợp
chặt chẽ với tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp
luật. Nhà nước phải tiếp tục thể chế hóa bằng pháp luật các quyền dân
chủ của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ tư, Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(6). Có thể thấy, vai trò của giáo
dục, đào tạo là rất quan trọng để từ đó tạo tiền đề cho việc phát huy sức
mạnh của con người. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có
những con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa có thể
được hoàn thiện trước một bước so với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, nhưng
phải có điều kiện. Một trong những điều kiện đó là việc coi trọng vai trò
của giáo dục và đào tạo. Giáo dục, đào tạo có vai trò to lớn để có một đội
ngũ lao động giỏi, nâng cao dân trí, đào tạo người lao động trẻ có trình độ
khoa học - kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, có phẩm chất cần thiết
của người lao động mới, có tri thức văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật,
có ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, có phong cách và phương pháp
làm việc khoa học.
Về mục tiêu của chiến lược giáo dục và đào tạo là nhằm đào tạo ra những
công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Muốn đạt được mục tiêu chiến
lược thì nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện. Hồ Chí Minh
yêu cầu: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo
đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và
sản xuất”(7). Nó thể hiện sự kết hợp giữa nội dung toàn diện và phương
pháp toàn diện, giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm, giữa tư
tưởng và sự nêu gương thực hành, giữa tư tưởng và lối sống, nếp sống.
Theo Hồ Chí Minh, mục đích của việc học là để sửa chữa tư tưởng, để tu
dưỡng đạo đức cách mạng, để tin tưởng, học để hành. Do đó, phải học ở
trường, ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân. “Học để làm việc, làm
người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, “giai cấp và nhân dân, Tổ
quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải: cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư”(8).

Vấn đề phát huy nhân tố con người được Hồ Chí Minh đề cập với nội
dung sâu sắc và toàn diện, đầy tính cách mạng và khoa học. Không chỉ
đánh giá cao vị trí, vai trò của con người, thấy được tính tất yếu của vấn
đề phát huy nhân tố con người, Hồ Chí Minh còn xây dựng được một hệ
thống các giải pháp toàn diện, coi việc thực hiện đúng đắn các giải pháp
đó là khâu then chốt, quyết định thành công.
1.2. Xây dựng đạo đức cách mạng.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức cách mạng giữ vị
trí đặc biệt quan trọng. Đó là một trong những cơ sở để Đảng ta đề ra nội dung
giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và xây dựng Đảng về đạo đức trong tình
hình mới.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn
đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người
cách mạng. Người nhấn mạnh: cũng như sông phải có nguồn, cây phải có gốc.
Người khái quát nội hàm đạo đức cách mạng là: “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững
lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”; “tuyệt đối trung thành
với Đảng, với nhân dân. Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
1. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.

a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.


Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Đạo đức
cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai
cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với
thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những bản chất nói nhiều, làm
ít, nói mà không làm…
b. Xây đi đôi với chống
Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.
Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con
người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá
nhân, cửa quyền, hách dịch.
Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào
quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây
dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương
Đông. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “trị
quốc bình thiên hạ”. Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định
thành công.

Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền
bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Nếu không sẽ dễ sa vào chủ
nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm
nay lại có tội với nhân dân.
2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với học sinh, sinh viên
hiện nay.
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân
Hồ Chí Minh cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người
có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là thế hệ trẻ, vì họ là người chủ tương lai
của nc nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ.
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai ; 7/5/1958; những phẩm chất
đó đc người tóm tắt trong 6 cái yêu
Yêu tổ quốc, yêu nhân dân: là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh, biết chia
sẻ những lo lắng vui buồn với nhân dân.Cần cù sang tạo trong học tập. Sống
nhân nghĩa có đạo lý.
– Tu dưỡng theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh.
Kiên trì tu dưỡng đạo đức CM.
Nói đi đôi với làm.
+ Kết hợp giữa xây đạo đức mới và chống biểu hiện suy thoái đạo đức.
b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản di và đức tính khiêm tốn phi thường
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân
hậu với con người
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
Kết luận
Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh là đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng,
sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhằm làm cho mỗi người trở
thành những công dân tốt hơn, xứng đáng là những người làm chủ đất nước,
biết trọng danh dự, xứng đáng là những người làm chủ đất nước, biết trọng danh
dự, lương tâm, trách nhiệm. Đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã
hội.
Câu hỏi :
Theo Hồ Chí Minh, đối với mỗi người lời nói phải đi đôi với việc làm vì?
A. Đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân.
B. Có tác dụng đối với người thân.
C. Có tác dụng đối với người và việc.
D. Đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và có tác dụng đối với những
người khác.
II. Thực trạng
2. Thực trạng văn hoá, con người, đạo đức cách mạng Việt Nam hiện nay:
2.1.Ưu điểm
a, Ưu điểm về văn hóa đạo đức của con người Việt Nam nói chung:
Yêu nước
Theo giáo sư Trần Văn Giàu, đây là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt
Nam”. Và cho đến ngày nay, yêu nước là động lực phấn đấu toàn dân tộc vì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; được Trung ương khẳng định là
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; dân giàu, nước mạnh là
yếu tố vật chất; dân chủ, công bằng là yếu tố tinh thần; tổng hợp lại là nước Việt
Nam văn minh. Bằng nhiều phương thức khác nhau, hun đúc chủ nghĩa yêu
nước là nội dung chủ yếu của mỗi người, gia đình và toàn xã hội.
Nhân ái
Đây là tình yêu thương, một nội dung của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
là chuẩn mực trong quan hệ bao trùm nhất, mỗi người với đồng loại nói chung,
là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp khởi nguồn sự gắn kết trong
cộng đồng, xã hội. Có thể khẳng định: một người không có tình yêu thương
đồng loại, tức không đạt chuẩn đạo đức trong cuộc sống của mình.
Nghĩa tình
Chúng ta lấy nghĩa tình làm đầu, chúng ta khắc phục được tính ích kỷ tranh
giành quyền lợi, tính tự phụ, tự cao, tự đại. Sống có nghĩa có tình đã tồn tại
hàng ngàn năm nay trong đời sống nhân dân ta; khi gắn với chủ nghĩa Mác -
Lênin thì càng được mở rộng, không chỉ trong nước mà còn ngoài nước, không
chỉ trong vấn đề dân tộc mà còn có trong vấn đề giai cấp...
Trung thực
Là đức tính chân thật của mỗi người Việt Nam; người trung thực là người có
bản lĩnh trong ứng xử trước các mối quan hệ.
Đoàn kết
Đây là truyền thống của dân tộc ta từ nhiều ngàn năm qua, bắt nguồn từ sự gắn
kết gia đình, dòng họ, làng xã... đến cả nước, nhất là khi làng nước đứng trước
thiên tai, địch họa đe dọa sự tồn vong của cả cộng đồng.
Cần cù
Cần cù là sự chăm chỉ, siêng năng trong công việc hàng ngày, là phần quan
trọng của đức “cần” trong “cần, kiệm, liêm, chính” theo truyền thống đạo lý của
cha ông chúng ta, và được Bác Hồ truyền giảng với ý nghĩa thời đại. Chữ cần
còn bao gồm việc làm có kế hoạch tốt, có tư duy sáng tạo không ngừng nâng
cao năng suất lao động. Đó là ý nghĩa thực tiễn của đặc tính cần cù trong con
người mới hiện nay.
Sáng tạo
Con người Việt Nam tâm huyết với việc mình đang làm, biết vì sự tiến bộ cho
mình và cho xã hội hoặc để đáp ứng một yêu cầu cao hơn của cộng đồng. Do
đó, sáng tạo là đỉnh cao của con người có nhận thức đúng, ham thích việc đang
làm, phát huy năng lực bẩm sinh, cùng với học hỏi tri thức xã hội mới có thể có
sáng tạo nhằm không ngừng cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất... Sáng tạo là đức
tính nổi trội của con người mới hiện nay.
b, Ưu điểm đạo đức cách mạng của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh:
Ngày nay, tình hình kinh tế - chính trị xã hội trong nước và trên thế giới đang có
những biến động mới, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự giao
lưu, hội nhập quốc tế càng mở rộng. Cùng với sự chống phá của các thế lực thù
địch bằng “diễn biến hoà bình” với các thủ đoạn tinh vi và quyết liệt hơn, đang
đặt ra cho cách mạng nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, đòi
hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là lực lượng đảng viên trẻ cũng phải có
những nhận thức mới cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn mới, phải nêu cao
ý thức tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, để nâng cao bản lĩnh
chính trị, trình độ trí tuệ, tri thức khoa học cần thiết và phẩm chất đạo đức, lối
sống, phương pháp và tác phong công tác đáp ứng đòi hỏi ngày một cao hơn của
tình hình, nhiệm vụ mới. Trong khi đó đội ngũ đảng viên trẻ chủ yếu là những
người đang ở lứa tuổi thanh niên họ thường là lớp người hăng hái, tích cực năng
động, nhạy bén với cái mới, nhưng lý luận của họ còn thiếu, kinh nghiệm còn ít,
họ chưa được trải nghiệm nhiều trong hoạt động thực tiễn. Cho nên trong công
tác của họ thường gặp những nhiệm vụ, thách thức mới, những vấn đề phức tạp,
khó khăn mà họ phải tự giải quyết, nếu không tích cực tự học tập, tu dưỡng và
rèn luyện; không ngừng nâng cao toàn diện cả phẩm chất và năng lực thì sẽ
không đủ sức vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của người đảng viên. Vì vậy,
quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên trẻ của các cấp uỷ Đảng và
động viên giúp đỡ họ để nâng cao hơn nữa chất lượng tự học, tự tu dưỡng, rèn
luyện của đảng viên là nội dung trọng yếu, rất cần kíp trong công tác xây dựng
đội ngũ đảng viên, đặc biệt là đảng viên mới kết nạp trong tình hình mới hiện
nay.
Học tập tư tưởng đạo đức của Hồ Chủ tịch, cán bộ đảng viên trẻ nói chung thể
hiện nhiều ưu điểm:
Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên tự nhận thức rõ ràng luôn ý thức được phải
trung thành với Tổ quốc, với Đảng và kiên trì tu dưỡng, xây dựng bản lĩnh
chính trị vững vàng, không dao động trước khó khăn thử thách. Cán bộ,
đảng viên trẻ có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đối với bản thân, luôn cố gắng thực hiện nếp sống văn
minh, cần kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, biết bảo vệ môi
trường, không ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, thực
hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Đối với tập thể, cán bộ đảng viên luôn có ý thức kỷ luật cao, tôn trọng tập
thể, gắn bó, yêu thương, hoà đồng với đồng nghiệp.
Trước các cuộc vận động vì người nghèo hoặc ủng hộ nhân dân trong nước hoặc
nhân dân các nước bạn gặp thảm họa, thiên tai, cán bộ đảng viên luôn đi đầu,
khuấy động phong trào thu hút đông đảo đội ngũ thanh niên và lao động.
Nhắc đến ưu điểm nổi bật của cán bộ, đảng viên trẻ không thể không nhắc đến ý
thức tích cực và hoạt động đều đặn trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cho
cán bộ, đảng viên trẻ, thanh niên. Ưu điểm này đạt được nhờ quán triệt tinh
thần khắc phục hiệu quả khuyết điểm về đào tạo cán bộ kế cận mà Bác đã nêu
trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Thanh niên Hà Nội ngày 27/9/1945 “Các
đồng chí phụ trách thanh niên không chịu đào tạo, dìu dắt thêm những cán bộ
mới, tuy những phần tử có thể trở nên cán bộ vẫn không thiếu trong đám thanh
niên”. Ngoài bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các cơ quan Đảng và chính
quyền các cấp còn tích cực đào tạo về tinh thần yêu nước, nhận thức quyền lợi
và nghĩa vụ chính trị cho đối tượng dự bị đảng viên, tích cực tìm kiếm và đãi
ngộ người tài trong đội ngũ qua các quy chế về khen thưởng cụ thể trong mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực.
 Tóm lại, các ưu điểm nổi bật của đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ nước ta
hiện nay là thấm nhuần đạo đức cách mạng, “vừa hồng vừa chuyên”,
nâng cao trách nhiệm xã hội và “luôn tư duy đúng, định hướng đúng và
hành động đúng”.

Đặc biệt trong tình hình đại dịch covid diễn ra phức tạp như hiện nay, con người
Việt Nam nói chung và Đảng nói riêng đã thể hiện rất rõ nhưng ưu điểm về văn
hóa, đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng luôn đặt lợi ích của nhân dân
lên đầu tiên mặc dù phải hy sinh một vài lợi ích kinh tế nhằm đảo bảm cuộc
sống an toàn cho nhân dân. Nhà nước đóng cửa các đường bay quốc tế ngăn
chặn đại dịch xâm nhập, cho những chuyến bay riêng đón du học sinh về nước...
Phong trào chống dịch như chống giặc diễn ra quyết liệt và triệt để. Người dân
Việt Nam hoàn toàn tin tưởng và làm theo những chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước, một lòng đoàn kết chống dịch.
2.2. Nhược điểm
- Sa sút về tư tưởng, đạo đức, lối sống; đáng chú ý là sự sa sút trong cán bộ,
đảng viên.Tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức suy
thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, yếu kém năng lực,
tham quyền cố vị, cản trở sự phát triển, gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân…
đang gây mất lòng tin nghiêm trọng vào Đảng vào chế độ. Tình trạng tham
nhũng và làm ngơ trước tham nhũng, mặc dù thời gian gần đây bị lên án kịch
liệt trong đời sống tinh thần xã hội, nhưng dường như vẫn chưa giảm bớt được
bao nhiêu.
Vd: Riêng trong năm 2018, tòa án nhân dân cả nước đã đưa ra xét sử nhiều vụ
án kinh tế, tham nhũng,... đáng nói các vụ án đó đều liên quan đến các cán bộ
đảng viên:
+ Vụ án Đinh La Thăng cùng đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của
Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”
xảy ra tạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
+Vụ án Phan Văn Vĩnh (nguyên Trung tướng, tổng cục trưởng Tổng cục cảnh
sát), Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng
chống tội phạm công nghệ cao), Nguyễn Văn Dương và đồng phạm phạm tội
“sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “tổ chức đánh
bạc”, “đánh bạc”, “mua bán trái phép hóa đơn”, “rửa tiền”, “đưa hối lộ” và “lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và
một số địa phương.
+Vụ án Châu Thị Thu Nga (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên chủ
tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất –
Housing Group) và đồng phạm phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” gần 348
tỷ đồng của khách hàng.
- Hiện tượng tội phạm gia tăng và có những diễn biến phức tạp thể hiện sự rối
loạn của thang giá trị. Không chỉ có số lượng các vụ phạm tội về kinh tế hay
hình sự gia tăng mà điều đáng sợ là tính chất dã man của các tội phạm hình sự,
đối tượng phạm tội vừa trẻ vừa có kiến thức lại có xu hướng gia tăng. Trước
kia, số vụ án hình sự liên quan đến sinh viên, cán bộ có trình độ đại học không
nhiều, không dã man như mấy năm gần đây. Tội phạm kinh tế lớn hầu hết đều
là cán bộ có chức, có quyền, có trình độ. Tình hình này đã được các phương tiện
thông tin đại chúng phản ánh tương đối rõ.
- Lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa
gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và hành nghề trái
phép phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạ xã hội khác gia tăng.
Vd: Gần đây vụ việc mẹ đẻ và cha dượng bạo hành con gái 3 tuổi đến tử vong
đã gây bức xúc trong xã hội. Theoo lời khai của bị cáo, cả hai đã nhiều lần đánh
vào đầu và dùng cán chổi bằn kim loại đánh vào người bé, ghê sợ hơn là chính
người mẹ ruột đã lấy kim khâu quần áo đâm vào bắp tay, đùi con gái. Hành vi
của hai bị cáo gây ra với bé là rất tàn nhẫn, cần có bản án thật nghiêm khắc để
trừng phạt.
- Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, môi trường sư phạm xuống
cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy,...ở một bộ phận
học sinh; gian lận trong thi cử, bằng cấp, diễn ra ngày càng phổ biến; việc coi
nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và
nhân văn; các hành vi bạo lực, phản cảm, ứng xử thiếu văn hóa.
VD: Cả nước bức xúc trước vụ gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh
Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trong quá trình điều tra, 11 cán bộ ngành giáo
dục bị bắt giam. Có tới 347 bài thi bị can thiệp điểm. Vụ gian lận này được cho
là nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, sau nhiề năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức các kỳ thi tuyển sinh và THPT quốc gia
- Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với
tuần phong mỹ tục; mê tín dị đoan
- Bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị phai nhạt. Nhiều dân tộc thiểu số đã và
đang mất dần nhưng nét văn hóa đặc sắc trong tiến trình phát triển, hội nhập,
đời sống văn hóa văn nghệ nghèo nàn. Nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật
thể của đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được chú trọng kiểm kê vầ lập hồ sơ
bảo vệ. Nhiều loại hình văn hóa – nghệ thuật chưa được quan tâm phát triển,
trong đó có nhiều ngành nghệ thuật đỉnh cao và nghệ thuật truyền thống.
III. Giải pháp
Giải pháp nâng cao văn hoá,con người, đạo đức Việt Nam hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng cho mọi lứa tuổi từ học
sinh, sinh viên. Có thể đưa thành một môn học hoặc một phần quan trọng của
một số môn học như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử... Kết hợp giáo dục
đạo đức Hồ Chí Minh với giáo dục truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam để
thế hệ trẻ được tiếp cận với tư tưởng Hồ Chí Minh từ sớm.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và chú trọng công tác khen thưởng, kỉ
luật để nâng cao chất lượng đạo đức con người. Một trong những nguyên tắc
hoạt động đảm bảo tính hiệu quả đó là sau khi chỉ đạo, giao việc cần có kiểm
tra, đôn đốc chặt chẽ, kịp thời. Có như vậy mới nắm bắt được mọi người đang
nhận thức vấn đề, xử lí công việc như thế nào; có khó khăn, vướng mắc gì
không để kịp thời động viên, nhắc nhở, giải quyết. Không để xảy ra hậu quả rồi
thì quá muộn.
+ Phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cần xây dựng hệ giá trị
chuẩn mực của con người Việt Nam về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực
sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân
thủ pháp luật đồng thời tạo điều kiện để mỗi người tự rèn luyện, phấn đấu và
trưởng thành.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Rà
soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật, quản lý hiện hành có liên quan; sửa đổi,
bổ sung những nội dung không còn phù hợp. Tích cực đổi mới các phương thức
lãnh đạo và quản lý đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, xác định rõ những
chiến lược và giải pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực
và địa bàn cụ thể.

You might also like