You are on page 1of 2

4.

Firm strategy, structure, rivalry


4.1. Firm strategy (Chiến lược)
- Từ 1960 đến 1980, Nhật Bản coi tiêu thụ nội địa là yếu tố quan trọng nhất giúp
phát triển ngành sản xuất ô tô. Để thực hiện chiến lược này Chính phủ Nhật
thực hiện mọi biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển ngành ô tô quốc nội, hạn chế
nhập khẩu xe và đầu tư nước ngoài đồng thời giúp phát triển ngành sản xuất phụ
tùng ô tô.
- Từ 1985 đến 2000, Nhật thực hiện chiến lược toàn cầu quy trình sản xuất. Các
hãng sản xuất của Nhật bắt đầu liên kết mạnh mẽ với các công ty của phương
tây và mở nhà máy tại Canada, Mỹ, châu Âu,...
- Từ năm 2000 đến nay, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Nhật
Bản là thay thế xuất khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất ở chính các quốc gia
tiêu thụ với sản phẩm công nghệ cao, thiết kế đẹp mắt, tiết kiệm nhiên liệu, thân
thiện với môi trường và giá cả phải chăng. Các hãng xe Nhật Bản ưu tiên sử
dụng động cơ dung tích nhỏ hoặc vừa phải để tối ưu mức tiêu thụ nhiên liệu
cũng như tính kinh tế nói chung. Song song đó, các hãng xe thường cải tiến
công nghệ động cơ, tối ưu hộp số, giảm trọng lượng khung gầm,... nhằm giúp
các mẫu xe đạt được mức tiêu hao nhiên liệu tiết kiệm nhất.
4.2. Structure (cấu trúc ngành)
Một trong những yếu tố dẫn đến thành công cho ngành công nghiệp ô tô
của Nhật Bản là xây dựng được những công ty sản xuất ô tô cực kỳ lớn mạnh.
Trong 10 hãng xe sản xuất ô tô lớn nhất thế giới thì có tới 4 hãng có quê hương
là của Nhật Bản: Toyota, Nissan, Honda, Suzuki.
4.3. Rivalry (Cạnh tranh)
- Nhật Bản có sự cạnh tranh nội địa khốc liệt nhất trên thế giới ( ranked 1st by
World Economic Forum, 2014). Nhật Bản có mạng lưới các nhà sản xuất ô tô
dày đặc, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã sàng lọc những đối thủ mạnh
nhất như: Honda, Toyota, Subaru, Yamaha, Mitsubishi, Suzuki, Nissan,...
- Trước năm 2014, các công ty nước ngoài không được khuyến khích thành lập
tại Nhật Bản do các thủ tục dài hạn và do sự bảo hộ sản xuất trong nước của
chính phủ. Cuối 2013, chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một loạt hành động và
luật pháp nhằm mở cửa, tạo môi trường kinh doanh quốc tế thân thiện, hỗ trợ
các công ty nước ngoài tăng vốn FDI. Điều đó làm cho sự cạnh tranh giành thị
phần nội địa ngày trở lên gay gắt.
=> Cuộc cạnh tranh giành thị phần nội địa đã tạo điều kiện cho các công ty tăng
sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính sự cạnh tranh khốc liệt đó khiến
các doanh nghiệp nhỏ khó có thể tồn tại trên thị trường.

You might also like