You are on page 1of 11

Chủ đề: Kỹ năng làm việc nhóm

Nhóm: …
Thành viên: …

Script thuyết trình

Khung thời gian Nội dung


Lời dẫn
Bắt đầu: -Lời nói đầu tiên em xin gửi lời chào tới cô và các bạn đang có mặt
trong buổi học hôm nay, Em tên là … thành viên nhóm …
-Hôm nay nhóm em phụ trách bài thuyết trình: kỹ năng làm việc
nhóm, phần thuyết trình do các bạn: … phụ trách và ngay sau đây,
em xin phép tiến vào phần nội dung.

-Nội dung bài thuyết trình nhóm em có 4 nội dung chính bao gồm :
Sơ lược nội dung I. Khái niệm Nhóm và vai trò của một nhóm
II. Giai đoạn xậy dựng nhóm
chính:
III. Các phương pháp làm việc nhóm
IV. Cách cải thiện độ hiệu quả

- Đầu tiên,ta có định nghĩa khái niệm: “một nhóm là gì ?”. Một nhóm
Phần 1:”Khái là tập hợp các cá nhân có kỹ năng bổ trợ cho nhau được tập hợp lại
niệm nhóm và để thực hiện một nhiệm vụ chung nhất định nhất định (Theo
Katzenbach & Smith trong cuốn sách ‘THE WISDOM OF TEAMS’)
vai trò của một -Một định nghĩa khá giống với nhóm là tổ, nhưng tổ được tổ chức
nhóm” chủ yếu dựa trên sự tự bộc phát. Vậy, sự khác nhau căn bản giữa
một tổ làm việc và một nhóm là gì ? Thứ nhất, tổ là một tập thể
thường làm việc không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất kém, bởi vì
thường bất đồng ý kiến và có khuynh hướng chống lại nhau để bảo
vệ quan điểm của mình.
-Trong khi đó, làm việc nhóm được coi là một tập thể đã được xác
định vai trỏ, trách nhiệm và thẩm quyền cho từng người. Chừng nào
các thành viên còn tuân theo quy tắc, nắm rõ vai trò cùng trách
nhiệm bản thân trong nhóm thì không dễ để có thứ gì vượt ra ngoài.
Như vậy sẽ hạn chế các bất đồng ý kiến xảy ra do đó cả nhóm có thể
bàn bạc, thảo luận với nhau để đưa các ý kiến phong phú, sáng tạo,
hình thành nên sức mạnh cho một nhóm.
-Tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn về từng đặc trưng của làm việc
nhóm:
Về mục đích (Purpose):
-Ta phải trả lời được các câu hỏi như: Tại sao phải sử dụng nhóm ?
Công việc hiện tại của bạn có cần thiết để sử dụng nhóm hay
không ? Chúng ta trông đợi điều gì? Thế mạnh của nhóm là gì ? Mục
đích nhóm được hình thành nhằm để làm gì? Thời gian duy trì của
nhóm ?...
Về Vị trí (Position):
-Ta phải quyết định ai là người đứng ra tập hợp nhóm,ai là người
chọn đối tượng tham gia.
-Kế tiếp là khảo sát mối quan hệ giữa các thành viên, có sự ràng
buộc gì hay không? Và trên hết đó là chọn được ai là người chịu
trách nhiệm các vấn đề phát sinh để phục vụ hoạt động nhóm.
Về Quyền hạn (Power):
-Ta cần quyết định phạm vi công việc của nhóm, phụ trách những
việc gì, trách nhiệm đến đâu và trên hết là phân biệt rõ giới hạn công
việc vả sự hợp tác. Vấn đề cuối cùng là thống nhất nhóm sẽ tập
trung vào một lĩnh vực giới hạn nhất đinh hay không? Có quyền tự
quyết tới đâu?
Về Kế hoạch (Plan):
-Nhóm sẽ đảm nhiệm những trách nhiệm được giao và thực hiện
quyền hạn như thế nào?
-Ai trong nhóm sẽ làm gì và làm như thế nào ?
-Vị trí lãnh đạo nhóm cố định hay không hay luân phiên giũa các
thành viên? Người lãnh đạo có quyền hạn gì?
-bố trí lịch họp, khối lượng công việc trong một buổi họp
- Bày tỏ mong muốn các thành viên sẽ hoạt động với nhóm trong
bao lâu ?
Vể con người (people):
-Các thành viên trong nhóm tập hợp từ đâu ? ai là người có thể tạo
ra sự đoàn kết giữa các thành viên ?
-Tìm hiểu và đánh giá kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của các thành
viên trong nhóm. Luôn tìm cách gia tăng sự hợp tác của các thành
viên đồng thời liên tục đánh giá khả năng và hiệu quả làm việc của
tứng thành viên qua năng lực của họ

=> Những sự khác biệt trên cho thấy nhóm sẽ đạt hiệu quả cao nhất
tại môi trường đã xác định các quy trình trên một cách rõ ràng.
- Các giai đoạn xây dựng nhóm thường bao gồm: giai đoạn hình
Phần 2:”Giai thành, giai đoạn xung đột, giai đoạn chuẩn hóa và cuối cùng là đến
đoạn xây dựng giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn đều có từng khó khăn, thử thách
riêng và yêu cầu hành động thiết thực từ người lãnh đạo nhóm
nhóm” - Giai đoạn đầu tiên: giai đoạn hình thành
+ Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khi nhóm mới thành lập, các thành
viên còn lạ lẫm với nhau và đều chỉ mới bắt đầu cộng tác để hoàn
thành công việc trước mắt. Điều thường thấy ở giai đoạn này là các
thành viên hầu hết chưa hiểu cũng như chưa nắm được mục đích
chung của cả nhóm. Những quyết định ban đầu của nhóm đa số dựa
trên sự đồng thuận số đông. Xung đột ở giai đoạn này hầu như chưa
có hoặc không gay gắt vì mọi người còn e dè nhau. Tâm lý chung ở
các thành viên giai đoạn này là: hào hứng với công việc mới, còn dè
dặt trong chia sẻ và tiếp cận các thành viên khác, mọi người còn
đang trong giai đoạn định vị vị trí bản thân trong cấu trúc tập thể,
thăm dò mọi người xung quanh.
=> Vai trò của người trưởng nhóm trong giai đoạn này là dẫn dắt,
bởi lẽ các thành viên chưa định vị và xác định rõ nhiệm vụ của mình
trong tập thể.
+ các vấn để cụ thể trong giai đoạn này là:
 Hầu như phụ thuộc vào lãnh đạo để được chỉ dẫn, chỉ đạo
 Ít có sự đồng ý vể các mục tiêu của nhóm trừ những mục tiêu do
lãnh đạo đề ra
 Chưa nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân.
 Người lãnh đạo phải sẵn sàng trả lời hàng loạt câu hỏi về mục
đích, mục tiêu và các mối quan hệ ngoài nhóm. Các quy trình
thường bị bỏ qua ở giai đoạn này.
 Các thành viên thường thử thách khả năng chịu đựng của hệ
thống quản lý, lãnh đạo

- Giai đoạn thứ hai: giai đoạn sóng gió


+ Đây là giai đoạn rất khó khăn đối với một nhóm và yêu cầu người
lãnh đạo phải tỉnh táo, bình tĩnh đễ giữ nhóm hoạt động tốt. Trong
giai đoạn này các thành viên bắt đầu thể hiện mình và có thể phá vỡ
cả những quy tắc ban đầu đã được nhóm thiết lập. Các xung đột xảy
ra giữa các thành viên lúc này cò thể đến từ nhiều nguyên nhân:
cách cư xử, phong cách làm việc, văn hóa, tranh cãi các vấn đề hay
giải pháp,…
+ Ngoài ra sự bất bình của các thành viên còn đến từ sự không hài
lòng vể công việc của nhau, so sánh giữa mình với người khác,…từ
đó khó đi đến các quyết định đồng thuận.
+ Sẽ bắt đầu có một số thành viên ý kiến về các quy tắc đã được
thiết lập, có ý muốn chỉnh sửa, thử nghiệm hay hủy bỏ nó, trong
trường hợp tệ hơn là một số thành viên có thể không tỏ ra hợp tác,
cam kết với công việc hay không hài lòng với cách làm việc hiện tại
khiến sự trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong nhóm không thực sự tốt.
Điều này dẫn đến tinh thần một số thành viên sẽ đi xuống, khiến
căng thẳng hay stress.
=>Đây là giai đoạn các thành viên không còn đủ tập trung vào công
việc, tiến tới mục tiêu chung. Tuy nhiên họ dần hiểu về con người
nhau hơn. Điều quan trọng trưởng nhóm cần làm trong giai đoạn
này là nhận diện được và phải đối mặt với tình hình của nhóm.
+Các vấn để cụ thể trong giai đoạn hai:
 Thiếu tính thống nhất khi đưa ra các quyết định của nhóm. Các
thành viên trong nhóm cố gắng thiết lập bản thân và vị trí của họ
trong các mối quan hệ. Trưởng nhóm có thể nhận được thách thức
từ các thành viên trong nhóm.
 Sự rõ ràng về mục tiêu tăng lên nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều
điều không chắc chắn
 Hình thành các hội, phe phái dẫn đến việc đấu tranh quyền lực.
 Có thể cần phải tạo ra những thỏa hiệp để tạo ra sự tiến bộ.
- Giai đoạn thứ ba: giai đoạn ổn định
+ Giai đoạn này đến khi các thành viên trong nhóm bắt đầu chấp
nhận sự khác biệt của nhau. Hợp tác giải quyết các mâu thuẫn,
nhận biết thế mạnh của các thành viên khác và tôn trọng nhau.
+ Các thành viên bắt đầu có sự trao đổi với nhau suôn sẻ hơn,
tham khảo ý kiến lẫn nhau và yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết.
bắt đầu có các ý kiến mang tính xây dựng. mọi thành viên bắt đầu
nhìn vào mục tiêu và cam kết mạnh mẽ hơn trong công việc. các quy
tắc mới có thể được lập ra để giảm thiểu mâu thuẫn, tạo không gian
thuận lợi để các thành viên làm việc và cộng tác.
+ đặc biệt là giai đoạn này có thể đan xen lẫn với giai đoạn sóng gió
vì khi có vấn đề mới, quyết định mới, mâu thuẫn mới,…có thể các
thành viên lại rơi vào trạng thái xung đột như trước đó.
+Hiệu quả làm việc trong giai đoạn này được nâng lên, vì nhóm đã có
phần tập trung hơn vào công việc và hướng đến mục tiêu chung.
+ các đặc điểm của nhóm trong giai đoạn này
 Sự đồng thuận dần hình thành giữa nhóm, các thành viên phản
ứng tốt với sự thúc đẩy của lãnh đạo.
 Vai trò cùng trách nhiệm của từng thành viên được chấp thuận,
phân bố rõ ràng.
 Các quyết định lớn giờ đây có thể thực hiện theo thỏa thuận của
nhóm. Các quyết định nhỏ có thể được giao cho các cá nhân hoặc
nhóm nhỏ.
 Sự đoàn kết mạnh mẽ, giai đoạn này nhóm có thể tham gia vào
các hoạt động xã hội vui vẻ.
 Nhóm hình thành sự tôn trọng đối với người lãnh đạo và trách
nhiệm lãnh đạo được chia sẻ cho cả nhóm.
- Giai đoạn cuối cùng: Giai đoạn phát triển
+ đây là giai đoạn nhóm đạt được sự hiệu quả trong công việc, sự
cộng tác diễn ra dễ dàng mà không có sự xung đột nào. Đây là giai
đoạn không phải nhóm nào cũng đạt được.
+ các quy tắc được tuân thủ mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Sự
nhiệt tình và cam kết của các thành viên với mục tiêu chung là
không còn nghi ngờ nữa.
+Các thành viên sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc trong nhóm. Các
thành viên mới gia nhập cũng sẽ nhanh chóng hòa nhập và làm
việc hiệu quả. Nếu có thành viên rời nhóm thì hiệu quả làm việc
của nhóm cũng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tinh thần chủ
đạo được thể hiện ở giai đoạn này là tinh thần đồng đội.
+ Đặc điểm cụ thể của nhóm trong giai đoạn này:
 Nhóm đã nâng cao nhận thức về chiến lược. Bây giờ đã rõ lý do
tại sao nhóm đang làm những gì họ đang làm.
 Tầm nhìn chung của nhóm. Bây giờ nó độc lập và không cần sự
can thiệp hay tham gia của người lãnh đạo.
 Tập trung vào các mục tiêu và nhóm đưa ra hầu hết các quyết
định dựa trên các tiêu chí đã thống nhất với lãnh đạo. Đội ngũ có
tính tự chủ cao.
 Các thành viên trong nhóm chăm sóc lẫn nhau.
 Nhóm yêu cầu các nhiệm vụ được ủy quyền từ người lãnh đạo.
 Nhóm nghiên cứu không cần được hướng dẫn hoặc hỗ trợ. Các
thành viên trong nhóm có thể yêu cầu người lãnh đạo hỗ trợ trong
việc phát triển cá nhân.
- Để có thể đạt được sự hiệu quả trong làm việc nhóm, hãy áp dụng
Phần 3:”Các những phương pháp sau:
phương pháp 1. Hãy luôn đúng giờ: điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong
nhóm không phải chờ đợi bạn, hay phải mất thêm thời gian nhắc lại
làm việc nhóm” những gì đã thảo luận trước đó.
2. Phân công công việc một cách thật hợp lý: Điều này phụ thuộc
nhiều vào vai trò và khả năng của nhóm trưởng. Khi công việc được
phân công một cách rõ ràng, thì từng thành viên sẽ tự ý thức được
vai trò và trách nhiệm của bản thân mình.
3. Vạch ra mục tiêu: Nếu các thành viên trong nhóm ý thức mục tiêu
chung và cá nhân, họ sẽ dễ dàng nhìn ra bức tranh tổng thể, cũng
như ảnh hưởng cá nhân của họ đối với toàn bộ dự án.
4. Hãy luôn lắng nghe người khác nói: Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi ý
kiến của mình đều đúng và bản thân có thể giải quyết mọi việc. Ai
cũng có những giới hạn nhất định về một vấn đề nào đó. Lắng nghe
là cách chúng ta học hỏi kiến thức từ người khác, bổ sung những gì
còn thiếu cho bản thân. Khi làm việc nhóm, lắng nghe là điều rất
quan trọng, nó giúp  mọi người hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn.
Trách nhiệm của cấp lãnh đạo là người đó có thể dựa trên cả quan
sát của riêng họ và phản hồi từ những người xung quanh để hình
thành các mục tiêu khả thi, phù hợp và có giới hạn thời gian. Khung
mục tiêu SMART là một công cụ rất hay mà bạn có thể ứng dụng để
đặt mục tiêu, cải thiện kỹ năng làm việc nhóm.
5. “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”. Hãy luôn đoàn kết để đạt được mục đích chung. Bởi, mỗi
người có một thế mạnh ở một lĩnh vực riêng. Và đôi khi để giải
quyết vấn đề của nhóm cần nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức
độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.
6. Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm: Bởi, một ý kiến
hay phương án nào đó có hay tới đây đi chăng nữa cũng không
tránh khỏi những thiếu sót. Nếu bạn biết tôn trọng ý kiến của người
khác, đúc kết những điểm hay, mới, sáng tạo thì sẽ giúp công việc
của cả nhóm đạt được hiệu quả cao.
7. Sự tự giác của mỗi thành viên trong nhôm: Một nhóm chỉ hoạt
động hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác, trách nhiệm với
công việc được giao. Không chỉ trách nhiệm với công việc mình, mà
bản thân cần có trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm. Làm
việc nhóm cần phối hợp các thành viên để hiệu quả công việc đạt
được cao nhất và đúng tiến độ.
8. Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các
thành viên trong nhóm: Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng
đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân
trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân.
9. Cung cấp thông tin phản hồi:
Cung cấp và lắng nghe phản hồi tốt là yêu cầu cần thiết trong bất kỳ
tình huống làm việc nhóm nào. Bạn cần phải đưa ra phản hồi rõ ràng
và hiệu quả với người khác – nhằm mục tiêu giữ cho quy trình nhóm
hoạt động hiệu quả. Điều này cũng góp phần đảm bảo rằng bạn
không rơi vào tình trạng “bức xúc” với cách mà thành viên trong
nhóm đang hành động.
Xác định những điểm yếu cá nhân không phải là điều dễ dàng. Nếu
có thể, bạn hãy tìm kiếm một người bạn, đồng nghiệp hoặc người cố
vấn đáng tin cậy để lắng nghe phản hồi trung thực của họ về điểm
mạnh – điểm yếu trong kỹ năng làm việc nhóm của bạn.
-Về mặt năng lực:
Phần 4:”Cách +Có thể bạn đã nghe nói đến câu này: “một dây xích chỉ mạnh bằng
cải thiện độ hiệu một mắt xích yếu nhất”. Điều đó chắc chắn áp dụng cho nhóm làm
việc. Một nhóm hiệu quả phải bao gồm những người có những năng
quả” lực quan trọng cho nỗ lực chung.
+Mỗi người là một mắt xích trong chuỗi dây xích năng lực, có tài
năng, kiến thức, kinh nghiệm, bí quyết kỹ thuật để thực hiện công
việc. Bất kỳ năng lực nào yếu kém đều phải được củng cố- điều mà
hầu hết các nhóm phải học cách làm khi họ muốn tiến lên phía
trước. Nếu thiếu vắng bất kì năng lực cần thiết nào, chúng phải
được bổ sung ngay lập tức

Một số công ty phạm sai lầm khi việc bố trí các thành viên trong
nhôm lại dựa trên chức vụ hay địa vị trong tổ chức.
-Về mặt mục tiêu:
+Bạn đã bao giờ tham gia vào một nhóm không có ý tưởng rõ ràng
về mục đích chưa? Kết cục về đâu với những người có những ý
tưởng khác nhau về mục tiêu cơ bản của mình? Nếu bạn đã tham
gia, bạn có thể hiểu tại sao những nhóm này hiếm khi thành công…
Hầu như không thể thành công khi các thành viên trong nhóm không
thể truyền đạt nhau một mục tiêu chung rõ ràng. Và hòan tòan
không thể thành công khi chính các nhà điều hành bảo trợ nhóm lại
không rõ ràng và chắc chắn về nhưng gì mà họ muốn thực hiện.
+Việc xác định rõ ràng về mục tiêu của nhóm là điều quan trọng
nhưng vẫn chưa đủ. Mục tiêu còn phải đủ sức thuyết phục. Mọi
người phải nhìn nhận mục tiêu đó là khẩn cấp, tối quan trọng và
xứng đáng để nỗ lực. Thiếu mục đích thuyết phục, một số thành viên
sẽ không đặt mục tiêu cá nhân của họ sau mục tiêu của nhóm. Họ sẽ
không chia sẻ với nhóm hay mục đích của nhóm.
-Sự tận tụy với mục tiêu chung
+Sự hiểu biết chung về mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng, nhưng
một nhóm thực sự hiệu quả còn phải tiến xa hơn một bước. Họ phải
có các thành viên tận tâm với mục tiêu đó. Có sự khác biệt lớn giữa
sự thông hiểu và tận tâm. Việc thông hiểu đảm bảo rằng mọi người
biết được định hướng mà mọi người nên làm, còn sự tận tâm thôi
thúc họ làm việc và tiếp tục khi gặp khó khăn.

+Bản chất của nhóm là sự cam kết chung đối với việc đạt được mục
tiêu. Điều này có nghĩa là mỗi thành viên trong nhóm phải xem mục
tiêu là điều rất quan trọng và xứng đáng để nỗ lực. Trong hầu hết
mọi trường hợp, sự tận tâm xuất phát từ ý thức sở hữu mục tiêu và
có trách nhiệm liên đới. Sau đây là một số điều mà bạn có thể làm
để tăng cường sự tận tâm:

Giữ cho nhóm có quy mô nhỏ. Có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa
quy mô của nhóm và sự tận tâm của các thành viên trong nhóm.
- Bố trí các thành viên trong nhóm tương tác cùng nhau. Mọi người
cần gặp gỡ và tương tác với các thành viên khác trong nhóm thường
xuyên. Điều này được thực hiện tốt nhất khi họ được bố trí trong
phạm vi gần gũi. Hội thảo video và e-mail là những thứ thay thế tồi
tệ cho việc bố trí cùng nhau, nên sử dụng một phòng chuyên dụng
cho các hoạt động của nhóm.

- Công nhận nỗ lực và thành quả. Hãy đảm bảo rằng nhóm và các
thành viên trong nhóm được công nhận xứng đáng về thành công
của mình.

- Hãy nhớ rằng sự tận tâm thường phát triển và mạnh mẽ thêm theo
thời gian khi nhóm xúc tiến công việc của mình. Vì thế nếu ban đầu
chưa có sự tận tâm đó, hãy kiên nhẫn.
-Về măt lợi ích và đóng góp
+Việc thực hiện công việc phụ thuộc vào sự đóng góp của mọi người
để tiến đến mục tiêu. Nếu các thành viên trong nhóm muốn có giá
trị thì họ phải tìm kiếm nó thông qua công việc thực tế. Điều đó có
nghĩa là không chấp nhận những thành viên không đóng góp nổ lực
chung vào nhóm.
+Trưởng nhóm cũng phải làm công việc thực sự, kể cả chia sẻ những
công việc khó chịu. họ không thể vừa là thành viên trong nhóm lại
vừa là sếp và giao hết công việc cho người khác.
=>Vì thế trong chừng mực nào đó có một chút mơ hồ về vai trò của
người trưởng nhóm: họ vừa phải giữ trách nhiệm lãnh đạo trong
một số thời gian và giữ vị trí thành viên nhóm trong thời gian còn lại.

+Vì mỗi thành viên phải đóng góp vào công việc của nhóm, nên mỗi
thành viên cần nhận được lợi ích rõ ràng. Những lợi ích này có thể
xuất hiện dưới nhiều hình thức: phần thưởng tinh thần do làm công
việc thú vị và ý nghĩa, kinh nghiệm học hỏi có lợi cho nghề nghiệp
trong tương lai, hay tiền thưởng. Thiếu lợi ích rõ ràng, các cá nhân
sẽ không đóng góp hết phần.
-Về mặt môi trường hoạt động
+Nhóm phụ thuộc vào tổ chức ở một mức độ nào đó về nguồn lực,
thông tin và sự hỗ trợ. Mức độ mà tổ chức tỏ ra khuyến khích, bàng
quan hay thù địch với nhóm hay mục tiêu có tác động đến độ hiệu
quả của nhóm. Cần xem xét các yếu tố môi trường sau đây:
+Hỗ trợ của cấp lãnh đạo.
Sự hỗ trợ này đảm bảo nguồn lực và giúp nhóm có thể tuyển chọn
đúng người. Sự hỗ trợ này còn giúp tránh khỏi tình trạng các phòng
ban và nhà quản lý đầy quyền lực vì một lý do nào đó có chiều hướng
làm tê liệt nỗ lực của nhóm.
+Cơ cấu không nặng nề về thức bậc. Làm việc theo nhóm sẽ có khả
năng thành công hơn nếu tổ chức không họat động theo một cơ cấu
thứ bậc cứng nhắc.
+Cơ chế khen thưởng phù hợp.
+Kinh nghiệm làm việc theo nhóm. Nhóm được hưởng lợi khi công
ty của họ và các thành viên cá nhân có nhiều kinh nghiệm làm việc
theo nhôm cùng nhau.

- Phần nội dung trình bày của nhóm em đến đây là hết, em xin cảm
Phần Kahoot ơn cô và các bạn đã dành thời gian lắng nghe. Sau đây, để bớt sự
căng thẳng sau một buổi thuyết trình dài, nhóm em xin gửi đến cô
và các bạn phần chơi Kahoot với những câu hỏi thú vị và giải trí, kính
mong cô và các bạn sẽ tham gia.

-Link:…

-Một lần nữa nhóm chúng em xin cảm ơn cô và các bạn đã dành thời
Lời Kết gian tham dự buổi thuyết trình, nội dung được chúng em biên soạn
từ nhiều nguồn. Mong rằng chúng em đã mang lại những thông tin,
kiến thức bổ ích đến cho mọi người.
-Cảm ơn mọi người đã lắng nghe !

You might also like