You are on page 1of 83

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


NGUYỄN BÌNH QUÂN

---------------------------------------

NGUYỄN BÌNH QUÂN


ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG

GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỪ XA CHO TRẠM GIẢM ÁP KHÍ


HÓA

NÉN CNG SỬ DỤNG MODULE GSM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
KHOÁ 2012B

Hà Nội – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN BÌNH QUÂN

GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỪ XA CHO TRẠM GIẢM ÁP KHÍ NÉN


CNG SỬ DỤNG MODULE GSM

Chuyên ngành : ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HOÀNG SỸ HỒNG

Hà Nội – 2014
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Hoàng Sỹ Hồng.

Người thực hiện

Nguyễn Bình Quân

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 1 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 7

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ...................................................................................... 12


1.1. Giới thiệu công nghệ và thiết bị trạm giảm áp khí nén CNG. ............................ 12
1.1.1 Giới thiệu công nghệ CNG. .......................................................................... 12
1.1.2. Giới thiệu trạm giảm áp PRU (Pressure Regulator Unit) ............................ 13
1.2. Những khó khăn trong công tác trong công tác vận hành trạm giảm áp. ........... 21
1.2.1. Trạm PRU Enric ........................................................................................... 22
1.2.2. Trạm PRU PLC ............................................................................................ 22
1.3. Những yêu cầu trong công tác vận hành giám sát và kiểm soát thiết bị trên các
trạm PRU .................................................................................................................... 22
1.4. Giải pháp khắc phục: ........................................................................................... 23
1.4.1 Phương án 1: ................................................................................................. 23
1.4.2. Phương án 2 ................................................................................................. 23
1.5. Kết luận, đưa ra phương án giám sát, cảnh báo từ xa bằng module GSM ......... 24

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 26


2.1. Các chuẩn truyền trong công nghiệp ................................................................... 26
2.2. Mạng truyền thông MODBUS ............................................................................ 27

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 2 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

2.2.1. Khái niệm tổng quát về mạng truyền thông Modbus: .................................. 27
2.2.2. Giới thiệu Modbus RTU trong PLC S7-200 ................................................ 30
2.3. Tìm hiểu mạng GSM ........................................................................................... 33
2.4. Module SIM300CZ ............................................................................................. 34
2.4.1. Các đặc điểm chính của module SIM300CZ ............................................... 35
2.4.2. Tập lệnh AT của module Sim 300CZ .......................................................... 37

CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ MÔ HÌNH GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỪ XA ........ 46


3.1. Mô hình giám sát cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG bằng module
GSM. .......................................................................................................................... 46
3.2. Module giám sát và cảnh báo GSM .................................................................... 47
3.2.1. Nhiệm vụ thiết kế ......................................................................................... 47
3.2.2 Sơ đồ khối Module giám sát, cảnh báo GSM ............................................... 48
3.3. Các khối chức năng của Thiết bị ......................................................................... 49
3.3.1 Khối nguồn cung cấp .................................................................................... 49
3.3.2. Khối vi điều khiển ........................................................................................ 50
3.3.3. Khối module GSM SIM300CZ .................................................................... 53
3.3.4. Khối giao tiếp RS-485 .................................................................................. 57
3.3.5. Khối hiển thị LCD ........................................................................................ 57
3.3.6. Khối đầu vào tương tự ................................................................................. 59
3.3.7. Khối đầu ra cách ly quang ............................................................................ 60
3.3.8. Khối đầu vào/ra số ....................................................................................... 61
3.4. Sơ đồ nguyên lý đầy đủ của thiết bị giám sát, cảnh báo GSM ........................... 61
3.5. Hệ thống điện điều khiển trạm PRU PLC ........................................................... 64

CHƯƠNG 4 – SẢN PHẨM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................ 67


4.1. Sơ đồ thuật toán chương trình Modbus Maser cho PLC S7-200 ........................ 67
4.2. Sơ đồ thuật toán Module giám sát, cảnh báo GSM............................................. 67

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 3 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

4.3. Mô hình sản phẩm ............................................................................................... 71


4.3.1 Module giám sát GSM .................................................................................. 71
4.3.2 Mô hình giám sát và cảnh báo từ xa trạm giảm áp CNG sử dụng Module .. 73
4.4. Kết quả. ............................................................................................................... 77
4.5. Hướng phát triển. ................................................................................................ 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 81

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 4 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNG : Compressed Natural Gas
PRU : Pressure Regulator Unit
SDV : Shutdown Valve
GPRS : General Packet Radio Service
GSM : Global System for Mobile Communication
PLC : Progam Logic controller
RTU : Remote Terminal Unit
MT : Mobile Terminal
TE : Terminal Equipment

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 5 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Bảng mã hàm giao thức Modbus ................................................................... 29
Bảng 2.2: Bảng địa chỉ modbus trong PLC Siemen S7-200 .......................................... 31
Bảng 2.3: Bảng kiểu dữ liệu cho thông số Modbus PLC Siemen S7-200 ..................... 33
Bảng 2.4: Định nghĩa các chân của Module SIM300CZ ............................................... 36
Bảng 3.1: Chức năng các chân LCD .............................................................................. 58

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 6 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ khí nén thiên nhiên CNG. .................................................. 12
Hình 1.2: Sơ đồ đường ống công nghệ trạm PRU (Pressure Regulator Unit). .............. 13
Hình 1.3: Trạm giảm áp PRU PLC. ............................................................................... 14
Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý vận hành. ............................................................................. 15
Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý trạm PRU Enric. .................................................................. 16
Hình 1.6: Trạm giảm áp PRU Enric (trạm cơ khí). ........................................................ 16
Hình 1.7: Đường ống công nghệ và đồng hồ đo áp suất các giai đoạn. ......................... 17
Hình 1.8: Bản vẽ P&ID Trạm giảm áp PRU Enric. ....................................................... 17
Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý điều khiển trạm PRU PLC. ................................................. 18
Hình 1.10: Trạm giảm áp PRU PLC. ............................................................................. 19
Hình 1.11: Van điều áp giai đoạn 2 và cảm biến áp suất sau giai đoạn 2. ..................... 19
Hình 1.12: Hệ thống đốt gia nhiệt và bơm tuần hoàn nước nóng. ................................. 20
Hình 1.13: Tủ điều khiển trạm giảm áp PRU PLC – S7 200. ........................................ 20
Hình 1.14: Bản vẽ P&ID Trạm giảm áp PRU PLC. ..................................................... 21
Hình 2.1: Truyền dữ liệu theo chuẩn RS485. ................................................................ 26
Hình 2.2: Giao thức Modbus trong mô hình chuẩn OSI. ............................................... 27
Hình 2.3: Cấu trúc bản tin truyền mạng modbus. .......................................................... 28
Hình 2.4: Lệnh khởi tạo cấu hình Modbus PLC Siemen S7-200. ................................. 31
Hình 2.5: Lệnh cấu hình khung truyền bản tin Modbus PLC Siemen S7-200. ............. 32
Hình 2.6: Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS. ........................................................................ 34
Hình 2.7: Hình ảnh module SIM300CZ. ........................................................................ 35
Hình 2.8: 60 chân DIP cổng ra trên Module SIM300CZ ............................................... 35
Hình 2.9: Các bước khởi tạo cấu hình mặc định giữa AVR và Module Sim300CZ. .... 38
Hình 2.10: Quá trình thực hiện cuộc gọi giữa AVR và Module Sim300CZ. ................ 40
Hình 2.11: Quá trình nhận tin nhắn giữa AVR và Module Sim300CZ ......................... 42
Hình 2.12: Quá trình gửi tin nhắn giữa AVR và Module Sim300CZ ............................ 44

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 7 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa các trạm PRU. ........................... 46
Hình 3.2: Sơ đồ khối Module giám sát, cảnh báo GSM. ............................................... 48
Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp cho AVR, SIM300CZ. ............................................. 49
Hình 3.4: Khối vi điều khiển AT mega 128L. .............................................................. 50
Hình 3.5 Vi điều khiển AT mega 128L. ....................................................................... 50
Hình 3.6: Cấu trúc vi điều khiển AVR. ......................................................................... 51
Hình 3.7: Khối module GSM SIM300CZ. .................................................................... 53
Hình 3.8: Module GSM SIM 300CZ. ........................................................................... 54
Hình 3.9 Sơ đồ ghép nối Sim300CZ với speaker, microphone. ................................... 56
Hình 3.10 Khối giao tiếp RS-485. ................................................................................. 57
Hình 3.11: Khối hiển thị LCD....................................................................................... 58
Hình 3.12: Khối đầu vào tương tự. ............................................................................... 60
Hình 3.13: Khối đầu ra cách ly quang. ......................................................................... 60
Hình 3.14: Khối CPU (Chân đế cho vi điều khiển) ....................................................... 62
Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý thiết bị ............................................................................... 63
Hình 3.16: Mạch Layout của Module GSM .................................................................. 64
Hình 3.17: Sơ đồ điện điều khiển của trạm PRU PLC................................................... 65
Hình 4.1: Lưu đồ thuật toán chương trình Modbus Master của PLC S7-200. ............... 67
Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán chương trình chính............................................................ 68
Hình 4.3: Lưu đồ thuật toán các chương trình ngắt. ...................................................... 69
Hình 4.4: Module giám sát, cảnh báo GSM. .................................................................. 71
Hình 4.5: Bo mạch mặt trên của Module GSM. ............................................................ 71
Hình 4.6 Bộ phát sóng Sim300CZ. ................................................................................ 72
Hình 4.7: Mô hình giám sát và cảnh báo từ xa sử dụng Module GSM ......................... 73
Hình 4.8: Hệ thống cảnh báo, thu thập dữ liệu từ xa bằng tin nhắn và cuộc gọi khi tín
hiệu trên PLC S7-200 bị tác động. ................................................................................. 74

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 8 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 4.9: Hệ thống cảnh báo và thu thập dữ liệu từ xa bằng tin nhắn và cuộc gọi khi tín
hiệu số trên module bị tác động. .................................................................................... 75
Hình 4.10: Thay đổi số điện thoại cảnh báo từ số “0937868595” thành số
“0906054000”. ............................................................................................................... 76
Hình 4.11: Mô tả quá trình nạp tiền tài khoản và kiểm tra vào tài khoản Module Sim từ
tin nhắn người quản lý hệ thống. .................................................................................... 76
Hình 4.12: Thay đổi mật khẩu quản lý Module Sim bằng tin nhắn của người quản lý hệ
thống. .............................................................................................................................. 77

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 9 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp khí là một ngành đóng vai trò mũi nhọn của nền kinh tế
đất nước. Để ngành công nghiệp khí phát triển thì cần phải có công nghệ chế biến
khí, khai thác vận chuyển khí hiệu quả, an toàn cung cấp an ninh năng lượng cho
quốc gia cũng như nền kinh tế nói chung. Để đáp ứng yêu cầu đó thì vấn đề Tự động
hóa trong Công nghiệp Khí đã và đang là một yêu cầu cấp thiết do tính đặc thù của
Ngành. Đề tài “Giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng
module GSM” hướng tới việc xây dựng một hệ thống thu thập dữ liệu và giám sát chế
độ vận hành dành cho các trạm giảm áp đặt tại các nhà máy sử dụng khí CNG tại
các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ đó góp phần đảm bảo quá trình sản xuất liên tục đồng
thời mang lại lợi ích to lớn trong công tác điều độ khí, xử lý, cảnh báo sự cố từ xa
của ngành công nghiệp khí.
Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, do hạn chế về mặt thời gian
nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm vận hành nên các mục tiêu cụ thể trong đồ án như
sau:
- Giới thiệu công nghệ, thiết bị trạm giảm áp khí nén CNG trong ngành khí.
- Những khó khăn và bất cập trong việc thu thập, dữ liệu giám sát, xử lý sự cố tại các
trạm giảm áp.
- Tìm hiểu và nắm rõ chuẩn truyền RS-485 và giao thức truyền tin công nghiệp
Modbus.
- Phương thức truyền tin qua mạng GSM..
- Đề xuất ý tưởng sử dụng module GSM để kiểm soát các chế độ hoạt động tại các
trạm PRU.
- Thiết kế, chế tạo module GSM để giám sát và cảnh báo từ xa cho các trạm giảm áp
CNG
Trên cơ sở mục tiêu đề ra như trên tôi đưa ra cách thực hiện như sau:
- Để thu thập dữ liệu bằng sóng GSM dùng module SIM300CZ
- Bộ xử lý trung tâm nhận, phát dữ liệu truyền đi bằng hệ vi điều khiển AT mega 128L

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 10 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Lập trình PLC để truyền dữ liệu xuống bộ xử lý trung tâm bằng giao thức modbus,
đường truyền RS485.
- Công cụ:+ Phần mềm thiết kế mạch Altium Designer.
+ Phần mềm lập trình cho PLC Siemens S7-200 Step 7 Microwin
+ Phần mềm lập trình code cho vi xử lý Codevision, Micro C.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 11 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN


1.1. Giới thiệu công nghệ và thiết bị trạm giảm áp khí nén CNG.
1.1.1 Giới thiệu công nghệ CNG.
CNG (Compressed Natural Gas) là khí nén thiên nhiên được khai thác từ các
mỏ khí tự nhiên hay là khí đồng hành trong quá trình khai thác dầu mỏ, qua thiết bị
làm sạch để loại bỏ các tạp chất và các cấu tử nặng, vận chuyển bằng đường ống tới
Nhà máy nén khí hay nén trực tiếp vào các tầu chở CNG. Khí thiên nhiên được nén
tới áp suất 200 – 250 bar, ở nhiệt độ môi trường đề giảm thể tích bồn chứa, tăng hiệu
suất và giảm chi phí vận chuyển bằng các phương tiện vân tải đường bộ, đường sắt,
đường thủy.
Tại nơi tiêu thụ, CNG được gia nhiệt và giảm áp qua cụm thiết bị PRU –
Pressure Regulator Unit, tới áp suất yêu cầu của khách hàng (thường là 3 bar). Quy
trình công nghệ CNG được thể hiện qua hình 1.1.
Thành phần khí chủ yếu là CH 4 (84%), C2H6(12%), khi cháy sinh ra ít khí CO 2,
làm cho môi trường sạch hơn, không gây hiệu ứng nhà kính. Trong tương lai, sẽ thay
thế cho các loại nhiên liệu như xăng, dầu…Vì vậy, sử dụng CNG thay thế các nhiên
liệu truyền thống như than, dầu sẽ bảo vệ môi trường và giảm chi phí.

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ khí nén thiên nhiên CNG.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 12 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

1.1.2. Giới thiệu trạm giảm áp PRU (Pressure Regulator Unit)

Hình 1.2: Sơ đồ đường ống công nghệ trạm PRU (Pressure Regulator Unit).

Giải thích các kí hiệu trên sơ đồ hình 1.2:


- 1: Containter CNG: là bồn chứa khí CNG làm bằng vật liệu composite có thể
tích 20 feet hoặc 40 feet. Khí thiên nhiên (khí khô) được nén vào container từ 22 bar
lên đến 250 bar tại nhà máy CNG Phú Mỹ. Xe bồn container được vận chuyển bằng
đầu kéo từ nhà máy Phú Mỹ lên trạm khách hàng.
- 2: Van cô lập giữa xe bồn chứa khí CNG và đường ống công nghệ trạm PRU.
- 3: SDV, (Shutdown Valve), là van dừng khẩn cấp có 2 trạng thái OPEN và
CLOSE. Công tác vận hành cấp khí bình thường, van ở trạng thái OPEN. Khi có sự
cố mất an toàn như áp suất các giai đoạn vượt quá giá trị cho phép, thì SDV sẽ ở trạng
thái CLOSE ngay khi có hiện tượng quá áp suất giai đoạn 1, quá áp suất giai đoạn 2,
khi có sự rò rỉ khí vượt quá giới hạn an toàn cho phép.
- 4: Heat exchanger: Bộ phận trao đổi nhiệt có nhiệm vụ làm nóng đường ống,
không cho đường ống vận hành bị đóng băng khi các van điều áp, giảm áp suất cao
xuống áp suất thấp, theo quy trình công nghệ giảm áp.
- 5: Filter: Lọc khí đầu vào, không cho dầu nhớt, cặn bẩn đi vào buồng đốt của
khách hàng.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 13 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- 6: Van điều áp giai đoạn 1 (Regulator stg1): là van điều chỉnh và ổn định áp
suất giai đoạn 1. Áp suất đầu ra sau van điều áp được duy trì và ổn định trong khoảng
từ 40-60 bar.
- 7: Van điều áp giai đoạn 2 (Regulator stg2): là van điều chỉnh và ổn định áp
suất giai đoạn 2. Áp suất đầu ra sau van điều áp giai đoạn 2 được duy trì và ổn định
trong khoảng từ 3-7 bar (tùy theo yêu cầu trong lò đốt của khách hàng).
- 8: Đồng hồ đo đếm lượng khí sử dụng.

Hình 1.3: Trạm giảm áp PRU PLC.

Nguyên lý vận hành trạm giảm áp PRU CNG:


Theo sơ đồ nguyên lý vận hành hình 1.4: Bồn chứa khí CNG áp suất cao từ
200-250 bar đưa đến đầu vào của trạm PRU. Tại đây đầu đực trên bồn được kết nối
với đầu cái dây coopling gắn trên đường ống công nghệ đầu vào trạm PRU. Khí áp
suất cao 200-250 bar được giảm áp qua 2 giai đoạn bằng 2 thiết bị van điều áp
Regulator. Giai đoạn 1 áp suất được giảm xuống từ 40-60 bar. Sau khi đi qua van
điều áp giai đoạn 1, qua bộ phận trao đổi nhiệt, khí CNG tiếp tục được giảm áp xuống
lần 2 từ 2-7 bar. Đây cũng là áp suất cung cấp cho đầu đốt tùy theo yêu cầu của khách
hàng. Các giai đoạn đầu vào trạm, giai đoạn 1, giai đoạn 2 đều gắn đồng hồ đo áp
suất. Trạm có 2 nhánh hoạt động: 1 nhánh chạy và 1 nhánh dự phòng.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 14 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý vận hành.

Tất cả thiết bị điều khiển được đặt trong phòng container. Hệ thống gia nhiệt
sử dụng chính khí gas đầu ra làm nhiên liệu đốt. Áp suất đầu ra sau giai đoạn 2 từ 3-
7 bar được điều áp xuống 150-200 mbar.
Khí áp suất thấp đó được dẫn vào đầu đốt gia nhiệt. Tại đây, đường ống nước
tuần hoàn được gia nhiệt. Sau khi làm nóng đến nhiệt độ cài đặt thì hệ thống gia nhiệt
sẽ dừng lại. Khi nào nước gia nhiệt giảm xuống giá trị cài đặt mức thấp thì hệ thống
tự động đốt trở lại. Cài đặt giá trị nhiệt độ đốt lại cũng như ngưng đốt khi đủ nhiệt,
người vận hành thao tác trên màn hình giao diện người máy (HMI) đặt trong phòng
điều khiển.
Hệ thống SDV được đóng mở bằng hệ thống điều khiển khí nén – van điện từ.
Khí nén được cung cấp qua một máy nén khí air nhỏ.
Hệ thống gia nhiệt đường ống hoạt động bằng hệ thống bơm tuần hoàn liên
tục, nhiệt độ nước tuần hoàn được duy trì tự động bởi đầu đốt boiler sử dụng khí gas.
Trạm PRU có 2 loại:

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 15 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

a. Trạm PRU Enric: trạm vận hành bằng cơ khí như mô tả hình 1.5 đến hình
1.8 là trạm không có bộ điều khiển PLC, các tín hiệu điều khiển là tín hiệu cơ khí.
Van đóng khẩn cấp SDV có cơ cấu tác động bằng cơ khí, tín hiệu tác động Close
SDV bằng các đường ống áp suất nối đằng sau van điều áp giai đoạn 1 và van điều
áp giai đoạn 2. Khi van điều áp bị sự cố, áp suất tăng đột ngột, tín hiệu áp suất cao
sẽ được dẫn đến SDV bằng đường ống nhỏ, tác động làm thay đổi cơ cấu tác động,
đóng SDV.

Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý trạm PRU Enric.

Hình 1.6: Trạm giảm áp PRU Enric (trạm cơ khí).


Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 16 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 1.7: Đường ống công nghệ và đồng hồ đo áp suất các giai đoạn.
BV-1902

CV-1902

PG-1901

BV-1901

CV-1901

PG-1910 PG-1914
PG-1906 PG-1912
PT-1904 PT-1906

TG-1902 PG-1908 TI-1902

BV-1908
PT-1907

PT-1902 vent vent PG-1916


FL-1902
TR? X? PRU

PG-1904 TI-1903

WATER SUPPLY
GD-1901
WATER RETURN PG-1911
PG-1915
vent
PT-1901
PG-1907 PT-1903 PG-1913 PT-1905

PG-1909
TG-1901 TI-1901
PG-1905

vent vent
BV-1907
FL-1901
WATER SOURCE

WATER TANK

PG-1918
PS-1902
WP-1902

RG-1906

PG-1917

WB-1901 PS-1901
BV-1917 WP-1901 BV-1915

CV-1905 RG-1905
ST-1901

Hình 1.8: Bản vẽ P&ID Trạm giảm áp PRU Enric.

Sơ đồ đường ống công nghệ tổng thể trạm PRU Enric thể hiện trong hình 1.8
bao gồm từ xe bồn cung cấp khí CNG đi qua các van cô lập trụ xả, đồng hồ áp suất,

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 17 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

qua SDV, bộ phận gia nhiệt, van điều áp cấp 1, van điều áp cấp 2 , qua hệ thống đo
đếm cùng với các thiết bị phụ trợ khác như bơm tuần hoàn, bộ phận boiler.
b. Trạm PRU PLC: là trạm vận hành bằng hệ thống điều khiển PLC như đã
trình bày ở hình 1.4 và hình 1.9. Tín hiệu đầu vào PLC Siemen S7-200 là tín hiệu
cảm biến áp suất các giai đoạn: đầu vào, sau giai đoạn 1, sau giai đoạn 2, cảm biến
nhiệt độ đầu ra cho khách hàng, các thông số cài đặt điều khiển từ màn hình giao diện
người và máy HMI. Tín hiệu đầu ra là đóng mở SDV, bật bơm nước tuần hoàn, hệ
thống tự động bật/tắt boiler gia nhiệt khi nhiệt độ đầu ra xuống thấp. Hệ thống báo
động các trạng thái áp suất cao, áp suất thấp khi có sự cố về thiết bị các van điều áp,
hay rò rỉ khí gas. Nguyên lý điều khiển các thiết bị trên được trình trình bày qua hình
1.8.

Hình 1.9: Sơ đồ nguyên lý điều khiển trạm PRU PLC.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 18 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 1.10: Trạm giảm áp PRU PLC.

Hình 1.11: Van điều áp giai đoạn 2 và cảm biến áp suất sau giai đoạn 2.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 19 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 1.12: Hệ thống đốt gia nhiệt và bơm tuần hoàn nước nóng.

Hình 1.13: Tủ điều khiển trạm giảm áp PRU PLC – S7 200.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 20 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

TG-2702
TT-2703

SSV-2702

FSV-2702
PG-2703 WP-2702

PS -2704
ST-2702 CV-2706
PS-2705
WB-2702
WP-2701
BV-2703 PG-2719

CV- 2703
TG-2701 CV-2705
ST-2701

S SV-2701

F SV-2701
P S-2703
WB-2701

PG-2702

BV-2702

CV- 2702

PG-2701

BV-2701
RG-2706
CV- 2701

RG-2705

PSV-2702
PSV-2704

PG-2706 PG-2708
SV-2702 PG-2712
PG-2716

PG-2704 PG- 2710 PT- 2704 2-Stg PT- 2706 TT -2702


1-Stg TFM-2702
BV-2704 FL-2702 BV-2 708
HE-2702

RG-2702 HE-2704 RG-2704 HE-2706 BV-2710 BV-2712


ESD-2702 PS-2702 vent
PT-2702 PG -2714
TR? X? PRU vent WATE R SUPPLY

WATE R RETURN
PG-2718
GD-2701
BV-2713
BV-2706
PSV-2701
PSV-2703
vent
PG-2709 OUTLE T FLANGE
PT-2701
PS-2701 PG-2713
PG-2717
SV-2701
PG-2705 1-Stg PG -2711 PT -2703 2-Stg PT- 2705 TT -2701 TFM-2701

BV-2705 FL-2701
HE-2701

RG-2701 HE-2703 RG-2703 HE-2705 BV-2707 BV-2 709 BV-2711


ESD-2701 vent
PG-2707 PG -2715
vent

Hình 1.14: Bản vẽ P&ID Trạm giảm áp PRU PLC.

Thiết bị trạm giảm áp PRU PLC từ xe bồn đến đường ống công nghệ vào trạm
giảm áp với các đồng hồ đo áp suất, cảm biến áp suất các giai đoạn, van điều áp các
giai đoạn cùng với các hệ thống phụ trợ như hệ thống gia nhiệt, bơm nước tuần hoàn,
màn hình điều khiển trong container được minh họa từ hình 1.9 đến hình 1.14.
1.2. Những khó khăn trong công tác trong công tác vận hành trạm giảm áp.
Khó khăn chung:
Công tác cấp khí, điều độ vận chuyển khí phụ thuộc phần lớn vào thông tin
cung cấp từ người vận hành tại trạm, mất rất nhiều công sức, chi phí liên lạc và có
thể nhầm lẫn thông tin trao đổi.
Các trạm nằm rải rác ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tp Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An nên không thể giám sát
hoạt động trên trạm từ xa, tình hình hoạt động các thiết bị phụ thuộc hoàn toàn thông
tin báo cáo từ người vận hành hiện trường.
Thông tin không được thông báo kịp thời và chính xác thời điểm trạm bị sự
cố, gây chậm trễ và khó khăn trong công tác xử lý sự cố từ xa, cũng như công tác
điều tra sự cố sau này.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 21 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Các thông số như áp suất, nhiệt độ xe bồn, áp suất các giai đoạn phục vụ công
tác vận hành, đo đếm giao nhận khí chưa cập nhật tự động. Mọi thông số trên đều
phải xác nhận số liệu qua biển bản rồi mới gửi về Nhà máy. Công việc sử dụng nhiều
thòi gian, không đảm bảo độ chính xác các thông số.
1.2.1. Trạm PRU Enric
Không có hệ thống báo động tại trạm khi trạm có sự cố. Cụ thể như: khi trạm
bị sự cố về các thiết bị vận hành, đóng SDV, không có hệ thống còi báo động để
người vận hành xử lý sự cố dẫn đến gián đoạn quá trình cấp khí, hệ thống ngưng sản
xuất, gây thiệt hại kinh tế lớn cho công ty và khách hàng.
Phụ thuộc vào ý thức làm việc của người vận hành.
1.2.2. Trạm PRU PLC
Công tác vận hành giám sát hoạt động thiết bị trên trạm gặp nhiều khó khăn.
Người quản lý trạm thường phải gọi điện lên trạm hỏi thông số từ người vận hành
trạm. Nhiều trường hợp xử lý gấp, không liên lạc được trên trạm do người vận hành
đi kiểm tra thiết bị, không nghe điện thoại được, công tác xử lý sự cố thời điểm đó
không liên tục và kịp thời.
1.3. Những yêu cầu trong công tác vận hành giám sát và kiểm soát thiết bị trên
các trạm PRU
Hiện tại, trạm giảm áp PRU có 2 loại: Trạm vận hành bằng cơ gọi là PRU
Enric, trạm vận hành bằng bộ điều khiển gọi là PRU PLC. Công tác vận hành, tình
hình hoạt động thiết bị phụ thuộc vào người vận hành trên trạm báo cáo về, các thông
số thiết bị gửi về chưa đảm bảo chính xác, chưa có hệ thống giám sát, cảnh báo thiết
bị từ xa dành cho người quản lý.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một module giám sát thiết bị, cảnh báo từ xa
phù hợp với 2 loại công nghệ trạm giảm áp như trên.
Thứ nhất với trạm PRU Enric là trạm cơ khí chưa có còi báo động khi trạm có
các sự cố như tăng, giảm quá áp suất cho phép. Vì vậy module phải tích hợp thêm
các hệ thống báo động khi có sự cố áp suất. Cụ thể khi trạm có sự cố về áp suất
module sẽ báo động cho người quản lý bằng cuộc gọi, đồng thời gửi tin nhắn dữ liệu
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 22 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

thông số sự cố trên trạm. Không những vậy, module phải có chức năng báo cáo thông
số trên trạm bằng tin nhắn cho người quản lý mỗi khi người quản lý yêu cầu.
Thứ hai với trạm PRU PLC là trạm có bộ điều khiển logic PLC với số lượng
đầu vào, đầu ra như sau: 6 tín hiệu cảm biến áp suất, 2 tín hiệu cảm biến nhiệt độ, 2
tín hiệu đóng mở SDV, 2 tín hiệu điều khiển bơm tuần hoàn, 1 tín hiệu bật tắt bộ gia
nhiệt, 1 tín hiệu còi báo động. Nhiệm vụ của module phải kết nối được PLC đưa tất
cả thông số trên vào tin nhắn gửi về cho người quản lý mỗi khi người quản lý hệ
thống CNG yêu cầu. Đồng thời chức năng báo động cho người quản lý bằng cuộc gọi
và tin nhắn khi có sự cố xảy ra cũng giống với trạm PLC Enric.
1.4. Giải pháp khắc phục:
1.4.1 Phương án 1:
Đối với trạm Enric: thiết kế bo mạch vi điều khiển, đầu vào là các cảm biến
áp suất, đầu ra là hệ thống báo động. Lập trình, thiết kế ghép nối từ modul đo áp suất,
tích hợp với modul truyền phát dữ liệu bằng tin nhắn SMS.
Đối với trạm PRU PLC: trang bị thêm modul có khả năng kết nối với PLC
Siemens S7-200, truyền dữ liệu bao gồm thông số vận hành trạm PRU PLC.
Đánh giá khả thi phương án 1:
Phương án này sử dụng đến 2 bộ vi điều khiển. 1 bộ để kết nối với trạm Enric,
1 bộ kết nối với trạm PLC. Khả năng tích hợp chưa cao, chưa đồng bộ dẫn đến cần 2
bộ xử lý cho 2 kiểu trạm khác nhau, sản xuất hàng loạt, công tác bảo dưỡng gặp nhiều
khó khăn. Giá thành, chí phí đầu tư cho sản phẩm tăng lên.
Do phải dùng đến 2 bộ giám sát khác nhau, nên độ tin cậy thiết bị hoạt động
ổn đinh không giống nhau, khó đồng bộ, gây khó khăn trong sản xuất hàng loạt, công
tác bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.
1.4.2. Phương án 2
Thiết kế, lập trình module hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa tích hợp cho cả
trạm Enric và trạm PLC bằng 1 module vi điều khiển.
Module vi điều khiển có các đầu vào tương tự: như cảm biến, áp suất. Đầu ra
là các cổng số, rơle, còi báo động, đèn báo. Module có cổng kết nối RS485 để kết nối
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 23 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

với PLC S7-200, các dữ liệu, thông số của trạm giảm áp PRU được truyền đến modul
GSM, cung cấp thông tin, cảnh báo sự cố cho người quản lý trạm ở xa bằng tin nhắn.
Đánh giá tính khả thi phương án 2:
Module có khả năng tích hợp với 2 loại công nghệ trạm giảm áp PRU CNG.
Sản phẩm mang tính công nghệ cao, sử dụng vi điều khiển đa năng, kết nối PLC qua
công nghệ Modbus giải quyết được vấn đề bài toán đặt ra. Do kết nối được cả 2 trạm
nên giá thành, chi phí đầu tư giảm đi còn một nửa, rất thuận tiện trong sản xuất hàng
loạt, bảo dưỡng sửa chữa.
1.5. Kết luận, đưa ra phương án giám sát, cảnh báo từ xa bằng module GSM
Với 2 phương án đưa ra ở trên. Tác giả đề tài thấy phương án 2 là khả thi nhất,
sản phẩm giải quyết được các vấn đề đặt ra:
- Về mặt công nghệ: Sản phẩm áp dụng được 2 công nghệ trạm giảm áp là
trạm PRU Enric, trạm PRU PLC.
- Khi module kết nối trạm PRU, sản phẩm có các đầu vào tương tự như cảm
biến áp suất, cảm biến nhiệt độ. Đầu ra là các rơ le như còi báo động, đèn báo, bật tắt
các thiết bị trong trạm. Các trạng thái của rơ le hoạt động được lập trình nạp vào vi
điều khiển theo quy trình công nghệ trạm giảm áp CNG.
- Với trạm PRU Enric là trạm có các thiết bị phần lớn là các thiết bị cơ khí. Vì
vậy trạm phải trang bị các tín hiệu cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, làm cơ sở đầu
vào bộ xử lý của Module. Đồng thời module GSM phải thể hiện được các trạng thái
của bài toán công nghệ trạm giảm áp CNG như đã trình bày.
- Với trạm PRU PLC, bài toán công nghệ được thể hiện trong chương trình
PLC. Sản phẩm kết nối bộ điều khiển logic khả trình PLC S7-200, thông qua giao
thức modbus, đường truyền RS-485. Với 10 cảm biến đầu vào, 8 trạng thái thiết bị
đầu ra, tất cả thông số trạng thái các biến trong PLC đều được mã hóa bằng bản tin
modbus, đóng gói, gửi dữ liệu xuống module GSM.
Module GSM có trách nhiệm giải mã bản tin modbus, thực hiện quá trình gửi
dữ liệu thông số khi người quản lý soạn tin nhắn yêu cầu, cảnh báo bằng tin nhắn,
thực hiện cuộc gọi khẩn cấp đến người quản lý khi có sự cố xảy ra.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 24 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Giá thành: rẻ, chi phí đầu tư bằng một nửa. Không giới hạn số lượng cảm
biến .
- Độ tin cậy: hệ thống kiểm tra tình trạng thiết bị liên tục, thông báo cho người
quản lý bằng tin nhắn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu công nghệ khí nén thiên nhiên CNG cũng
như công nghệ trạm giảm áp PRU. Từ đó, tác giả trình bày 02 loại công nghệ trạm
giảm áp PRU Enric và PRU PLC, và nêu lên những khó khăn, bất cập trong công tác
quản lý thiết bị, xử lý sự cố từ xa đối với hai trạm này. Để khắc phục những vấn đề
bất cập trên, Tác giả đã đưa ra 02 giải pháp. Qua đó, tác giả đã so sánh, đánh giá khả
thi giữa các phương án. Và cuối cùng, tác giả lựa chọn ý tưởng thiết kế hệ thống giám
sát và cảnh báo từ xa cho các trạm giảm áp CNG sử dụng module GSM.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 25 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các chuẩn truyền trong công nghiệp
Có 2 tiêu chuẩn phổ biến trong việc truyền dữ liệu nối tiếp: đó là chuẩn RS232
và chuẩn RS485.
Chuẩn RS232:
Việc truyền dữ liệu được thực hiện nhờ 3 dây TxD, RxD và mass. Tín hiệu
được truyền đi bằng cách: tín hiệu được so sánh với mass để phát hiện sự sai lệch.
Điều này khiến cho dữ liệu khó có thể khôi phục lại ở trạm phát. Một điều nữa là
chuẩn truyền RS232 chỉ được sử dụng để truyền tín hiệu giữa 2 trạm được kết nối
trực tiếp, việc mở rộng số lượng trạm sử dụng chuẩn truyền RS232 là không khả thi.
Một số đặc điểm của chuẩn truyền RS232 là khoảng cách truyền tối đa là 15m,
tốc độ truyền là 20Kbps, hỗ trợ kết nối điểm – điểm trên một mạng.
Nhược điểm của chuẩn truyền RS232 là tín hiệu không thể truyền đi xa, do
việc mất mát tín hiệu không thể phục hồi được, và việc kết nối theo chuẩn RS232 chỉ
được thực hiện giao tiếp giữa 2 thiết bị (point - to - point) nên hạn chế số lượng thiết
bị có trong mạng .
Chuẩn RS485:
Việc truyền dữ liệu được thực hiện trên 2 dây A,B. Chuẩn này truyền tín hiệu
theo phương pháp lấy vi sai cân bằng. Có nghĩa là tín hiệu truyền đi nhờ cả 2 dây. Và
dữ liệu nhận được được căn cứ theo sự sai lệch giữa 2 tín hiệu này .
Hình 2.1 trình bày rõ hơn về cách truyền dữ liệu theo chuẩn truyền RS485

Hình 2.1: Truyền dữ liệu theo chuẩn RS485.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 26 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

2.2. Mạng truyền thông MODBUS


2.2.1. Khái niệm tổng quát về mạng truyền thông Modbus:
Khái niệm tổng quát:
Modbus là một giao thức mạng truyền dữ liệu theo kiểu nối tiếp. Nó hỗ trợ cả
2 chuẩn truyền RS232 và RS485. Việc truyền dữ liệu được thực hiện theo cơ chế 1
Master, nhiều Slave. (tham khảo mục [1])
Sơ đồ hình 2.2 trình bày sự tham chiếu giao thức modbus lên mô hình chuẩn
OSI. Theo đó thì giao thức modbus nằm ở lớp thứ 7, thứ 2, và thứ 1 của mô hình OSI.
Lớp thứ 7 này (lớp ứng dụng) giúp hỗ trợ phương thức truyền thông server/client giữa
các thiết bị kết nối trên bus hoặc trên mạng không dây. Lớp thứ 2 và lớp thứ 1 quy
định hình thức truyền dữ liệu theo kiểu nối tiếp và chuẩn truyền vật lý là EIA/TIA

Hình 2.2: Giao thức Modbus trong mô hình chuẩn OSI.

Giao thức modbus được sử dụng rộng rãi nhờ tính đơn giản, linh hoạt và đáng
tin cậy của nó. Nó có thể truyền dữ liệu rời rạc hoặc tương tự. Thế nhưng giao thức
modbus bị giới hạn bởi cách thức giao tiếp theo chuẩn RS485. Tốc độ truyền của
chuẩn này trong khoảng 0.010Mbps đến 0.115Mbps. Trong khi ngày nay, các mạng
hỗ trợ tốc độ truyền trong khoảng từ 5Mbps đến 16Mbps, thậm chí đối với các mạng
Ethernet nó còn cung cấp tốc độ truyền lên đến 100Mbps, 1Gbps và 10Gbps.
Phân loại: căn cứ vào cách thức truyền dữ liệu trong mạng, thì mạng Modbus
được chia làm 3 loại: Modbus RTU, Modbus ASCII và Modbus TCP/IP.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 27 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Modbus RTU: dữ liệu được truyền trên bus nối tiếp. Dữ liệu được truyền
theo định dạng mã hexadecimal. Modbus RTU thường được sử dụng trong việc
truyền thông thông thường.
- Modbus ASCII: dữ liệu được truyền trên bus nối tiếp. Dữ liệu truyền được
định dạng dưới dạng mã ASCII. Modbus ASCII có ưu điểm là có thể dễ dàng để
người dùng hiểu được dữ liệu đang truyền. Thông thường thì giao thức Modbus
ASCII được sử dụng trong việc kiểm tra và giới thiệu cho giao thức mạng Modbus.
- Modbus TCP/IP: Dữ liệu có thể được truyền trên mạng LAN hoặc mạng ở
trên một khu vực rộng. Dữ liệu được định dạng theo mã hexadecimal.
Ứng dụng của giao thức modbus:
Modbus là một giao thức truyền thông mở, nó là phương pháp truyền thông
phổ biến nhật được sử dụng để kết nối các thiết bị điện tử công nghiệp.
Modbus thường được dùng để truyền các tín hiệu từ các thiết bị đo, thiết bị
điều khiển trở về bộ điều khiển chính hay hệ thống thu thập dữ liệu.
Mosbus thường dùng để kết nối máy tính giám sát với một thiết bị điều khiển
(RTU: remote terminal unit) trong hệ thống Scada (hệ thống điều khiển và thu thập
dữ liệu).
Modbus RTU làm việc:
Modbus truyền tin thông qua dây nối tiếp giữa các thiết bị. Cách cài đặt đơn giản nhất
là dùng 1 cáp nối tiếp kết nối giữa 2 port nối tiếp của 2 thiết bị master – slave.
Dữ liệu được truyền đi dưới dạng bit. Mỗi bit được thể hiện dưới dạng điện áp. Mức
0 ứng với điện áp dương và bit 1 ứng với điện áp âm. Các bit này được gửi với tốc
độ rất nhanh. Tốc độ truyền thông thường là 9600 baud.
Cấu trúc đoạn tin trong giao thức mạng Modbus thể hiển qua hình 2.3

Hình 2.3: Cấu trúc bản tin truyền mạng modbus.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 28 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Byte 1: address field


Có độ dài 1 byte. Byte này cung cấp địa chỉ của slave mà master sẽ tác động đến.
Trong cả đoạn tin yêu cầu gửi từ master và đoạn tin đáp ứng nhận từ slave thì byte
này có giá trị giống nhau. Mỗi một slave trong mạng có một địa chỉ modbus riêng
(địa chỉ được chọn trong khoảng từ 1 đến 247). Bằng cách này, sau 1 byte đầu tiên
mỗi một slave sẽ biết được nó có nhận đoạn tin hay không.
Byte 2: function field
Byte thứ 2 mà master gửi đi là function code (mã nhiệm vụ). Mã này giúp slave biết
được nhiệm vụ mà master muốn slave phải làm. Điểm đặc biệt của modbus là nó cung
cấp một bảng 2.1 mã hàm chung cho tất cả các thiết bị.

Bảng 2.1: Bảng mã hàm giao thức Modbus

Byte 3: Data field


Chức năng của khối dữ liệu: khối này thông thường chứa địa chỉ của các vùng
trên thiết bị slave mà master muốn tác động đến.
Trong giao thức mạng Modbus, thì có một tiêu chuẩn địa chỉ chung cho tất cả
các thiết bị có hỗ trợ giao thức Modbus. Có nghĩa là: chuẩn modbus quy định từng

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 29 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

vùng địa chỉ rõ ràng cho khối cuộn dây ngõ ra, khối ngõ vào rời rạc, khối thanh ghi
đầu vào và khối thanh ghi Holding.
Byte 4 Khối CRC (Cyclic Redundancy Check):
Chức năng: giúp Slave kiểm tra được có lỗi xuất hiện trong khung dữ liệu khi
master truyền xuống hay không. Mạng Modbus thực hiện việc kiểm tra lỗi theo 2
hình thức:
- Kiểm tra số lượng bit1, bit0 trong mỗi khung truyền, nhờ mã kiểm tra chẵn
lẻ (Parity bit).
- Kiểm tra nội dung của toàn bộ khung truyền xem có chính xác hay không.
Khi Master gửi khối dữ liệu xuống, nó sẽ dựa vào khung dữ liệu để tính mã CRC, sau
đó Master gửi khung dữ liệu đó xuống, kèm theo cả mã CRC vừa tính được. Khi
Slave nhận được khối tin truyền, nó cũng sẽ dựa vào khối dữ liệu nhận được, tính
toán độc lập lại mã CRC, sau đó nó kiểm tra CRC vừa tính được với CRC mà Master
gửi xuống. Nếu 2 mã CRC giống nhau, thì không có lỗi xảy ra . Nếu 2 mã CRC khác
nhau, tức là dữ liệu nhận được là không đúng, thì Salve sẽ báo lỗi lên cho Master .
2.2.2. Giới thiệu Modbus RTU trong PLC S7-200
Như ta đã biết PLC S7-200 là bộ điều khiển lôgic khả trình khá mạnh ứng
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực tự động hóa quá trình sản xuất.
Với phần mềm lập trình cho PLC S7-200 là Step7 – Microwin, mạng truyền
thông modbus được hỗ trợ trong thư viện đi kèm, để phục vụ cho các thiết bị làm việc
qua giao thức modbus. (tham khảo mục [2])
Cấu trúc Modbus Master Protocol được thể hiện trên PLC S7-200 như sau:
Khi cổng kết nối trên PLC được sử dụng phục vụ cho truyền thông Modbus
Master thì cổng đó chỉ được sử dụng cho truyền thông Modbus.
Tất cả PLC S7-200 version phải từ 2.0 trở lên hoặc cao hơn mới hỗ trợ thư
viện cho truyền thông Modbus Master.
Cấu trúc Modbus Master bao gồm 3 chương trình con và 1 chương trình ngắt.
Địa chỉ Modbus Master bao gồm địa chỉ và mã lệnh gửi xuống thiết bị Slave
thể hiện qua bảng 2.2.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 30 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

00001-09999 là các ngõ ra riêng biệt


10001-19999 là các ngõ vào riệng biệt
30001-39999 là các thanh ghi ngõ vào
40001-49999 là các thanh ghi holding

Bảng 2.2: Bảng địa chỉ modbus trong PLC Siemen S7-200

Để sử dụng truyền thông Modbus Master, ta thực hiện theo cấu trúc như sau:
Cấu hình thông số địa chỉ Modbus Master như hình 2.4 và các hàm lệnh sẽ
làm việc với thiết bị Slave qua hàm MBUS_CTRL. MBUS_CTRL thực hiện sau mỗi
vòng quét, sử dụng MBUS_CTRL để bắt đầu hay thay đỗi thông số truyền nhận.

Hình 2.4: Lệnh khởi tạo cấu hình Modbus PLC Siemen S7-200.

- Mode =1 đăng ký cổng giao tiếp trên PLC với giao thức Modbus.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 31 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Thông số Parity: lựa chọn kiểu mã hóa đường truyền.


- Baud: Tốc độ đường truyền.
Cấu hình của một khung truyền Modbus qua cấu trúc MBUS_MSG như hình
2.5:

Hình 2.5: Lệnh cấu hình khung truyền bản tin Modbus PLC Siemen S7-200.

- Slave: Là địa chỉ của thiết bị Modbus Slave.


- RW: cấu hình của khung truyền tin xuống Slave nếu đọc là 0 hoặc ghi là 1.
- Addr: là địa chỉ bắt đầu truy cập dựa trên Modbus Address (Slave).
- Count: là số bit dữ liệu hoặc số word dữ liệu cần truy cập theo tính năng ghi hoặc
đọc đối với thiết bị.
- DataPtr: địa chỉ dữ liệu trên Modbus Master để truyền xuống Slave.
Để lập trình cấu hình cho các thông số trên phải định dạng dữ liệu các tham số
quy định trong bảng 2.3:

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 32 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Bảng 2.3: Bảng kiểu dữ liệu cho thông số Modbus PLC Siemen S7-200

2.3. Tìm hiểu mạng GSM


SMS là từ viết tắt của Short Message Service. Đó là một công nghệ cho phép
gửi và nhận các tin nhắn giữa các điện thoại với nhau. SMS xuất hiện đầu tiên ở Châu
Âu vào năm 1992. Ở thời điểm đó, nó bao gồm cả các chuẩn về GSM (Global System
for Mobile Communication). Một thời gian sau đó, nó phát triển sang công nghệ
wireless như CDMA và TDMA. Các chuẩn GSM và SMS có nguồn gốc phát triển
bởi ETSI (European Telecommunication Standards Institute). Ngày nay 3GPP (Third
Generation Partnership Project) đang giữ vai trò kiểm soát về sự phát triển và duy trì
các chuẩn GSM và SMS.
Như chính tên đầy đủ của SMS là Short Message Service, dữ liệu có thể được
lưu giữ bởi một SMS là rất giới hạn. Một SMS có thể chứa tối đa là 140 byte (1120
bit) dữ liệu. Vì vậy, một SMS có thể chứa:
160 ký tự nếu mã hóa ký tự 7 bit được sử dụng (phù hợp với mã hóa các ký tự
latin như alphatet của tiếng Anh)
70 ký tự nếu như mã hóa ký tự 16 bit Unicode UCS2 được sử dụng (dùng cho
các ký tự không phải mã latin như chữ Trung Quốc…)
SMS dạng text hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nó có thể hoạt động tốt với
nhiều ngôn ngữ mà có hỗ trợ mã Unicode, bao gồm Arabic, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc…
Cấu trúc một tin nhắn SMS

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 33 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Nội dung của 1 tin nhắn SMS khi được gửi đi chia làm 5 phần như hình 2.6:

Hình 2.6: Cấu trúc của 1 tin nhắn SMS.

Instructions to air interface: chỉ thị dữ liệu kết nối với air interface (giao diện
không khí).
Instructions to SMSC: chỉ thị dữ liệu kết nối với trung tâm tin nhắn SMSC.
Instructions to handset: chỉ thị dữ liệu kết nối bắt tay
Instructions to SIM (optional): chỉ thị dữ liệu kết nối, nhận biết SIM.
Ưu điểm của SMS
- Tin nhắn có thể được gửi và đọc tại bất kỳ thời điểm nào.
- Tin nhắn SMS có thể được gửi tới các điện thoại dù chúng đang bị tắt nguồn.
- Ít gây phiền phức trong khi bạn vẫn có thể giữ liên lạc với người khác.
- Được sử dụng trên các điện thoại di động khác nhau và có thể gửi cùng mạng
hoặc khác mạng đều được.
- Phù hợp với các ứng dụng wireless sử dụng cùng với nó như: chức năng SMS
được hỗ trợ 100% bởi các điện thoại sử dụng công nghệ GSM; có thể gửi nhạc
chuông, hình ảnh…; hỗ trợ chi trả các dịch vụ trực tuyến download nhạc chuông.
2.4. Module SIM300CZ
Là module dùng để nhận và phát sóng GSM với thiết bị đầu cuối là máy tính
hoặc vi điều khiển thông qua cổng truyền USART (tham khảo mục [3]).

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 34 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 2.7: Hình ảnh module SIM300CZ.

2.4.1. Các đặc điểm chính của module SIM300CZ


Truyền phát sóng GSM
Tự động đặt tốc độ Baud
Tự động tắt khi quá nhiệt
Chức năng nhận thẻ SIM tự động
Có chế độ ngủ (Sleep) tiết kiệm năng lượng

Hình 2.8: 60 chân DIP cổng ra trên Module SIM300CZ

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 35 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Bảng 2.4: Định nghĩa các chân của Module SIM300CZ

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 36 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Yêu cầu cấp nguồn cho Module là 3.4 – 4.5V, dòng điện cực đại là 2A.
2.4.2. Tập lệnh AT của module Sim 300CZ
a. Các thuật ngữ
<CR>: Carriage return (Mã ASCII 0x0D). <LF>: Line Feed (Mã ASCII 0x0A).
MT: Mobile Terminal - Thiết bị đầu cuối mạng (trong trường hợp này là modem).
TE: Terminal Equipment - Thiết bị đầu cuối (máy tinh, hệ vi điều khiển).
b. Cú pháp lệnh AT
Khởi đầu lệnh: Tiền tố “AT” hoặc “at” Kết thúc lệnh: ký tự <CR>
Lệnh AT thường có một đáp ứng theo sau nó, đáp ứng có cấu trúc:
“<CR><LF><Response><CR><LF>”.
Khởi tạo cấu hình mặc định cho modem:

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 37 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 2.9: Các bước khởi tạo cấu hình mặc định giữa AVR và Module Sim300CZ.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 38 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Các bước khởi tạo trong hình 2.9 được trình bày chi tiết từng bước như sau:
(1) ATZ<CR>
Reset modem, kiểm tra modem dã hoạt động bình thường chưa. Gửi nhiều lần cho
đến khi nhận được chuỗi ATZ<CR><CR><LF>OK<CR><LF>.
(2) ATE0<CR>
Tắt chế độ echo lệnh. Chuỗi trả về có dạng
ATE0<CR><CR><LF>OK<CR><LF>.
(3) AT+CLIP=1<CR>
Định dạng chuỗi trả về khi nhận cuộc gọi. Thông thường, ở chế độ mặc định, khi có
cuộc gọi đến, chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>RING<CR><LF>
Sau khi lệnh AT+CLIP=1<CR> đã được thực thi, chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>RING<CR><LF>
<CR><LF>+CLIP: "0929047589",129,"",,"",0<CR><LF>
Chuỗi trả về có chứa thông tin về số điện thoại gọi đến. Thông tin này cho phép xác
định việc có nên nhận cuộc gọi hay từ chối cuộc gọi.
Kết thúc các thao tác khởi tạo cho quá trình nhận cuộc gọi. Các bước khởi tạo tiếp
theo liên quan đến các thao tác truyền nhận tin nhắn.
(4) AT&W<CR>
Lưu cấu hình cài đặt được thiết lập bởi các lệnh ATE0 và AT+CLIP vào bộ nhớ.
(5) AT+CMGF=1<CR>
Thiết lập quá trình truyền nhận tin nhắn được thực hiện ở chế độ text (mặc định là ở
chế độ PDU). Chuỗi trả về sẽ có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF>
(6) AT+CNMI=2,0,0,0,0<CR>
Thiết lập chế độ thông báo cho TE khi MT nhận được tin nhắn mới.
Chuỗi trả về sẽ có dạng: <CR><LF>OK<CR><LF>
Sau khi lệnh trên được thiết lập, tin nhắn mới nhận được sẽ được lưu trong SIM, và
MT không truyền trở về TE bất cứ thông báo nào. TE sẽ đọc tin nhắn được lưu trong
SIM trong trường hợp cần thiết.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 39 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

(7) AT+CSAS<CR>
Lưu cấu hình cài đặt được thiết lập bởi các lệnh AT+CMGF và AT+CNMI.
Thực hiện cuộc gọi:

Hình 2.10: Quá trình thực hiện cuộc gọi giữa AVR và Module Sim300CZ.
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 40 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Quá trình thực hiện cuộc gọi qua hình 2.10 được thể hiện chi tiết từng bước
như sau:
(1) ATDxxxxxxxxxx;<CR>
Quay số cần gọi.
(2) Chuỗi trả về có dạng:
<CR><LF>OK<CR><LF>.
Chuỗi này thông báo lệnh trên đã được nhận và đang được thực thi. Sau đó là những
chuỗi thông báo kết quả quá trình kết nối (nếu như kết nối không được thực hiện
thành công).
(2A) Nếu MT không thực hiện được kết nối do sóng yếu, hoặc không có sóng (thử
bằng cách tháo antenna của modem GSM), chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>NO DIAL TONE<CR><LF>
(2B) Nếu cuộc gọi bị từ chối bởi người nhận cuộc gọi, hoặc số máy đang gọi tạm
thời không hoạt động (chẳng hạn như bị tắt máy) chuỗi trả về có dạng:
<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>
(2C) Nếu cuộc gọi không thể thiết lập được do máy nhận cuộc gọi đang bận (ví dụ
như đang thông thoại với một thuê bao khác), chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>BUSY<CR><LF> (4s)
Tổng thời gian từ lúc modem nhận lệnh cho đến lúc nhận được chuỗi trên thông
thường là 4 giây.
(2D) Nếu sau 1 phút mà thuê bao nhận cuộc gọi không bắt máy, chuỗi trả về sẽ có
dạng:
<CR><LF>NO ANSWER<CR><LF> (60s)
(3) Trong trường hợp quá trình thiết lập cuộc gọi diễn ra bình thường, không có
chuỗi thông báo nào (2A, 2B, 2C hay 2D) được trả về, và chuyển sang giai đoạn
thông thoại.
Quá trình kết thúc cuộc gọi được diễn ra trong hai trường hợp:
(4A) Đầu nhận cuộc gọi gác máy trước: chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>NO CARRIER<CR><LF>
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 41 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

(4B) Đầu thiết lập cuộc gọi gác máy trước: phải tiến hành gửi lệnh ATH, và chuỗi trả
về sẽ có dạng:
<CR><LF>OK<CR><LF>
Nhận tin nhắn:

Hình 2.11: Quá trình nhận tin nhắn giữa AVR và Module Sim300CZ
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 42 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Mọi thao tác liên quan đến quá trình nhận tin nhắn đều được thực hiện trên 2
ngăn 1 và 2 của bộ nhớ nằm trong SIM trong hình 2.11:
(1) Đọc tin nhắn trong ngăn 1 bằng lệnh AT+CMGR=1.
(2A) Nếu ngăn 1 không chứa tin nhắn, chỉ có chuỗi sau được trả về:
<CR><LF>OK<CR><LF>
(2B) Nếu ngăn 1 có chứa tin nhắn, nội dung tin nhắn sẽ được gửi trả về TE với định
dạng như sau:
<CR><LF>+CMGR: "REC UNREAD","+84929047589",,"07/05/15,09:32:05+28"
<CR><LF>NỘI DUNG<CR><LF>
<CR><LF>OK<CR><LF>
Các tham số trong chuỗi trả về bao gồm trạng thái của tin nhắn (REC UNREAD), số
điện thoại gửi tin nhắn (+84929047589) và thời gian gửi tin nhắn
(07/05/15,09:32:05+28) và nội dung tin nhắn. Đây là định dạng mặc định của module
SIM300CZ lúc khởi động. dạng mở rộng có thể được thiết lập bằng cách sử dụng
lệnh AT+CSDH=1 trước khi thực hiện đọc tin nhắn.
(3) Sau khi đọc, tin nhắn được xóa đi bằng lệnh AT+CMGD=1.
Thao tác tương tự đối với tin nhắn chứa trong ngắn thứ 2 trong các bước 4, 5A (5B)
và 6.
Gửi tin nhắn:
Quá trình gửi tin nhắn thể hiện qua hình 2.12 được trình bày từng bước như
sau:
(1) Gửi tin nhắn đến thuê bao bằng cách sử dụng lệnh AT+CMGS=”số điện thoại”.
(2) Nếu lệnh (1) được thực hiện thành công, chuỗi trả về sẽ có dạng:
<CR><LF>> (kí tự “>” và 1 khoảng trắng).
(3) Gửi nội dung tin nhắn và kết thúc bằng kí tự có mã ASCII 0x1A.
(3A) Gửi kí tự ESC (mã ASCII là 27) nếu không muốn tiếp tục gửi tin nhắn nữa. Khi
đó TE sẽ gửi trả về chuỗi
<CR><LF>OK<CR><LF>.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 43 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 2.12: Quá trình gửi tin nhắn giữa AVR và Module Sim300CZ

(4) Chuỗi trả về thông báo kết quả quá trình gửi tin nhắn. Chuỗi trả về có định dạng
như sau:
<CR><LF>+CMGS: 62<CR><LF>
<CR><LF>OK<CR><LF>

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 44 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Trong đó 62 là một số tham chiếu cho tin nhắn đã được gửi. Sau mỗi tin nhắn được
gửi đi, giá trị của số tham chiếu này sẽ tăng lên 1 đơn vị. Số tham chiếu này có giả trị
nằm trong khoảng từ 0 đến 255. Thời gian gửi một tin nhắn vào khoảng 3-4 giây
(kiểm tra với mạng Mobi phone).
(4A) Nếu tình trạng sóng không cho phép thực hiện việc gửi tin nhắn (thử bằng cách
tháo antenna), hoặc chức năng RF của modem không được cho phép hoạt động (do
sử dụng các lệnh AT+CFUN=0 hoặc AT+CFUN=4), hoặc số tin nhắn trong hàng đợi
phía tổng đài vượt qua giới hạn cho phép, hoặc bộ nhớ chứa tin nhắn của MT nhận
được tin nhắn bị tràn, MT sẽ gửi thông báo lỗi trở về và có định dạng như sau:
<CR><LF>+CMS ERROR: 193<CR><LF>
<CR><LF>+CMS ERROR: 515<CR><LF>
Chức năng truyền nhận tin nhắn và chức năng thoại được tách biệt. Khi đang thông
thoại vẫn có thể truyền nhận được tin nhắn. Khi truyền nhận tin nhắn vẫn có thể tiến
hành thiết lập và kết thúc cuộc gọi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong quá trình tìm hiểu để thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa trạm
giảm áp khí nén CNG, tác giả đã tìm hiểu truyền thông Modbus RTU cũng như chuẩn
truyền RS485, phần mềm lập trình PLC Siemens S7-200 về truyền thông Modbus.
Để nhận tín hiệu từ xa, tác giả đã tìm hiểu sóng GSM cũng như module SIM 300CZ
phân tích quá trình nhận, gửi tin nhắn cũng như thực hiện cuộc gọi. Với những kiến
thức cơ bản trên giúp tác giả nắm rõ nguyên lý hoạt động của từng thiết bị, thực hiện
các yêu cầu của đề tài đề ra.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 45 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

CHƯƠNG 3 - THIẾT KẾ MÔ HÌNH GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO TỪ XA


3.1. Mô hình giám sát cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG bằng
module GSM.
Hiện tại, với công nghệ trạm giảm áp khí nén CNG có 2 loại: PRU Enric và
PRU PLC. Để đảm bảo bài toán công nghệ đặt ra module có nhiệm vụ giám sát thông
số hoạt động. Cảnh báo từ xa thông qua cuộc gọi báo về điện thoại người quản lý
trạm cũng như tin nhắn báo trạng thái hoạt động được thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa các trạm PRU.

- Với trạm PRU Enric là trạm cơ khí, không có bộ điều khiển xử lý, chỉ bao
gồm những tín hiệu điện rời rạc như cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, còi báo
động. Đầu vào của Module GSM là tín hiệu cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ 4-
20mA. Đầu ra là tín hiệu phục vụ cho các cơ cấu chấp hành như còi báo động áp suất,
bơm tuần hoàn gia nhiệt nước nóng, bộ gia nhiệt nước nóng.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 46 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Với trạm PRU PLC là trạm có bộ điều khiển PLC S7-200, các tín hiệu điện
cũng như trạng thái của cơ cấu chấp hành đều nằm trong bài toán công nghệ được lập
trình nạp vào PLC. Module GSM kết nối PLC qua cổng kết nối RS485 bằng truyền
thông Modbus. Bộ điều khiển PLC có trách nhiệm thiết lập bản tin Modbus bao gồm
các dữ liệu phục vụ cho mục đích giám sát như đã trình bày ở trên. Module GSM có
trách nhiệm giải mã bản tin Modbus và thông báo cho người quản lý bằng cuộc gọi
hoặc tin nhắn gửi đến khi trạm có sự cố về áp suất hoặc khi người quản lý kiểm tra
tình trạng thiết bị bằng tin nhắn gửi đến module.
3.2. Module giám sát và cảnh báo GSM
3.2.1. Nhiệm vụ thiết kế
Thiết kế Module GSM giám sát và cảnh báo từ xa trạm giảm áp khí nén CNG:
Với nhiệm vụ trên thì Module GSM (tham khảo mục [4]) phải có chức năng như sau:
- Module cần phải có các đầu vào tương tự và đầu vào, ra số phục vụ cho trạm PLC
Enric.
- Module phải có khả năng giao tiếp với nhiều đối tượng theo một chuẩn giao tiếp
công nghiệp nào đó (Modbus, Frofilebus..). Cụ thể ở đây là truyền thông Modbus
RTU qua chuẩn truyền RS485.
- Với trạm PRU PLC có bộ điều khiển PLC S7-200, Module phải xử lý được bản tin
Modbus Master của PLC S7-200 truyền xuống Module.
- Module GSM cảnh báo bằng tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại người quản lý
vận hành khi trạm có sự cố xảy ra.
- Module GSM thông báo tình hình thiết bị trên trạm khi người quản lý yêu cầu đến.
- Module GSM có tính năng nạp tiền, kiểm tra tài khoản, thay đổi số điện thoại cảnh
báo, thay đổi mật khẩu khi người quản lý hệ thống yêu cầu.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 47 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

3.2.2 Sơ đồ khối Module giám sát, cảnh báo GSM

PLC
S7-200

Hình 3.2: Sơ đồ khối Module giám sát, cảnh báo GSM.

Với sơ đồ khối Module giám sát trong hình 3.2 (tham khảo mục [4]) thì bộ xử
lý trung tâm, giao tiếp với cảm biến, module GSM, và các khối in, out là vi điều khiển
là AT MEGA 128L.
Cổng RS-485 giúp thiết bị có thể giao tiếp nhận dữ liệu bản tin Modbus từ
PLC Siemens S7-200 xuống bộ vi điều khiển AVR.
Thiết bị có bốn đầu vào tương tự, bốn đầu ra số có cách ly quang.
Module GSM 300CZ phục vụ cho việc gửi, nhận tin nhắn điện thoại hoặc tín
hiệu thực hiện cuộc gọi tới người quản lý khi AVR yêu cầu.
Các ngoại vi : LCD, LEDS phục vụ cho việc quan sát trạng thái.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 48 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

3.3. Các khối chức năng của Thiết bị


3.3.1 Khối nguồn cung cấp

Hình 3.3: Sơ đồ nguồn cung cấp cho AVR, SIM300CZ.

Thiết bị cần có 3 giá trị nguồn cung cấp là 5V; 3,3V và 4,2V.
Nguồn đầu vào của khối sử dụng adapter AC-DC (100 -:- 240 VAC - 9.5VDC,1A).
Sử dụng IC ổn áp LM2576 cho ra điện áp ổn định 5V.
Sử dụng IC ổn áp ASM1117 cho ra điện áp ổn định 3,3V.
Tụ C19 (1000uF/16V) có vai trò làm phẳng điện áp từ adapter.
Tụ C21 (1000uF/16V) giúp ổn định điện áp đầu ra 5V.
Tụ C244 (220uF/25V) giúp ổn định điện áp đầu ra 3,3V.
Tụ C20 (1000uF/16V) có vai trò bù điện tích khi moduld GSM hút dòng.
Sử dụng 2 Diode 1N4007 và 1N5822 cho ta điện áp đầu ra 4,2V.
Các Led thế hiện trạng thái các nguồn.
Với L= 100 uH. Ta có Vout=Vref (1+R2/R1) với V ref = 1,23v

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 49 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

3.3.2. Khối vi điều khiển


ICSP VCC
PE0
1 2
3 4
RESET
5 6
PB1
7 8
PE1
9 10

PORT1 U5 PORT3
PEN PE0 AVCC GND
1 2 1 2
PE1 PE2 PB010 51 PA0 AREF PF0
3 4 PB0 (SS) PA0 (AD0) 3 4
PE3 PE4 PB111 50 PA1 PF1 PF2
5 6 PB1 (SCK) PA1 (AD1) 5 6
PE5 PE6 PB212 49 PA2 PF3 PF4
7 8 PB2 (MOSI) PA2 (AD2) 7 8
PE7 PB0 PB313 48 PA3 PF5 PF6
9 10 PB3 (MISO) PA3 (AD3) 9 10
PB1 PB2 PB414 47 PA4 PF7 GND
11 12 PB4 (OC0) PA4 (AD4) 11 12
PB3 PB4 PB515 46 PA5 VCC PA0
13 14 PB5 (OC1A) PA5 (AD5) 13 14
PB5 PB6 PB616 45 PA6 PA1 PA2
15 16 PB6 (OC1B) PA6 (AD6) 15 16
PB717 44 PA7
PB7 (OC2/OC1C) PA7 (AD7)
Header 8X2 TOSC2
18 Header 8X2
TOSC2/PG3
TOSC1
19 35 PC0
TOSC1/1PG4 PC0 (A8)
36 PC1
PC1 (A9)
PORT2 PD0 25 37 PC2 PORT4
PD0 (SCL/INT0) PC2 (A10)
PB7 TOSC2 PD1 26 38 PC3 PA3 PA4
1 2 PD1 (SDA/INT1) PC3 (A11) 1 2
TOSC1 RESET PD2 27 39 PC4 PA5 PA6
3 4 PD2 (RXD1/INT2) PC4 (A12) 3 4
VCC GND PD3 28 40 PC5 PA7 ALE
5 6 PD3 (TXD1/INT3) PC5 (A13) 5 6
XTA2 XTA1 PD4 29 41 PC6 PC7 PC6
7 8 PD4 (IC1) PC6 (A14) 7 8
PD0 PD1 PD5 30 42 PC7 PC5 PC4
9 10 PD5 (XCK1) PC7 (A15) 9 10
PD2 PD3 PD6 31 PC3 PC2
11 12 PD6 (T1) 11 12
PD4 PD5 PD7 32 54 PF7 PC1 PC0
13 14 PD7 (T2) PF7 (ADC7/TDI) 13 14
PD6 PD7 55 PF6 RD WR
15 16 PF6 (ADC6/TDO) 15 16
PE0 2 56 PF5
PE0 (RXD0/PDI) PF5 (ADC5/TMS)
Header 8X2 PE1 3 57 PF4 Header 8X2
PE1 (TXD0/PDO) PF4 (ADC4/TCK)
PE2 4 58 PF3
PE2 (XCK0/AIN0) PF3 (ADC3)
PE3 5 59 PF2
PE3 (OC3A/AIN1) PF2 (ADC2)
PE4 6 60 PF1
PE4 (OC3B/INT4) PF1 (ADC1)
VCC PE5 7 61 PF0
PE5 (OC3C/INT5) PF0 (ADC0)
VCC PE6 8
PE6 (T3/INT6)
PE7 9 VCC
PE7 (IC3/INT7)
RCPU
RCU Res3 WR33 21 VCC
PG0 (WR) VCC
Res3 1K RD 34 52 VCC R15x
470 PG1 (RD) VCC
C22 ALE43 64 AVCC
PG2 (ALE) AVCC
62 AREF 10K SW2
AREF
RESET
20 RESET
RESET
22pF PEN 1 22
1

PEN GND SW-PB


DCU CRY 53
LED3 GND C24
C23 23 63
XTAL2 GND
24 10uF
2

XTAL1
22pF GND
GND Comment

Hình 3.4: Khối vi điều khiển AT mega 128L.

Những điểm chú ý về Vi điều khiển AT MEGA 128L

Hình 3.5 Vi điều khiển AT mega 128L.


Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 50 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Tụ điện C22 C23 giá trị 22pF theo khuyên dùng của nhà sản xuất.
Trở RCPU, R15x là trở treo có giá trị 1K-10K.
Trở RCU giá trị theo độ sang led 10mA: R=(U-V diode)/I=(5-0.7)/0.01=430 (ohm)

Hình 3.6: Cấu trúc vi điều khiển AVR.

-ROM : 128 Kbytes


-SRAM: 4Kbytes
-EEPROM : 4Kbytes
-64 thanh ghi I/O
-160 thanh ghi vào ra mở rộng
-32 thanh ghi đa mục đích
Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 51 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- 02 bộ định thời 8 bit (0,2)


- Bộ dao động nội RC tần số 1 MHz, 2 MHz, 4 MHz, 8 MHz.
- ADC 8 kênh với độ phân giải 10 bit
- Bộ so sánh tương tự có thể lựa chọn ngõ vào
- 2 khối USART lập trình được
- Khối truyền nhận nối tiếp SPI
- Khối giao tiếp nối tiếp 2 dây TWI
- 2 kênh PWM 8 bit
- 6 kênh PWM có thể lập trình thay đổi độ phân giải
- Hỗ trợ boot loader
- 6 chế độ tiết kiệm năng lượng
- Lựa chọn tần số hoạt động bằng phần mềm
- Tần số hoạt động tối đa 16MHz
- Giải điện áp làm việc rộng: 1,8V – 5,5V
Vai trò của Vi điều khiển AT MEGA 128L trong hình 3.14
- ATmega 128L sử dụng khối ADC trong để đọc tín hiệu tương tự đầu vào (4 kênh).
- ATmega 128L sử dụng các chân vào ra cho mục đích điều khiển vào ra số và điều
khiển đầu ra cách ly quang (4 kênh) bật tắt các thiết bị chấp hành, giao tiếp LCD…
- ATmega 128L sử dụng giao tiếp USART để giao tiếp với máy tính, module GSM
SIM 300CZ và IC Max 485 để giải mã bản tin Modbus Master từ PLC Siemens S7-
200 truyền xuống.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 52 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

3.3.3. Khối module GSM SIM300CZ

Hình 3.7: Khối module GSM SIM300CZ.

Các giá trị điện trở là để đèn led sáng khoảng 10mA.
R1, R4, R9 tính theo R=(U-V diode-VAK)/I=(5-0.7-1)/0.01=330(ohm)
Các tụ lắp theo Data sheet.
Các đèn Led NETWORK, STATUS, RI để báo trạng thái hoạt động của module
Sim300CZ.
Những đặc điểm về module GSM SIM300CZ

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 53 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.8: Module GSM SIM 300CZ.

Module GSM SIM300CZ hỗ trợ tập lệnh AT đầy đủ cho GSM và GPRS.
Nguồn cung cấp cho SIM300CZ từ 3,4V đến 4,5V.
Khởi động SIM300CZ có hai cách:
+) Giữ chân PWRKEY ở mức logic thấp trong một khoảng thời gian.

+) SIM300CZ có thể hẹn giờ khởi động bằng lệnh: AT+CALARM.


Dừng hoạt động module SIM300CZ có 4 trường hợp:
+) Giữ chân PWRKEY ở mức logic thấp trong một khoảng thời gian.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 54 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

+) Dừng hoạt động module SIM300CZ bằng lệnh: AT + CPOWD=1.


+) Module SIM300CZ dừng hoạt động khi nguồn cung cấp giảm xuống dưới 3,5V.
+) Module SIM300CZ sẽ dừng hoạt động khi nhiệt độ tăng lên quá 80oC hoặc giảm
xuống dưới -30 C.
Có thể khởi động lại module SIM300CZ bằng cách sử dụng chân PWRKEY

SIM300CZ hỗ trợ chế độ cung cấp nguồn bằng pin xạc


SIM300CZ có chế độ SLEEP cho phép tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
SIM300CZ hỗ trợ hai cổng giao tiếp nối tiếp với nhiều tốc độ.
SIM300CZ hỗ trợ ghép nối Audio bao gồm Speaker, Microphone, Alarm…

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 55 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.9 Sơ đồ ghép nối Sim300CZ với speaker, microphone.

Vai trò của module GSM SIM300CZ trong Module


Module GSM SIM300CZ được ghép nối với Vi điều khiển AT mega 128L để
phục vụ cho giải pháp gửi tin nhắn thông báo, cũng như giám sát chế độ vận hành
thiết bị trạm cho người quản lý.
Để thực hiện cuộc gọi, tin nhắn đến số điện thoại người quản lý, vi điều khiển
AT MEGA 128L đưa ra các lệnh AT đến module SIM300CZ:
- AT - Lệnh này để khởi tạo SIM300CZ, nếu SIM300CZ trả lại OK có nghĩa
đã sẵn sàng giao tiếp.
- AT+CMGS=”số điện thoại”: gửi tin nhắn đến số điện thoại người quản lý.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 56 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- ATDxxxxxxxxxx;<CR> thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại người quản lý
- Để kiểm tra Module Sim có tin nhắn như yêu cầu kiểm tra số liệu, thay đổi mật khẩu,
kiểm tra tin nhắn Module, nạp tiền cho Module từ người quản lý hay thay đổi số điện
thoại cảnh báo, thì vi điều khiển AT MEGA 128L gửi các tập lệnh AT sau để xử lý
tin nhắn gửi đến như sau:
- AT + CMGR =1 Lệnh này đọc tin nhắn trên ngăn 1 của bộ nhớ SIM
- AT+ CMGD = 1 Lệnh này xóa tin nhắn, sau khi đọc xong.
- Cứ mỗi lần gửi mã lệnh AT lên Module Sim, nếu thành công Module Sim cũng trả
về cú pháp để xác nhận <CR><LF>OK<CR><LF>
3.3.4. Khối giao tiếp RS-485

Hình 3.10 Khối giao tiếp RS-485.

Sử dụng IC 74HC126 làm nhiệm vụ chọn giao tiếp với máy tính hay MAX485.
Điện trở R 485=120 (ohm) theo datasheet.
Vai trò của khối giao tiếp RS485
- Thông qua khối giao tiếp RS-485 trong hình 3.10 có nhiệm vụ giao tiếp với PLC
S7-200 cụ thể là nhận bản tin Modbus Master truyền xuống thông qua chuẩn truyền
RS485 theo quy định của giao thức Modbus. Từ đó làm cơ sở để vi điều khiển AVR
xử lý nội dung và thực hiện theo nội dung đó.
3.3.5. Khối hiển thị LCD

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 57 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.11: Khối hiển thị LCD.

LCD ở trong hình 3.11 cho thấy LCD dùng ở chế độ 4bit tức là sẽ tiết kiệm số chân
giao tiếp với vi điều khiển AVR.
Những nét chính về LCD 16x2 : được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Chức năng các chân LCD

Chân chọn thanh ghi RS (Register Select):


Chân RS(Register Select) được dùng để chọn 1 trong 2 thanh ghi, như sau:
Nếu RS = 0 thì thanh ghi mà lệnh được chọn để cho phép người dùng gửi một lệnh
chẳng hạn như xoá màn hình, đưa con trỏ về đầu dòng v.v…
Nếu RS = 1 thì thanh ghi dữ liệu được chọn cho phép người dùng gửi dữ liệu
cần hiển thị trên LCD.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 58 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Chân đọc/ghi (R/W): Đầu vào đọc/ghi cho phép người dùng ghi thông tin lên
LCD khi R/W = 0 hoặc đọc thông tin từ nó khi R/W = 1.
Chân cho phép E (Enable): Chân cho phép E được sử dụng bởi LCD để chốt
dữ liệu của nó. Khi dữ liệu được cấp đến chân dữ liệu thì một xung mức cao xuống
thấp phải được áp đến chân này để LCD chốt dữ liệu trên các chân dữ liêu. Xung này
phải rộng tối thiểu là 450ns.
Chân D0 - D7: Đây là 8 chân dữ liệu 8 bít, được dùng để gửi thông tin lên
LCD hoặc đọc nội dung của các thanh ghi trong LCD. Khi chúng ta gửi các mã ASCII
của các chữ cái từ A đến Z, a đến f và các con số từ 0 - 9 đến các chân này khi bật
RS = 1 thì sẽ hiển thị các chữ cái và các con số,
Chú ý: Chúng ta cũng sử dụng RS = 0 để kiểm tra bít cờ bận để xem LCD có
sẵn sàng nhận thông tin chưa. Cờ bận là bít D7 và có thể được đọc khi R/W = 1 và
RS = 0 như sau:
Nếu R/W = 1, RS = 0 khi D7 = 1 (cờ bận 1) thì LCD bận bởi các công việc
bên trong và sẽ không nhận bất kỳ thông tin mới nào. Khi D7 = 0 thì LCD sẵn sàng
nhận thông tin mới. Vì thế, chúng ta nên kiểm tra cờ bận trước khi ghi bất kỳ dữ liệu
nào lên LCD.
Vai trò của khối LCD trong mô hình
LCD 16x2 được ghép với Vi điều khiển theo PortC.
LCD có vai trò hiện thị trạng thái hoạt động của thiết bị, trạng thái cảm biến và trạng
thái quá trình gửi và nhận tin nhắn từ vi điều khiển AVR.
3.3.6. Khối đầu vào tương tự

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 59 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.12: Khối đầu vào tương tự.

Thiết bị có bốn đầu vào tương tự, sử dụng bộ chuyển đổi ADC 10 bit tích hợp bên
trong Vi điều khiển AT mega 128L.
Mỗi đầu vào tương tự trong hình 3.12 có dùng Opam 777 để lặp tín hiệu và bảo vệ
giá trị đầu vào cho ADC. Ý nghĩa: chuyển đổi các tín hiệu áp suất các giai đoạn thành
tín hiệu số, làm cơ sở để AVR xử lý dữ liệu.
3.3.7. Khối đầu ra cách ly quang

Hình 3.13: Khối đầu ra cách ly quang.

Thiết bị sử dụng IC PC817 cách ly quang (điện áp CE max là 35V) như trong hình
3.13.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 60 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Các điện trở R20, R21 chọn để khi đầu ra số AD về 0 thì có dòng chạy qua
diode quang và dòng chạy qua led báo hiệu DS1 xấp xỉ khoảng 10mA, các điện trở
này chọn theo công thức I=(Vcc-Vdiode)/R=(5-0.7)/R
Điện trở R22 và R23 chọn theo tỉ lệ R22/R23 xấp xỉ 0 để khi diode quang
thông thì điện áp ra ở vị trí D_OUT xấp xỉ 0.
Nguyên lý hoạt động:
+) Khi chân điều khiển ở mức 0 thì Led sáng, CE dẫn, đầu ra mức 0.
+) Khi chân điều khiển ở mức logic 1 thì Led không sáng, CE không dẫn, đẩu ra mức
1. Thiết bị có bốn đầu ra cách ly quang phục vụ cho điều khiển.
3.3.8. Khối đầu vào/ra số
Thiết bị có mười sáu đầu vào/ra số thực chất là các chân vào ra của Vi điều khiển như
hình 3.4.
Các đầu vào ra số này được sử dụng với các trạm như PRU ENRIC bổ sung các tín
hiệu vào, ra số như còi, bật tắt bơm tuần hoàn dự phòng, đóng mở SDV dừng khẩn
cấp .v.v.
3.4. Sơ đồ nguyên lý đầy đủ của thiết bị giám sát, cảnh báo GSM

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 61 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

ICSP VCC
PE0
1 2
3 4
RESET
5 6
PB1
7 8
PE1
9 10

PORT1 U5 PORT3
PEN PE0 AVCC GND
1 2 1 2
PE1 PE2 PB010 51 PA0 AREF PF0
3 4 PB0 (SS) PA0 (AD0) 3 4
PE3 PE4 PB111 50 PA1 PF1 PF2
5 6 PB1 (SCK) PA1 (AD1) 5 6
PE5 PE6 PB212 49 PA2 PF3 PF4
7 8 PB2 (MOSI) PA2 (AD2) 7 8
PE7 PB0 PB313 48 PA3 PF5 PF6
9 10 PB3 (MISO) PA3 (AD3) 9 10
PB1 PB2 PB414 47 PA4 PF7 GND
11 12 PB4 (OC0) PA4 (AD4) 11 12
PB3 PB4 PB515 46 PA5 VCC PA0
13 14 PB5 (OC1A) PA5 (AD5) 13 14
PB5 PB6 PB616 45 PA6 PA1 PA2
15 16 PB6 (OC1B) PA6 (AD6) 15 16
PB717 44 PA7
PB7 (OC2/OC1C) PA7 (AD7)
Header 8X2 TOSC2
18 Header 8X2
TOSC2/PG3
TOSC1
19 35 PC0
TOSC1/1PG4 PC0 (A8)
36 PC1
PC1 (A9)
PORT2 PD025 37 PC2 PORT4
PD0 (SCL/INT0) PC2 (A10)
PB7 TOSC2 PD126 38 PC3 PA3 PA4
1 2 PD1 (SDA/INT1) PC3 (A11) 1 2
TOSC1 RESET PD227 39 PC4 PA5 PA6
3 4 PD2 (RXD1/INT2) PC4 (A12) 3 4
VCC GND PD328 40 PC5 PA7 ALE
5 6 PD3 (TXD1/INT3) PC5 (A13) 5 6
XTA2 XTA1 PD429 41 PC6 PC7 PC6
7 8 PD4 (IC1) PC6 (A14) 7 8
PD0 PD1 PD530 42 PC7 PC5 PC4
9 10 PD5 (XCK1) PC7 (A15) 9 10
PD2 PD3 PD631 PC3 PC2
11 12 PD6 (T1) 11 12
PD4 PD5 PD732 54 PF7 PC1 PC0
13 14 PD7 (T2) PF7 (ADC7/TDI) 13 14
PD6 PD7 55 PF6 RD WR
15 16 PF6 (ADC6/TDO) 15 16
PE0 2 56 PF5
PE0 (RXD0/PDI) PF5 (ADC5/TMS)
Header 8X2 PE1 3 57 PF4 Header 8X2
PE1 (TXD0/PDO) PF4 (ADC4/TCK)
PE2 4 58 PF3
PE2 (XCK0/AIN0) PF3 (ADC3)
PE3 5 59 PF2
PE3 (OC3A/AIN1) PF2 (ADC2)
PE4 6 60 PF1
PE4 (OC3B/INT4) PF1 (ADC1)
VCC PE5 7 61 PF0
PE5 (OC3C/INT5) PF0 (ADC0)
VCC PE6 8
PE6 (T3/INT6)
PE7 9 VCC
RCPU PE7 (IC3/INT7)
RCU Res3 WR33 21 VCC
Res3 1K PG0 (WR) VCC R15x
RD 34 52 VCC
470 PG1 (RD) VCC
C22 ALE43 64 AVCC
PG2 (ALE) AVCC 10K
62 AREF SW2
AREF
RESET
20 RESET
RESET
22pF PEN 1 22
1

PEN GND SW-PB


DCU CRY 53
LED3 GND C24
C23 23 63
XTAL2 GND
24 10uF
2

XTAL1
22pF GND
GND Comment

Hình 3.14: Khối CPU (Chân đế cho vi điều khiển)

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 62 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

LCD
GND
Khoi RS485 Khoi hien thi 5V 1
2
Khoi phim mo rong
GND
3
MAX485 5V PC03 4 VCC keypad
VCC 8 PC13 5 1
ENB 2 PC23 74LS08
RX
1_M 6 PORT485 6 PA03 INT7 GND PA03 2
A
R485 7 PA13 1 8 PA33 PA13 3
R
1 8 2 9 4
B 7 120 2 9 3 10 PA23 5
3 3 10 4 11 PA33 6
TX_M
4B PC43 PA23 PA43
D
PC53 11 5 12 PA53 7
5 PC63 12 6 13 PA63 8
GND 13 7 14 9
PC73 14 PA73 10
MAX485CSA 5V AND_GATE VCC
15
GND Header 10
16

Khoi RS-232 Khoi CPU


PORT1 PORT3
RX_SIMC AVCC GND
TX_SI 1 2 RTSC AREF3 1 2 PF0
GND CTSC 3 4 DTRC PF1 3 4 PF2 ADC0
5 6 ADC1 5 6 ADC2
DCDC 7 8 RIC ADC3PF3 7 8 PF43
INT7 9 10 SS PF53 9 10 PF63
SCK MOSI PF73 GND
3_STATE MAX232 C26 MISO 11 12 PB43 VCC 11 12 PA03
PD63 1 14 1uF C27 1 2 1uF PB53 13 14 PB63 PA13 13 14 PA23
OE1 VCC VCC C1+ VDD 15 16 15 16
PD73 4 OE2 3 C1- VCC 16 5V
ENB 10 1uF C28 4 COM Header 8X2 Header 8X2
OE3 C2+
PD53 13 OE4 5 C2- C30 1
104 6 S1
RX_MB
2 3 RX RX_PC11 14 2 11 ALE ON/OFFC
A1 Y1 T1IN T1OUT
TX_PC 5 A2 Y2 6 10 T2IN T2OUT 7 7 SW-SPST
9 A3 Y3 8 TX_MB 3 10 PORT2 PORT4
TX 12 11 RX_PC TX_PC12 13 8 PB73 PG3 PA33 PA43
A4 Y4 9 R1OUT R1IN 8 4 PG4 1 2 DAC2 PA53 1 2 PA63
7 R2OUT R2IN 9 DAC3VCC 3 4 GND PA73 3 4 ALE
GND C29 5 6 5 6
15 GND VEE 6 5 7 8 PC73 7 8 PC63
DM74LS126AM INT0 9 10 INT1 PC53 9 10 PC43
GND MAX232ACSE 1uF D Connector 9 RX TX PC33 PC23
ENB 11 12 PD53 PC13 11 12 PC03
13 14 13 14
PD63 15 16 PD73 DAC1 PG1 15 16 PG0
DAC0
Header 8X2 Header 8X2

Khoi nguon VCC VCCSIM Khoi giao tiep Module GSM


5V ASM1117 VCC
3 2 R13
IN OUT
330
ADJ C244 C32 C33 C34 C35 C36 C37
104 104 104 104 104 104 J-COM-SIM
220uF RIC DTRC
1

LED1 CTSC 1 6 DCDC


2 7
RTSC 3 8 ON/OFFC
GND GND RX_SI
P S_S 3 TX_SI 4 9
1 2 5 10
X VCCSIM
1 LM2576
Y

IN 1 4 D3 D7 VCCSIM
5V

SW-SPDT IN FB R12
5 2 SIM_C NET_SIM
1 3
2

3 ON/OFF OUT 100uH KA


GND 330
C19 L_F 1N4007 1N5822
LM2576HVT-5.0 C21
1000uF D5 1N5822 1000uF C20
1000uF LED

Hình 3.15: Sơ đồ nguyên lý thiết bị

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 63 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 3.16: Mạch Layout của Module GSM

3.5. Hệ thống điện điều khiển trạm PRU PLC


- Trạm PRU PLC có tín hiệu cảm biến và trạng thái cơ cấu chấp hành như sau:
- 06 tín hiệu cảm biến áp suất.
- 02 tín hiệu cảm biến nhiệt độ.
- 2 tín hiệu cơ cấu chấp hành SDV.
- 2 tín hiệu cơ cấu chấp hành bơm tuần hoàn.
- 2 tín hiệu hoạt động của lò đốt gia nhiệt nước nóng.
- 1 tín hiệu báo động khi trạm có sự cố về áp suất các giai đoạn.
- PLC S7-200 có nhiệm vụ thiết lập thiết bị trở thành Modbus Master để truyền dữ liệu
các thông số, tín hiệu của PLC xuống Module GSM qua đường truyền RS 485.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 64 DKTD2012B
DKTD2012B 65 Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng
CH Điều khiển và Tự động hóa Học viên: Nguyễn Bình Quân
Hình 3.17: Sơ đồ điện điều khiển của trạm PRU PLC
5 BUZZER
1M I0.0
M

1L Q0.0 0.1
L+

7 HIGH TEMP.RELAY
0.2

I0.1 I0.2
0.3
24 VDC
ADAPTER

2L

I0.3 2M
Port 0 - RS 485

0.4
0.4

0.5
0.5

0.6 0.7 3M 1.0


0.6 0.7 3L 1.0

1.1
1.1
N

M
PLC Siemen - S7/200
L

L+
RA

9: 4-20 mmA
A+
Pt

M (P1.1 PRESSURE TRANSMITTER)


A- RB

11: 4-20 mmA


B+
Pt

B-

M (P1.2 PRESSURE TRANSMITTER)


RC

13: 4-20 mmA


C+
Pt

M (P1.3 PRESSURE TRANSMITTER)


C- RD

15: 4-20 mmA


M
Pt

L+
D+ D-

M (P2.1 PRESSURE TRANSMITTER)


RA

17: 4-20 mmA


Pt

A+

M (P2.2 PRESSURE TRANSMITTER)


A- RB

19: 4-20 mmA


B+
Pt

B-
M (P2.3 PRESSURE TRANSMITTER)
RC
21: 4-20 mmA

C+
Tt

M (T1.1 TEMPERATURE TRANSMITTER)

C- RD
21: 4-20 mmA

M
Tt

L+
D+ D-
M (T1.2 TEMPERATURE TRANSMITTER)

RA
21: 4-20 mmA

A+
Tt
M (T2.1 TEMPERATURE TRANSMITTER)

A- RB
21: 4-20 mmA

Tt

B+
B-
M (T2.2 TEMPERATURE TRANSMITTER)

RC
C+
C- RD

M
L+
D+ D-

EM 235 - Module EM 235 - Module EM 235 - Module


M
1L
29: CONTACTOR PUMP 1

L+
31: CONTACTOR PUMP 2

2L
33: CONTACTOR BURNER 1

2.4
Q2.0 Q2.1 2.2
35: CONTACTOR BURNER 2

2.5
2.3

2.6
EM 222
220 VAC input

2.7
L

N
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong chương 3, với mô hình tổng quan về hệ thống giám sát và cảnh báo các
trạm PRU từ xa sử dụng module GSM, cộng với các kiến thức cơ sở của chương 2, tác
giả đã có thiết kế tổng thể chi tiết phần cứng của từng thiết bị trong module. Module
GSM phải đảm bảo phù hợp với 2 kiểu trạm giảm áp CNG. Sử dụng bộ điều khiển trung
tâm là AVR bao gồm các thông số về công suất, lựa chọn các giá trị tụ điện, điện trở
theo nhà sản xuất, từ đó thiết kế phần cứng mạch layout. Truyền phát sóng GSM bằng
Module SIM300CZ với các mã lệnh sơ đồ phần cứng, mạch giao tiếp với AVR, hỗ trợ
cổng kết nối chuẩn truyền RS485 để kết nối với PLC S7-200.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 66 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

CHƯƠNG 4 – SẢN PHẨM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


4.1. Sơ đồ thuật toán chương trình Modbus Maser cho PLC S7-200

Hình 4.1: Lưu đồ thuật toán chương trình Modbus Master của PLC S7-200.

(tham khảo mục [5])


4.2. Sơ đồ thuật toán Module giám sát, cảnh báo GSM

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 67 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 4.2: Lưu đồ thuật toán chương trình chính.


Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 68 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 4.3: Lưu đồ thuật toán các chương trình ngắt.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 69 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Giải thích lưu đồ:


- Ban đầu chương trình khởi tạo các module hiển thị LCD, giao tiếp nối tiếp UART0
giao tiếp SIM, UART1 giao tiếp Modbus, khởi động module GSM, khởi tạo biến đếm
thời gian trễ, đọc số điện thoại nhận cảnh báo, đọc mật khẩu từ bộ nhớ EEPROM, khởi
tạo ngõ vào nhận tín hiệu số từ cảm biến, khởi tạo ngõ ra logic.
- Vòng lặp chính của chương trình thực hiện việc kiểm tra tín hiệu cảm biến áp suất đầu
vào, 1 giây một lần, nếu có báo động sự cố về áp suất, thiết bị sẽ gửi tin nhắn, báo còi và
thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại được cài đặt trước (số điện thoại nhận cảnh báo).
Ngoài ra trong vòng lặp chính cũng diễn ra 2 quá trình kiểm tra khác:
+ 2 tiếng một lần thiết bị kiểm tra tài khoản của SIM điện thoại, nếu tài khoản
nhỏ hơn 5000đ, thiết bị sẽ gửi tin nhắn báo hết tiền đến số điện thoại nhận cảnh báo.
+ Mỗi giây một lần kiểm tra có tin nhắn mới đến trong hộp thư bằng lệnh đọc tin
nhắn từ AVR tới module GSM, nếu có tin nhắn mới thiết bị sẽ đọc tin nhắn, kiểm tra và
thực hiện mã lệnh trong tin nhắn nếu tin nhắn đúng cú pháp và mật khẩu.
- Thiết bị giao tiếp Modbus với PLC trong ngắt nhận UART1. Khi trạm có sự cố về thiết
bị, tín hiệu thay đổi tại các cổng đầu ra PLC S7-200, bản tin Modbus Master được đóng
gói bao gồm các thông số thiết bị của trạm PRU tại thời điểm đó, truyền xuống module
SIM 300CZ thông qua ngắt nhận UART1 trên vi điều khiển AVR. Khi có một byte nhận
được từ UART1, chương trình sẽ kiểm tra biến MsgEnded xác định bản tin kết thúc chưa,
nếu biến này bằng 0 thì tiến hành khởi tạo bộ nhớ đệm cho bản tin mới, không thì lưu
byte nhận được vào bộ đệm bản tin hiện thời, giá trị của biến MsgEnded này được đặt
bằng 1 khi kết thúc Timer1 trễ khoảng thời gian 3 ¼ ký tư (tính theo tốc độ Baud).
- Việc giao tiếp giữa vi điều khiển AVR với module SIM 300CZ để đọc tin nhắn, gửi tin
nhắn, thực hiện cuộc gọi, kiểm tra tài khoản, giám sát các thông số được thực hiện bằng
tập lệnh AT (gửi bằng UART0 transmitter kết hợp với nhận bằng UART0 receiver trong
ngắt nhận), (tham khảo mục [5]).

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 70 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

4.3. Mô hình sản phẩm


4.3.1 Module giám sát GSM

Hình 4.4: Module giám sát, cảnh báo GSM.

Hình 4.5: Bo mạch mặt trên của Module GSM.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 71 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Hình 4.6 Bộ phát sóng Sim300CZ.

Module giám sát, cảnh báo GSM được thi công, lắp đặt nhỏ gọn trong hộp mica
từ hình 4.5 đến hình 4.6. Module bao gồm các chân đầu vào số, đầu vào cảm biến và đầu
ra số chờ sẵn, sằn sàng đấu nối khi có yêu cầu từ người quản lý hệ thống. Với bo mạch
mặt trên hình 4.5, có đầu chờ kết nối với phần mềm lập trình vi điều khiển, có thể sửa
phần mềm và thuận tiện trong việc đổ chương trình.
Với bộ phát sóng SIM300CZ, các đèn báo trạng thái mạng, quá trình thu phát tín
hiệu của giúp cho người vận hành quan sát kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị phát
sóng GSM.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 72 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

4.3.2 Mô hình giám sát và cảnh báo từ xa trạm giảm áp CNG sử dụng Module

Module
Giám sát – Cảnh báo GSM Output PLC

PLC S7-200
Điện thoại
cảnh báo
Port 0
RS 485
Modbus RTU

Công tắc
Tác động Input PLC

Hình 4.7: Mô hình giám sát và cảnh báo từ xa sử dụng Module GSM

Với mô hình hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho các trạm giảm áp CNG sử
dụng module GSM như hình 4.7 thì Module kết nối với PLC S7-200 bằng port 0. Bộ
PLC trong mô hình là kiểu PLC S7-200 CPU 222 có nguồn nuôi bằng điện xoay chiều.
Các tín hiệu đầu vào được thay đổi bởi các công tắc ON-OFF, đồng thời các tín hiệu báo
đèn của các cổng Input và Output cũng thay đổi theo chương trình lập trình PLC đơn
giản như I0.0 sáng đèn thì Q0.0 sáng đèn, các cổng tiếp theo cũng lập trình như vậy để
thuận tiện quá trình chạy thử. Trên Module GSM có công tắc số để mô phỏng quá trình

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 73 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

thay đổi trạng thái đầu vào số, truyền dữ liệu thông tin thay đổi cho người quản lý hệ
thống.

Cảnh báo
Coil 0 Coil 1 Coil 2 Coil 3 Coil 4 Coil 5
bằng tin nhắn

Cảnh báo bằng


cuộc goi

Hình 4.8: Hệ thống cảnh báo, thu thập dữ liệu từ xa bằng tin nhắn và cuộc gọi khi tín
hiệu trên PLC S7-200 bị tác động.

Như trong hình 4.8 mô tả tín hiệu thay đổi trạng thái đầu ra của PLC S7-200, Q0.0
sáng đèn khi I0.0 bị tác động. Module GSM thực hiện cuộc gọi khẩn cấp tới số điện thoại
người quản lý hệ thống. Đồng thời cũng gửi tin nhắn tới số điện thoại người quản lý bao
gồm thông số hiện tại của đầu ra PLC để người quản lý kiểm tra và có hướng xử lý tiếp
theo so với từng trường hợp. Trường hợp này minh họa cho mô hình kết nối với trạm
PRU PLC.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 74 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Cảnh báo Cảnh báo


bằng cuộc gọi bằng tin nhắn

Hình 4.9: Hệ thống cảnh báo và thu thập dữ liệu từ xa bằng tin nhắn và cuộc gọi khi
tín hiệu số trên module bị tác động.

Với tín hiệu số trên Module bị tác động trong hình 4.9, lập tức Module cũng thông
báo cuộc gọi khẩn cấp cũng như gửi tin nhắn thông báo có nội dung”Sensor 1 tác động”
tới số điện thoại người quản lý hệ thống. Nội dung bản tin “Sensor 1 tác động” chỉ mô
phỏng tín hiệu đầu vào Module thay đổi. Thực tế module có hỗ trợ đầu vào là tín hiệu
tương tự, và tín hiệu số ngõ ra chấp hành. Vì vậy, trường hợp này để minh họa module
GSM kết nối với trạm PLC Enric, không có bộ điều khiển PLC nhưng vẫn đảm bảo đầy
đủ chức năng báo động tại trạm cũng như cảnh báo từ xa.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 75 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Quá trình nạp Quá trình


tiền vào TK kiểm tra TK

Hình 4.11: Mô tả quá trình nạp tiền tài khoản và kiểm tra vào tài khoản Module Sim từ
tin nhắn người quản lý hệ thống.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 76 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

Quá trình nạp tiền vào tài khoản như hình 4.11 cũng rất đơn giản, không cần
phải tháo sim rời, chỉ cần soạn tin bao gồm dãy số nạp tiền, mật khẩu. Hệ thống tự
động thực hiện nạp tiền vào tài khoản rất nhanh chóng.

Mật khẩu cũ Mật khẩu mới

Hình 4.12: Thay đổi mật khẩu quản lý Module Sim bằng tin nhắn của người quản lý hệ
thống.

Quá trình đổi mật khẩu trong hình 4.12, người quản lý hệ thống chỉ cần thao tác
soạn tin nhắn có nội dung mật khẩu mới, mật khẩu cũ tới số điện thoại cảnh báo là có tin
nhắn thông báo quá trình thay đổi mật khẩu thành công.
4.4. Kết quả.
Đề tài đã đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra:
- Tìm hiểu công nghệ trạm giảm áp khí nén thiên nhiên CNG.
- Tìm hiểu giao thức modbus, vi điều khiển và mạng GSM.
- Đưa ra mô hình giám sát, cảnh báo từ xa hệ thống vận hành cho 2 loại công nghệ trạm
giảm áp: PRU Enric và PRU PLC.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 77 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Xây dựng được Module giám sát và cảnh báo từ xa cho các trạm giảm áp PRU nằm rải
rác khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ với tính năng như sau:
+ Khả năng tích hợp linh hoạt cho 2 loại trạm giảm áp, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Với trạm PRU Enric thiết lập chương trình báo động áp suất cho trạm không có hệ thống
điện điều khiển. Với trạm PRU PLC xử lý dữ liệu thông qua giao thức Modbus do PLC
S7-200 truyền lên với 10 tín hiệu cảm biến áp suất, rơ le được mã hóa Modbus RTU.
+ Thu thập dữ liệu thông số vân hành và gửi thông tin cho người quản lý khi có
yêu cầu, giúp công việc điều độ, cung cấp khí liên tục cho nhà máy.
+ Cảnh báo khi trạm có báo động về chế độ vận hành: gián đoạn cung cấp khí, rò
rỉ khí gas, áp suất các giai đoạn bị quá áp suất cho phép.v.v. Tất cả các thông số báo
động trên được gửi về bằng tin nhắn SMS đồng thời thực hiện cuộc gọi khẩn cấp cho
người quản lý qua sóng GSM. Từ đó, người quản lý sẽ có thông tin, xử lý, hướng dẫn từ
xa.
+ Kiểm tra, tài khoản sim cũng như cảnh báo khi tài khoản sim xuống dưới mức
giới hạn cho phép làm việc. Không cần phải tháo sim, lắp vào máy điện thoại để kiểm
tra.
+ Thay đổi số người quản lý để nhận thông tin báo động khi có yêu cầu, không
cố định.
- Tuy nhiên, đề tài cũng còn có một số hạn chế nhất định như:
+ Độ ổn định của Module truyền tin chưa được thử nghiệm trong tất cả các môi
trường công nghiệp có điều kiện khắc nghiệt hoặc môi trường có sóng điện thoại yếu.
+ Chưa có tính năng lưu trữ lịch sử dữ liệu thông số hoạt động liên tục, mới chỉ
thu thập dữ liệu khi có yêu cầu và cảnh báo khi có sự cố xảy ra.
4.5. Hướng phát triển.
- Nếu được đầu tư công sức và nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng hoàn thiện cả về phần
cứng, lẫn phần mềm để hệ thống hoạt động ổn định, độ tin cậy cao, ứng dụng rộng rãi
trong công nghệ trạm giảm áp CNG nói riêng cũng như ngành công nghiệp khí nói chung.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 78 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

- Module sẽ truyền dữ liệu liên tục qua web server, thông số hoạt động được cập
nhật liên tục lên internet. Qua đó, công tác giám sát vận hành từ xa tại trạm PRU cụ thể
hóa, cho phép các bộ phận liên quan theo dõi thường xuyên số liệu này, đảm bảo việc
điều hành sản xuất được linh hoạt và kịp thời.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 79 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

KẾT LUẬN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận
tình của thầy giáo: Tiến Sĩ Hoàng Sỹ Hồng cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ Thuật
Đo và Tin Học Công Nghiệp – Viện Điện – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Mặc dù Tôi đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên không thể
tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót.
Kính mong các thầy, cô tạo điều kiện và chỉ bảo để tôi nâng cao kiến thức, hoàn
thiện bản thân, hoàn thành công việc đang công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Hoàng Sỹ Hồng, người thầy đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Mô hình thử nghiệm thành
công đến ngày hôm nay phụ thuộc rất lớn công lao của thầy từ kiến thức cơ bản Thầy
truyền đạt đến cách đặt vấn đề, xử lý vấn đề, vượt qua những khó khăn trong quá trình
thiết kế, lắp đặt mô hình.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 80 DKTD2012B
Thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo từ xa cho trạm giảm áp khí nén CNG sử dụng module GSM

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Minh Sơn (2006), Mạng truyền thông công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật.
2. https://www.automation.siemens.com/WW/forum/guests/PostShow.aspx?PageI
ndex=1&PostID=444208&Language=en
3. http://4tech.com.vn/forums/showthread.php/1490-GSM-GPRS-Module-Truyen-
du-lieu-qua-GPRS-Sending-data-over-GPRS-with-AT-commands?s=
4. Hà Đức Phương (2011), Đồ án xây dựng hệ thống thông tin cho nhà máy xử lý
nước thải ứng dụng giao thức modbus và mạng GPRS, Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
5. Các đoạn code mã nguồn mở từ Internet.

Học viên: Nguyễn Bình Quân CH Điều khiển và Tự động hóa


Người hướng dẫn: TS. Hoàng Sỹ Hồng 81 DKTD2012B

You might also like