You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP NHÓM


THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CHO ỨNG DỤNG
QUẢN LÝ HỌC SINH TRƯỜNG
THPT LƯƠNG TÀI SỐ 2
(Thiết kế theo Layered Architecture)

Lớp học phần: INT2208E_20


Giảng viên: Phạm Ngọc Hùng
Nhóm 8: Hoàng Thảo Linh(21%)
Phạm Đức Long(21%)
Đỗ Duy Mạnh(21%)
Nông Văn Mạnh(16%)
Lưu Đạt Tuấn Minh(21%)
1.Các thành phần của Layers Architecture
1.1 Lớp trình bày (User Interface Layer)
- Lớp có nhiệm vụ chính là quản lý tương tác của người dùng với hệ thống

- Thường được chạy trên desktop/CLI hoặc các web page

- Nó gồm các thành phần giao diện (winform, webform, …) và thực hiện các công việc
như nhập dữ liệu, hiển thị dữ liệu, kiểm tra tính đúng đắn dữ liệu trước khi gọi Business
Logic Layer
-Thành phần chính:

Có 2 thành phần chính là UI Components và UI Process Components.

-UI Components: gồm các thành phần tạo nên giao diện của ứng dụng (GUI).
Chúng chịu trách nhiệm thu nhận và hiển thị dữ liệu cho người dùng.
- UI Process Components : là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các quá trình
chuyển đổi giữa các UI, giúp đồng bộ hóa và sắp xếp các tương tác của người dùng.
-Chức năng:

-Hiển thị bảng đăng nhập


-Hiển thị các thông báo cho người dùng

-Hiển thị các bảng thông tin

-Hiển thị thời khóa biểu

1.2 Lớp dịch vụ (Application Layer)


Một lớp dịch vụ đáp ứng 2 chức năng:

-Đóng vai trò là lớp trung gian giữa lớp logic nghiệp vụ và lớp trình bày.
-Nếu ứng dụng cần trao đổi dữ liệu với ứng dụng khác, thì lớp dịch vụ đó sẽ
đóng vai trò như một cổng giao tiếp giữa hai ứng dụng.
Thành phần chính:

Có 2 thành phần chính là service interfaces và Message types.

-Service Interfaces: là thành phần giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho
lớp trình bày sử dụng.

-Message types: Các loại thông báo như(thông báo lệnh, thông báo tài liệu…)
dùng để liên tạc giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ.

Chức năng:

-Nhận dữ liệu chỉnh sửa từ user interface và kiểm tra tính đúng đắn

-Gửi yêu cầu thông báo cho lớp trình bày hiển thị

-Gửi dữ liệu đã kiểm tra cho lớp nghiệp vụ


-Gửi yêu cầu chuyển chức năng, thư mục cho user interface hiển thị

1.3 Lớp nghiệp vụ(Business Logic Layer)


Đây là nơi đáp ứng các yêu cầu thao tác dữ liệu của GUI layer, xử lý chính nguồn dữ liệu từ
Presentation Layer trước khi truyền xuống Data Access Layer và lưu xuống hệ quản trị CSDL.

Đây còn là nơi kiểm tra các ràng buộc, tính toàn vẹn và hợp lệ dữ liệu, thực hiện tính toán và xử
lý các yêu cầu nghiệp vụ, trước khi trả kết quả về Presentation Layer

Thành phần chính:


Gồm 3 thành phần chính: Business workflows, Business components, Business
Entities.
-Business workflows: chịu trách nhiệm xác định và điều phối các quy trình
nghiệp vụ gồm nhiều bước và kéo dài. Những quy trình này phải được sắp xếp
và thực hiện theo một thứ tự chính xác.
-Business components: chịu trách nhiệm kiểm tra các quy tắc nghiệp vụ, ràng
buộc logic và thực hiện các công việc . Các thành phần này cũng thực hiện các
dịch vụ mà Service Interface cung cấp và Business Workflows sẽ sử dụng nó .

-Business Entities: sử dụng để truyền dữ liệu giữa các lớp (Presentation và Data
Layer). Chúng thường là cấu trúc dữ liệu ( DataSets, XML,… ) hay các lớp đối
tượng đã được tùy chỉnh.

Chức năng:
-Tạo bảng lưu trữ các dữ liệu về thông tin của học sinh
- Tạo bảng phân công giảng dạy cho giáo viên
-Tạo thời khóa biểu cho học sinh

-Tạo bảng điểm, hạnh kiểm, học lực cho học sinh.

1.4 Data Access Layer


Lớp này có chức năng giao tiếp với hệ quản trị CSDL như thực hiện các công việc
liên quan đến lưu trữ và truy vấn dữ liệu ( tìm kiếm, thêm, xóa, sửa,…).

Đóng vai trò như một thư viện hỗ trợ cho tất cả các lớp hiện tại.

Cung cấp các thông tin liên lạc giữa các lớp, duy trì dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho
các đối tượng nghiệp vụ - thường xuyên nhất dùng truy cập.

Thành phần chính:


-Data access logic components: chịu trách nhiệm chính lưu trữ và truy
xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu (Data Sources) như XML, file system,…
Hơn nữa còn tạo thuận lợi cho việc dễ cấu hình và bảo trì.

-Service agents: hỗ trợ gọi và tương tác với các dịch vụ từ bên ngoài một
cách dễ dàng và đơn giản.
Chức năng:
-Truy xuất dữ liệu từ CSDL
-Cập nhật dữ liệu có trong CSDL
2.Bảng tương tác giữa các layer

3.Ví dụ
Ví dụ về yêu cầu từ phòng quản lý học sinh truy xuất thông tin của một học sinh cụ thể.
Màn hình hiển thị thông tin học sinh có nhiệm vụ chấp nhận yêu cầu và hiển thị thông
tin học sinh. Nó không biết lấy dữ liệu ở đâu, truy xuất như thế nào, hoặc phải truy vấn bao
nhiêu bảng cơ sở dữ liệu để lấy dữ liệu. Khi màn hình hiển thị thông tin nhận được yêu cầu
lấy thông tin của một học sinh cụ thể, thì màn hình sẽ chuyển tiếp yêu cầu đó vào mô-đun ủy
quyền người dùng. Mô-đun này có trách nhiệm biết mô-đun nào trong lớp nghiệp vụ có thể
xử lý yêu cầu đó và cũng như cách truy cập mô-đun đó và dữ liệu nó cần. Ở lớp nghiệp vụ có
trách nhiệm tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết theo yêu cầu từ người dùng. Mô-đun này
thực hiện các câu lệnh SQL để lấy dữ liệu tương ứng và chuyển nó trở lại tầng dịch vụ và sau
đó tầng dịch vụ sẽ chuyển thông tin đến màn hình và hiển thị cho người dùng.

You might also like