You are on page 1of 6

1 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.

com (cá nhân)

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HT


1. Khái niệm PTTK HT

1.1. Thông tin (Information)


+ Thông tin (information) là các yếu tố tự nhiên (như: hình ảnh, tiếng nói, âm thanh, chữ viết, chữ số, …) mang lại
hiểu biết nhất định cho con người..
Thông tin giúp làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định. [wikipedia]
+ Thông tin rất đa dạng, như: số liệu, văn bản, âm thanh, hình ảnh, cử chỉ, hành động, dấu hiệu, . . .; đặc biệt là dữ liệu.
VD: Moore , Semaphore, . .
+ Dữ liệu (Data): là dạng thông tin đã được xử lý chuyển đổi sang dạng số liệu (thường gọi là Số hóa: Digitization)
để lưu trữ hay biểu diễn trên các thiết bị dạng thiết bị số, đặc biệt là thiết bị máy tính (Computer) và thường là
máy vi tính (Microcomputer).
Như vậy, Dữ liệu có thể xem là một tập hợp con của Thông tin; và có thể ký hiệu: Data  Information ;
VD: Lưu trên máy tính: file excel, word, hình ảnh, ghi âm, clip, . . . .
Câu 1: Thế nào là "thông tin"? Mối quan hệ giữa "thông tin" và "dữ liệu" [SS, PB]? Vài trò của chúng trong HT?
minh họa thực tiễn.
s

1.2. Hệ thống thông tin (Information System = IS) = HT 1


+ Hệ thống thông tin là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau nhằm:
[1] thu thập Collecttion
[2] xử lý Processing
[3] lưu trữ duy trì Saving ->các thông tin (dữ liệu) theo một mục đích sử dụng nào đó.
[4] phân phối khai thác sử dụng [network & communication] Ditribution & Using
[5] thu nhận thông tin phản hồi Feedback
+ Các đặc trưng để xác định một Hệ thống
[1] Các thành phần (component)
[2] Mối quan hệ giữa các thành phần
[3] Ranh giới (boundary) = giới hạn phạm vị
[4] Mục đích (purpose)
[5] Môi trường (environment)
[6] Giao diện (interface) = giao tiếp
[7] Đầu vào (input)
[8] Đầu ra (output)
[9] Ràng buộc (constraints)
+ Các yếu tố cấu thành: hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin thông thường được cấu thành bởi:
[1] Các phần cứng (Hardware = HW) : Gồm các thiết bị/phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý/lưu trữ thông tin.
Trong đó chủ yếu là máy tính, các thiết bị ngoại vi dùng để lưu trữ và nhập vào/xuất ra dữ liệu.
[2] Phần mềm (Software = SW): Gồm các chương trình máy tính, các phần mềm hệ thống, các phần mềm chuyên
dụng, thủ tục dành cho người sử dụng.
[3] Hệ thống mạng và truyền thông (Network & Communication = NET): để truyền dữ liệu.
[4] Hệ thống Dữ liệu (Data)
[5] Con người trong hệ thống thông tin (Human): vận hành (Operator) & khai thác sử dụng (User)

1
Dựa vào wikipedia
2 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.com (cá nhân)

Câu 2: Thế nào là "Hệ thống thông tin"? Các yếu tố chức năng của một „Hệ thống“ – mối qua hệ giữa chúng vơi
nhau? Các đặc trưng cơ bản xác định của một „Hệ thống“? Các yếu tố cấu thành của một Hệ thống? SS [PB]
HT và HTTT? minh họa thực tiễn.

1.3. Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin


+ Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin là một tiến trình gồm nhiều bước có quan hệ mật thiết với nhau nhằm
hoạch định cơ sở nền tảng để hình thành, xây dựng, phát triển, cài đặt triển khai thác sử dụng trong thực tiễn HT:

. Phân tích là giai đoạn: thu thập thông tin, nhận định [nhận xét], đánh giá,… để tìm ra những vấn đề
chính và đề xuất các giải pháp hình thành và phát triển HT một cách khoa học và hiệu quả.

Phân tích phải dự trên cơ sở các thông tin thu thập chính xác, đầy đủ về HT cần xây dựng, phát triển.

Phân tích là cơ sở chính để Thiết kế HT

. Thiết kế là giai đoạn tiếp theo: dựa trên cơ sở kết quả phân tích, hoạch định cụ thể các nội dung cần giải
quyết trong suốt tiến trình tiếp theo: lập trình, cài đặt, chuyển giao, duy trì hoạt động, khai thác sử dụng
HT một cách khoa học và hiệu quả.

+ Phân tích và thiết kế là 2 giai đoạn quan trọng đầu tiên trong tiến trình hình thành và phát triển HT

Nó giữ vai trò quyết định cho chất lượng của HT (như mục 2 : bên dưới).

2. Sự cần thiết và vai trò HT trong thực tiễn

2.1. Sự cần thiết


+ Là cơ sở nền tảng đảm bảo các HT được lập trình, cài đặt hợp lý, hiệu quả, đạt được các yêu cầu đặt ra
...
2.2. Vai trò
+ Góp phần Quyết định cho tính hiệu quả, chất lượng của HT được xây dựng, phát triển, vận hành, khai
thác sử dụng tring thực tế
Câu 3: PTTK HT là gì? Nó cần thiết như thế nào trong việc phát triển các HT trong thực tiễn, dùng các
minh họa thực tiễn để giải thích? Vài trò PTTK đối với các HT trong thực tiễn, dùng minh họa thực
tiễn để giải thích?

3. Mô hình hóa HT

…là biểu diễn trừu tượng các yếu tố của HT nhờ vào (thông qua) một số quy tắc mô
hình (trực quan 2 hoặc không trực quan 3) nhằm giúp cho con người nhìn nhận và hiểu
rõ các yếu tố của HT đó.
Ví dụ 1: dùng quy tắc mô hình hóa trực quan UML (Unified Modeling Language =
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất) để biểu diễn các yếu tố của một HT theo hướng đối
tượng, chẳng hạn biểu diễn quy trình nghiệp vụ (Use-Case Diagram) của một HT [QT
NV của HT là yếu tố quan trọng của HT]
Ví dụ 2: DFD (Data Flow Diagram)….

2
Trực quan thông thường là sử dụng sơ đồ hoặc các biểu diễn dạng hình vẽ [WYSWYG]
3
Ngược lại là KHÔNG trực quan và thường là dạng biểu diễn văn bản (Text)
3 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.com (cá nhân)

Câu 4: Mô hình hóa HT là gì? Giới thiệu một số công cụ sử dụng. Dùng các minh họa thực tiễn để minh
họa và giải thích?

4. Các công cụ Mô hình hóa HT: Online, Offline

[1] Sử dụng các công cụ ISAD dạng bản Online


https://mockflow.com https://app.moqups.com
http://app.diagrams.net https://app.creately.com
[2] Các công cụ Offline hỗ trợ biểu diễn trực quan ISAD
* Microsoft Visual Studio .NET [Architecture] [Analyze]
.NET [Architecture]->New UML or Layer Diagram
* Power Designer: ISAD về DataBase
* Microsoft Viso
* IBM Rational Rose…
[3] Công cụ Cài đặt thành phần dữ liệu: Microsoft SQL Server
[4] Các trang thông tin hỗ trợ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ: E-PAYMENT
www.nganluong.vn www.baokim.vn www.pay.net.vn
www.paypal.com www.2checkout.com
QR CODE
https://www.the-qrcode-generator.com
...
5. Các nội dung PTTK HT

Các thành phần của một HT


1- Thành phần giao diện người dùng
2- Thành phần dữ liệu
3- Thành phần xử lý
Events (Sự kiện) <->EPs (Event Procedures): Thủ tục xử lý sự kiện
4- Thành phần bảo mật
5- Thành phần trợ giúp
6- Thành phần giao tiếp ngoài (External)
7- Thành phần cài đặt
8- Thành phần kiểm thử và sửa sai
========================
4 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.com (cá nhân)

Câu 5: Các thành phần cơ bản của một HT, minh họa? Các nội cơ bản trong phân tích, thiết kế HT nói
chung? Trong phạm vị HP tập trung chính những nội dung nào?

- PTTK giao diện của hệ thống HT [1]


- PTTK hệ thống CSDL của hệ thống HT [2]
- PTTK các hệ thống giao tiếp khác (khác giao diện) của hệ thống HT [3]
- PTTK hệ thống bảo mật của hệ thống HT [4]
- PTTK hệ thống cài đặt và chuyển giao (Settup and Deployment) của hệ thống HT [5]
- PTTK hệ thống chức năng xử lý của hệ thống HT
- PTTK hệ thống trợ giúp (Help) của hệ thống HT
- PTTK các case kiểm thử của hệ thống HT
- Các PTTK khác liên quan đến đặc thù từng dạng hệ thống HT cụ thể.
Câu 6: Việc Định nghĩa || xác định || giới thiệu (yêu cầu) bài toán HT bao gồm những việc gì? Minh họa cụ thể.

CHÚ Ý: (PT XD GH PV HT = mô tả & xác định || định nghĩa || đặt vấn đề về HT)
Phải thực hiện trước khi bắt đầu PTTK (nó KHÔNG thuộc ND PTTK)
+ Phân tích & xác định phạm vi (giới hạn) HT = thuộc phần định nghĩa || xác định || giới thiệu
(yêu cầu) bài toán HT mà ta cần PT&TK
Định nghĩa || xác định || giới thiệu (yêu câu) || đặt vấn đề về bài toán HT
. Phát biểu bài toán = Giới thiệu HT (lời and||or mô hình WYSWYG)
. Phân tích & xác định phạm vi (giới hạn) HT
PT XD GH PV HT là phân tích & xác định nhưng nội dung || phân hệ || thành phần || yếu tố:
+ thuộc phạm vi hệ thống mà ta đang thiết kế
+ KHÔNG thuộc phạm vi hệ thống mà ta đang thiết kế, nhưng có liên quan: kèm theo các luồng thông tin (liên quan):
o Phân hệ ngoài = cung cấp VÀO: Input => Hệ thống mà ta đang PTTK
o Hệ thống mà ta đang PTTK = kết xuất RA: Output => Phân hệ ngoài
o Hoặc cả hai nội dung trên

6. Các giai đoạn PTTK và XD HT = hình thành & duy trì hoạt động HT

1- Khảo sát, xác định yêu cầu hệ thống HT


2- Phân tích và Mô hình hóa các yêu cầu hệ thống HT dùng DFD, UML
3- Phân tích hệ thống HT (8 ND: UI, DB, SEC, COM, EX, Help, Process., Test)
4- Thiết kế hệ thống HT (8 ND tương ứng = thực hiện đan xem & song song PT)
5- Xây dựng và cài đặt hệ thống HT = Lập trình dùng Codes
6- Triển khai HT vào thực tiễn = Chuyển giao [Setup, Traning,…., đánh giá, nghiệm thu]
7- Kiểm thử hệ thống HT (Software Testing + Quản lý rủi ro : Risk Mannagement)

8- Duy trì và phát triển sản phẩm HT


= Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, phát triển version, cập nhật,…
5 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.com (cá nhân)

Câu 7: Các giai đoạn PTTK và XD HT = hình thành & duy trì hoạt động HT? Trong phạm vị HP liên quan
những giai đoạn nào? Minh họa cụ thể.

7. Các phương pháp tiếp cận: PTTK HT

7.1. OO = Object-Oriented: hướng đối tượng


. Lấy các đối tượng quản lý của HT làm trung tâm quá trình phân tích, thiết kế
. Ví dụ: PTTK HT QL SV của CS ĐT Đại học: lấy các đối tượng của HT làm trung tâm quá trình
PTTK, chẳng hạn: SV, HS, LOP, Hoạt động phong trào (như: Mùa hè xanh, Đền ơn đáp nghĩa,
Công tác xã hội, …), .. ; thường tên gọi các đối tượng “danh từ”
<< Vẽ >>
. Với OO, thì các hoạt động PTTK được thực hiện từ những đối tượng chi tiết của HT lên tổng thể
toàn bộ HT, vì vậy OO còn có tên gọi khác là: PTTK theo hướng Bottom_Up (từ dưới lên)
7.2. FO = Function-Oriented: hướng chức năng: PTTK Hướng Top-Down
. Lấy các chức năng quản lý của HT theo phân cấp từ các chức năng tổng thể đến các chức năng
cụ thể làm trung tâm quá trình phân tích, thiết kế
. Ví dụ: PTTK HT QL SV của CS ĐT Đại học: lấy chức năng tổng thể là QLSVĐH từ đó phân
chia thành các phân hệ chức năng nhỏ hơn, như: phân hệ QL Hành chính văn thư, phân hệ QL
Phòng trào SV (MXH, CTXH, …), phân hệ CVHT, . . .
thường tên gọi các chức năng (theo phân cấp) thường là dạng “động từ”
. Với FO, thì các hoạt động PTTK được thực hiện từ những chức năng tổng thể của HT theo thứ tự
phân cấp xuống các chức năng cụ thể của HT, vì vậy FO còn có tên gọi khác là: PTTK theo hướng
Top_Down (từ trên xuống)…
CHÚ Ý: Việc phân loại phương pháp tiếp cận PTTK nêu trên (OO và FO) chỉ mang tính tương
đối; trên thực tế việc PTTK các HT thường kết hợp sử dụng cả 2 phương pháp nêu trên.
7.3. IO = Interface-Oriented
. Lấy các thành phân Giao diện của HT làm trung tâm quá trình phân tích, thiết kế.
. Phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng thường được kết hợp với các phương pháp nêu trên OO
hoặc FO hoặc kết hợp cả 2, ít khi sử dụng độc lập.
7.4. PTTK Hướng từ trong ra ngoài = “vết dầu loang”
. Việc cập nhật thông tin cho HT thường thực hiện theo hướng từ các yếu tố trung tâm của HT ra,
và thường gọi là phương pháp “Vết dầu loang”
. VD: - Thiết kế thành phần DB là từ các Tables trung tâm ra: “loang ra”
- Nhưng, nhập dữ liệu cho các Tables dữ liệu của thành phần DB từ ngoài vào.
7.5. Chiến lược phối hợp các hướng trên
Câu 8: Giới thiệu các hướng tiếp cận trong PTTK HT? Minh họa cụ thể.
6 Giảng viên: VÕ XUÂN THỂ: voxuanthephd@gmail.com (công việc) tranhailua@yahoo.com (cá nhân)

8. Giới thiệu công cụ và ngôn ngữ PTTK HT

8.1. Giới thiệu về UML (Unified Modeling Language) và RR (Rational Rose)


• Mô tả quy trình nghiệp vụ của HT (HT): Use-Case Diagram (UML)
• Thiết kế sơ đồ hoạt động (lưu đồ của một nghiệp vụ : User-Case): Activity Diagram (UML)
• Thiết kế sơ đồ lớp đối tượng của HT (HT): Class Diagram (UML)
• Thiết kế sơ đồ trình tự giao tác giữa các lớp đối tượng trong HT (HT): Sequence Diagram (UML)
8.2. Sơ đồ luồng dữ liệu: DFD (Data Flow Diagram): Các Mức 0, 1, ...
+ Sơ đồ luồng dữ liệu: DFD (Data Flow Diagram)

+ Các mức phân tích, thiết kế DFD: Mức 0, 1, ...

9. Một số bài tập làm quen: PT TK thành phần DB của HT (HT)

You might also like