You are on page 1of 37

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Khoa công nghệ thông tin


GV: ThS. Đỗ Thị Huyền
ĐT: 0974.734.668
Email: huyendt@eaut.edu.vn
Nội dung

1. Giới thiệu môn học


2. Đề cương môn học
3. Cách thức đánh giá
4. Tài liệu tham khảo
5. Các chủ đề tìm hiểu
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Mục tiêu:
Nhằm cung cấp cho SV hiểu các bước tiến hành phân tích
thiết kế một hệ thống thông tin theo hướng đối tượng và
hướng chức năng.
Sau khi học SV biết áp dụng và triển khai phân tích thiết
kế một hệ thống thông tin thực.
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Nội dung:
Tìm hiểu và Khảo sát một hệ thống thực.
Mô hình hóa hệ thống bằng các công cụ mô phỏng.
Thiết kế và xây dựng chương trình
CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Hình thức học:


Nghe giảng lý thuyết, tham gia thảo luận
Làm các bài tập được giao (bắt buộc)
Hình thức đánh giá:
a) Điểm học phần được xác định:
- Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 30%). Trong đó các điểm quá trình được
quy định như sau:
+ Điểm kiểm tra định kỳ - Chiếm tỷ trọng 20%: 1 đầu điểm
+ Điểm kiểm tra thường xuyên – Chiếm tỷ trọng 10%: 1 đầu điểm
- Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 70%)
b) Hình thức thi: Bài tập lớn
Chương 1:
HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
1.1 Khái niệm chung về hệ thống
1.1.1 Định nghĩa hệ thống

 Hệ thống là 1 tập hợp nhiều phần tử, có các mối quan


hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới 1
mục đích chung.
 Các phần tử là các thành phần hợp thành hệ thống có
thể rất đa dạng
1.1 Khái niệm chung về hệ thống
1.1.1 Định nghĩa hệ thống

VD: hệ mặt trời : các phần tử là: mặt trời, trái đất, các hành
tinh…
Trong hệ tư tưởng: các phần tử là những đối tượng trừu tượng,
như là PP luận, 1 lập luận, 1 quy tắc…
 Các phần tử có thể rất khác biệt về bản chất (trong cùng hệ
thống hoặc trong các hệ thống khác nhau)
1.1.1 Định nghĩa hệ thống

 Hệ thống luôn biến động:


- Sự phát triển: phát sinh, tăng trưởng, suy thoái và mất đi
- Sự hoạt động: Các phần tử trong hệ thống cộng tác với nhau để cùng thực
hiện mục đích chung
 Hệ thống luôn hoạt động trong môi trường và có trao đổi vào ra
1.1.1 Định nghĩa hệ thống

- Mục đích của hệ thống là nhận những cái vào để chế biến thành những cái
ra nhất định. Cái ra phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng
của HT
VD: hệ thống SX: nhận các nguyên liệu, tiền và dịch vụ để sản xuất ra các
thành phẩm, hàng hóa
- Một HT thu hình: nhận vào năng lượng điện cùng các sóng vô tuyến từ đài
phát để biến thành các hình ảnh trên màn hình
1.1.2 Một số loại hệ thống

 Hệ quyết định: gồm con người, phương tiện, các phương pháp có chức
năng điều khiển, kiểm soát các hoạt động tác nghiệp hướng theo mục tiêu
của hệ thống.
Hoạt động quản lý của hệ quyết định có thể hình dung như 1 dãy các thao
tác: ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định
1.1.2 Một số loại hệ thống

Hệ thông tin: con người, phương tiện, phương pháp có chức năng
thu thập, lưu trữ và xử lý TT
Hệ tác nghiệp: con người, phương tiện, phương pháp trực tiếp
thực hiện mục đích của hệ thống
1.1.3 Các bộ phận hợp thành của HTTT

Hệ thống thông tin có hai bộ phận: dữ liệu và xử lý


Các dữ liệu: là các thông tin có cấu trúc được lưu trữ lâu dài
nhưng luôn luôn tiến triển
Nội dung dữ liệu: 2 loại
 Phản ánh cấu trúc cơ quan: là thông tin có biến động phản ánh
sự tiến triển của các bộ phận trong cơ quan thông qua sự kiện
tiến hoá
 Phản ánh hoạt động kinh doanh: là thông tin luôn luôn biến
động gọi là sự kiện hoạt động
1.1.3 Các bộ phận hợp thành của HTTT

Hệ thống thông tin có hai bộ phận: dữ liệu và xử lý


Dạng sử dụng dữ liệu
 Chuyển giao: thông tin được chuyển từ bộ phận này sang bộ
phận khác
 Lưu trữ: là tình trạng ngưng hoạt động thông tin trong một
khoảng thời gian
1.1.3 Các bộ phận hợp thành của HTTT

 Các xử lý: xử lý thông tin là việc biến đổi tập hợp các thông tin vào
thành tập hợp các thông tin ra
- Tác nhân xử lý: là một nhân viên hoặc một nhóm nhân viên, hoặc một
thiết bị xử lý nào đó
- Quy trình: là các chương trình xử lý
- Công thức/ quy tắc quản lý: thường được chia thành các trường hợp với
các cách xử lý tương ứng
- Giữa các xử lý khác nhau trong một hệ thống có liên quan đến nhau về
thời gian (trật tự xử lý), dữ liệu (là sự chuyển giao dữ liệu giữa các xử lý)
1.1.4 Hệ thống và môi trường

Môi trường của 1 HT là tập hợp các phần tử không thuộc vào
HT nhưng có thể tác động vào HT hoặc bị tác động bởi HT
Môi trường tập hợp các vật và con người làm nên dữ liệu, khuôn
khổ, ràng buộc cho HT hoạt động
VD: HT kinh doanh thì Khách hàng thuộc vào môi trường
Kết luận:
Môi trường có quan hệ trực tiếp hay ảnh hưởng lên chính HT
1.1.4 Hệ thống và môi trường

1.2.1 Hệ thống thông tin:


Là 1 tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm,
dữ liệu… thực hiện hoạt động thu thập lưu trữ, xử lý và phân phối TT
trong 1 tập các ràng buộc gọi là môi trường.
1.2.2 Mô hình của HTTT:
Là 1 dạng trừu tượng hóa của 1HT thực
Thường đc biểu diễn dưới dạng biểu đồ
1.2 Hệ thống thông tin

1.2.3 Phân loại HTTT


a. Theo chức năng nghiệp vụ:
HT tự động văn phòng (OAS - Office Automation System)
HT truyền thông (CS - Communication System)
HT xử lý giao dịch (TPS - Transaction Processing Systems)
HTTT quản lý (MIS Management Information Systems)
Hệ hỗ trợ quyết định (DSS - Decision Support Systems)
- Hệ chuyên gia (ES - Expert Systems)…
1.2 Hệ thống thông tin

1.2.3 Phân loại HTTT


a. Theo chức năng nghiệp vụ:
HT tự động văn phòng (OAS)
1.2 Hệ thống thông tin

1.2.3 Phân loại HTTT


b. Theo chức năng quy mô:
Hệ TT cá nhân
Hệ TT làm việc theo nhóm
Hệ TT doanh nghiệp
c. Theo đặc tính kỹ thuật
HT thời gian thực
HT nhúng
d. HTTT tích hợp
1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của hệ thông tin

Vai trò của hệ thông tin là thu nhận thông tin, xử lý và cung cấp cho
người sử dụng khi có nhu cầu.
Nhiệm vụ: xử lý thông tin
- Chất lượng hệ thống thông tin phụ thuộc vào ba tính chất: nhanh
chóng, uyển chuyển và thích đáng.
1.2.5 Chất lượng của HTTT

a. Tính nhanh chóng:


Hệ xử lý thông tin quá khứ, hiện tại cần phải bảo đảm cho mỗi phần tử của tổ chức có
thông tin hữu ích nhanh nhất.
b. Tính uyển chuyển hoặc toàn vẹn của thông tin:
Hệ thông tin phải có khả năng xử lý và phát hiện các dị thường nhằm bảo đảm truyền
tải các thông tin hợp thức.
c. Tính thích đáng:
Hệ thông tin phải có khả năng thu nhận tất cả các thông tin chuyển đến cho nó nhưng
chỉ dùng những thông tin mà nó cần.
1.2.6 Vòng đời của HTTT

HTTT tương tự như dạng sống của con người: nó đc sinh ra, trưởng
thành, chín muồi, chết đi. Vòng đời của HTTT có thể chia làm 4
giai đoạn:
-Giai đoạn sinh thành
-Giai đoạn phát triển
-Giai đoạn khai thác (sản xuất)
-Giai đoạn chết (thay thế)
1.2.6 Vòng đời của HTTT

 HTTT là sản phẩm của một loạt các hoạt động được gọi là “Phát triển hệ
thống”.
 Quá trình để phát triển HTTT được gọi là “Vòng đời phát triển của hệ
thống”.
1.2.6 Vòng đời của HTTT
2.6 Vòng đời phát triển
Cũng có thể chia Vòng đời phát triển bao gồm 4 giai đoạn cơ
bản:
 Lập kế hoạch (Planning): Tại sao phải xây dựng hệ thống?
 Phân tích (Analysis): Hệ thống sẽ là gì?
 Thiết kế (Design): Hệ thống sẽ làm việc ntn?
 Thực hiện (Implementation): Chuyển giao hệ thống
1.2.6 Vòng đời của HTTT

Quá trình Sản phẩm

Lập kế hoạch
Kế hoạch dự án

Phân tích
Đề xuất hệ thống

Thiết kế
Chi tiết kỹ thuật hệ thống

Thực hiện Hệ thống mới và kế hoạch bảo trì


1.2.6 Vòng đời của HTTT

Một số mô hình vòng đời HT được sử dụng để phát triển


HTTT:

a. Mô hình vòng đời cổ điển (Mô hình thác nước)

b. Mô hình làm bản mẫu

c. Mô hình xoắn ốc
1.2.6 Vòng đời của HTTT

 Một số mô hình vòng đời HT được sử dụng để phát triển HTTT:


a.Mô hình vòng đời cổ điển (Mô hình thác nước)
1.2.6 Vòng đời của HTTT

 Một số mô hình vòng đời HT được sử dụng để phát triển


HTTT:
b.Mô hình làm bản mẫu
1.2.6 Vòng đời của HTTT

 Một số mô hình vòng đời HT được sử dụng để phát


triển HTTT:
c. Mô hình xoắn ốc
1.3 Một số phương thức xử lý TT

1.3.1 Xử lý tương tác:


- Xử lý được thực hiện từng phần, phần xử lý bởi con người và bởi máy
tính được thực hiện xen kẽ nhau.
- Trong xử lý tương tác, con người dẫn dắt các quá trình xử lý, để đi tới kết
quả chung, máy tính trợ giúp cho quá trình đó.
1.3 Một số phương thức xử lý TT

1.3.2 Xử lý theo lô:


- Khi TT đến chưa xử lý ngay mà gom lại cho đủ số lượng nhất định (1
lô hay 1 mẻ) mới được đem đi xử lý tập thể
 Xử lý theo lô (mẻ): dùng cho các trường hợp:
• In các báo cáo, các thống kê, …
• In các giấy tờ giao dịch với số lượng lớn
• Các xử lý có tính định kỳ (bảng trả lương,…)
1.3 Một số phương thức xử lý TT

1.3.3 Xử lý trực tuyến: thông tin thu thập đến đâu xử lý ngay đến đó
 Xử lý trực tuyến: dùng cho các trường hợp:
• Vào và xử lý một số liệu nhỏ các giao dịch
• Hiển thị, sửa chữa nội dung tệp
• Phục vụ khách hàng tại chỗ
1.3 Một số phương thức xử lý TT

1.3.4 Xử lý thời gian thực:


Hành vi của hệ thống phải thỏa mãn một số điều kiện ràng buộc rất ngặt
nghèo về thời gian, phải chịu hạn định với thời gian trả lời.

VD: Máy tính lệ thuộc vào hệ thống ngoài (tên lửa, lò nung), hệ thống này
hoạt động theo một tiến độ riêng của nó với máy tính, với mục đích điều
khiển sự hoạt động của hệ thống ngoài này, cần phải phản ứng kịp thời đối
với mọi trạng thái của nó.
1.3 Một số phương thức xử lý TT

 1.3.5 Xử lý phân tán:


 Thông tin có thể được xử lý một phần ở một đầu cuối, rồi được
chuyển đi xử lý tiếp ở đầu cuối khác. Cơ sở dữ liệu có thể rải rác ở các
nút của mạng.
Câu hỏi

1. Nêu khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin?


2. Trình bày các bộ phận hợp thành của HTTT?
3. Nêu các phương thức xử lý thông tin?

You might also like