You are on page 1of 2

1.

Vua
“Chúc tụng Đức Vua” (Lc 19,38). Đức Giê-su là vị Vua đến trần gian khác hoàn
toàn với vị vua ở trần thế. Khác ở chỗ là Người dùng thập giá để cai trị chứ không dùng
binh đao vũ lực, không dùng sức mạnh của con người nhưng là nhờ thập giá, tình yêu mà
cứu độ. Lu-ca nhấn mạnh Đức Giê-su đến với tư cách là Vua đến để nhân danh Chúa chứ
không phải con người, đến đem lại bình an cho con người. Lu-ca nhấn mạnh đến nguồn
gốc thần linh của vị Vua và bình an mà Người mang đến thì khác với bình an giả tạo do
các vua chúa trần gian hứa ban (Pax Romana). Thứ bình an do vua chúa trần gian hứa ban
chỉ có vinh quang mà không có thập giá. Bình an do Đức Giê-su mang đến thì có cả vinh
quang và thập giá (x. Lc 19,41-44). Do đó bình an Pax Romana là thứ bình an giả tạo,
không có thực.
Khi Phi-la-tô và dân Do thái viết bản án ghi trên thập giá: Đức Giê-su là vua dân
Do thái, dân chúng hiểu Đức Giê-su là vua theo nghĩa chính trị. Nếu hiểu theo nghĩa chính
trị thì Đức Giê-su đang tiếm quyền, do đó phải chết. Tuy nhiên, Lu-ca cho thấy dân chúng
đã hiểu lầm. Tác giả nhấn mạnh vị Vua đến nhân danh Đức Chúa, đến đem bình an thực sự
chứ không như vị vua mà dân chúng nghĩ. Đức Giê-su đến không hề có màu sắc chính trị,
Người đến để rao giảng một vương quốc Thiên Chúa, vương quốc không thuộc về thế gian
này (x. Lc 22,28).
Vua đi vào cuộc thương khó, không như vua trần gian dùng vũ lực để cai trị. Tác
giả nhấn mạnh đến cách thức cai trị của Thiên Chúa khác với cách thức cai trị của con
người.
2. Con Vua Đa-vít (x. Lc 18,35-43)
Khi dùng tước hiệu này, Lu-ca nhắm chỉ Đức Giê-su có xuất thân là từ dòng dõi
hoàng vương để thực thi lòng thương xót và sức mạnh ơn cứu độ - sừng (keras) ơn cứu độ
(x. Lc 1,69; 18,39). Vua Đa-vít không thể cứu độ thì Đức Giê-su xuất thân từ đó và làm
trọn tước hiệu Mê-si-a. Nơi Đức Giê-su hội tụ đủ hai điều: Đấng ở cùng chúng ta và Đức
Giê-su là con người thực sự.
3. Thủ Lãnh
Cv 3,15: anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống. Đức Giê-su là thủ lãnh đem đến
sự sống cho con người. Niềm tin sơ khai nhất đó là mong chờ sự sống, con người luôn sợ
các thần lấy mất sự sống. “Thiên Chúa đã ra tay uy quyền nâng Người lên, đặt làm thủ lãnh
và Đấng Cứu Độ” (Cv 5,31). Thủ lãnh được nối kết với Đấng Cứu Độ, làm thủ lãnh là để
cứu độ.
4. Đấng Thánh
“Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35); “ông là Đấng
Thánh của Thiên Chúa” (Lc 4,34). Tước hiệu này chỉ dành cho Thiên Chúa cách tuyệt đối.
Khi dùng tước hiệu này, Lu-ca nhắm chỉ Đức Giê-su là Đấng siêu việt, thánh tuyệt đối,
Đức Giê-su là Đấng trung thành tuyệt đối để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, bởi vì
thánh là Đấng được tách riêng ra. Dân Chúa cũng được tách riêng ra để sống trọn giao ước
với Chúa. Đức Giê-su được tách riêng ra nhưng luôn luôn gần gũi.
5. Đấng Công Chính
“Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính” (Cv 3,14; x. 22,14; Lc
23,47). Đấng Công Chính (dikaios) là kết quả của Đấng Thánh (hagios), là hành động của
Đấng trung tín với kế hoạch của Thiên Chúa, với giao ước.
6. Thẩm Phán, Đấng xét xử
“Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết” (Cv
10,42). Trong khi Cv 17,31 nghiêng về yếu tố công minh. Trong Cựu ước, Thiên Chúa là
Đấng nhân từ và công minh (x. Xh 34,1-7). Lu-ca nêu lên vai trò của Đức Giê-su là để
thực hiện kế hoạch cứu độ.
7. Thầy dạy
Lu-ca cho thấy quyền của Đức Giê-su trong lời nói và hành động (x. Lc 5,5). Đức
Giê-su là bậc thầy thực sự so với các kinh sư. Người có quyền dạy dỗ, nói về Thiên Chúa
cách đúng đắn, đồng thời Người cũng chỉ trích các kinh sư là những bậc thầy giả dối, làm
khổ dân.
8. Thiên Chúa
Cuối cùng, Lu-ca dùng tước hiệu Thiên Chúa cho Đức Giê-su, khi trực tiếp hay dán
tiếp nói đến (x. Lc 8,39; 9,43; Cv 20,28). Giống như tác giả Tin mừng thứ tư nói về nguồn
gốc thần linh của Đức Giê-su khi nói Ngôi Lời là Thiên Chúa (x. Ga 1,1), Lu-ca cũng nói
về nguồn gốc thần linh của Đức Giê-su.

You might also like