You are on page 1of 2

Thiên Chúa giáo[sửa 

| sửa mã nguồn]

Micae tiêu diệt các thiên thần nổi loạn. Minh họa bởi Gustave Doré trong Thiên đường đã mất của John Milton.

Thiên Chúa tọa trên một ngai vàng trong vầng hào quang hình quả hạnh. Các thiên thần nổi loạn được miêu tả
là đang rơi từ thiên đàng xuống địa ngục (hình dạng như một cái miệng). Các thiên thần sẽ trở thành ác quỷ
khi rơi xuống (sa ngã).

Kinh Thánh[sửa | sửa mã nguồn]


Phúc Âm Luca 10:18 đề cập đến "Satan từ thiên đàng rơi xuống", trong khi Phúc Âm Mátthêu nhắc
tới "Quỷ vương cùng các thiên sứ của hắn" bị tống vào địa ngục. Cả ba Phúc Âm Nhất Lãm đều xác
định Satan chính là thủ lĩnh của ác quỷ.[43] Sứ đồ Phaolô (k. 5 – k. 64 hoặc 67) có nhắc tới những
thiên sứ sẽ bị phán quyết trong 1 Cô-rinh-tô 6:3, ám chỉ về sự tồn tại của những thiên thần tội lỗi.
[43]
 2 Phêrô 2:4 và Giu-đe 1:6 đề cập những thiên sứ đang đợi sự trừng phạt vào Ngày Phán Xét vì
đã phạm tội với Thiên Chúa.[44] Sách Khải Huyền, Chương 12, miêu tả Satan là một con mãng xà
lớn, "đỏ như lửa", có cái "đuôi quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất".
[45]
 Ở câu 7–9, Satan bị Tổng lãnh thiên thần Micae cùng các thiên thần trung thành với Thiên Chúa
đánh bại trong cuộc chiến tranh trên Thiên đàng: "Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà
người ta gọi là Quỷ hay Satan, kẻ chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và
những thiên thần của nó cũng bị tống xuống theo nó".[46] Trong các tác phẩm Tân Ước, không có chỗ
nào chỉ rõ việc thiên thần sa ngã là ác quỷ.[43] Tuy nhiên, bằng cách kết hợp các tham chiếu tới
Satan, ác quỷ và thiên thần, các nhà giải kinh Thiên Chúa giáo sơ kỳ đã xác định thiên thần sa ngã
là ác quỷ với Satan được coi là thủ lĩnh.[43][47]
Nhà thần học thế kỷ 2 Origenes và các học giả Thiên Chúa giáo khác đã đặt ra mối liên hệ giữa
ngôi sao Mai bị rơi được nhắc tới trong Isaia 14:12 của Cựu Ước cùng lời tuyên bố của Giê-su
được chép lại trong Luca 10:18 rằng ông "đã thấy Satan như một tia chớp, từ trời sa xuống" cũng
như đoạn văn đề cập đến sự thất bại của Satan trong Sách Khải Huyền 12:8-9.[48] Xuất hiện lần đầu
trong Kinh Thánh Vulgata [e], từ lucifer tiếng La-tinh đã trở thành danh xưng của một thiên thần sa
ngã.[49]
Truyền thống Thiên Chúa giáo không chỉ liên kết Satan cùng ngôi sao Mai trong Isaia 14:12, mà còn
với lời lên án Quốc vương thành Tyros trong Sách Êzêkiel 28:11-19, người được cho là một Kêrub
(tiểu thiên sứ). Các Giáo phụ Thiên Chúa giáo đã tìm thấy mối quan hệ song song ở mức độ nhất
định giữa hai đoạn văn này – một cách giải thích được chứng thực bởi các thứ kinh (apocrypha) hay
ngụy kinh (pseudepigrapha).[50] Dù thế nào đi nữa, "không có bài bình Phúc Âm hiện đại nào về Isaia
và Êzêkiel xem Isaia 14 và Êzêkiel 28 [là hai đoạn văn] đưa ra những thông tin về sự sa ngã của
Satan".[51]

Thiên Chúa giáo sơ kỳ[sửa | sửa mã nguồn]


Trong khoảng thời gian ngay trước khi Thiên Chúa giáo trỗi dậy, mối quan hệ giữa các Canh thức
và phụ nữ phàm trần thường được coi là sự sa ngã đầu tiên của thiên thần.[52] Cho đến ít nhất là vào
thế kỷ thứ ba, Thiên Chúa giáo vẫn còn chấp nhận các sách Hê-nóc.[53] Nhiều Giáo phụ, tỉ dụ
như Irênê, Justinô Tử đạo, Clêmentê thành Alexandria và Lactantius,[54][55] đã chấp nhận mối liên kết
giữa truyền thuyết về những con người là hậu duệ của thiên thần và đoạn văn về "các con trai của
Đức Chúa Trời" trong sách Sáng thế ký 6:1-4.[54] Tuy nhiên, một số giáo sĩ khổ hạnh, điển hình là
Origenes (k. 184 – k. 253),[56] không đồng tình với cách giải thích này. Theo các giáo phụ ủng hộ giáo
lý của Origenes thì những thiên thần này đã phạm tội vì dám vượt quá giới hạn bản chất của họ. Họ
thèm khát được rời khỏi nơi ở trên thiên đàng để trải nghiệm nhục dục chốn trần gian.[57] Irênê đã gọi
thiên thần sa ngã là những kẻ bội giáo, những kẻ sẽ phải chịu sự trừng phạt bởi ngọn lửa bất diệt.
Justinô Tử đạo (k. 100 – k. 165) đã gọi các vị thần ngoại đạo là những thiên thần sa ngã hoặc những
đứa con của quỷ đang đội lốt nguỵ trang. Justinô cũng quy trách nhiệm những cuộc đàn áp Thiên
Chúa giáo trong các thế kỷ đầu tiên cho thiên thần sa ngã mà ông cho là đang đội lốt thần ngoại
giáo.[58] Bên cạnh đó, Tertullianus và Origenes cũng gọi các thiên thần sa ngã là những thầy dạy
chiêm tinh.[59]
Origenes có lẽ là người đầu tiên đồng nhất vị vua Babylon được miêu tả là "ngôi sao Mai" trong
Isaia 14:1–17 với một thiên thần sa ngã.[60][61] Theo cách giải thích loại hình học, miêu tả này có thể
được xem là cả thiên thần lẫn một vị vua phàm nhân. Hình ảnh ngôi sao Mai cũng chính vì thế mà
đã được các học giả Thiên Chúa giáo sơ kỳ sử dụng cho Satan,[62][63] chuẩn theo sự hợp nhất của
Lucifer và Satan trong những thế kỷ tiền Thiên Chúa giáo.[64]

Công giáo[sửa | sửa mã nguồn]

You might also like