You are on page 1of 1

Trong các 

tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, thiên thần sa ngã là những thiên thần bị trục xuất
khỏi thiên đàng. Thuật ngữ "thiên thần sa ngã" tuy không xuất hiện trong Kinh Thánh cũng như
trong các thánh thư tôn giáo Abraham khác, nhưng thường được dùng để mô tả những thiên thần
lầm đường lạc lối hay những thiên thần bị đuổi khỏi thiên đàng. [1] Những thiên thần như vậy thường
cám dỗ con người phạm tội, chống lại Thiên Chúa.
Khái niệm thiên thần sa ngã bắt nguồn từ Sách Hê-nóc, một nguỵ điển của người Do Thái, hay từ
giả thuyết rằng "các con trai của Đức Chúa Trời" (‫ )בני האלוהים‬được đề cập trong Sáng Thế Ký 6:1–4
là những thiên thần. Trong giai đoạn ngay trước khi Tân Ước được biên soạn nên, một số giáo
phái Do Thái giáo và nhiều Giáo phụ Ki-tô giáo đã đồng nhất hoá "các con trai của Đức Chúa Trời"
được đề cập trong Sáng Thế Ký 6:1–4 với các thiên thần sa ngã. Kể từ sau thế kỷ 3, các rabbi Do
Thái giáo và chức sắc Ki-tô giáo đã bác bỏ các kinh thư Hê-nóc và quan niệm về những người
khổng lồ được sinh ra như kết quả của mối quan hệ bất chính giữa thiên thần và phụ nữ phàm trần.
Học thuyết Ki-tô giáo cho rằng tội lỗi của thiên thần sa ngã đã có từ trước khi loài người xuất hiện.
Theo đó, thiên thần sa ngã hay ác quỷ, được nhận diện là nhóm thiên thần do Satan cầm đầu nổi
loạn chống lại Thượng Đế. Tuy nhiên, khi bước sang cuối thời kỳ Đền thờ thứ hai, ác quỷ không còn
được xem là thiên thần sa ngã, mà họ chỉ đơn thuần là linh hồn còn sót lại của những đứa con quái
dị do thiên thần sinh ra. Theo cách giải thích này, các thiên thần sa ngã đã có quan hệ ái tình với
phụ nữ phàm trần và sinh ra những đứa con được miêu tả là người khổng lồ trong Kinh Thánh. Để
thanh lọc những sinh vật này khỏi nhân gian, Thượng Đế đã tạo nên trận Đại Hồng Thủy. Tuy phần
cơ thể bị phá hủy, phần linh hồn của chúng vẫn tồn tại và kể từ đó đi lang thang, vất vưởng trên mặt
đất như quỷ dữ.[2]
Trong Hồi giáo, niềm tin về thiên thần sa ngã có thể được bắt nguồn từ những tường thuật của một
số người đồng hành với nhà tiên tri Muhammad như Ibn Abbas (619–687) hay Abdullah ibn
Masud (594–653).[3] Kể từ khi đạo Hồi được sáng lập, sự tồn tại của thiên thần sa ngã đã trở thành
một đề tài tranh luận. Một số học giả Hồi giáo phản đối giả thiết về sự tồn tại của thiên thần sa ngã
bằng cách đề cao lòng mộ đạo của họ, chứng minh qua các câu 16:49 và 66:6 trong Kinh Qur'an, dù
cả hai câu này đều không tuyên bố rằng thiên thần miễn nhiễm với tội lỗi. [4] Trong giới học giả Hồi
giáo, một trong những người đầu tiên phản đối khái niệm thiên thần sa ngã là Hasan xứ
Basra (642–728), một nhà tu khổ hạnh có ảnh hưởng sống vào thời sơ kỳ Hồi giáo. Như để ủng hộ
học thuyết về những thiên thần không thể mắc sai lầm, ông liệt kê từ Kinh Qur'an những câu đề cập
tới lòng mộ đạo của thiên thần, đồng thời diễn giải lại những câu có thể đang gián tiếp thừa nhận sự
tồn tại của thiên thần sa ngã. Vì lẽ đó, ông đã đọc thuật ngữ mala'ikah (thiên thần) dùng để chỉ Harut
và Marut, hai thiên thần sa ngã được đề cập trong 2:102, thành malikayn (vua) thay
vì malā'ikah (thiên thần) và miêu tả họ như người bình thường, đồng thời tán thành với quan điểm
rằng Iblis là một jinn, chứ chưa từng là thiên thần bao giờ.[5] Cấp độ sai lầm chính xác của một thiên
thần là không rõ ràng, thậm chí cả đối với các học giả chấp nhận sự tồn tại của thiên thần sa ngã.
Theo một xác nhận chung, thiên thần chỉ không thể mắc sai lầm nếu họ là sứ giả hoặc chừng nào
họ vẫn là thiên thần.[6]
Các học giả đã tranh luận về việc liệu jinn trong Kinh Qur'an có giống với các thiên thần sa ngã
trong Kinh thánh hay không. Dù các dạng thánh linh trong Qur'an đôi khi khó có thể phân biệt được
với nhau, jinn – theo miêu tả Hồi giáo truyền thống – dường như sở hữu những đặc điểm khác biệt
với thiên thần sa ngã.[1][a]

You might also like