You are on page 1of 2

1

CÁI NHÌN CỦA ẤN ĐỘ GIÁO VỀ SỰ BIẾN ĐỔI CHU KỲ CỦA THẾ GIỚI

Ấn Độ giáo có nguồn gốc từ xã hội của người Aryan kết hợp với văn hóa và
tín ngưỡng dân gian, thừa hưởng nguyên tắc tổ chức Ấn-Âu, tác động lớn đến nền
văn minh Ấn Độ sau này trong việc hình thành chế độ đẳng cấp.

Về học thuyết thời gian và sự chuyển minh của chu kỳ thế giới, có lẽ được
trình bày đầu tiên trong các văn bản trường phái Vedanta (phần cuối của Vệ Đà).
Thời gian được cấu trúc theo ba nhịp chính, phân định thứ bậc, thời gian dài hơn
bao hàm thời gian ngắn hơn. Thông thường nhất là loạt bốn yuga (“thời đại”) đưa
đến lý thuyết về “sự suy tàn của pháp”: đầu tiên là kritayuga (“thời đại hoàng kim”),
sau đó là tretayuga và dvaparayuga, và cuối cùng là kaliyuga (“thời đại suy tàn”).
Một kritayuga tồn tại 4.000 năm, tretayuga 3.000 năm, dvaparayuga 2.000 năm, và
kaliyuga 1.000 năm. Mỗi giai đoạn như vậy cộng thêm 1/10 của bình minh và 1/10
của hoàng hôn. Như vậy, một chu kỳ đầy đủ bốn yuga kéo dài 12.000 năm và được
gọi là mahayuga.

Tuy nhiên, đây không phải là năm của con người, mà là năm của thần thánh,
dài gấp 360 lần năm của con người. Do đó, một mahayuga bằng 360 lần 12.000, hay
4.320.000 năm con người, và kaliyuga bằng 1/10 tổng số đó. Một nghìn mahayugas
(4.320 triệu năm con người) là một kalpa, đơn vị thời gian chính thứ hai, còn được
gọi là “ngày của Brahma”. Ngày của Brahma được theo sau bởi những đêm có thời
lượng bằng nhau. Brahma sống một trăm năm trong 360 ngày và đêm, hay 311.040
tỷ năm con người, tất cả những thời gian nay đôi khi được cho là trôi qua trong
nháy mắt của Vishnu. Giai đoạn của kiếp sống Brahma được gọi là mahakalpa, là
nhịp thời gian chính thứ ba.

Cái chết của thần Brahma không chỉ trùng hợp với sự tan rã của vũ trụ mà còn
trùng hợp với sự tái hòa nhập của Nữ thần với thần Shiva. Nữ thần là một sinh vật
vĩnh cửu, đáng được tôn thờ bởi vì — giống như Vishnu và Shiva — nữ thần cũng
tồn tại lâu trong vũ trụ và có thể ban cho giải thoát (moksha). Ngược lại, Brahma,
2

cuối cùng là phàm nhân và ràng buộc với thời gian, được tôn thờ không phải dành
cho giải thoát mà là vì quyền lực trần gian và quyền lực tối cao.

Việc sáng tạo về sau, và tái tạo định kỳ, sẽ do Brahma thực hiện, dạng cá thể
hóa của Đấng Tuyệt đối (brahman). Ở cấp độ này, ba nam thần hoà nhập với nhau
với tư cách là trimurti, “ba hình thức” của Đấng Tuyệt đối, trong đó Brahma là đấng
sáng tạo, Shiva là đấng hủy diệt, và Vishnu là đấng bảo tồn. Trong Brahmanda,
Brahma tạo ra bộ ba thế giới (Tam giới) của Vệ Đà gồm trái đất, bầu khí quyển và
thiên đàng (hoặc cách khác là thiên đàng, trái đất và âm phủ). Ba thế giới luân hồi
này được bao quanh bởi bốn thế giới bên trong, dành cho những chúng sinh đã thoát
khỏi luân hồi nhưng vẫn phải chờ đợi sự giải thoát cuối cùng.

You might also like