You are on page 1of 24

1.

Khai mở luân xa
Như đức D.K đã cảnh cáo: khi bạn bắt đầu tìm hiểu và làm việc với các chakras và kundalini
là bạn thật sự đang đùa với lửa.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa những những quyền năng tâm linh bậc thấp và bậc cao, và
xem bất kỳ ai đó có những quan năng như nhãn thông, nhĩ thông là những người tiến hóa cao tột.
Đây là sự nhầm lẫn tai hại, và thực tế đã cho thấy rằng những vị tự xưng là nhà ngoại cảm nhiều
khi trình độ trí tuệ và đạo đức không hơn người thường bao nhiêu, đôi khi còn ngược lại. Thấy
không có nghĩa là biết. Một người thợ và một nhà bác học như Newton hay Albert Einstein
cùng nhìn và thấy vũ trụ như nhau, nhưng chắc chắn sự hiểu biết về vũ trụ của hai bên hoàn toàn
khác nhau một trời một vực. Những quan năng như clairvoyance hay clairaudiance (nhìn và thấy
trên cõi trung giới) không nói lên một trình độ tâm linh hay tiến hóa siêu phàm gì cả, và
một vài giống dân sơ khai kém tiến hóa hay vài loài thú cũng sở hữu những quan năng
nầy. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, các giống dân chánh thứ 3 (giống dân Lemurian) được
cho là sở hữu con mắt thứ ba (the third eye). Tuy nhiên, theo dòng tiến hóa thì các quan năng nầy
tạm thời chìm dưới tâm thức, và con người tập trung vào phát triển trí tuệ trong giống dân chánh
thứ 5. Trong những chu kỳ tiến hóa về sau, những quan năng nầy sẽ phát triển trở lại những ở
một bình diện cao hơn, nó không còn là những quan năng bậc thấp (lower psychic powers) mà là
các quan năng bậc cao (higher psychic power). Và tiến hóa diễn tiến theo hình xoáy ốc, tuần tự
lập lại những chu kỳ trước đó nhưng ở một mức độ ngày càng cao hơn mãi…
Do đó, khi dịch các từ clairvoyance hay clairaudiance bằng thần nhãn hay thần nhĩ dễ gây sự
hiểu nhầm, cho đây là những quyền năng cao cả, siêu nhiên. Thành ra, việc các nhà Thần triết
sau nầy gọi nó là nhãn thông (hay thấu thị) thì hợp lý hơn và tránh những huyễn cảm sai lạc.

Như vậy, clairvoyance hay clairaudiance không phải là cái mà người học đạo mong cầu hay
tìm cách hoạch đắc. Cái mà chúng ta cần là sự phát triển trí tuệ, trực giác, đức hạnh, và khi
đó những quyền năng cần thiết sẽ đến với chúng ta. Có lẽ lời dạy sau của đức D.K là một lời
nhắc nhở mà những người học đạo phải ghi tâm:
Nếu một người nào đó bằng năng lực của ý chí hay do sự phát triển quá mức của trí tuệ thực hiện
được sự hòa hợp những ngọn lửa của vật chất nầy [kundalini và prana] và khơi hoạt nó lên, y sẽ
đối diện với những mối nguy hiểm như điên loạn, ma ám, chết chóc hoặc bị bệnh trầm trọng ở
một bộ phần nào đó của cơ thể y. Y cũng sẽ bị rủi ro qua việc phát triển quá độ những xung
động tình dục do những mãnh lực nầy [kundalini] đi lên không đúng cách, hoặc bị lái đến những
luân xa không mong muốn. Lý do của điều nầy là vật chất của cơ thể y chưa đủ tinh khiết để
chịu đựng được sự hợp nhất của các ngọn lửa, và các vận hà dọc theo xương sống vẫn còn bị
nghẻn lại (clogged and blocked), và do đó trở thành một vật cản, lái ngọn lửa trở lại và hướng
xuống. Luồng hỏa nầy (được hợp nhất bằng quyền năng của tâm trí chứ, không kết hợp đồng
thời với sự tuôn xuống của Tinh thần) đốt cháy các lưới dĩ thái, và các mãnh lực ngoại lai không
mong muốn, thâm chí các vong linh, có thể xâm nhập vào y. Chúng sẽ tàn phá những gì còn sót
lại của thể dĩ thái, các tế bào não, hoặc thậm chí cả xác thân của y.
Một người khinh suất không biết Cung của mình [cung của Chơn thần và Chơn Ngã] và do đó
không biết dạng tam giác hình học đúng cách để lưu chuyển luồng hoả từ luân xa nầy đến luân
xa khác, sẽ khiến luồng nội hoả lưu chuyển sai cách, hậu quả là sẽ đốt cháy các tế bào của y.
Trong trường hợp nhẹ nhất, điều nầy sẽ làm thụt lùi lại sự tiến hoá của y một vài kiếp sống,
bởi vì y phải bỏ mất nhiều thời gian để xây dựng lại những gì đã bị tàn phá, và lập lại theo cách
đúng đắn những gì cần phải làm.
Còn nếu y tiếp tục theo đuổi đường lối sai lạc nầy, bỏ qua sự phát triển tinh thần, chỉ tập trung
vào nỗ lực tâm trí để điều khiển vật chất cho các mục tiêu ích kỷ, và nếu y tiếp tục điều nầy mặc
kệ những khuyến cáo từ chân ngã của y, của các bậc huấn sư đang trông nom y, nếu điều nầy
tiếp tục trong một thời gian dài sẽ mang đến cho y sự hủy diệt cuối cùng trong Đại chu kỳ
Manvantara nầy. H.P.B có ám chỉ đến điều nầy khi đề cập đến những trường hợp “mất linh hồn”.
Ở đây chúng tôi nhấn mạnh sự hiện thực của điều nầy nhằm cảnh cáo những ai mong tiếp cận đề
tài các luồng hỏa vật chất với những hiểm nguy ẩn tàng trong đó. Sự hòa hợp (blending) của các
luồng hỏa vật chất nầy phải là kết quả của tri thức thiêng liêng, và phải được điều khiển duy nhất
bởi Ánh sáng của Tinh thần, vốn hoạt động thông qua tình thương và vốn là tình thương, và
mong mỏi sự hợp nhất tối hậu không phải để thỏa mãn những ham muốn vật chất, nhưng bởi vì
mong muốn được giải thoát và tinh khiết hóa để có thể đạt đến sự hợp nhất cao cả hơn với
Thượng đế. Mong muốn đạt đến sự hợp nhất nầy không phải vì các mục tiêu ích kỷ, nhưng bởi vì
nhằm đạt đến sự hoàn thiện của nhóm và nhằm phục vụ nhân loại một cách rộng rãi và hiệu quả
hơn.
Hậu quả của việc “mở luân xa” không đúng cách như đức DK đề cập đến (điên loạn, bệnh tật,
chết chóc, ma ám …) trên mạng internet có đề cập nhiều. Do đó người học đạo phải cẩn thận và
có trí phân biện. Việc khai mở các luân xa (the awakening of the chakras) không phải là chuyện
một sớm một chiều, những gì mà chúng ta sở hữu ngày hôm nay là kết quả của hằng triệu năm
tiến hóa. Đề cập đến các luân xa, đức D.K chỉ dùng từ awakening, hàm ý một quá trình lâu dài,
kết quả của nhiều kiếp sống. Việc một vài cá nhân dạy cách mở các luân xa bằng tham
thiền, bằng ngoại lực của một ai đó trong một thời gian ngắn có lẽ không phù hợp với lý lẽ tự
nhiên và tiềm ẩn nhiều rủi ro vì thiếu hiểu biết. Quan trọng nhất trong hệ thống luân xa là sự
quân bình giữa các luân xa. Thái quá hay bất cập đều có hại. Nhưng có lẽ trừ các bậc thánh
nhân, các Chân sư, hệ thống chakras của chúng ta chúng ta ít nhiều điều lệch lạc. Đối với giống
dân thứ 4 (giống dân Atlantean) luân xa phát triển mạnh nhất là luân xa tùng thái dương, và điều
nầy cũng đúng với đa phần nhân loại hiện nay vốn sống thiên nặng về cảm tính (astrally
polarised). Một số người sống thiên về trí tuệ (mentally polarised) thì các luân xa tim và cuống
họng bắt đầu phát triển.Việc luân xa nào phát triển mạnh hơn các luân xa còn lại đều dẫn đến các
rắc rối hoặc bệnh tật liên quan đến luân xa đó, cụ thể hơn là vùng cơ thể lân cận của luân xa. Đối
với luân xa Tùng thái dương thì đó là vùng bụng bao gồm gan, bao tử, lá lách, ruột … căn bệnh
ung thư của các cơ quan trong vùng nầy được cho là có căn nguyên từ sự phát triển thái quá của
luân xa tùng thái dương.
Và như đức DK khuyến cáo, quan trọng nhất là không bao giờ tham thiền lên các luân xa
khi bạn không biết rõ, nhất là các luân xa dưới hoành cách mạc, bởi vì người hoc đạo biết
rằng năng lượng đi theo tư tưởng (energy follows thought). Việc tập trung tự tưởng lên một
luân xa nào đó mà không biêt rõ tình trạng của luân xa đó là việc làm nguy hiểm, dẫn đến việc
kích thích thái quá (over-stimulation) luân xa đó, và hậu quả là sự ngưng đọng năng lượng
(congestion) tại luân xa, và bệnh tật sẽ phát sinh.
Luân xa đầu tiên mà người học đạo tìm cách kích hoạt một cách có ý thức là luân xa tim. Y
phải học hỏi để phát triển ý thức tập thể (group conscious), nhạy cảm với các lý tưởng của nhóm;
trong kế hoạch và các ý niệm y phải mở rộng ra và bao trùm (inclusive). Y phải học hỏi để yêu
thương một cách tinh khiết và tập thể, chứ không vì bởi sự thu hút phàm ngã hay vì động cơ
được tưởng thưởng. Cho đến khi luân xa nầy phát triên y không thể được tin cậy để sử dụng
quyền lực sáng tạo của luân xa cuống họng, vì khi đó nó chỉ phục vụ cho những tham vọng cá
nhân.
Vấn đề của nhiêu đạo sinh ngày nay là luân xa tùng thái dương, vì nó là luân xa mở nhiều
nhất, hầu như đã khai mở hoàn toàn. Tuy nhiên tiến trình chuyển hoá năng lượng cũng diễn ra
đồng thời, dẫn đến nhiều khó khăn và rối loạn. Luân xa tim đang bắt đầu rung động nhưng
vẫn chưa thức tỉnh, còn luân xa cuống họng thì thường xuyên thức tỉnh quá sớm do sự
chuyển dịch của năng lượng từ luân xa xương cùng. Điều nầy có nhiều nguyên do. Đôi khi do
những ước vọng mục đích tinh thần. Nhưng đa phần điều nầy là do việc chối bỏ một đời sống
tình dục bình thường vì nhiều lý do: do điều kiện kinh tế hoặc do thiếu sinh lực thể chất dẫn đến
khuynh hướng độc thân.

2. Luân Xa là gì?

Đức D.K giải thích bản chất của luân xa (chakra) theo nhiều cách khác nhau như sau:

1. Thứ nhất ta có thể xem chakra như là những luồng mãnh lực hay năng lượng tuôn xuống từ
Chân Ngã hay Linh hồn (Ego hay Soul). Các luồng mãnh lực nầy tạo ra các vòng xoáy trong
ba thể của phàm ngã (personality), là thể dĩ thái, thể tình cảm, và thể trí. Do đó ngoài các luân
xa của thể dĩ thái hay thể Sinh lực, ta cũng có các luân xa tương ứng trong hai thể còn lại là thể
tình cảm và thể trí. Nhưng truy ngược lại sâu hơn ta thấy rằng các mãnh lực nầy lại có nguồn gốc
từ Chơn Thần, hay Khía cạnh Thiêng Liêng của con người:
Các trung tâm lực trong con người về cơ bản có liên quan đến phương diện LỬA, hay cái Tinh
thần thiêng liêng trong con người . Chúng có quan hệ rõ rệt với Chơn thần, với phương diện Ý
chí, với bất tử, với hiện tồn, với Ý chí sinh tồn, và với quyền năng cố hữu của Tinh thần.
Các luân xa hoàn toàn được tạo ra bởi các dòng mãnh lực tuôn xuống từ Chân Ngã, và Chân Ngã
đến phiên nó lại lại truyền đạt nó từ Chơn Thần. Tại đây, ta có thể hiều tại sao khi Chơn Ngã bắt
đầu kiểm soát phàm ngã, hoặc sau nầy (sau điềm đạo) khi Chơn Thần bắt đầu kiểm soát Chơn
Ngã, thì các luân xa gia tăng các rung động hay các hoạt động của nó, và do đó tạo ra sự thay đổi
và gia tăng sinh lực trong các bầu lửa hay các bầu sinh lực thuần túy nầy [các luân xa]

3. Chuyển di năng lượng luân xa


Mỗi luân xa thấp (dưới hoành cách mạc) có một luân xa tương ứng ở phía trên, và khi con
ngưởi tiến hóa, năng lượng từ các luân xa thấp sẽ chuyển dịch lên các luân xa tương ứng ở
trên của nó. Ví dụ năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển di đến luân xa
cuống họng (throat center). Luân xa xương cùng là biểu tượng của sự sáng tạo vật chất (physical
creation) khi con người tiến hóa cao sẽ chuyển hóa thành năng lượng của sự sáng tạo tinh thần,
của nghệ thuật (spiritual creation) của luân xa cuống họng. Sự chuyển di năng lượng nầy là một
quá trình dài, và trong khi nó xảy ra thì nó cũng gây ra nhiều xáo trộn trong cơ thể con người.
Luân xa tùng thái dương khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa tim, còn luân
xa xương cùng khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa cổ họng. Mỗi một sự
chuyển di (transference) năng lượng từ luân xa thấp đấn cao khi đã hoàn tất cũng tương ứng với
các cuộc đại điểm đạo 1,2, và 3

Quá trình chuyển dịch năng lượng giữa hai luân xa:

Quá trình chuyển dịch năng lượng của luân xa thấp vào luân xa cao xảy ra trong ba bước sau
đây:

Bước 1: Luân xa thấp gia tăng cường độ hoạt động của mình. Điều nầy khiến cơ quan của thể
xác liên hệ với nó cũng hoạt động quá mức, hậu quả dẫn đến sự tắt nghẽn (congestion) của năng
lượng và bệnh tật.
Bước 2: Dòng năng lượng từ luân xa thấp bắt đầu dịch chuyển đến luân xa cao và được hấp thụ
vào luân xa đó. Luân xa cao gia tăng dần hoạt động của mình, trong khi luân xa thấp cũng giảm
dần rung động của nó. Tuy nhiên trong giai đoạn nầy, dòng năng lượng thường bị dao động qua
lại giữa hai luân xa, đặc biệt trong trường hợp luân xa xương cùng. Ban đầu dòng năng lượng từ
luân xa xương cùng bị luân xa cuống họng đẩy ra hướng về luân xa xương cùng để được hấp thu
lại. Sau đó nó lại chuyển dịch đến luân xa cuống họng để được hấp thu vào lần nữa. Quá trình
nầy lập đi lập lại nhiều lần đến khi năng lượng của luân xa thấp được hoàn toàn hấp thu vào luân
xa cao.
Bước 3: Năng lượng của luân xa thấp hoàn toàn được hấp thụ vào luân xa cao. Điều nầy dẫn đến
một thời kỳ khó khăn mới, nhưng lần nầy nó xảy ra trong luân xa cao, dẫn đến bệnh tật của cơ
quan thể xác có liên hệ với luân xa đó.
Ngoài ra ta cũng lưu ý năng lượng của các luân xa thấp dưới hoành cách mô không đi thẳng vào
các luân xa trên mà trước tiên bị hấp thu vào luân xa trung gian là luân xa tùng thái dương. Đức
D.K gọi luân xa tùng thái dương là kho xử lý “great clearing house” của tất cả năng lượng thấp
dưới hoành cách mô.
Bệnh tật là hậu quả ban đầu của sự chuyển dịch năng lượng:

Trong quá trình dịch chuyển năng lượng của luân xa thấp lên luân xa cao tất yếu phải dẫn đến sự
rối loạn trong sự phân bố và hấp thu của các dòng năng lượng. Và kết quả là bệnh tật của cơ
quan tương ứng. Ví dụ khi năng lượng của luân xa xương cụt thăng lên luân xa tùng thái dương
thường xảy ra rối loạn và bệnh tật của hệ thống đường ruột. Khi năng lượng của các luân xa thứ
yếu dưới hoành cách mô (không nằm trên cột sống) dâng lên luân xa tùng thái dương thì hay xảy
ra bệnh tật của thận và mật.

Một trường hợp khác khi các năng lượng tích tụ trong luân xa tùng thái dương chuyển dịch đến
luân xa tim thì tim chịu một áp lực to lớn, thường là rất trầm trọng. Đó là lí do tại sao ngày nay
nhiều người tiến hóa cao hay chết vì bệnh tim. Trong chu kỳ kiếp sống dài của linh hồn khó khăn
nầy không đáng kể, nhưng trong một kiếp sống ngắn ngủi thì đó là một khó khăn lớn và là một bi
kịch. Tương tự khi năng lượng của năm luân xa trên cột sống chuyển di vào luân xa Ajna cũng
gây ra những khó khăn riêng của nó. Sự tập trung tất cả năng lượng của năm luân xa vào nó có
thể gây ra những hậu quả tâm lý trầm trọng. Con người có thể tạm thời trở thành cực kỳ vị kỷ,
một quái vật người như Adolf Hitler và đồng bọn của y, tuy có thể một mức độ thấp hơn. Hoặc y
có thể bị bệnh động kinh nặng, hoặc thị giác bị ảnh hưởng, đôi khi mù. Đây là những vấn đề mà
ta cần quan tâm.
1. Sự thức tỉnh của các luân xa và hệ quả
Sự thức tỉnh của các luân xa và hệ quả

Chúng ta biết rằng trong quá trình phát triển của một luân xa có nhiều giai đoạn:

1. Giai đoạn luân xa bắt đầu khai mở. Đức D.K dùng từ thức tỉnh (awakened), để chỉ tình

trạng luân xa chuyển từ trạng thái yên ngũ sang trạng thái bắt đầu hoạt động.

2. Giai đoạn luân xa hoạt động mạnh (overstimulation)

3. Giai đoạn chuyển di năng lượng sang luân xa cao

4. Giai đoạn giảm bớt hoạt động. Luân xa thấp được kiểm soát bởi luân xa cao lúc nầy

đã đi vào hoạt động.


Các giai đoạn nêu trên đều có những khó khăn và tật bệnh đi kèm. Đức D.K có nêu ra những ví
dụ khi các luân xa thức tỉnh và hoạt động thái quá sẽ dẫn đến các bệnh tật ở vùng cơ thể có liên
quan như sau:

1. Sự thức tỉnh của luân xa đỉnh đầu: nếu xảy ra quá sớm có thể gây ra những khó

khăn trầm trọng, đôi khi có thể đưa đến điên loạn. Các bệnh tất khác có thể xảy ra do

sự tuôn xuống quá nhanh của loại năng lượng cao nhất mà con người có thể nhận

được trước khi được điểm đạo là viêm một bộ phận não (inflammation), hay u não.

Tuy nhiên điều nầy chỉ xảy ra trong trường hợp của những người tiến hoá cao và sống
thiên về trí tuệ. Trong những trường hợp khác thì năng lượng tuôn xuống quá sớm từ

linh hồn sau khi đi qua luân xa đỉnh đầu có thể tìm đến các luân xa khác trong cơ thể

tuỳ theo cung và trình độ phát triển của y.

2. Sự thức tỉnh của luân xa Ajna: là kết quả của một phàm nhơn đã phát triển và đạt

đến sự gắn kết (integrated personality). Nếu dòng năng lượng tương ứng không được

kiểm soát đúng đắn sẽ dẫn đến các bệnh tật ở mắt, rối loạn thính giác, vài dạng viêm

dây thần kinh (neuritis), chứng nhức đầu, migraine, và những rối loạn thần kinh khác

trong cơ thể. Nó có thể gây ra những trục trặc liên quan đến tuyến yên, và do đó gây ra

những ảnh hưởng về tâm lý cũng như sinh lý khác có quan hệ với tuyến yên.

3. Sự thức tỉnh của luân xa tim: luân xa nầy và luân xa cuống họng là các luân xa đang

trong quá trình bắt đầu khai mở nhanh chóng. Luân xa tim thức tỉnh dẫn đến những rối

loạn về tim và các bệnh có liên hệ đến thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh tự động

(vagus nerve and autonomic nerve system). Hiện nay, bệnh tim đang phát nhanh

chóng trong con người, đặc biệt trong tầng lớp trí thức, trong tầng lớp chuyên gia,

những nhà quản trị doanh nghiệp có nguyên nhân là luân xa tim đang phát triển trong

họ. Con người trở nên có ý thức tập thể, hướng về cộng đồng và phụng sự nhóm

(group service). Tuyến ức là biểu hiện ngoại tại của luân xa nầy trong tương lai sẽ hoạt

động mạnh hơn trong người trưởng thành so với hiện nay khi mà luân xa đã thức tỉnh

đầy đủ. Tương tự tuyến tùng sẽ bắt đầu hoạt động mạnh với chức năng đầy đủ của nó

trong giống dân chánh thứ sáu, thay vì là một cơ quan thoái hoá như hiện nay khi luân

xa đỉnh đầu đã khai mở.

4. Sự thức tỉnh của luân xa cuống họng: Đây là luân xa đang khai mở nhanh chóng và

dẫn đến những rối loạn trong tuyến giáp và tuyến cận giáp. Khi nó thức tỉnh quá sớm

hay phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến bệnh cường giáp và gây ảnh hưởng nguy hiểm đến

tim và hệ thống biến dưỡng của cơ thể. Luân xa nầy khai mở sớm do quá trình sống

độc thân một cách bị bó buộc do nhiều nguyên nhân (do điều kiện kinh tế, tín ngưỡng

…), do đó năng lượng của luân xa xương cùng bị chuyển dịch quá sớm đến luân xa
cuống họng, mà luân xa nầy chưa sẵn sàng để tiếp nhận dòng năng lượng nầy. Con

người chưa đủ phát triển để có thể trở thành sáng tạo trong một ngành nghệ thuật hay

văn chương nào đó. Do đó xảy ra tình trạng tắt nghẽn (congestion) nơi luân xa nầy,

dẫn đến bệnh tật của tuyến cận giáp như bệnh bứơu cổ, hoặc rối loạn tuyến giáp trạng.

Năng lượng chảy đến tuyến giáp trạng thì nhiều mà sử dụng thì ít.

5. Sự gia tăng hoạt động của luân xa tùng thái dương cũng là nguồn gốc của nhiều tật

bệnh ngày nay. Nó gây ra những trục trặc về thần kinh mà phụ nữ thường mắc phải.

Nó cũng gây ra bệnh ở bao tử, gan, đường ruột. Đức D.K nói rằng một trong những

nguyên do chính (one of the most powerful sources of cancer) của các bệnh ung thư

ở nhiều vùng của cơ thể (trừ những ung thư vùng đầu và mặt) có thể truy nguyên một

cách huyền bí là do sự tắt nghẽn của năng lượng tại luân xa tùng thái dương. Ngài giải

thích thêm rằng luân xa tim và luân xa tùng thái dương có quan hệ mật thiết và tương

tác lẫn nhau. Khi chúng cùng thức tỉnh sẽ tạo ra một hiệu quả mạnh mẽ trên máu của

chúng ta. Hai luân xa nầy có quan hệ đến nguyên lý sự sống (life principle) vốn được

“lưu chuyển trên các làn sóng của dục vọng”, theo cách nói của một văn bản thời xưa.

Khi nguyên lý cuộc sống nầy bị ngăn chặn hay tắt nghẽn vì thiếu sự phát triển hay vì

một lí do khác, nó sẽ gây ra ung thư trong vùng cơ thể nơi mà hệ thống tế bào yếu

kém.

6. Luân xa xương cùng đã phát triển từ thời xa xưa và hiện nay ta không thể truy

nguyên những khó khăn và bệnh tật có liên quan đến sự biểu hiện của tính dục, và

cũng không nên làm thế. Trong quá trình đời sống của một nhà thần bí học có một thời

kỳ y sẽ gặp khó khăn về tính dục nếu trước đó y không học hỏi cách thức kiểm soát nó

và trừ phi có một tỉ lệ cân bằng trong các hoạt động khác của đời sống và những bản

năng tự nhiên. Nếu không, khi y tiếp xúc với cõi giới cao và mang năng lượng của

linh hồn xuống phàm ngã của y, năng lượng đó sẽ đi thẳng đến luân xa xương cùng

thay vì dừng lại ở luân xa cuống họng. Khi điều nầy xảy ra, y có thể sa vào truỵ lạc
tính dục (sex pervsersion) hay những hoạt động tính dục thái quá ở hình thức nầy hay

hình thức khác.

7. Sự thức tỉnh của luân xa đáy cột sống: xảy ra ở giai đoạn cuối của đời sống thần bí

cao cấp (higher mystical experience). Luân xa đáy cột sống thức tỉnh cũng gây ra

những khó khăn và nguy hiểm. Nó ảnh hưởng lên cột sống và các dây thần kinh xuất

phát từ cột sống. Luồng hoả xà kundalini được kích hoạt quá sớm sẽ đốt cháy các lưới

dĩ thái dọc theo cột sống. Hệ quả là rối loạn thần kinh, viêm tế bào, bệnh lý cột sống

và não.

4. Lưới dĩ thái (Etheric Web)


Nằm phân cách giữa các luân xa chính là các lưới dĩ thái (etheric web). Có bốn lưới dĩ thái trên
xương sống và 3 trong đầu. Các lưới dĩ thái nầy cấu tạo bằng một hỗn hợp của các chất dĩ thái và
chất hơi. Chúng có màu sắc, kích thước khác nhau và quay tròn theo những tốc độ khác biệt tùy
theo luân xa. Các lưới nầy phân cách các luân xa trong cùng một thể với nhau, và đức D.K cho
rằng nhiều người có nhãn thông hay lầm lẫn các lưới dĩ thái nầy và chính các luân xa. Chỉ khi
nào lưới dĩ thái nầy tan rả dần thì ta mới có thể thấy trọn ven các luân xa. Và cũng chính các luân
xa nầy ngăn cản sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa, và chỉ khi nào các lưới nầy biến mất
thì sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa mới khả thi.
Ba lưới dĩ thái trong đầu
Đức D.K cho rằng các lưới dĩ thái nầy sẽ tan rã dần khi chúng ta tinh luyện đời sống, kiểm soát
các mối xúc cảm dục vọng và phát ý chí tinh thần. Khi chúng ta thực hiện các điều nầy thì năng
lượng của chơn ngã sẽ tuôn xuống, kích khởi các luân xa hoạt động mạnh mẽ, sự quay tròn mạnh
mẽ nầy sẽ ma sát và mài mòn các lưới dĩ thái ở hai bên luân xa, khiến chúng từ từ biến mất. Ngài
cũng lưu ý rằng có những trường hợp đau nhức hay nóng bỏng dọc theo xương sống mà không
có một nguyên do sinh lý nào cụ thể thì thường do một trong các lưới dĩ thái dọc theo xương
sống bị tan rã, nhất là trong trường hợp của người phụ nữ khi luân xa tùng thái dương phát triển
quá mạnh, hay trong trường hợp người đàn ông luân xa tính dục (sacral center) quá phát triển.
Hai luân xa nầy do quá trình tiến hóa tự nhiên là những luân xa phát triển mạnh nhất trong các
luân xa. Sự phát triển quá mức sẽ phá hủy các lưới dĩ thái kế cận nó, gây ra những hiệu quả sinh
lý kể trên. Nhiều đạo sinh khi gặp các hiện tượng kể trên lại nhầm tưởng rằng luồng hỏa xà
Kundalini đã kích hoạt trong y, trong khi thực ra đó chỉ là hậu quả của một hay nhiều lưới dĩ thái
bị phá hủy. Do đó một cảm giác đau nhức hay cháy bỏng phía xương sống chỉ có ý nghĩa rằng
luân xa tương ứng hoạt động quá mức và không có hàm ý một sự phát triển tinh thần hay tiến
hóa siêu việt gì cả. Nếu nó là biểu hiện của một sự phát triển tinh thần thì sẽ không có những đau
đớn thể xác như trên.

Còn có một lọai lưới dĩ thái khác mà ta có thể gọi là lưới dĩ thái bảo vệ (protective web), nó
nằm chen giữa luân xa thể dĩ thái và luân xa tương tứng của thể tình cảm. Nó cấu tạo bằng chất
dĩ thái của phân cảnh giới thừ hai và ba; nhiệm vụ của nó là ngăn chặn sự giao lưu tự do của
năng lượng của hai cõi giới (hay hai thể). Khi lưới nầy vì một lý do nào đó mà bị rách thì những
ảnh hưởng hay mãnh lực của cõi trung giới có thể xâm nhập vào cá nhân đó. Đây là nguyên do
của những trường hợp “bị ma ám” (obsession). Có những người rất dễ bị vong linh nhập vào,
trong khi người bình thường rất khó bị ám như trên.

5. Các luân xa chính


Theo đức D.K thật ra có mười luân xa chính, nhưng Huyền Linh học chính phái chỉ để ý đến bảy
luân xa chính mà thôi. Ba luân xa thấp không phải là đối tượng điều hướng của năng lượng của
Chân Ngã. Ba luân xa thấp nầy liên quan sự duy trì hình hài vật chất và có quan hệ mật thiết đến:

1. Ba cõi giới thấp trong thiên nhiên (cõi giới kim thạch, thảo mộc, và thú vật)

2. Ba phân cảnh giới của cõi giới hồng trần.

3. Thái dương hệ thứ ba nhìn từ quan điểm của Thượng đế [Cosmic Fire trang 1156]

Luân xa 7
 So sánh với tượng Đức Phật ta thấy mô tả của Đức D.K gần tương tự, vòng ngoài 960
cánh của Luân xa hướng xuống, còng vòng trong 12 cánh lại hướng lên. Luân Xa đỉnh
đầu được cho là biểu tượng của Shamballa hay quyền lực Thiêng liêng nhất trong con
người. Đức D.K cho rằng nó là Luân xa tổng hợp (center of synthesis), bao gồm bên
trong nó tất cả những luân xa khác và mọi sự phát triển của các luân xa khác đều có tác
động tương ứng lên luân xa ngàn cánh:
Luân xa 6
Đức D.K giải thích rằng các luân xa không gắn liền với các cơ quan nội tạng lớn thường rất khó
khai mở, bởi vì chúng được bảo vệ chặt chẽ hơn bởi các lưới dĩ thái dày đặc. Ví dụ luân xa tim
hay luân xa tùng thái dương có liên hệ với tuyến hung (thymus) và tuyến tụy khá lớn, cũng như
các cơ quan trong cơ thể là quả tim và bao tử. Khi chúng được khai mở năng lượng tuôn tràn vào
chúng có thể đổ vào các cơ quan nầy, do đó việc khai mở các luân xa nầy ít nguy hiểm và rủi ro
hơn. Các luân xa đỉnh đầu hay ajna chỉ liên hệ với các tuyến nội tiết bé nhỏ là tuyến tùng và
tuyến yên, do đó chúng được bảo vệ chặt chẽ bởi các lưới dĩ thái và nói chung là khó khai mở.
Luân xa 5
Nó liên quan đến cung 3 hay cung của Trí tuệ sáng tạo. Có 3 luân xa liên hệ với cung 3 tuỳ theo
từng giai đoạn tiến hoá của con người:

1. Luân xa xương cùng (sacral center) đối với thường nhân và ngưới kém tiến hoá

2. Luân xa cuống họng (throat center) đối với người mộ đạo và đệ tử dự bị.

3. Luân xa Ajna đối với đệ tử và điểm đạo đồ.

Luân xa cổ họng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa xương cùng (sacral center), khi con
người tiến hóa cao năng lượng sáng tạo sẽ chuyển dịch từ luân xa xương cùng đến luân xa cuống
họng, lúc đó sự sáng tạo sẽ biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật, tư tưởng, triết học … Cũng
như các luân xa, trong giai đoạn đầu luân xa cuống họng hướng vế phía dưới, bao gồm hai bờ vai
và hai lá phổi. Qua quá trình tiến hóa, luân xa khai mở và hướng lên trên về phía hai tai và hành
tủy.

Luân xa 4
Nó thể hiện năng lượng của cung 2, cung của Minh triết và Tình thương. Luân xa nầy được khai
mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thừ hai, khi đó con người đã làm chủ được dục vọng và chuyển
hóa nó thành bác ái và tình thương. Do đó nó cũng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa tùng
thái dương. Đức D.K nói rằng hoạt động của luân xa tim không bao giờ dính dáng với cá
nhân. Luân xa tim chỉ phản ứng với những xung động của tập thể, những hạnh phúc hoặc
bất hạnh của tập thể. Nói tóm tắt, nó là luân xa của nhóm, của đoàn thể. Ví dụ một người mẹ
có lòng thương con vô biên, có thể linh cảm được những mối hiểm nguy mà đứa con đang gặp
phải, những linh cảm đó chỉ xuất phát từ luân xa tùng thái dương chứ không phải từ luân xa tim.
Một bậc giáo chủ có lòng thương đến cả nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, thì tình
thương đó mới có thể xem là xuất phát từ luân xa tim.
Do đó đức D.K mới nói rằng luân xa nầy chỉ khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thứ hai bởi vì
chỉ khi đó con người đã làm chủ những dục ham muốn cá nhân, đã chuyển hoá chúng thành bác
ái và tinh thương, y không còn mong cầu chi cá nhân mà chỉ hướng đến phụng sự cho cộng
đồng, cho đoàn thể mà y sống trong đó. Đức D.K yêu cầu các đệ tử của Ngài hãy quán tưởng lên
câu nói sau trong kinh thánh “Con người nghĩ thế nào trong trái tim của y, y sẽ trở nên như thế
đó”. Ngài nói rằng “suy nghĩ trong trái tim” (thinking in the heart) khác hoàn toàn với cảm nhận
trong tim (feeling in the heart). Nó hàm ý một tâm trí phát triển mạnh mẽ, đi theo đó là tính
phân biện. Nó cũng hàm ý con người đã chuyển hoá dục vọng thành tình thương, đã chuyển
dịch năng lượng của luân xa tùng thái dương vào luân xa tim. Và hoa sen 12 cánh trong luân xa
đỉnh đầu khi đó cũng đã khai mở phần nào. Chúng ta nên nhớ trước đây trong phần luân xa đỉnh
đầu có nói bất kỳ những phát triển và hoạt động của luân xa khác đều phản ảnh và tác động lên
luân xa 1000 cánh ở đỉnh đầu. Giữa luân xa tim 12 cánh và hoa sen 12 cánh của luân xa đỉnh đầu
có một sự tương ứng mật thiết

Luân xa 3
Đức D.K nói rằng luân xa nầy cực kỳ linh hoạt trong nhân loại hiện nay. Nó phát triển mạnh kể
từ giống dân chánh thứ tư (giống dân Atlantean), cũng như trong giống dân thứ năm (giống dân
Aryan) luân xa cuống họng bắt đầu thức tỉnh.

a. Luân xa tùng thái dương là phản ảnh của “Trái tim của mặt trời” (the heart of the sun) trong
phàm ngã. Nó là yếu tố trung tâm của đời sống phàm ngã cho tất cả những ai dưới cấp bậc đệ tử
dự bị. Ở giai đoạn nầy trí tuệ mới chỉ mới chớm họat động một cách yếu ớt. Luân xa tùng thái
dương là cơ quan của dục vọng, và là cửa ngõ qua đó thể cảm dục tiến vào thế giới ngoại tại, và
là khí cụ vận chuyển năng lượng cảm dục. Nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời
sống của một thường nhân, và mục tiêu quan trọng của người mộ đạo (aspirant) là kiểm soát
được nó. Y phải chuyển hoá dục vọng thành ước vọng (aspiration)
b. Đa phần nhân loại ngày nay sống trong dục vọng, dù đó là dục vọng tốt, dục vọng tinh
thần hay những ham muốn xấu xa hoặc ích kỷ. Đức D.K dùng một câu bao trọn điều nầy: nhân
loại (chưa giác ngộ và thường nhân) sống, chuyển động, và tồn tại thông qua luân xa tùng thái
dương nầy. Đối với một thường nhân những ham muốn, dục vọng lại là những động lực giúp họ
tiến hóa. Những ham muốn, tham vọng, xúc động chính thực đều là năng lượng hay mãnh lực
(forces) trên cõi trung giới. Tất cả đều là năng lượng. (All are energies).
c. Luân xa tùng thái dương cũng là cơ quan mà các đồng tử và các nhà thấu thị (bậc thấp) sử
dụng để tiếp xúc với cõi trung giới. Nhãn thông bậc thấp liên quan với luân xa tùng thái
dương, trong khi nhãn thông bậc cao liên quan đến luân xa Ajna.
d. Tất cả những rối loạn và bệnh tật của các cơ quan nằm dưới hoành cách mô như bao tử,
gan … đều do hoạt động rối lọan của luân xa nầy.
e. Đức D.K gọi luân xa tùng thái dương là một “great clearing house”— một kho chứa và xử
lý– của tất cả năng lượng nằm dưới hoành cách mạc, xuất phát từ ba luân xa chính (luân xa
xương cùng–sacral center–, luân xa lá lách, luân xa gốc , và các luân xa phụ khác dưới hoành
cách mô. Tất cả năng lượng nầy tập trung vào luân xa tùng thái dương trước khi chuyển dịch đến
các luân xa cao hơn. Năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển dịch đến luân
xa cuống họng. Năng lượng của luân xa đáy cột sống sẽ chuyển đến luân xa đỉnh đầu, còn năng
lượng của luân xa tùng thái dương sẽ chuyến luân xa tim

Luân xa 2
Nó là luân xa điều khiển năng lượng tính dục. Cũng giống như luân xa tùng thái dương, luân xa
nầy cũng hoạt động rất mạnh trong con người từ rất lâu, kể từ giống dân chánh thứ ba–giống dân
Lemurian.

Luân xa 1
a. Luân xa gốc nằm ở đáy cột sống, gần khu vực xương cụt (coccyx). Luân xa nầy có 4
cánh. Hiện nay nầy tương đối yên tĩnh (kém hoạt động) trong con người. Đức D.K nói rằng
nó chỉ thức tỉnh do tác động bởi Ý chí của vị Điểm đạo đồ.
b. Chính Ý chí Hiện tồn (Will-to-be in incarnation) là yếu tố quyết định mức độ hoạt động
của luân xa nầy. Đức D.K nói rằng một nhà thấu thị bậc cao có thể biết một người nào đó còn
sống bao lâu nữa bằng cách nhìn vào luân xa gốc nầy. Mức độ rung động của nó cho ta biết cái Ý
chí hiện tồn của người đó.
c. Nó là nơi mà luồng hỏa xà (serpent fire) Kundalini khoanh tròn nằm nghỉ trong con
người. Ở một người bình thường, luồng hoả Kundalini gần như ngũ yên, chỉ một phần năng
lượng của nó dùng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Đức D.K dạy rằng trong quá tiến
hoá của một cá nhân luồng hoả Kundalini thực hiện ba sự hợp nhất (three at-one-ments):
1. Hợp nhất với năng lượng prana trong cơ thể mà Ngài gọi là lửa phát xạ của cơ thể (radiatory
fires of the body). Sự hợp nhất nầy xảy ra tại một điểm giữa hai bờ vai.

2. Hợp nhất với lửa trí tuệ tại một điểm năm trên chót đỉnh cột sống, tại trung tâm ở đằng sau
cuống họng

3. Hợp nhất với lửa tinh thần tại điểm mà hai ngọn lửa vật chất và trí tuệ hợp nhất lại phóng ra từ
đỉnh đầu.

Ngài cũng dạy rằng trong đa phần nhân loại sự hợp nhất đầu tiên đã được diễn ra một cách tự
nhiên mà con người không hay biết gì cả. Đây là một điều may mắn cho nhân loại. Ngài cũng
nói hiếm có ai đạt được sự hợp nhất thứ nhì. Ngài cũng dạy rằng dọc theo xương sống có ba vận
hà năng lượng mà kinh sách Ấn độ gọi là Ida, Pingala và Sushuma. Ba vận hà nầy chính là con
đường mà luồng hoả Kundalini sẽ theo đó đi lên khi nó được khơi hoạt. Đức D.K cho rằng ba
vận hà nầy là biểu hiện ngoại tại (externalisation) của hệ thống đường Antahkarana nối liền giữa
Chơn thần và phàm ngã, bao gồm đường Sutrama, Life Thread, và bản thân đường Antahkarana.
Hiện nay luồng hoả Kundalini chỉ mới khơi hoạt đi lên theo một trong ba vận hà trên, do đó hai
phần ba năng lượng của nó chỉ nhằm duy trì chức năng sinh dục của luân xa thấp. Từ từ, hai vận
hà còn lại sẽ lần lượt đi vào hoạt động và luồng hoả sẽ từ từ đi lên theo hai vận hà còn lại. Nhưng
Ngài cũng khuyến cáo chúng ta đừng bao giờ tìm cách khơi dây luồng hoả một cách trái phép
bởi vì điều nầy chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại (như đã nêu trong phần I). Việc điều
khiển luồng hoả Kundalini đi lên là một việc làm phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về cung của
Chơn thần, cung Linh hồn và nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó nó phải dược thực hiện dưới sự
trông nom của một Chân sư hay vị đạo đồ cao cấp. Ngài cũng nói rằng việc khơi hoạt luồng hoả
Kundalini là một việc làm gian nan, rất khó, và nhiều người lầm tưởng họ đã khơi hoạt được
luồng hoả trong khi thực ra chỉ là sự chuyển di năng lượng của luân xa thấp lên cao, hay sự đốt
cháy một trong các lưới dĩ thái dọc theo xương sống mà thôi.

8. Prana thái dương hay prana mặt trời


Prana hay là sinh lực là nguồn năng lượng xuất phát từ mặt trời giúp duy trì sự sống của
muôn loài. Đức D.K nói rằng prana của mặt trời được truyền đến địa cầu chúng ta qua trung
gian các thiên thần (deva) cấp bậc rất cao màu vàng kim (golden hue). Các Ngài tập trung
các tia prana qua cơ thể của các Ngài và phóng xuất chúng đến đến địa cầu. Các Ngài tác
động giống như một kính hội tụ năng lượng (burning glass). Các Ngài ở trong bầu khí quyển
bên trên chúng ta, và đặc biệt tích cực hoạt động ở những khu vực như California và các
quốc gia vùng nhiệt đới, nơi mà bầu khí quyển trong lành và khô ráo.

Prana của hành tinh

Các hành tinh (trái đất hay bất kỳ hành tinh nào khác) tiếp nhận prana thái dương, hấp thu những
gì cần thiết cho sự sống của nó và thải ra những gì còn lại dưới dạng phát xạ gọi là prana hành
tinh (planetary prana). Như vậy prana hành tinh là prana thái dương đã đi qua hành tinh, đã tuần
hoàn qua thể dĩ thái của hành tinh, được truyền đến hành tinh trọng trược (physical planet), sau
đó được thải ra dưới dạng một phóng xạ có bản chất tương tự như prana thái dương, cộng thêm
vào đó tính chất đặc thù của hành tinh đó.
Con người cũng lập lại tiến trình tương tự trong cơ thể của mình. Y hấp thu prana hành tinh qua
ba luân xa chính, tuần hoàn các prana trong cơ thể của mình, sau đó phóng xuất prana ra dưới
dạng từ điễn của con người.

9. Luân xa trong đầu


Một chi tiết khá huyền bí là đức D.K dạy rằng luân xa lá lách có luân xa tương ứng trong
đầu, và người đạo đồ bằng tác động của ý chí, có thể thông qua luân xa trong đầu nầy hấp
thụ prana và truyền đến bệnh nhân để chữa bệnh
Một đệ tử thân cận của đức D.K (F.C.D) có hỏi Ngài chi tiết về các luân xa trong đầu nầy, nhưng
Ngài từ chối trả lời. Có lẽ Ngài nghĩ những gì Ngài viết đã đủ cho thế hệ chúng ta. Có lẽ những
gì ta chưa biết sẽ chờ đợt revelation thứ 3 mà Ngài hứa hẹn sẽ mang đến cho chúng ta trong thế
kỷ XXI (năm 2025)

10. Seven Rays


There is only one Life and the seven basic qualities or aspects are originated from it through
the diversity of forms. These seven qualities are called the Seven Rays and are in fact the
seven lives that give life to the forms, the laws and their urge for evolution. Life, Soul and
Body, constitute all that exists, with a capacity for growth, activity, manifestation of beauty
and full conformity of the Plan. This Plan is rooted in the consciousness of the Seven Rays
Lives.

Ray Colour Quality Chakra Day Jewel

Diamond ,
1st Power of Blue Strength , Sapphire , Star
Throat Sunday
Ray God Cyan Balance , will Sapphire ,
Lapis Lazuli

Yellow
Wisdom , Diamond ,
2nd Wisdom of Yellow ,
Understanding , Crown Monday Yellow ,
Ray God Gold
Illumination Sapphire ,
Topaz

Ruby ,
Goodness ,
3rd Love of Pink , Diamond ,
Compromise , Heart Tuesday
Ray God Rose Garnet , Rose
Beauty
Quartz

Purity , Diamond ,
4th Peace of White ,
Resurrection , Basic Wednesday Pearl , Zircon ,
Ray God Crystal
Joy Quartz Crystal

Health , Emerald ,
5th Truth of Green , Third
Consecration , Thursday Diamond , Jade
Ray God Gold eye
Focus , Quartz Crystal

Ruby , Topaz ,
Orange , Ministry ,
6th Abundance Solar Alexandrite ,
Golden Provision , Friday
Ray of God plexus Diamond with
Ruby Brotherhood
pearl

Freedom , Amethyst ,
7th Justice of Purple , 12th
Provision , Saturday Diamond ,
Ray God Silver chakra
Compassion Aquamarine
Seven Rays and The Masters

The Lords of the Rays are in fact the creating and sustaining energies that implement the Will of
the planetary Logos. They cooperate with Him in the defining and expression of His supreme
purpose. They create the needed new forms, vitalize and qualify that through which the
immediate divine intention is expressing itself; and they cause the fading out or dying of the
form aspects. In this way they produce cycles of destruction and thus make room for the new
forms and expressions of life.

"One Life sought expansion"" resulting in seven aeons, or emanations, manifesting in the
expression of life, becoming the "seven Rishis of all the ancient scriptures."

Alice Bailey

Ray Master

Ray
Master El Morya
1

Ray
Master Kuthumi (Koot Hoomi) , Master Christ and Master Djwhal Khul
2

Ray
Master Paul the Venetian
3

Ray
Master Serapis Bey
4

Ray
Master Hilarion
5

Ray
Master Jesus
6

Ray
Master Saint Germain(Master Rakoczi)
7

11. Đấng Thái Dương Thiên Thần (Solar Angle)

Đấng Thái dương Thiên Thần (the Solar Angel) có lẽ là một trong những đề tài huyền nhiệm và
bí ẩn nhất của Huyền Linh học mà đức D.K tiết lộ cho chúng ta trong thế kỷ 20. Chính nhờ Ngài
mà chúng ta hiểu biết đôi chút về những gì mà bà Blavatsky chỉ đề cập bóng gió trong bộ Giáo
lý Bí truyền của Bà. Chúng tôi nói hiểu đôi chút vì thực ra thông qua những gì Ngài tiết lộ chúng
ta chỉ mới thấy chút ánh sáng le lói để hiểu về huyền nhiệm của bản thể con người. Các nhà Thần
Triết học sau bà Blavatsky giảng dạy cho chúng ta biết rất sơ lược về Chơn Thần (Monad), Chơn
Nhơn (Ego or Higher Self), Phàm nhơn hay Phàm Ngã Personality), nhưng đi sâu vào huyền
nhiệm có những câu hỏi rất khó trả lời. Chúng ta được giải thích rằng Chơn Thần là một Tia lửa
(Spark) của Ngọn Lửa Thiêng (Flame), rằng Chơn Thần là một điểm Linh Quang của Thượng
đế, và là Một với Đấng Duy Nhất. Nhưng để hiểu Chơn Thần có lẽ còn quá xa với với chúng ta.
Rôi chúng ta được dạy là Chơn Nhơn hay Tam thể Thượng (Spiritual Triad) là phản ảnh
(reflection) của Chơn Thần trên ba cõi Atmic Plane, Nirvanic và Budhic. Kế tiếp Chơn Nhơn lại
phản ảnh trong Phàm Nhơn trên ba cõi Trí tuệ, Tình cảm và Hồng trần. C.W. Leadbeater giải
thích như sau về Chơn Nhơn và Phàm Nhơn trong quyển “Chơn sư và Thánh Đạo”
Cũng y như thế, Chơn Thần tự phân ra một mảnh nhỏ của nó để tạo nên Chơn Nhơn, và trong
trường hợp này cũng vậy, sự giới hạn của nó lại càng tăng thêm bội phần. Điều này cũng tái diễn
một lần nữa, khi Chơn Nhơn phản ảnh một phần nhỏ của nó vào trong các Thể Trí, Thể Vía và
Thể Xác của một người,- cái phần nhỏ đó, chúng ta gọi là Phàm Nhơn.

Cái phần nhỏ cuối cùng này là điểm tâm thức mà những người có nhãn thông có thể nhìn thấy
luân chuyển bên trong con người. Khoa biểu tượng học cho rằng người ta thấy nó như “một
người bằng vàng nhỏ như ngón tay cái” ở chỗ quả tim; nhưng nhiều người thấy nó dưới hình
thức một ngôi sao. Tôi luôn luôn có thể thấy nó như một ngôi sao có ánh sáng chói rạng.
Người ta có thể trụ ngôi sao tâm thức đó ở chỗ nào tùy theo ý muốn, nghĩa là ở bất cứ trung tâm
nào trong bảy bì huyệt chánh trong thân người. Mỗi người có thể chọn lựa một trung tâm nào tùy
nơi Cung đặc biệt của họ, và cũng tùy nơi Giống dân chánh hay Giống dân phụ của họ. Những
người thuộc Giống Dân thứ 5, phần nhiều đều trụ cái tâm thức đó ở trong óc, nơi trung tâm tùy
thuộc bộ hạch óc. Tuy nhiên, có những người thuộc về những Giống Dân khác, thường trụ nơi
luân xa tim, cuống họng hoặc nơi rún.
Ngôi Sao tâm thức đó là đại diện của Chơn Nhơn ở những Cõi hạ Giới, và khi nó biểu lộ qua
những Hạ Thể của nó, thì nó gọi là Phàm Nhơn, và chính đó là cái mà chúng ta nhìn thấy ở mọi
người chung quanh ta trên thế qian.
Chỉ khi Chân sư D.K giảng giải thêm cho chúng ta sau nầy trong các quyển sách của Ngài thì
chúng ta mới có thể bắt đầu hiểu vấn đề trên. Quyển sách đầu tiên Ngài nói về các đấng Thái
dương Thiên Thần là quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ, đọan Ngài viết về
Nghi lễ Điểm đạo, phần người đệ tử khi điểm đạo được tiết lộ Hai Huyền Nhiệm, được trông
thấy với con mắt tinh thần (Inner Vision) đấng Thái đương Thiên Thần trong vô vàn kiếp
đã giáng lâm trong y, ban cho y trí tuệ và Ngã thức, và chính thực là y. Hoặc như Bà Blavatsky
nói, Linh hồn của con người là một phần của cái tinh túy (a portion of the essence) của Đấng
Thái dương thiên thần. Trong ba cuộc điểm đạo đầu người đạo đồ lần lượt thấy Đấng Thái dương
Thiên Thần đó (Ngài gọi là Đấng Hiện Diện – The Presence) dưới các phương diện khác nhau:
Phương diện Trí Tuệ tích cực (Active Intelligence), Bác Ái – Minh Triết, Ý Chí.
Người đạo đồ thấy được đấng Thái dương Thiên Thần của mình dưới ba hình thức:

1. Như một đấng Thiên Thần chói rạng, đức D.K nói rằng cũng giống như một người thường
nhìn một người khác trước mặt mình, mặt đối mặt.
2. Như một quả cầu bằng lửa chói rạng.
3. Như một Hoa sen chín cánh nhiều màu sắc.
Quyển sách kế tiếp mà Ngài giảng giải thật chi tiết về các đấng Thái dương Thiên thần nầy là A
Treatise on Cosmic Fire, trong đó Ngài nói về vai trò của các đấng Thái dương Thiên Thần trong
việc Biệt lập cá tính (Individualisation) khi con người chuyển từ giới thú vật sang con người, vai
trò của các Ngài trong việc giúp đỡ con người trên đường tiến hóa (evolution), trong tái sinh,
trong trong trả nghiệp quả. Đúng thực các Ngài là Đấng Trông Nom thầm lặng (Silent
Watcher) của chúng ta. Chính nhờ các Ngài mà chúng ta có thể rút ngắn thời gian tiến hóa của
chúng ta rất nhiều so với khi chúng ta được để cho tiến hóa một cách tự nhiện. các Ngài đã đạt
đến trình độ giải thoát của các Bậc Cao cả trong Đại Chu kỳ tiến hóa trước (Maha Manvantara)
… Sự hi sinh của các Ngài đối với chúng ta là vô bờ bến, vì ở một trình độ vô cùng cao cả như
các Ngài, thì việc các Ngài kiên nhẫn dẫn dắt chúng ta từ trình độ sơ khai của người-thú đến khi
giải thoát quả là vô cùng to lớn.
Đức D.K nói rằng chỉ khi nào chúng ta đã tiếp xúc với đấng Thái dương Thiên Thần của
chúng ta thì khi đó chúng ta mới cơ may tiếp xúc được với Chân sư:
Do đó hãy tìm kiếm ánh sáng của linh hồn bạn và biết rằng linh hồn bạn là người hướng
dẫn của bạn. Khi bạn đã tiếp xúc với linh hồn của mình thì khi đó linh hồn bạn, nếu tôi có
thể mô tả như sau, sẽ giới thiệu bạn với Chân sư, Lần nữa, với tất cả sự tôn kính, tôi có thể nói
thêm rằng Chân sư không sẵn sàng chờ đợi bạn. Trong cõi giới của linh hồn, linh hồn của bạn và
linh hồn của Ngài liên kết với nhau, và đồng nhất.
Trong đoạn văn trên đức D.K dùng từ linh hồn để chỉ đấng Thái dương Thiên Thần của chúng
ta. Các bạn lưu ý Đấng Thái dương thiên thần khác với Thiên Thần hộ mệnh (Guardian
Angel). Đức D.K nói rằng mỗi người sinh ra đầu có một Thiên thần Hộ mệnh, nhưng vị Thiên
thần hộ mệnh chỉ theo ta trong một kiếp sống, còn đấng Thái dương Thiên Thần theo ta từ khi
chúng ta biệt lập ngã tính đến khi giải thoát. Câu nói của Plato “Con người là sự kết hợp của cái
giống nhau và cái kia” ám chỉ linh hồn chúng ta vừa là một với đấng Thái dương thiên thần, vừa
không phải. Các Ngài ban cho ta một phần tinh túy của các Ngài, giúp cho chúng ta trí tuệ,
nhưng các Ngài không phải là ta. Ở đây hai câu thơ của Tản Đà có thể áp dụng vào đây, thật hay:
Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai.
Những ý niệm căn bản cần ghi nhận trước khi tham thiền
Đấng Thái dương Thiên thần là Vị Thầy Thiêng liêng, Vị Chân Sư đầu tiên mà tôi tiếp xúc
khi bắt đầu tham thiền huyền linh.
Một ngày nào đó đấng Thái dương Thiên thần sẽ trở thành “tinh tú chói rạng duy nhất trên
bầu trời tiểu thiên địa” (microcosmic sky). (câu trong Initiation: Human and Solar)
Đấng Thái dương Thiên thần tiến hóa cao tột, là Thành viên trong “Hội đồng của đấng Thái
dương Thượng đế” (council of the Solar Logos) (câu trong Cosmic Fire)
Đấng Thái dương Thiên thần là “Trái Tim của Tình thương Rực lửa” (Heart of Fiery Love), đã hi
sinh để nhân loại có thể tiến hóa.

Chuẩn bị

1. Những bước chuẩn bị bạn thực hiện giống như các bước 1, 2, và 3 của bài tham thiền

“Master in the Heart”.


Tham thiền:
2. Bạn quán tưởng hình ảnh của đấng Thái dương Thiên Thần theo một trong ba cách:

1. Một đấng Thiên thần chói rạng (a radiant Angelic Existence)

2. Một quả cầu lửa rực sáng (a radiant ball of fire)

3. Một Hoa sen chín cánh rực rỡ nhiều màu sắc

3. Quán tưởng một luồng ánh sáng màu vàng kim của Ánh sáng, Tình thương, và

Quyền năng của đấng Thái dương Thiên thần tuôn tràn xuống vào phàm ngã của bạn.

4. Bạn ngừng lại giây lát để hấp thụ nguồn năng lượng từ đấng Thái dương Thiên thần.

5. Quán tưởng cách bạn sẽ sống một cuộc sống như thế nào để xứng đáng với đấng Thái

dương Thiên thần của bạn, để Ánh sáng của Ngài mãi chiếu rọi qua bạn, để Ngài sẽ là

“vì Tinh tú duy nhất” trên bầu trời Tiểu thiên địa.

Ban rải năng lượng


Tưởng tượng bạn đang hướng mặt về nhân loại, năng lượng từ đấng Thái dương Thiên thần đang
tuôn chảy qua bạn để ban phát đến toàn thể nhân loại. Đồng thời bạn xướng tụng bài Đại khấn
nguyện (Great Invocation). Xong xướng linh từ OM ba lần.

The Great Invocation


From the point of Light within the Mind of God
Let light stream forth into the minds of men.
Let Light descend on Earth.
From the point of Love within the Heart of God
Let love stream forth into the hearts of men.
May Christ return to Earth.
From the centre where the Will of God is known
Let purpose guide the little wills of men—
The purpose which the Masters know and serve.
From the centre which we call the race of men
Let the Plan of Love and Light work out.
And may it seal the door where evil dwells.
Let Light and Love and Power restore the Plan on Earth
OM OM OM

12. Dying process


Viết về cái chết, đức D.K dành cả trăm trang trong các quyển sách của Ngài để dạy chúng
ta về cái chết. Tập trung nhất là quyển Esoteric Healing. Nhiều người ngạc nhiên tại sao
một quyển sách dạy về chữa bệnh lại giảng dạy về cái chết. Thật ra, chết chỉ là một sự
việc bình thường trong diễn trình tiến hoá của nhân loại. Chúng ta đã từng chết bao
nhiêu lần, nếu chúng ta có thể nhớ lại trong ký ức của linh hồn. Chết là sự chấm dứt
một quá trình hay một giai đoạn của đời sống để bắt đầu một gia đoạn mới, một sự
chuyển di tâm thức vào cõi giới mới. Đức D.K khẳng định với chúng ta rằng không có
chết, đó chẳng qua chỉ là một sự chuyển di tâm thức từ cõi giới nầy sang cõi giới khác.
Đó là sự bước vào một cõi giới rộng lớn hơn. Chúng ta thoát khỏi mọi sự ràng buộc trở
ngại của thể xác vật chất. Với mỗi hạng người khác nhau cái chết họ trải qua cũng khác
biệt.

Đối với người chưa tiến hoá, chết giống như một giấc ngũ và quên hết mọi chuyện, vì với
họ thể trí chưa phát triển và kho ký ức của họ thì trống rỗng. Đối với một người bình
thường, chết là sự tiếp nối của tiến trình sống, của những mối quan tâm và khuynh
hướng của y trong cuộc sống trước đó. Y không nhận ra sự khác biệt nào cả. Y được
chăm sóc cẩn thận và thường thì không nhận ra rằng mình đã chết. Đối với người xấu xa,
ích kỷ độc ác, những kẻ phạm tội, và những người chỉ biết sống trong vật chất cuối cùng
họ sẽ rơi vào trạng thái được gọi là “dính chặt với mặt đất” (earth-bound).Trong khi
sống họ tất cả dục vọng ham muốn của họ gắn họ với trần gian, thì sau khi chết nó sẽ tiếp
tục buộc họ gắn liền với nó, với mặt đất. Họ tìm kiếm một cách vô vọng mọi cách để tiếp
xúc và trở lại trần gian. Trong một vài trường hợp khác, những người tốt bụng, hiền lành
cũng rơi vào tình trạng nầy bởi vì lòng yêu thương của họ đối với những người ở lại,
hoặc có những bổn phận, trách nhiệm mà họ chưa hoàn thành. Những điều nầy nầy cũng
lôi cuốn họ ở lại trong cõi giới gần mặt đất. Đối với người đạo sinh, chết là bước ngay lập
tức vào công việc phụng sự mà y từng quen thuộc. Chỉ có điều khác là bây giờ y có thể
hoạt động 24 giờ liên tục chứ không phải như trước đây chỉ làm việc trong giấn ngũ.

Một điểm cuối cùng nói vế cái chết và luân xa chính là khi chết, linh hồn con người thoát
ra thể xác theo ngã nào. Đức DK dạy rằng diễn trình chết trải qua ba giai đoạn:

– Giai đoạn hoàn nguyên (Restitution)


– Giai đoạn thải bỏ (Elimination)
– Giai đoạn tâm thức Devachan (Experience of Devachan)
Các thuật ngữ tiếng Việt trên chúng tôi tạm dùng để dịch các từ tiếng Anh trên. Ba giai
đoạn nầy tương ứng với các giai đoạn con người rũ bỏ thế xác và thể dĩ thái (Restitution),
thể tình cảm (Elimination), và Devachan. Ông La Văn Thu có lần nêu ý kiến ba giai đoạn
của sự chết nầy có thể giải thích câu nói bí ẩn trong Đạo đức kinh của Lão tử “Sinh chi
đồ, thập hữu tam; tử chi đồ, thập hữu tam“.
Trở lại giai đoạn hoàn nguyên, khi linh hồn con người rút ra khỏi xác thân lúc chết, đức
D.K nói rằng có ba đường thoát chính :

1- luân xa tùng thái dương

2- luân xa đỉnh đầu

3- luân xa tim

Khi xảy ra cái chết, áp lực của sinh lực tác động lên làm rách thể dĩ thái và tạo ra cửa
thoát. Sinh lực sẽ tuôn ra khỏi cửa này dưới sức kéo tăng dần của linh hồn. Trong trường
hợp con người chỉ biết sống quá thú tánh hay trẻ con, và người sống thiên vế vật
chât thể xác và thể tình cảm, cửa rút lui là luân xa tùng thái dương. Người tiến hóa
cao như các bậc đệ tử và đạo đồ, lý trí đã phát triển mạnh, lưới dĩ thái ở luân xa
đỉnh đầu bị rách tạo thành lối thoát lúc chết.
Với người đồng cốt và những nhà nhãn thông bậc thấp thì lưới dĩ thái ở tùng thái dương
đã bị bị rách sớm nên họ dễ dàng đi ra hay nhập vào cơ thể, họ bước vào cõi tình cảm
nhưng không có ý thức rõ rệt. Họ không có tâm thức liên tục, và như thế không nối liền
giữa sự sống ở cõi trần với những gì họ chứng kiến trên cõi trung giới.

Như vậy cái chết xảy ra qua hai cửa thoát:

– Luân xa tùng thái dương cho người còn sống thiên về tình cảm, vật chất, chưa khai mở
trí tuệ.

– Luân xa đỉnh đầu cho người đã dùng lý trí và có khuynh hướng tinh thần.

Có một đường thoát thứ ba đang được dùng tạm thời, nằm ngay dưới luân xa tim dùng
cho người trung bình, tốt bụng.

You might also like