You are on page 1of 14

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA SỰ THIẾU THỐN NƠI TÂM HỒN TRONG THỜI HIỆN ĐẠI?

[CẦN CÓ] HIỂU BIẾT XÃ HỘI – TỰ DO TRONG TƯ DUY – KIẾN THỨC TÂM LINH.

Một bài giảng của Rudolf Steiner ở Zurich, ngày 10 tháng 10 năm 1916.
(Các nhấn mạnh in đậm, in nghiêng là của mình, in hoa là của bản tiếng Anh. Bài này mình lược dịch.)

Những chân lí ta tìm kiếm nơi khoa học tâm linh Anthroposophy [Ghi chú 1] không nên là
những kiến thức chết, mà phải đem lại sự thấu hiểu tràn đầy sức sống đến độ nó có thể tìm
được đường vào mọi hoàn cảnh và thời điểm của cuộc sống. Lĩnh hội một cách trừu tượng –
như hiện tại thường thấy – khoa học tâm linh Anthroposophy có vẻ như đưa ra một thứ kiến
thức nhạt nhẽo và thiếu hữu ích, và những người chỉ biết rất ít về nó có hỏi như sau thì cũng là
điều tự nhiên: Rốt cuộc thì biết con người gồm có những thành phần như này như thế [Ghi chú
2], rằng nhân loại đã trải qua sự phát triển và sẽ tiếp tục phát triển qua những kỉ nguyên văn
hóa khác nhau, vân vân… để làm gì? Những ai cảm thấy cuộc sống hiện đại đòi hỏi một thái độ
thực tế thấy khoa học tâm linh Anthroposophy không ích lợi. Mà khoa học tâm linh
Anthroposophy cũng thường bị đem áp dụng một cách không ích lợi, thậm chí bởi chính những
người theo đuổi nó tận tụy nhất.
Ghi chú 1: Trong bài này (và ở nhiều bài khác) cụm từ “spiritual science” (“khoa học tâm linh”) được dùng
để chỉ Anthroposophy. Steiner gọi hệ thống kiến thức tâm linh của ông là một khoa học; để hiểu điều này
có thể đọc ở đây
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1438922536185714/ và đây
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1504102889667678/

Thế nhưng giờ đây cụm từ “spiritual science” lại bị dùng để chỉ nhiều thứ hỗn tạp khác không liên quan gì
đến Anthroposophy. Nên khi dịch mình đã ghi rõ luôn là “khoa học tâm linh Anthroposophy.”
Ghi chú 2: Chẳng hạn bốn cơ thể physical, etheric, astral bodies và ego, các thành tố của tâm hồn sentient
soul, intellectual soul và consciousness soul, các phần cao hơn như Spirit-Self, Life-Spirit, Spirit-Man. Xem
thêm bài dịch chương 1 quyển “Theosophy” trong đó Steiner vạch ra “sơ đồ” các thành phần cấu tạo của
con người và định nghĩa từng phần.
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/1019646791446626/

Thế nhưng, bản thân Khoa học tâm linh Anthroposophy sống động đến vô cùng, và là thứ theo
thời gian sẽ có thể và phải đem sức sống vào đến những mối bận tâm bên ngoài nhất. Hôm nay
tôi muốn làm rõ điều này bằng một ví dụ cụ thể. Hầu hết chúng ta biết rằng trước thời kì hiện
tại mà chúng ta đang sống là thời kì thứ tư thuộc đại thời kì Hậu Atlantis [Ghi chú 3], trong đó
các dân tộc Hi Lạp và La Mã là quan trọng nhất, rằng những thế kỉ sau đó mãi đến thế kỉ mười
bốn, mười lăm tiếp tục chịu ảnh hưởng của những động lực từ thời kì [Hi Lạp-La Mã] đó, rằng
từ thế kỉ mười lăm trở đi – là thời kì của kiếp hiện tại của chính chúng ta đây và sẽ còn tiếp diễn
nhiều trăm năm nữa – đã bắt đầu thời kì thứ năm của đại thời kì Hậu Atlantis. Chúng ta cũng
biết thêm rằng trong con người của thời kì Hi Lạp-La Mã nói trên phát triển nổi bật nhất phần

1
tâm hồn tri thức (intellectual soul) – thông qua văn hóa bên ngoài – và rằng bồi dưỡng tâm hồn
nhận thức tâm linh (consciousness soul) là nhiệm vụ của thời kì chúng ta hiện nay. Bồi dưỡng
tâm hồn nhận thức tâm linh nghĩa là sao? Phát biểu trừu tượng này được hiểu đúng chính là
vận mệnh của nhân loại trong toàn bộ thời kì thứ năm của đại thời kì Hậu Atlantis này. Để nhân
loại có thể đưa tâm hồn nhận thức tâm linh ra biểu hiện, nhiều dân tộc khác nhau của thời kì
văn hóa này phải làm việc cùng nhau. Mọi điều kiện và hoàn cảnh của cuộc sống đều chỉ ra sự
thật này; ở mọi phía chúng ta đều thấy được xác nhận rằng thời đại của chúng ta chính là dành
cho việc phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh. [Xem ghi chú 2]
Ghi chú 3: Xem bài viết “Sự hình thành và tiến hóa của nhân loại” ở đây để có cái nhìn tổng quát rõ hơn
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1377910672286901/

Cuộc sống con người ở thời kì Hi Lạp-La Mã ngay trước đã hoàn toàn khác biệt với chúng ta. Đời
sống tâm hồn của người thời đó phụ thuộc vào năng lực trí tuệ và cảm xúc theo cách rất khác
với chúng ta trong thời kì thứ năm này. Họ được trao những năng lực này theo kiểu “có sẵn để
dùng.” Trong thời kì thứ tư của đại thời kì Hậu Atlantis đó, năng lực tình cảm phát triển. Lịch sử
không nói mấy những điều này, nhưng sự thật là hai người mới gặp gỡ lân đầu đã biết làm thế
nào để đồng điệu. Thời đó, người ta không đi qua nhau hoàn toàn dửng dưng như ngày nay
thường thấy. Ngày nay chúng ta nói chung chậm chạp kết bạn. Ta phải biết nhiều về nhau rồi
mới xác lập được niềm tin. Thứ chúng ta ngày nay mất một thời gian dài quen biết mới đạt tới –
nếu rốt cục có đạt tới – có thể chóng vánh có được ở những thế kỉ trước, đặc biệt ở các nền văn
minh Hi Lạp và La Mã. Người ta nhanh chóng thu hút lẫn nhau mà không cần trao đổi bao nhiêu
cảm xúc và suy nghĩ, nhanh chóng làm quen với nhau miễn tốt cho hai bên liên quan hay cần
thiết cho một nhóm người thành lập một cộng đồng. Trái-tim-cảm-xúc của người này bấy giờ
vẫn có thể vươn ra một cách tâm linh [Ghi chú 4] để lập tức tương tác với năng lực tình cảm của
người kia. Cho đến hiện tại, qua phương tiện là các giác quan, chúng ta vẫn có thể phân biệt
chính xác những thứ như màu sắc của cỏ cây, nhưng đến thời kì thứ bảy của đại thời kì Hậu
Atlantis thì sẽ không thể nữa mà sẽ đòi hỏi phải có những điều kiện đặc biệt mới có thể tìm
hiểu thiên nhiên. Mối quan hệ của chúng ta trong hiện tại với cỏ cây cũng giống mối quan hệ
giữa người và người trong thời kì Hi Lạp-La Mã. Kết nối xúc cảm và cảm giác thời đó và thời này
rất khác nhau. Thời đó những mối quan hệ và hành động của con người phụ thuộc ở mức độ
lớn nhất có thể vào tương tác trực tiếp giữa người này với người kia. Nghệ thuật in ấn – vốn đã
có công nhiều như thế cho đến nay và sẽ càng nhiều trong tương lai trong việc thiết lập những
quan hệ ngoài tương tác trực tiếp giữa người với người – thuộc về thời kì thứ năm của đại thời
kì Hậu Atlantis.
Ghi chú 4: Về loại “vươn ra” một cách tâm linh này có thể đọc thêm bài dịch “Minh triết.”
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1485279291550038/?hc_location=ufi

Con người hiện đại đang phát triển theo hướng những mối tương tác khách quan hơn; chúng ta
không còn sở hữu năng lực cảm xúc có những phản ứng tự động, cũng không còn sở hữu năng
lực trí tuệ có thể xuyên thấu hiện thực, mà bị [nhiệm vụ phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh]
buộc phải phát triển một thứ gì đó xa cách hơn, cá nhân hơn, phụ thuộc hơn vào tính vị kỉ và sự

2
cô độc cố hữu của con người. Xu hướng con người ngày nay rút lui vào vỏ ốc càng ngày càng trở
nên một đặc điểm rõ rệt của thời đại chúng ta. [Lời bàn 5] Dấu hiệu nhận biết của tâm hồn
nhận thức tâm linh là cảm giác thôi thúc hướng đến một cuộc sống cô lập, tách biệt khỏi phần
còn lại của nhân loại. Do đó việc tiến đến hiểu nhau – đặc biệt là việc xác lập sự tin cậy – mới
khó khăn đến thế, luôn cần giai đoạn chính thức quen biết làm bước chuyển tiếp.
Lời bàn 5: Mình nghiệm thấy rất đúng. Trước hiện trạng thế giới ngày càng bất ổn, xã hội loạn lạc, môi
trường bị tàn phá, đạo đức suy đồi, v.v. nhiều người đã chọn cuộc sống tách biệt khỏi xã hội, gần gũi thiên
nhiên, tự cung tự cấp (bên này không ít); theo mình, đây cũng là một hình thức đi tìm kiếm cái tâm linh,
bởi vì thật ra: “thiên nhiên” là gì, từ đâu ra? Người ta cũng đã bắt đầu nói tới (ca ngợi) trạng thái cô độc.

Ý nghĩa quan trọng của những điều này trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta xem trọng đúng mức
một sự thật khoa học-tâm linh là: ở thời hiện tại, chúng ta không bị ném ngẫu nhiên vào cuộc
đời của nhau. Việc đường đời của chúng ta mang ta đi tương tác với những người nhất định
này mà không phải những người khác phụ thuộc vào diễn biến của karma mỗi cá nhân. [Ghi chú
6] Chúng ta đã bước vào [và đang cũng như sẽ tiếp tục sống trong] một thời kì của tiến hóa
nhân loại nơi đó những diễn biến karma trước đó của con người đi đến điểm hoàn tất. Ở những
thời kì tiến hóa trái đất trước kia karma đã tích lũy ít hơn rất nhiều. Trong mỗi kiếp tái sinh
karma mới được tạo ra. Thuở ban đầu, con người đã phải gặp gỡ hoàn toàn mới mẻ, với khả
năng những mối liên hệ mới nguyên sẽ được hình thành. Nhưng qua nhiều kiếp sống nơi trái
đất, chúng ta đã dần dần đạt đến điểm ở đó nhìn chung là ta không gặp ai mà ta chưa từng có
chung trải nghiệm nào trong một kiếp sống trước. Những trải nghiệm tiền kiếp đó mang chúng
ta tương tác lại với những người đã cùng ta chia sẻ chúng. Chúng ta gặp những người khác
tưởng chừng như tình cờ nhưng trên thực tế là vì chúng ta cùng họ đã từng gặp, và vì sức mạnh
của điều này mà lần nữa được mang đến với nhau.
Ghi chú 6: Mình vẫn chọn giữ nguyên từ karma thay vì dịch là “nghiệp,” bởi muốn ngăn ngừa xu hướng
(tự nhiên) qui đồng quá vội với những gì đã biết. Mình đã dịch một bài về karma trong Anthroposophy ở
đây https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/1394012410676727/

Steiner xác lập khái niệm karma trong Anthroposophy ở chương 2 quyển “Theosophy,” và viết rất nhiều
quanh nó trong Anthroposophy.

Tâm hồn nhận thức tâm linh mang xu hướng cô lập chỉ có thể phát triển – và phát triển phần
này là vận mệnh đã định của thời đại chúng ta – khi những thứ xảy ra ngay thời điểm hiện tại
giữa một người với một người khác ít quan trọng hơn những gì hoạt động bên trong bản thân
từng người là kết quả của những kiếp trước. Ở thời kì Hi Lạp-La Mã, hai người gặp nhau gây ấn
tượng với nhau tức thì mạnh mẽ. Còn thời kì hiện tại, một cuộc gặp gỡ có tác dụng thúc đẩy
việc phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh chỉ khi yếu tố khiến họ xích lại gần nhau thêm là
những gì cuộc gặp đó khiến nảy sinh trong người này hay người kia do những kiếp trước. Việc
này cần thời gian lâu hơn, cần có sự trỗi lên từng chút một trong cảm xúc một cách bản năng
những gì họ từng cùng nhau sống qua. Thời đại ngày nay đòi hỏi khi chúng ta làm quen với
nhau, những góc sắc cá nhân nên được mài mòn đi, bởi lẽ khi đó những kí ức phảng phất cùng
dư âm – vẫn nằm sâu trong tiềm thức, trong bản năng – của những tiền kiếp mới có thể vươn
lên phía trên. Tâm hồn nhận thức tâm linh chỉ có thể phát triển nhờ tương tác với người khác

3
trong nội tâm, khác với tâm hồn tri thức [phần phát triển ở thời kì ngay trước – thời kì Hi Lạp-La
Mã] phát triển qua tương tác trực tiếp bên ngoài.
Những gì tôi đã mô tả từ nãy đến giờ về thời kì thứ năm của đại thời kì Hậu Atlantis hiện tại chỉ
mới ở giai đoạn đầu. Càng đi sâu vào kỉ nguyên này việc tiến vào mối quan hệ đúng với những
người khác sẽ mỗi lúc một khó khăn hơn, bởi nó đòi hỏi phát triển bên trong, hoạt động nội
tâm. Sự khó khăn ấy đã bắt đầu, nhưng sẽ càng ngày càng lan rộng với mức độ cao hơn. Ngay
hiện tại đây, những người được karma dẫn dắt đến nhau muốn hiểu được nhau đã khó khăn
biết bao – cũng có phần do những liên hệ karma khác ngăn trở. Bởi những hệ quả nào đó của
các tiền kiếp mà người ta đến với nhau, thế nhưng những thế lực khác hoạt động đối nghịch với
những kí ức muốn trỗi dậy này, và tình thân lại dần xa cách. Và thử thách đối với sự vững bền
của mối quan hệ sẽ xảy ra không chỉ ở những ai gặp gỡ nhau là bằng hữu trong kiếp này; sẽ
ngày càng khó khăn hơn khi con cái muốn hiểu cha mẹ, cha mẹ muốn hiểu con cái, anh chị em
muốn hiểu lẫn nhau. Việc hiểu qua lại sẽ mỗi lúc mỗi khó khăn hơn bởi nhu cầu lớn dần giải
phóng những gì thuộc về karma bị giam cầm trong mỗi người để chúng có thể trỗi lên bề mặt.
Song bức tranh tiêu cực về sự khó khăn ngày càng tăng trong sự thấu hiểu lẫn nhau ở thời kì
thứ năm Hậu Atlantis đòi hỏi chúng ta không mơ màng cả cuộc đời trong bóng tối, hay nhắm
mắt làm ngơ điều kiện cực kì cần thiết cho tiến hóa của nhân loại này. Nếu không có khó khăn
đó, tâm hồn nhận thức tâm linh sẽ không thể phát triển, và con người phải chung sống với nhau
chỉ hoàn toàn dựa vào những khuynh hướng tự nhiên có. Việc bồi dưỡng tính cá nhân – vốn
thuộc về tâm hồn nhận thức tâm linh – cũng không thể diễn ra. Khó khăn này là cần phải có.
Con người phải vượt qua thử thách là nó.
Thế nhưng nếu khía cạnh tiêu cực này trong điều kiện tiến hóa ở thời kì thứ năm của đại thời kì
Hậu Atlantis chiếm ưu thế tuyệt đối, chiến tranh và xung đột sẽ nảy sinh không tránh khỏi, và đi
vào tận những việc nhỏ nhặt nhất. Để tìm kiếm bài thuốc chữa lành một trong những căn bệnh
mà thời đại này cần có – chính là khó khăn chúng ta gặp phải trong việc hiểu nhau – càng đi sâu
vào thời kì thứ năm này, chúng ta cần phải càng đầy ý thức quan tâm đến vấn để THẤU HIỂU XÃ
HỘI. Nhu cầu này lớn hơn rất nhiều so với ở thời kì thứ tư của đại thời kì Hậu Atlantis. Ai học
tập chuẩn xác lịch sử Hi Lạp và La Mã cổ đại đều biết rằng ở các dân tộc thời đó cá nhân chưa
sở hữu những khả năng mà người Âu Mĩ ngày nay có. [Lời bàn 7] Để rõ ràng hơn hãy so sánh
con người với một loài động vật nào đó. Nhờ đâu mà những con vật cùng loài sống – trong một
giới hạn nhất định – hòa thuận với nhau? Bởi chúng có khả năng đó bẩm sinh thông qua tâm-
hồn-nhóm – tâm hồn chung của cả loài đó. Đây là một giai đoạn phát triển mà ở đó muông thú
đã dừng lại, còn con người [cũng từng trải qua nhưng] phải đi tiếp. Mỗi người riêng biệt phải
phát triển chính mình là một cá nhân, và đặc biệt trong thời hiện đại nơi chúng ta đi phát triển
tâm hồn nhận thức tâm linh, văn hóa của bản thân một cá nhân là một trong những thứ quan
trọng nhất. Các nền văn minh Hi Lạp-La Mã vẫn mang màu sắc của yếu tố tâm-hồn-nhóm.
Chúng ta thấy các nhóm người thời đó cấu thành một trật tự xã hội có cấu trúc cố định (ở đây
tất nhiên cũng có nguồn gốc từ những yếu tố đạo đức); kiểu trật tự xã hội đó trong thời kì thứ
năm này sẽ ngày càng bị phá vỡ. Yếu tố tâm-hồn-nhóm tồn tại ở thời kì thứ tư Hậu Atlantis sẽ

4
không còn ý nghĩa nào trong thời kì thứ năm này. Thế chỗ trật tự cố định đó phải là một hình
thức hiểu biết xã hội đầy ý thức, bắt nguồn từ kiến thức sâu sắc về bản chất thật sự của con
người cá nhân. Và chính khoa học tâm linh Anthroposophy sẽ tiên phong bồi dưỡng hiểu biết
này. Khi khoa học tâm linh Anthroposophy từ miền trừu tượng mỗi ngày một nở rộ vào những
cái cụ thế, vào toàn diện cuộc sống, nó sẽ thức tỉnh ở những người theo đuổi nó một kiến thức
đặc biệt cùng một mối quan tâm đặc biệt dành cho nhân loại. Sẽ có những người đặc biệt có tài
trong việc giảng dạy về những khí chất cùng khuynh hướng tính nết khác nhau, việc nên ứng xử
như thế này đối với một người có khí chất cụ thể nào đó, nhưng lại như thế khác với một người
thứ hai có cùng khí chất nhưng lại khác khuynh hướng tính nết. Những người có năng khiếu
[giảng dạy về những lĩnh vực này] sẽ nói với những ai muốn học, rằng: “Hãy quan sát kĩ; có tuýp
người này và có tuýp người kia, và mỗi loại người yêu cầu ta phải ứng xử khác nhau.” [Lời bàn
8] Tâm lí học thực hành, kiến thức thiết thực về tâm hồn mà cũng là kiến thức thiết thực về
cuộc sống sẽ được vun trồng, và từ đó hiểu biết xã hội đúng đắn có lợi phát triển nhân loại sẽ
nảy nở.
Lời bàn 7: Nhìn một cách khách quan, người Âu Mĩ – “phương Tây” – rõ ràng là cá nhân hơn rất nhiều,
không chỉ ở nghĩa tiêu cực mà còn ở nghĩa tích cực.

Lời bàn 8: Mình từng đọc linh tinh đủ loại (và cũng đã đang trải nghiệm trong cuộc sống) nên biết rằng
những câu như thế này không phải chỉ một mình Steiner nói. Ngày nay người ta hô hào như câu này rất
nhiều. Khác biệt là ở chỗ trong Khoa học tâm linh Anthroposophy, ngoài việc xem xét con người bao hàm
cả phần tâm linh, đằng sau những phát biểu/lời khuyên này còn có một hệ thống vững chãi lí lẽ có thể
truy về sâu mãi: vì sao phải làm như vậy, và làm cách thế nào cho vững bền? Không chỉ có kiến thức về các
tính khí mà còn có thể biết về ảnh hưởng của dòng chảy tiến hóa, các hành tinh, cung hoàng đạo, các kì
bảy năm, v.v. Steiner cũng có nhiều bài giảng riêng chủ đề tâm lí học (ngoài những kiến thức về phát triển
con người nằm rải rác khắp mọi tài liệu của ông, theo mình cũng là kiến thức tâm lí), và Tâm lí học
Anthroposophy (Anthroposophical Psychology) cũng đang được phát triển.

Cho đến giờ chúng ta đã có gì trong tay khi nói đến hiểu biết xã hội? Đủ mọi ý tưởng trừu tượng
liên quan đến thịnh vượng quốc gia và hạnh phúc con người, hình thức xã hội chủ nghĩa này hay
khác, đã bước ra sàn diễn. Và chỉ khi những ý tưởng xã hội học nào đó thật sự được đưa vào áp
dụng trong thực tiễn, người ta mới chịu công nhận sự thiếu thiết thực của chúng. Ngay từ đầu
điều quan trọng không phải là thành lập phái nọ hội kia với những chương trình cố định, mà là
phổ biến rộng rãi kiến thức về con người, nhất là kiến thức về bản chất con người có khả năng
giúp chúng ta hiểu con người đang lớn – tức là hiểu trẻ nhỏ – và mỗi đứa trẻ phát triển thế nào
theo tính cách cá nhân đặc thù của nó. Theo cách này, chúng ta sẽ học cách điều chỉnh bản thân
trong cuộc sống sao cho khi đối mặt với một tương tác do karma đưa tới – một tương tác có
thể phát triển thành kết nối gần gũi hơn – chúng ta sẽ thiết lập được một mối quan hệ chân
thật và vững bền, mối quan hệ thuộc loại sẽ chứng tỏ lợi ích đích thực trong cuộc sống. Cho đến
hiện tại, nhân loại chỉ mới đi được một đoạn ngắn trên con đường này và có được thành công ít
ỏi. Bởi, ngày nay chúng ta nhận định một người ta gặp ra sao? Dễ ưa, hoặc ngược lại. Hãy nhìn
xung quanh, bạn sẽ thấy trong hầu hết trường hợp đó là tiêu chí duy nhất, hoặc giả có gì khác
hơn thì cũng đều qui về: “Người này khiến tôi muốn gần, người kia không. Tôi thích điều nọ về
người này, nhưng tôi không thích điều kia.” Toàn những kết luận như đã rồi! Chúng ta vẽ cho

5
chính mình ý niệm một người nào đó nên ra sao, và khi hóa ra họ khác với ý niệm đó chúng ta
bèn phê phán. Sẽ không có tiến bộ nào được gặt hái chừng nào chúng ta chưa dẹp bỏ được
những thành kiến cùng ý niệm tùy tiện về người này hay người khác, và xác định sẽ nhìn nhận
mọi người như chính là họ. [Xem lời bàn 8]
Thường gặp biết bao tình huống hai người gặp gỡ lần đầu, một người tức thì gây ác cảm ở
người kia và bị anh ta không ưa đến nỗi kể từ đó bất cứ chung đụng nào giữa hai người cũng bị
cái bóng của ác cảm nọ che phủ. Hậu quả là mối liên hệ có nguồn gốc karma giữa họ có thể
hoàn toàn bị che lấp mất hoặc đưa vào quĩ đạo sai, để đành phải gác sang bên cho đến khi họ
gặp lại nhau ở kiếp kế tiếp. Thiện cảm và ác cảm là những kẻ thù lớn nhất của những lợi ích xã
hội thật sự, dù rằng chẳng mấy ai để ý điều này. Song ai ý thức sâu sắc tầm quan trọng của hiểu
biết xã hội có ích cho phát triển nhân loại sẽ thấy đau lòng khi chứng kiến hậu quả mà thầy cô
giáo trong trường học gây cho học sinh khi họ vì thành kiến mà thiên vị trò này hơn trò khác,
trong khi quan trọng là phải nhìn nhận từng trò đúng năng lực, và tận dụng tối đa điều này.
Một rào cản ở đây chính là các qui định. Những qui định và luật lệ xã hội khiến bản thân người
giáo viên cũng mất đi cá tính, mà như thế thì họ cũng khó lòng nỗ lực để gìn giữ tính cá nhân
của học trò mình.
Việc lĩnh hội khoa học tâm linh Anthroposophy sẽ khiến nhiều người quan tâm hơn đến những
kiến thức thiết thực về tâm hồn cũng như cả con người nói chung. Điều này cần thiết để hiểu
biết xã hội phần nào làm đối trọng với khó khăn trong việc hiểu lẫn nhau [đã nói kĩ ở trên]. Tình
thế đó phải đến trong thời kì thứ năm này thì tâm hồn nhận thức tâm linh mới phát triển đầy
đủ được. Con người phải đi qua những thử thách và minh chứng, bởi những thế lực đối lập đặt
nhiều cạm bẫy trên đường chúng ta. [Ghi chú 9] Những cảm xúc thiện cảm ác cảm sẽ ngày một
lan trải, và chỉ có tỉnh táo đấu tranh với những cảm xúc thiển cận này chúng ta mới có thể đưa
tâm hồn nhận thức tâm linh chào đời an toàn. Thấu hiểu xã hội giữa người với người cũng sẽ bị
chống phá mỗi lúc một mạnh mẽ hơn bởi những cảm xúc và tình cảm dân tộc chủ nghĩa – vốn
chỉ mới khoác lên hình thức hiện tại vào thế kỉ mười chín nhưng ngày càng phổ biến, và là
những thử thách đáng sợ cho nhân loại. Nếu những thiện cảm và ác cảm mang tầm vóc quốc
gia này chiếm thế thượng phong thì chúng ta sẽ chỉ còn xem việc phát triển tâm hồn nhận thức
tâm linh là mộng tưởng, bởi chủ nghĩa dân tộc hoạt động theo hướng đối lập với việc đó và
ngăn trở sự độc lập của con người bằng cách khiến người ta chỉ còn là hình ảnh phản chiếu của
một nhóm dân tộc. [Lời bàn 10]
Ghi chú 9: Các thế lực phản tiến hóa. Xem các bài dịch và viết về Lucifer, Ahriman, Asura trong danh sách
được ghim.
Lời bàn 10: Gần như hết thảy bạn bè, người quen của mình ở đây đều ghét đương kim tổng thống Mĩ
Donald Trump, một phần không nhỏ vì những quan điểm dân tộc, quốc gia nghiêng về quá khích của ông
này. Nhưng họ hầu như không nhận ra rằng, bằng việc ủng hộ thay vào đó Hilary Clinton chẳng hạn, với
những quan điểm quốc gia, dân tộc của bà ta, họ cũng chỉ là những “hình ảnh phản chiếu” như Steiner nói
thôi. Mà cũng dễ hiểu, đứng trước xã hội con người và môi trường thiên nhiên đều đang đi xuống nhanh
chóng, nếu không còn tin vào điều gì cao hơn (bởi họ bài xích tôn giáo – vốn ở hình thức như hiện tại thì
cũng đáng để quay lưng đi), thì đành gửi niềm tin vào một nhà lãnh đạo chính trị họ cho là tốt, thích hợp.

6
Lại nói thêm về nhiệm vụ phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh này: một khi chủ nghĩa cá nhân
gia tăng, nếu tôn giáo không sửa đổi chính mình cho phù hợp với những nhu cầu của thời kì thứ
năm thuộc đại thời kì Hậu Atlantis mà giữ nguyên như đã phù hợp với thời kì thứ tư ngay trước,
một sự khô héo đi trong đời sống tôn giáo phải xảy ra.
Các nhóm tôn giáo đã tất yếu nảy sinh trong thời kì thứ tư bởi lẽ vào lúc đó nhân loại sống
trong các nhóm nhiều hơn. Giới cầm quyền đã cần thiết phải tuôn ra những giáo điều, những
qui tắc và tư tưởng tôn giáo áp dụng chung cho các nhóm. Nhưng ở thời kì thứ năm hiện nay, vì
thôi thúc phát triển tính cá nhân thông qua tâm hồn nhận thức tâm linh ngày càng mạnh mẽ,
những gì các tôn giáo [dựa trên] nhóm phát biểu không còn tìm được đường vào trái tim, vào
tâm hồn của từng cá nhân. Những điều đó sẽ đơn giản là không ai hiểu được nữa. Vào thời kì
thứ tư kia vẫn có thể dạy cho từng nhóm người về Christ. Nhưng trong thời kì thứ năm này
Christ thật ra đã đang bước vào tâm hồn của mỗi cá nhân. Dù một cách vô ý thức hay chỉ trong
tiềm thức, chúng ta đều mang trong bản thân Christ. [Ghi chú 11] Nhưng chúng ta chỉ có thể
thông qua chính mình mà tìm đường hiểu hoàn toàn mới Người. Sự hiểu này sẽ không đến từ
việc áp đặt những giáo điều cứng nhắc, mà chỉ đến từ việc chúng ta làm mọi điều trong khả
năng để đẩy mạnh thứ có thể giúp ai nấy đều hiểu [thế nào là] Christ, xúc tiến sự lan tỏa kiến
thức tâm linh vũ trụ nói chung, [Ghi chú 12] cùng việc chúng ta tìm tòi nghiên cứu mọi thứ có
thể tác động đưa đến mục tiêu sau cùng đó. Bởi thế nên thời kì thứ năm này đòi hỏi sự nhẫn
nại bao dung ngày một lớn, đặc biệt trong lĩnh vực trải nghiệm tôn giáo. Nếu như vào thời kì
thứ tư kia những người đi lan truyền các chân lí tôn giáo dùng phương tiện là giáo điều và qui
tắc cố định, thì ở thời kì thứ năm này tình hình phải hoàn toàn khác đi. Vì rằng con người ngày
càng trở nên cá nhân, chúng ta phải cố gắng để ai cũng có thể mô tả với người khác trải nghiệm
nội tâm của mình hoàn toàn độc lập với giáo điều, theo cách sao cho người nghe nọ cũng có thể
phát triển cho riêng mình đời sống tự do của tư tưởng tôn giáo, trên tư cách một cá nhân. Sự
thật là tôn giáo [dựa trên] giáo điều sẽ giết chết đời sống tôn giáo của thời kì thứ năm Hậu
Atlantis. Cho nên khởi đầu mới của thời kì hiện tại đòi hỏi phải hiểu rõ rằng: có những thứ đã
phù hợp với trình độ phát triển [nhận thức] của con người vào những thế kỉ đầu Công nguyên,
nhưng những thế kỉ sau này cần thứ khác. Rồi còn việc tồn tại nhiều tôn giáo. Chúng ta phải cố
gắng khiến lĩnh hội được bản chất cốt lõi của các tôn giáo khác nhau, làm rõ những khía cạnh
khác nhau của khái niệm Christ. Theo cách này chúng ta mang đến mỗi tâm hồn thứ nó cá biệt
cần để phát triển sâu sắc hơn. Chứ bản thân chúng ta không can thiệp vào việc khuôn đúc tâm
hồn nọ; chúng ta để yên cho nó – nhất là ở lĩnh vực tôn giáo – sự tự do trong tư duy cùng phạm
vi cần để khai mở tự do đó.
Ghi chú 11: Ở đây đang nói Christ, chứ không phải Jesus. Để hiểu thêm Christ là ai, phân biệt Christ với
Jesus cũng như hiểu vì sao gọi là Jesus Christ (hoặc Christ Jesus), có thể đọc thêm các bài khác trong danh
sách ghim, chẳng hạn bài dịch “Từ tình yêu cùng huyết thống đến tình yêu đồng loại” (và ghi chú 15 của
bài đó), bài viết “Sự tái sinh trong tình yêu vô điều kiện,” và bài dịch “Sự dẫn dắt thiêng liêng từng cá nhân
và cả nhân loại.”
Ghi chú 12: Là kiến thức tâm linh không chỉ đóng khung trong “đạo Phật” hay “đạo Thiên Chúa” hay bất
cứ “đạo” riêng lẻ nào khác, mà lúc nào cũng tồn tại, cũng đúng. Mình đã viết ngắn về điều này ở đây
https://www.facebook.com/groups/1011527472258558/permalink/1530663157011651/

7
Trong thời kì thứ năm của đại thời kì Hậu Atlantis này, cùng với thấu hiểu xã hội mà tôi đã mô
tả, tự do tư duy trong tôn giáo là một điều kiện căn bản cho sự phát triển của tâm hồn nhận
thức tâm linh. HIỂU BIẾT XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ NGƯỜI-NGƯỜI cùng TỰ DO TƯ
DUY TRONG LĨNH VỰC TÔN GIÁO, nơi đời sống tôn giáo.
Nỗ lực như đã nói của chúng ta để ngày một thấu đạt hơn khía cạnh tôn giáo của cuộc sống --
và qua đó có thể hòa thuận với những đồng loại của mình cho dù mỗi người họ có đời sống tôn
giáo riêng đang đợi khai mở -- phải luôn được rõ ràng giữ trong tư tưởng, bởi nó là nhu cầu căn
bản của thời kì thứ năm này, và [nỗ lực đó] là thứ mà nhân loại phải làm được bằng cách khai
thác sức mạnh của bản thân một cách đầy ý thức. Ngay trong thời kì này, những thế lực thuộc
về Ahriman [Xem ghi chú 9] đang làm mới dữ dội nhất sự tấn công vào tự do tư duy – trọng yếu
trong khoa học tâm linh Anthroposophy – và chúng ta đã thấy sự chống đối Anthroposophy từ
các nhóm tôn giáo bởi Anthroposophy từ chối tham gia vào việc phát tán loại đời sống tôn giáo
đã chỉ phù hợp với nền văn minh Hi Lạp-La Mã. Đủ loại hình thức mà Kitô giáo đã phân tán
thành đã trở nên không phù hợp và sẽ ngày càng không phù hợp cho sự phát triển tất yếu của
tư duy tự do. Một thể hiện của thế lực phản tiến hóa Ahriman là thứ được gọi tên “Jesuitism,”
[Ghi chú 13] có thể gọi là đối kháng mạnh mẽ nhất đối với tự do trong tư duy. Ngày sẽ càng cần
phải tiêu diệt Jesuitism trong tôn giáo, bởi vì từ tôn giáo, tự do trong tư duy phải lan tỏa ra mọi
mặt khác của cuộc sống. Những khó khăn như thế sẽ chỉ tăng khi nhân loại ở thời kì thứ năm
này tiến lên đến nhận thức sáng tỏ, dù ban đầu chúng ta thấy việc này thật bất lợi, và ở nhiều
mặt còn khiến ta mờ mịt khó nghĩ thông.
Ghi chú 13: Trên Wikipedia tiếng Anh có đề mục “Jesuitism” riêng, là tên gọi một nhánh tiếp cận các câu
hỏi và vấn đề đạo đức, do một nhóm tu sĩ dòng Tên (Society of Jesus, một giáo đoàn thuộc Công giáo La
Mã) phổ biến vào thế kỉ 17, nhưng nó không phải niềm tin chính thức của dòng Tên. Tuy nhiên, qua tra
cứu sơ mình ngờ rằng ở đây từ “Jesuitism” được dùng (cũng có thể bởi người dịch từ tiếng Đức sang tiếng
Anh chứ cũng không phải bởi Steiner) nếu không phải để chỉ luôn giáo điều của dòng Tên, thì là chỉ sự
cứng nhắc, giáo điều, độc đoán trong tôn giáo. Hiện tại mình chỉ đang làm việc với khái niệm này trong
khuôn khổ bài đang dịch, chứ chưa có thời gian tra cứu thêm.

Nên chúng ta thấy chan chát xung đột gắt gao giữa tự do tư duy đang nảy mầm và yếu tố quyền
lực còn hoạt động từ quá khứ vào trong hiện tại. Ở thời của chúng ta việc đặt niềm tin vào giới
cầm quyền đã ở mức độ cao đến nỗi dưới ảnh hưởng của nó người ta đang mất đi năng lực
phán đoán của mình. Niềm tin loại này cầm chân con người trong việc đạt được và phát huy
hiểu biết đúng đắn. Có cả những lí thuyết đang được xây dựng để trở thành nền tảng khiến
người ta tin vào những thứ chỉ phục vụ cho việc giữ vững niềm tin vào giới cầm quyền.
Trong lĩnh vực y học, luật pháp và nhiều phạm vi khác, người ta ngay từ đầu đã xem mình
không đủ năng lực để nhận định, bèn chấp nhận những gì khoa học nói. Điều này cũng dễ hiểu,
bởi cuộc sống hiện đại vốn đã đầy phức tạp. Song dưới áp lực của giới cầm quyền chúng ta sẽ
ngày càng trở nên vô năng. Và, xây dựng một cách có hệ thống thế lực của giới cầm quyền thật
ra chính là nguyên tắc cơ bản của Jesuitism. Jesuitism trong Công giáo La Mã – bắt đầu với giáo
lí thiên về tôn vinh quyền lực của Giáo hoàng -- chỉ là một trường hợp đặc biệt của cùng hiện
tượng tồn tại ở những phương hướng khác. Dưới hình thức không mấy khác tôn giáo giáo điều,

8
chúng ta đã thấy trong y học một hệ thống lí luận nhất định cố gắng giành lấy nhiều quyền lực
hơn [Ghi chú 14] Những việc như vậy sẽ ngày càng phát triển mạnh. Con người ta sẽ thấy mình
bị bó buộc hơn bởi những gì giới cầm quyền áp đặt lên họ. Đối mặt với hiện tượng thuộc
Ahriman này, cứu tinh cho thời kì thứ năm của đại thời kì Hậu Atlantis hiện nay sẽ là việc chúng
ta đi phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh như vốn là nhiệm vụ của thời đại, thông qua việc ý
chí đi mở mang khả năng thông hiểu và óc phán đoán chặt chẽ.
Lời bàn 14: Mình cho rằng ở đây đang nói đến sự đàn áp và thống trị từ xưa đến nay của y học đối chứng
(allopathic medicine, dựa trên quan điểm dùng thứ đối nghịch để khắc – đàn áp hay diệt – các triệu chứng
bệnh) đối với các nền y học khác của phương Tây như vi lượng đồng căn liệu pháp (homeopathy) hay thảo
dược học. (Cái mà ở Việt Nam hay gọi là “Tây y” thật ra chỉ là y học đối chứng này, chứ còn y học phương
Tây có nhiều cách tiếp cận hơn thế.) Hiện tại, ít nhất là ở Bắc Mĩ, đây được xem là nền y học duy nhất
“dựa trên bằng chứng khoa học,” thậm chí là nền y học duy nhất có giá trị! Nền y học được xem là chính
thống này – tuy có chỗ đứng cùng những thành tựu quan trọng – lại “bắt tay qua lại” với các chính phủ tư
bản, do đó mới có những việc như một số loại thuốc thảo dược hay vi lượng đồng căn đã bị cấm vô lí, việc
nhiều gia đình bị cưỡng bức phải đưa con đi chữa ung thư bằng những cách “chính thống” (hóa và xạ trị
cùng phẫu thuật) và khi không đồng ý thì con bị bắt đi (“medical kidnapping”), hoặc việc bang California
đã (và nhiều bang khác của Mĩ đang rục rịch muốn) áp dụng luật bắt buộc tiêm chủng đúng lịch qui định
dành cho trẻ học trường công, trong khi lịch rất ken dày này chưa hề được kiểm định độ an toàn, và bản
thân việc tiêm chủng đại trà là hoàn toàn dựa vào khoa học duy vật phiến diện. (Họ còn đã áp dụng tiêm
chủng bắt buộc với một số nhóm người lớn chẳng hạn quân nhân, y tá và hình như cả giáo viên mầm
non.) Mình thấy đây chính là một ví dụ điển hình của “Jesuitism” được nói đến trong bài.

Tôi đã chỉ ra rằng thời kì thứ năm Hậu Atlantis của chúng ta bị bao khó khăn vây bủa bởi nó
đang tiến đến sự phát triển của tâm hồn nhận thức tâm linh. Quá trình phát triển này đòi hỏi
việc đương đầu với những rào cản và vượt qua những thử thách. Chúng ta thấy [như đã trình
bày ở trên] những thế lực đối kháng ngày càng lớn mạnh ngăn trở hiểu biết xã hội và tự do tư
duy. Nhưng những rào cản này lại không được nhìn nhận như vậy mà trong đa số giới lại được
xem là hợp lẽ, là những thứ đã không có gì đáng phê phán mà còn để phát huy.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người nhờ sự trong sáng và cái nhìn tỏ tường mà ý thức đầy đủ những
mối nguy con người hiện đại bị đặt vào, cũng như cảm nhận sâu sắc thứ đã đang diễn ra trước
mắt: đã đến lúc mà cha mẹ con cái, anh chị em, các dân tộc cùng quốc gia không còn hiểu lẫn
nhau, bởi [vai trò của] những mối liên hệ từ các tiền kiếp đã lâm vào thời kì khủng hoảng như
đã mô tả ở trên. Trong thời kì thứ năm Hậu Atlantis này tâm hồn nào cũng gặp phải những gian
nan, bởi tâm hồn nhận thức tâm linh chỉ có thể phát triển nhờ thử thách mà việc vượt qua
những khó khăn này đem lại.
Ngày nay ta thường nghe đến mức nào, rằng: “Tôi không biết làm gì với bản thân, tôi không biết
phải tổ chức cuộc sống của mình thế nào.” Đó là từ sự thiếu khả năng nhìn rõ những nhu cầu
của thời kì hiện tại và chỗ đứng của con người trong bức tranh đó. Nhiều người bị hoàn cảnh
hiện có làm cho cuộc sống chỉ còn lại bệnh tật cơ thể, sự căng thẳng và mất thăng bằng. Mối đe
dọa mà cũng là điều kiện cần [cho sự phát triển tâm hồn nhận thức tâm linh] trong thời kì thứ
năm Hậu Atlantis này chính là SỰ BẦN CÙNG HÓA TÂM HỒN – sự nghèo nàn thiếu thốn trong
sắc thái ý nghĩa mô tả trong bài giảng hôm nay. Nhiều người thấy được điều này và cảm nhận

9
cần thiết đến mức nào phải có được một bên là hiểu biết xã hội và bên kia là tự do tư duy.
Nhưng lại có rất ít người sẵn sàng vận dụng phương tiện đúng đắn để đạt mục tiêu đó. Phục vụ
cho mục tiêu hiểu biết xã hội thường vẫn chỉ là mớ hỗn độn những từ ngữ khoa trương. Ngày
nay người ta nói nhiều đến yêu cầu phải đối xử cá biệt với từng đứa trẻ đang lớn. Bao lí thuyết
lê thê được nghĩ ra trong mọi nhánh của giáo dục học. Nhưng quan trọng hơn hết là việc nghiên
cứu tỉ mỉ thực tế, là ý chí thu thập kiến thức về chính cuộc sống, chứ không phải việc thiết kế ra
các chương trình. Chương trình lí thuyết là một kẻ thù của thời kì thứ năm chúng ta.
Lại nói, khi một tổ chức xã hội được hình thành, nó nên hướng theo những mục tiêu của thời
đại. Điều này có nghĩa là các thành viên của nó phải là lí do chính để nó tồn tại, và sự trao đổi ý
kiến giữa những người thật này nên đem lại những kết quả tốt nhất có thể. Hiện nay, qui trình
phổ biến thường bắt đầu bằng việc vạch ra những nội qui. Việc này có thể rất tốt và cũng cần
thiết, bởi những điều kiện bên ngoài đòi hỏi luật lệ và qui định. Nhưng trong nội bộ tổ chức,
chúng ta phải rất rõ ràng rằng bàn về các chương trình và qui định chỉ là sự nhượng bộ đối với
thế giới bên ngoài, rằng mối quan tâm thật sự phải là cuộc sống chung của những cá nhân bên
trong, những gì nảy sinh từ người thật việc thật, rằng việc hiểu lẫn nhau mới quan trọng. [Lời
bàn 15]
Lời bàn 15: Đối với mình, hiểu luôn rất quan trọng. Ngày nay thật nhiều người hô hào phải chấp nhận và
tôn trọng lẫn nhau; việc này dù rất cần thiết nhưng mình tin chắc nếu không dựa trên sự hiểu thì có chăng
chỉ là loại “chấp nhận và tôn trọng” kiểu sao cũng được, thân ai nấy lo, không thể nào vững bền và vượt
được thử thách.

Cũng là hợp lẽ nếu phản bác lại những lời vừa nói rằng, “Thì quả là vậy, nhưng chúng ta nào có
đủ tư cách phát biểu ý kiến về những gì các chuyên gia chính thức đưa ra. Cứ nghĩ mà xem, một
sinh viên trường y học biết bao nhiêu như thế thì biết nhiều là đương nhiên, [Lời bàn 16] luật
sư cũng vậy, sinh viên nghệ thuật, vân vân, cũng thế.” Đúng là chúng ta không thể học mọi thứ;
chúng ta tuy phải để việc trực tiếp sáng tạo trong mỗi lĩnh vực cho nhà chuyên gia, nhưng
chúng ta phải có năng lực đánh giá họ. Và năng lực này chúng ta sẽ không có được nhờ tự mình
chuyên môn hóa, mà chỉ đạt đến từ việc bồi dưỡng những năng lực hiểu và phán đoán một
cách toàn diện. Những thứ này không thể thành hình thông qua kiến thức chuyên môn trong
một ngành cụ thể nào đó, mà là thông qua kiến thức bao trùm hết thảy về Thế giới tâm linh.
Lời bàn 16: Một số ví dụ liên quan: Mình đã tự trải nghiệm không chỉ một bác sĩ nhi mù mờ về việc bú mẹ
của trẻ sơ sinh. Việc các bác sĩ đã được học ở trường y cực ít về dinh dưỡng – và học thiên lệch về tiêm
chủng – không còn là một bí mật. Một người mẹ có tinh thần học hỏi có thể còn biết nhiều về những lĩnh
vực này hơn họ.

Khoa học tâm linh Anthroposophy phải là trung tâm để các ngành khoa học xoay quanh, bởi nó
không chỉ làm sáng tỏ những mắt xích trong tiến hóa loài người, mà cách tư duy đặc biệt của nó
còn phát triển trong chúng ta hiểu biết vững vàng sâu sắc. Việc xây dựng những khái niệm và
luận điểm cần thiết của nó – và cá biệt của riêng nó – không đưa chúng ta đủ tư cách trở thành
chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể nào, nhưng lại cho chúng ta năng lực phán đoán. Có
những tiềm lực bí ẩn trong tâm hồn con người, chúng là mắt xích kết nối tâm hồn con người với

10
thế giới tâm linh, và thông qua việc chúng ta tham gia vào khoa học tâm linh Anthroposophy,
mắt xích đó sẽ trao cho ta khả năng sử dụng óc phán đoán, để trong những trường hợp nào đó,
vị chuyên gia hành động dựa trên chuyên môn thì chúng ta tuy không có kiến thức chuyên môn
cũng sẽ có thể hình thành nhận định riêng của mình.
Phải nhấn mạnh rằng bởi Khoa học tâm linh Anthroposophy phát triển năng lực phán đoán của
chúng ta, nó cũng bồi dưỡng tự do và độc lập trong tư duy. Nó có thể không khiến chúng ta đủ
tư cách bước vào ngành y, nhưng nếu ta nhìn thấu tỏ hiện thực của ngành y thì nó cũng giúp ta
có nhận định đúng đắn đối với những kết quả của y học trong đời sống. Nếu các bạn có thể hiểu
trọn vẹn ý tôi thì cũng sẽ hiểu được những nguồn sinh lực dồi dào của thời kì thứ năm Hậu
Atlantis chúng ta. Bởi điều tôi nói đây hàm chứa nhiều ý nghĩa: rằng Khoa học tâm linh
Anthroposophy sẽ tu bổ lại trí tuệ của con người theo cách giúp cho óc phê bình phát huy, và
một khi được giải phóng, trí tuệ được tu bổ đó sẽ đưa con người phát triển tự do đích thực
trong tư duy.
Giờ thì, nếu các bạn cho phép, tôi muốn đặt những ý nghĩ này trước các bạn một cách hình
tượng hơn. Khoa học tâm linh Anthroposophy nói với chúng ta về một thế giới tâm linh cụ thể
với những thực thể tâm linh bậc thấp (elemental beings), các Thiên thần (Angels), Tổng lãnh
thiên thần (Archangels) và các cấp bậc thần linh cao hơn (the Hierachies), vân vân. Thế giới đó
chứa đựng nội dung tâm linh thực -- những thực thể và lực tâm linh thực. Việc chúng ta không
biết gì về những thế lực tâm linh này không còn là điều có thể dửng dưng đối với họ như phần
nào còn có thể vào thời kì thứ tư trước. Ở thời kì thứ năm Hậu Atlantis này, nếu con người trên
trái đất không biết gì về họ thì cũng như một phần dưỡng chất tâm linh mà họ cần bị kìm hãm.
Thế giới tâm linh luôn giao tiếp gần gũi với thế giới vật chất hiện tại của con người trên trái đất.
Các bạn sẽ hiểu điều này rõ hơn khi tôi nói một chuyện có vẻ như kì lạ, nhưng hoàn toàn có
thật; một số sự thật phải được đưa ra, bởi nhân loại sẽ không nên thiếu vắng chúng nữa.
Từ góc nhìn của nhân loại trên trái đất, chúng ta hoàn toàn chính đáng khi nói rằng: cùng với Bí
ẩn Golgotha, [Ghi chú 17] Christ đã đi vào cuộc sống của trái đất, và vẫn ở đây từ đó; từ góc
nhìn này chúng ta cảm thấy đây là việc thật may mắn. Nhưng bây giờ hãy đứng từ góc nhìn của
các Thiên thần – vốn không hề do tôi sáng tác ra, mà là kết quả nghiên cứu tâm linh. Trải
nghiệm của họ trong thế giới tâm linh ngược lại với chúng ta. Christ đã rời thế giới của họ để
đến với nhân loại, để trải qua Bí ẩn Golgotha; Người đã bỏ thế giới của họ lại phía sau. Ai thật
sự hiểu biết thế giới tâm linh biết rằng chỉ có một cách để yên ủi các Thiên thần ở thế giới kia:
đó là con người ở cuộc sống vật chất trên trái đất nên sống với ý-nghĩ[-về]-Christ sao cho ý nghĩ
đó tỏa sáng đến các Thiên thần. Con người nói: Christ đã tiến vào chúng ta, và chúng ta có thể
phát triển theo cách để Người có thể cư ngụ bên trong chúng ta. Các Thiên thần nói: Christ đã
đi khỏi thế giới nội tại của chúng ta, và giờ đây Người tỏa sáng như những vì sao trong ý-nghĩ[-
về]-Christ của từng mỗi con người; từ Bí ẩn Golgotha xảy ra, trong những ý nghĩ đó chính là nơi
chúng ta lại tìm thấy Người. Có một kết nối thực giữa thế giới tâm linh và thế giới loài người.
Điều này cũng thể hiện qua việc từ thế giới tâm linh, những thực thể tâm linh nhìn xuống với sự
toại nguyện và tán thành những ý nghĩ của con người chúng ta về thế giới của họ. Họ chỉ có thể

11
giúp chúng ta nếu chúng ta nghĩ về họ; và dù rằng chúng ta chưa đạt đến nhãn quan có thể nhìn
thấy thế giới tâm linh, nếu chúng ta học tập và biết về những thực thể tâm linh thì họ có thể
giúp chúng ta. Và khi trong tương lai đi sâu vào thời kì thứ năm Hậu Atlantis chúng ta đối mặt
với quyền lực của chuyên gia, sẽ có lợi khi ta được hậu thuẫn bởi những gì các thực thể tâm linh
có thể đưa vào trong sự lĩnh hội [thông thường của] con người. Những điều đó trao chúng ta
óc phán đoán vững vàng khi đối mặt với quyền uy [Lời bàn 18]. Thế giới tâm linh giúp chúng ta.
Chúng ta cần sự giúp đỡ đó; chúng ta phải biết đến sự giúp đỡ đó, và hợp nhất với nó thông
qua việc lĩnh hội đầy ý thức. Đây là yếu tố thứ ba [để vượt qua những thử thách đối với tâm
hồn] trong thời kì thứ năm Hậu Atlantis.
Yếu tố thứ nhất là: THẤU HIỂU LẪN NHAU TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
Yếu tố thứ hai là: ĐẠT ĐƯỢC TỰ DO TRONG TƯ DUY.
Yếu tố thứ ba là: KIẾN THỰC SỐNG VỀ THẾ GIỚI TÂM LINH THÔNG QUA KHOA HỌC TÂM LINH
ANTHROPOSOPHY.
Ghi chú 17: “Mystery of Golgotha.” Golgotha, “Đồi Sọ,” là địa danh nơi Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá.
“Bí ẩn Golgotha” chỉ đến sự kiện chịu đóng đinh và Phục Sinh của Jesus Christ. Cũng xem Ghi chú 11.
Lời bàn 18: Nếu một ngày nào đó, chúng ta thực sự phải trực tiếp đối phó với những tình huống như mình
đưa ví dụ ở Ghi chú 18, thì thế nào? Nhiều người ở bang California để tránh việc tiêm chủng bắt buộc đã
phải dời đi bang khác (nhưng đã và đang có những động thái để áp dụng luật như vậy trên khắp nước Mĩ,
và một số nước khác. Nước nào là thiên đường?)

Ba thứ này phải là những lí tưởng to lớn chân chính của thời kì thứ năm Hậu Atlantis chúng ta.
Chúng ta phải có sự thấu hiểu lẫn nhau trong phạm vi xã hội, tự do tư duy trong lĩnh vực tôn
giáo lan tỏa ra mọi mặt khác của cuộc sống, và chúng ta phải có kiến thức về thế giới tâm linh.
Đây là ba mục tiêu vĩ đại cũng là động lực của thời đại ta. Chúng ta phải phát triển theo những
động lực này, bởi chúng là những ánh sáng đích thực của thời kì thứ năm chúng ta. Người ta
cảm thấy rõ ràng rằng một thay đổi nào đó là cần thiết, nhất là trong xã hội – nơi mọi người
“nên đi theo một cách sống khác [hiện tại]” [Lời bàn 19], và rằng chúng ta phải có những khái
niệm khác. Nhưng sự thiếu hiểu biết [kiến thức tâm linh] cùng sự miễn cưỡng sẽ làm những
người này không đến được những kết luận xa nhất. Điều này có thể thấy được ở thái độ của
nhiều người đối với những hoài bão của khoa học tâm linh Anthroposophy.
Lời bàn 19: Rất nhiều người vẫn thường xuyên ta thán hay chỉ trích những thực trạng xã hội ở địa phương
hoặc thế giới, nhưng mấy ai nghĩ đến lối ra? “(Chúng ta) phải thay đổi” nhưng “chúng ta” cụ thể là ai và
“thay đổi” cụ thể là làm gì?

Hãy nghĩ xem ở mọi lĩnh vực có bao nhiêu là nhà cải cách các vấn đề xã hội. Thiện chí có ở khắp
nơi, nên ở đây chúng ta đi xem xét những gì đến từ thiện chí chứ không phải ác ý. Thế nhưng
thiện chí không giúp ích gì nếu chỉ dừng lại ở những đối thoại mơ hồ, dù tràn đầy những cảm
xúc ấm áp đến đâu; bởi lẽ ba lí tưởng đích thực to lớn là thấu hiểu con người, tự do tư duy và
kiến thức tâm linh chỉ có thể được tâm linh khoa học đem lại thông qua việc học tập và áp dụng

12
nó vào cuộc sống. Việc lĩnh hội những điều này hiện nay thậm chí còn chưa đạt đến giai đoạn
đầu.
[Trong vài đoạn tiếp theo Steiner nói về một quyển sách. Hiện bài đã rất dài nên mình không
dịch. Lúc nào có thời gian và thấy cần sẽ bổ sung. Quyển sách có nhắc đến quyển “Theosophy”
của Steiner, và bình luận rằng: (1) những phân phó đầy chân thành của Steiner về sự cần thiết
phải thanh lọc và cải thiện bản thân là rất ấn tượng, đáng được ghi nhận là phản ứng muốn
điều chỉnh [thực trạng xã hội] đứng trước chủ nghĩa vật chất, (2) thế nhưng quyển sách [của
Steiner] lại mất dấu thực tế và bay bổng vào giả thuyết và tưởng tượng siêu hình hão huyền,
vào một thế giới của những mộng mơ không có chỗ cho thực tế cuộc sống cá nhân và xã hội.]
Và như thế là chỉ có một thứ mà tác giả sách này loại trừ ra, chính là sự tiến lên [hợp nhất với]
kiến thức cụ thể về thế giới tâm linh; ông ta sẽ vui mừng với động lực mà quyển “Theosophy”
của tôi đem lại trong việc cải thiện đạo đức con người, thế nhưng ông ta chưa hiểu rằng vào
thời kì thứ năm Hậu Atlantis này, sự cải thiện đạo đức chỉ có thể đến thông qua kiến thức tâm
linh cụ thể. Ông ta không nhận thức được gốc rễ, lại muốn thành quả mà không có rễ đó. Tầm
nhìn của ông chưa thể bao quát hết đường đi nước bước. Cực kì thú vị ở chỗ tuy đã đọc kĩ nghĩ
sâu về quyển “Theosophy” của tôi nhưng lại không thể hiểu không có rễ thì không thể có trái,
nên ông ta muốn cắt bỏ phần đầu của quyển sách chỉ giữ lại phần thân bởi cảm thấy phần thân
quan trọng. [Ghi chú 20]
Ghi chú 20: Quyển “Theosophy” của Steiner gồm các chương đầu sách nói về các thành phần cấu tạo của
con người, về việc linh hồn chuyển kiếp cùng số phận, về ba thế giới (vật chất, tâm hồn, linh hồn), và
chương cuối có tựa “Con đường dẫn đến kiến thức.”

Ví dụ này minh họa cho điều tôi đã nói về việc có những người như vậy: họ công nhận nhu cầu
hiểu biết xã hội và tự do tư duy, những điều này họ hiểu được; nhưng còn việc yếu tố thứ ba là
kiến thức về thế giới tâm linh phải làm nền tảng của thời kì thứ năm Hậu Atlantis thì họ không
sẵn lòng thừa nhận – đó là một thứ họ không vươn ra để nhận thức được. Và một trong những
nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học tâm linh Anthroposophy chính là khơi cho người ta
hiểu điều này. Người ta thường nói vươn đến thế giới tâm linh là một ảo tưởng hão huyền. Họ
không thấy rằng chính việc mất đi kiến thức tâm linh đã khiến chủ nghĩa trọng vật chất xảy đến
với chúng ta, mang theo thái độ sống và sự bất lực trong hiểu biết xã hội của nó. Quan sát
những người đầy thiện chí như tác giả nọ chúng ta mới có thể nhận ra sự khó khăn mà nhiều
người gặp phải trong việc thừa nhận sự tồn tại cụ thể của thế giới tâm linh. Cũng bởi điều này
mà chúng ta phải cố gắng hơn nữa để hiểu những điều tôi đã trình bày trong bài giảng hôm nay.
Mục đích của bài giảng này là chỉ ra ba lí tưởng lớn cụ thế dành cho thời kì thứ năm Hậu
Atlantis chúng ta: thấu hiểu lẫn nhau trong xã hội, tự do trong tư duy, và kiến thức về thế giới
tâm linh. Trong tương lai, ba lí tưởng lớn này sẽ phải hướng dẫn các khoa học, tinh lọc xã hội,
truyền cảm hứng bằng những động lực mới mẻ cho đạo đức, và chỉ đạo xuyên suốt và sâu rộng
hơn cuộc sống con người hiện đại ở hết mức có thể. Thế nhưng hai yêu cầu đầu – hiểu biết xã
hội và tự do tư duy – không thể được thỏa mãn nếu không có cái thứ ba, bởi cả ba cái đều cần
cho sự phát triển của tâm hồn nhận thức tâm linh. Chúng ta phải tự nhắc mình rằng những

13
chân lí tưởng chừng như trừu tượng mang trong chúng sức mạnh kì diệu mà một khi được giải
phóng sẽ rót ánh sáng rõ ràng lên toàn bộ cuộc sống. Và dù đang được đặt đứng ở đâu -- vị trí
nhà khoa học hay công nhân, dù phần chúng ta nhỏ thế nào – nếu chúng ta biết đưa những
chân lí trừu tượng này vào cuộc sống, chúng ta vẫn là những đồng nghiệp trong những nhiệm
vụ lớn lao nhất của thời đại. Và tâm hồn chúng ta khi đó sẽ được lấp đầy một niềm hân hoan
không phải chỉ là cổ vũ bề ngoài mà còn góp phần vào niềm hăng say đem đến cho ta sinh lực
và sức mạnh, và biến chúng ta thành những người lao động chân chính của cuộc sống không để
đời mình suy thoái trở thành chỉ còn cái cớ để hưởng thụ. [Lời bàn 21]
Lời bàn 21: Không biết ở Việt Nam thế nào, ở đây mình đọc/nghe thấy hoài câu “Life is short” được dùng
để viện cớ cho một hưởng thụ nào đó (thường là hưởng thụ người đó không hoàn toàn thoải mái nhận) –
nhỏ như chỉ một dịp vui chơi, lớn là cho cả một đời sống an nhàn.

-----------------

14

You might also like