You are on page 1of 8

LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ

MỤC LỤC
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH .........................................................................................
1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................
a. Vị trí địa lý ...............................................................................................
b. Dân cư, xã hội...........................................................................................
c. Cơ sở kinh tế.............................................................................................
II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ....................................................................................
1. Thời cổ đại
a. Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II
TCN)..........................................................................................................
b. Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)....................
c. Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ IV TCN:..........................................
d. Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ II TCN:....................................................
e. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV sau công nguyên:.........................
2. Thời trung dại
a. Vương triều Gúp ta (từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI):.....................................
b. Vương triều Hác sa (thế kỷ VII đến thế kỷ XII):......................................
c. Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526).................................................
d. Vương triều Môgôn (1526 – 1857):..........................................................
III.
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
- Vị trí địa lý:
+ Ấn Độ là một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam giáp
Ấn Độ Dương. Tây Bắc là vùng đồi núi thấp, giáp với Trung Á và Tây Nam Á.

Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600 km, trong đó có tới
40 ngọn núi cao trên 7.000m so với mặt biển, biên giới tự nhiên giữa Ấn Độ và Trung Hoa.
Theo trí tưởng tưởng của người Ấn Độ cổ thì đây là những ‘trụ trời” đã nâng vòm trời lên cho
nhân gian sinh sống.
Himalaya theo tiếng Sanxkrít, có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết” hay “xứ sở của tuyết”. Trong
trí tưởng tưởng của người Ấn Độ thì Himalaya là nơi tiếp giáp giữa cõi trời và trần gian, là
nơi trú ngụ và đi về của các thần linh nên nơi đây thường là chốn tu hành khổ luyện của
những đạo sĩ muốn tĩnh tâm thiền định, chiêm nghiệm về bản chất của vũ trụ và nhân sinh,
tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi cảnh lầm than, khổ ải của cuộc đời.
+ Thời cổ trung đại, lãnh thổ của Ấn Độ rộng lớn hơn, bao gồm cả các nước Pakixtan,
Bănglađét, Nêpan ngày nay.
+ Ấn Độ ngày nay là một nước có diện tích lớn vào hàng thứ 7 trên thế giới (3.280.483 km2)
và có số dân đông thứ hai, sau Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, Ấn Độ gần như chiếm trọn cả
vùng Nam Á.
- Dân cư, xã hội:
Ấn Độ gồm rất nhiều tộc người, nhưng chủ yếu có hai thành phần chủng tộc: Đraviđa chủ yếu
cư trú ở miền Nam và người Aryan từ vùng Caxpiên di cư xuống miền Bắc Ấn Độ và định cư
ở đó.
- Cơ sở kinh tế:
Nông nghiệp:
+ Từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng
cày, sức kéo) và hệ thống thuỷ lợi (đào mương, đáp đập).
+ Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc,
gia cầm.
- Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu,

- Thương mại:
+ Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường.
+ Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường
châu Á và phương Tây.
+ Các mặt hàng nổi tiếng là: nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công,…
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ẤN ĐỘ
1. Thời cổ đại
a. Thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu thiên kỷ III đến giữa thiên kỷ II TCN): còn
gọi là thời kỳ văn hoá Haráppa và Môhenjô Đarô (do việc phát hiện ra hai thành phố Haráppa
và Môhenjô Đarô bị chôn vùi dưới đất ở vùng lưu vực sông Ấn). Chủ nhân của nền văn minh
này là người Đraviđa, qua nghiên cứu các hiện vật tìm được và tìm hiểu cấu trúc của hai thành
phố này cho thấy: đây là thời kỳ xã hội người Đraviđa đã có sự phân hoá giai cấp, nhà nước
đã hình thành.

(Hình ảnh Thành phố Harappa cổ)

(Hình ảnh thành phố Môhenjô Đarô)


b. Thời kỳ Vêđa (từ giữa thiên kỷ II đến giữa thiên kỷ I TCN)
Lịch sử Ấn Độ thời kỳ này được phản ánh trong bộ kinh Vêđa, bộ kinh Thánh của đạo
Bàlamôn nên được gọi là thời kỳ Vêđa.

Bộ kinh Vêda
Bộ kinh Vêđa gồm có 4 tập: Rich Vêda, Xama Vêđa, Atacva vêda và Yagiva Vêda. Trong đó
Rich Vêda được sáng tác vào khoảng giữa thiên niên kỷ II đến cuối thiên niên kỷ II TCN, còn
3 tập Vêda khác được sáng tác vào khoảng đầu thiên kỷ I TCN
Các vị thần đầu tiên trong các kinh Veda là các sức mạnh thiên nhiên: trời, mặt trời, đất, lửa,
ánh sáng, gió, nước và sinh thực khí.
Vị thần quan trọng nhất trong kinh Veda là Agni thần lửa. Agni là ngọn lửa linh thiêng bốc lên
như để cầu nguyện trời, là làn chớp trên không trung, là nguồn sống nóng hổi, là tinh thần của
thế giới

Vị thần được sùng bái nhất thời đó là thần Indra, thần sấm và dông tố. Vì chính thần Indra ban
những “cam vũ” cho dân Ấn-Aryen, những trận mưa mà họ còn quí hơn mặt trời nữa, họ coi
Indra là vị thần tối thượng đẳng của họ, cũng là hữu lí. Khi ra trận, họ cầu nguyện thần sấm
giúp họ và họ hình dung thần sấm có những nét một vị anh hùng khổng lồ, mỗi bữa ăn mấy
trăm con bò mộng và uống cả mấy ao rượu

Thần Indra
Chủ nhân của thời kỳ Vêđa là người Aryan
(nghĩa là “người cao quý”) mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ (vào khoảng năm 1500 TCN).
Trước khi vào Ấn Độ, người Aryan còn đang ở trong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc,
sống cuộc sống du mục, chưa định cư, tức là ở trình độ văn minh thấp hơn so với người
Đraviđa. Khi vào Ấn Độ, người Aryan học tập kỹ thuật làm nông nghiệp của người Đraviđa,
bắt đầu sống định cư, dần dần xây dựng các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ. Trong quá trình đó,
người Aryan đã xây dựng chế độ đẳng cấp, để bảo vệ chế độ đẳng cấp họ dùng luật pháp (luật
Manu) và tôn giáo (đạo Bàlamôn). Do vậy, trong thời kỳ này ở Ấn Độ xuất hiện 2 vấn đề có
ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội đó là chế độ đẳng cấp Vácna và đạo
Bàlamôn.

Bàlamôn

Đạo Bàlamôn xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, có thể nói là


sớm nhất, ngay từ đầu thiên niên kỷ I TCN, khi người Aryan đã làm chủ phần lớn bán đảo Ấn
Độ và bắt đầu xây dựng những quốc gia đầu tiên. Đạo này hình thành trên cơ sở của đạo
Vêđa. Đạo Bàlamôn là tôn giáo của xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên do người Aryan
lập ra ở Ấn Độ
Giáo lý của đạo Bà La Môn cho rằng những đau khổ ở trên đời này chỉ là tạm thời và không
đáng quan tâm, vì cuộc đời này là huyền ảo. Chỉ có Brahma, đấng tối cao, chúa tể của vũ trụ,
là có thật. Nếu người ta bị khổ sở thì đó là vì kiếp trước mắc nhiều tội lỗi, vì phạm luật
Dharma do thần ban ra. Người bị áp bức chỉ có thể hy vọng kiếp sau sẽ đầu thai vào một
Varna cao hơn bằng cách theo cho đúng luật Dharma, nghĩa là phải ra sức làm việc không kêu
ca, phải biết thân phận, biết nhẫn nhục, không ganh ghét quý tộc và người giàu. Đó tức là
thuyết luân hồi (Karma) của đạo Bà La Môn mà sau này đạo Phật đã tiếp thu.
chế độ đẳng cấp vácna
Chế độ đẳng cấp Varna là một chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, về dòng họ
quý, tiện về nghề nghiệp, về tôn giáo, hình thành trong quá trình người Aryan chinh phục và
thống trị người Dravidian, trong quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và
thường dân người Aryan.

Bộ luật Manu và thần Brahma Ấn Độ cổ đại


Theo bộ luật Manu, người ta phân biệt rất nhiều chủng tính, tựu trung có thể quy thành
bốn chủng tính lớn, sắp xếp theo tự trên dưới như sau:
 Chủng tính Brahmin (hay Brahma), tức là Bà La Môn, gồm tầng lớp tăng lữ của đạo
Bà La Môn;
 Chủng tính Kshatriya, gồm tầng lớp quý tộc, vương công và võ sĩ;
 Chủng tính Vaicya, gồm đại đa số bình dân người Aryan làm nghề nông, nghề thủ
công và nghề buôn;
 Chủng tính Shudra, gồm đại bộ phận những thổ dân bị người Aryan chinh phục và nô
dịch, chủ yếu là người Dravidian không được hưởng quyền lợi gì, căn bản là những kẻ
tôi tớ đi làm thuê làm mướn.
Giữa các chủng tính đó và nhất là giữa ba chủng tính trên với chủng tính Shudra có một sự
cách biệt rất nghiêm ngặt. Hôn nhân giữa những người thuộc chủng tính khác nhau bị cấm
chỉ, thậm chí vương công, quý tộc thuộc chủng tính Kshatriya không được lấy con gái thuộc
chủng tính Bà La Môn làm vợ. Tuy vậy, người thuộc chủng tính trên có thể lấy vợ thuộc
chủng tính dưới. Con cái do sự kết hôn phi pháp giữa người thuộc chủng tính khác nhau mà
sinh ra bị coi là không trong sạch và bị giáng xuống chủng tính hèn hạ nhất trong xã hội.
Pháp luật phân biệt và luôn luôn bảo vệ quyền lợi của những chủng tính trên.
c. Ấn Độ từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ IV TCN: là thời kỳ hình thành các quốc gia sơ kỳ.
Đây cũng là thời kỳ các vương quốc ở Ấn Độ tranh giành quyền bá chủ ở lưu vực sông Hằng,
trong đó vương quốc Magađa là vương quốc lớn mạnh nhất ở vùng Bắc Ấn.
Năm 327 TCN, sau khi tiêu diệt Ba Tư, quân đội Makêđônia do Alêchxăngđrơ chỉ huy đã tấn
công Ấn Độ, tuy nhiên họ đã không thành công.
d. Ấn Độ từ thế kỷ IV đến thế kỷ II TCN: Vương triều Môrya (321 – 187 TCN) do Sanđra
Gúpta, biệt hiệu là Môrya (chim công) lập nên sau khi đánh thắng quân Makêđônia, giải
phóng đất nước. Đây là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, đặc biệt giai
đoạn cường thịnh là thời Asôca (273 – 236 TCN). Đạo Phật trở thành quốc giáo.
e. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ IV sau công nguyên:
Sau khi Asôca chết, vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần
dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt trầm trọng. Tộc
Cusan từ Trung Á vào chiếm miền Tây Bắc Ấn Độ, thành lập nước Cusan. Dưới thời vua
Canixca (78 – 123) - vốn là một người tôn sùng đạo Phật, nên Phật giáo thời kỳ này cũng rất
hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước Cusan ngày càng suy yếu, đến thế kỷ V thì bị diệt
vong.
2. Thời trung đại
a. Vương triều Gúp ta (từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI): đây là thời kỳ xác lập chế độ phong
kiến ở Ấn Độ. Giai đoạn này được xem là “Thời đại cổ điển” trong lịch sử Ấn Độ. Các
phương diện chính trị - xã hội và nền văn hóa được định hình, trở thành bản sắc của Ấn Độ.

Tượng Sandra gupta ở New Delhi


b. Vương triều Hác sa (thế kỷ VII đến thế kỷ XII): là thời kỳ tồn tại chế độ phong kiến
phân tán ở Ấn Độ. Trong thời kỳ này, có một giai đoạn dưới thời trị vì của Hác sa, Ấn Độ trở
thành một vương quốc tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ, đến năm 648, khi Hác sa
chết, quốc gia do ông dựng lên cũng tan rã theo. Từ đó cho đến thế kỷ XII là thời kỳ Ấn Độ
liên tiếp ngoại tộc xâm chiếm. Đến năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào
Ápganixtan.
c. Vương triều Hồi giáo Đêli (1206 – 1526)
Đây là thời kỳ thống trị của người Hồi giáo. Năm 1206, viên tổng đốc của Ápganixtan ở miền
Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm vua (xuntan), đóng đô
ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (hay vương triều Hồi giáo Đêli).
Vương triều Hồi giáo Đêli

d. Vương triều Môgôn (1526 – 1857): là thời kỳ Ấn Độ bị Mông Cổ xâm lược và thống trị.
Từ giữa thế kỷ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn
toàn bị biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn tồn tại đến năm 1857 thì bị diệt
vong.

lăng Ta-giơ Ma-han (Taj Mahal)

Đây là lăng Ta-giơ Ma-han (Taj Mahal) được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm
1983. Công trình này là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời đế quốc Mô-
gôn và trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì được xem là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu
mà vua Shah Jehan dành tặng cho hoàng hậu đã mất của mình.

III. CẤC THÀNH TỰU TIÊU BIỂU


1.1 Kinh tế chính trị

You might also like