You are on page 1of 11

HỌC VIỆN THÁNH GIUSE – DÒNG TÊN VIỆT NAM

Bộ môn: Triết Trung Hoa

Giáo sư hướng dẫn: Lm Barnaba Vũ Minh Trí

Quan niệm về “Nhân tính” và vấn đề giáo dục trong Luận Ngữ (Tứ Thư)

Học viên thực hiện

Marie-Lawrence Trần Trúc Linh, SPP

Email: lawrencelinhspp@gmail.com

Tháng 05 năm 2023


Ý chính: Bàn luận về vấn đề bản tính con người và vấn đề giáo dục trong sách Luận ngữ, tác

phẩm được xem là của Khổng Tử. Qua việc bàn luận, người viết làm rõ tư tưởng của Khổng Tử

về bản tính con người là không thiện không ác; việc thiện ác nơi con người là do việc tu dưỡng,

trau dồi mà nên, do đó, giáo dục đóng một vai trò quyết định trong việc giúp một người trở thành

người hoàn thiện-quân tử.

Từ khoá: Bản tính con người, giáo dục, đức nhân, đức lễ, đức nghĩa, đức tín.
3

Khổng Tử (551 – 479 tCN) nhà triết học Trung Quốc, mặc dù ông không viết bất kỳ tác

phẩm nào truyền lại cho hậu thế, thế nhưng tất cả các tác phẩm do các đồ đệ tổng hợp lại đều lấy

tên của ông. Tư tưởng chứa đựng trong các tác phẩm ấy vẫn mang tính lịch sử cho đến ngày nay.

Luận ngữ là một tập hợp những câu nói và ý tưởng được cho là của Khổng Tử và những người

cùng thời với ông. Luận ngữ là một trong những cuốn sách được đọc và nghiên cứu nhiều nhất ở

Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng và giá trị của Trung Quốc và Đông Á ngày

nay. Hai trong những vấn đề quan trọng được bàn đến trong tác phẩm này là nhân tính con người

và vấn đề giáo dục. Bài viết dưới đây cố gắng đi trình bày những hiểu biết về vấn đề nhân tính

con người và giáo dục trong tác phẩm Luận ngữ, qua đó hiểu hơn tư tưởng của Khổng Tử về

nhân tính và giáo dục.

1. Bàn về nhân tính con người trong Luận ngữ

Trong Luận ngữ, Khổng Tử không khẳng định rõ ràng về bản tính con người là thiện hay ác,

nhưng ông khẳng định con người sinh ra hết thảy đều giống nhau nhưng do môi trường sống

mà hình thành những con người khác nhau. Trong môi trường ấy, việc tập luyện và tu dưỡng

đóng vai trò quyết định trong việc hình thành một người tiểu nhân hay quân tử. Phần này

trình bày về bản tính con người và hai loại người trái ngược trong nhân cách là kẻ tiểu nhân

và người quân tử.

1.1 Luận ngữ nói gì về nhân tính con người

Nhân tính là một trong những khái niệm chính trong Luận ngữ của Khổng Tử và được

ông rất chú trọng. Nó đề cập đến phẩm chất đạo đức là nhân đạo, nhân từ và từ bi đối với người
4

khác. Nhân tính cũng là mục đích cuối cùng của tu thân và giáo dục đạo đức trong triết học Nho

giáo.

Theo Khổng Tử, nhân tính không phải là thiên phú mà là tiềm năng có thể phát triển

thông qua học tập và rèn luyện. Khổng Tử nói: “Người ta thảy đều gần giống nhau, vì ai nấy đều

có cái bổn tánh lành; những bởi nhiễm thói quen, nên họ thành ra khác nhau” 1. Ông cũng nói

thêm rằng: “Chẳng lẽ nhân đức lại xa vời thế ư? Ta muốn nhân đức thì nhân đức liền tìm đến 2”.

Như vậy, nhân tính được Khổng Tử đề cập trong luận ngữ là bản chất của con người đã có và

được phát triển hơn thông qua việc rèn luyện vì nhân tính của một người được phát triển và duy

trì rèn luyện tốt thì sẽ trở thành người quân tử và ngược lại người ấy sẽ trở thành kẻ tiểu nhân.

Như vậy, theo Khổng Tử bản tính con người khi mới sinh ra đều gần giống nhau, không

thiện, không ác nhưng do các yếu tố như môi trường sống, điều kiện giáo dục… mà trở nên khác

biệt. Đời sống của một con người là một quá trình tu dưỡng để trở nên những con người hoàn

thiện, nếu ai không có gắng tu tập, rèn luyện thì sẽ trở thành những tên ác nhân. Dựa trên quan

điểm ấy, Không tử đưa ra hai mẫu người gồm người quân tử và người tiểu nhân để phân chia

những người khao khát trở nên hoàn thiện và những kẻ không muốn trao dồi các đức tính của

một người hoàn thiện. Để giúp hiểu hơn về hai loại người này, phần dưới đây sẽ khắc hoạ về

chúng.

1.2 Người Quân Tử Và Kẻ Tiểu Nhân

Khổng Tử được mệnh danh là Socrates của Đông Phương và triết lý của 2 triết gia này

khá tương đồng với nhau. Ngay từ đầu, việc dựng tính cách của con người là một vấn đề đáng

được quan tâm và việc phân loại từng hạng người trong xã hội để vạch ra con đường đúng đắn

1
Tứ Thư, dịch bởi Đoàn Trung Còn (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản: Thuận Hóa, 2015), Quuyển 9, c17-2.
2
Luận ngữ chú giải, chú giải bởi Dương Bá Tuấn – dịch bởi Ngô Trần Trung Nghĩa (Hà Nội: Nhà Xuấ BảnVăn
Học, 2019), 166.
5

cho việc dùng người, cai trị và giáo dục con người sao cho phù hợp với bối cảnh thời bấy giờ.

Như đã trình bày tự bản chất con người là không thiện, không ác, cho nên sự phân loại con người

được dựa trên những cơ sở tiêu chuẩn khác nhau. Hơn nữa, sự phân biệt các loại người được chú

trọng nhiều hơn theo một quy chuẩn đạo đức nhất định, từ đó ta biết được đâu là người tiểu nhân,

đâu là người quân tử.

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã nhiều lần so sánh quân tử và tiểu nhân, qua đó cho ta có

một cái nhìn rõ hơn về hai hạng người này. Đối với ông, một người đàn ông không thể là quân tử

nếu người đó không thể hiện lòng nhân đạo. ‘Một quân tử chia tay với nhân nghĩa không hoàn

thành danh nghĩa đó. Quân tử không phút nào bỏ nhân”. Ở cấp độ thấp hơn, quân tử là người có

hành động không bạo lực, cư xử hoàn toàn chân thành và lời nói không thô tục. Ở cấp độ cao

hơn, một quân tử là người có thể được giao phó vận mệnh của cả quốc gia, một người sẵn sàng

gánh vác gánh nặng lớn như phục vụ quốc gia và nhân dân, và là người kiên trì thực hiện nhân

đạo trong thế giới. Con đường (Dao) là thứ duy nhất mà một quân tử tìm kiếm, ngay cả khi việc

làm đó khiến anh ta rơi vào cảnh nghèo khó. Quân tử là người trí huệ không nghi hoặc, người

nhân nghĩa không lo lắng, và người dũng cảm không sợ hãi.3

Quân tử là mẫu người mà Khổng Tử lưu tâm và ra sức đào luyện cho các học trò của mình, là

mẫu người “nội thánh ngoại vương”. Kẻ tiểu nhân được cho là người có chí khí hèn hạ, thấp kém

cả trong lẫn ngoài. Người quân tử như là một mẫu người lý tưởng; chuyên cần học đạo thánh

hiền, học sâu hiểu rộng. Mọi việc đào tạo, cố gắng, tập tành của Không Tử đều nhắm đến mục

đích trên.

Thật vậy, người ta thường nói đạo Nho là đạo của người quân tử vì hầu hết trong Nho gia

đều bàn về quân tử. Tuy nhiên, có người cũng học đạo thánh hiền nhưng người trở nên tiểu nhân

vì thế kẻ tiểu nhân không có địa vị trong xã hội, học vấn. Quân tử là lý tưởng mà tất cả các nhà
3
Yao, Xinzhong, An Introduction to Confucianism, (New York: Nhà xuất bản: Cambridge University, 2000), 214.
6

Nho đều hướng tới. Quân tử là người tu dưỡng bản thân về mặt đạo đức, tham gia thực hiện đúng

các nghi lễ, là người thể hiện lòng hiếu thảo và lòng trung thành khi cần thiết và là người đã trau

dồi nhân nghĩa. Tấm gương vĩ đại của quân tử chính là Khổng Tử. 4Khổng Tử nói rằng: “Quân tử

hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”, như vậy ta thấy được rằng với Khổng Tử thì

người quân tử dùng ý kiến đã được kiểm chứng của mình mà sửa dạy những sai lầm của kẻ khác

chứ không hùa theo một ai, còn kẻ tiểu nhân thì nhắm mắt hùa theo chứ không dám bày tỏ ý kiến

riêng của mình.5

Người quân tử nhờ vào việc chuyên chăm tạo lập, rèn dũa đức hạnh, đạo lý nên được

thành đạt, làm nên sự nghiệp lớn, có địa vị cao trong xã hội. Cũng nhờ vào việc kiên trì và nỗ lực

học tập suốt đời mà người quân tử tin tưởng ở bản thân mình và tự mình quyết định cuộc đời

mình, không tìm cách dựa dẫm vào người khác như kẻ tiểu nhân. Thật vậy, người quân tử theo

Khổng Tử là người luôn giữ cái tâm của mình ở mức trung dung, không thiên lệch, không

nghiêng chiều vì thế mà người quân tử luôn trọng nghĩa, phân biệt phải trái, đúng sai, công minh

vô tư.

Như vậy, có thể thấy, để trở thành người quân tử, một người cần được giáo dục, tu

dưỡng, rèn luyện các đức tính theo kiểu của những người thuộc tầng lớp xã hội cao, những người

tề gia, trị quốc để giúp thiên hạ được thái bình, thịnh vượng. Vậy đâu là cách thức để hướng đến

người quân tử, phần tiếp theo sẽ trình bày giáo dục như cách thức để hướng đến người quân tử.

2. Vấn Đề Giáo Dục Hướng Đến Người Hoàn Thiện

Bản tính con người có khuynh hướng nghiêng về sự thiện; tính cách con người được định

hình phụ thuộc vào nơi họ sống, cách họ được giáo dục, chỉ dạy… để vươn đến nhân cách của
4
Johnson, Michel Clasquin. Confucianism: The Way of the Gentleman, 21 1 2017. (đã truy cập 05 2023).
https://brewminate.com/confucianism-the-way-of-the-gentleman/
5
Luận ngữ chú giải, chú giải bởi Dương Bá Tuấn – dịch bởi Ngô Trần Trung Nghĩa (Hà Nội: Nhà Xuấ BảnVăn
Học, 2019), 314.
7

bậc quân tử, và cao hơn nữa là của bậc hiền nhân, đòi hỏi cần có một phương pháp giáo dục hay

một phương pháp tu dưỡng giúp con người đạt được điều đó.

Thông qua việc giáo dục, con người có thể phát triển sức mạnh đạo đức và tiến tới nhân

đức ấy. Vì vậy, việc học trở thành một phương tiện để phát triển con người đạt tới những mức độ

kể trên. Khổng Tử suốt đời đặt tâm trí vào việc học, việc học nơi ông có một đích nhắm xác định

theo từng mốc thời gian khác nhau như mười lăm tuổi, ba mươi tuổi, bốn mươi tuổi, năm mươi

tuổi, … (Luận Ngữ 2,4); Tất cả đều gắn liền hay đúng hơn là sống trong việc học hỏi không

ngừng nghỉ. Ông coi việc học là cách để cân bằng tính cách và hành động của chính mình. Ông

gắn bó với việc học và coi trọng việc kết nối với các đức tính nhân, nghĩa, lễ, tín, ông tin rằng tất

cả những đức tính này phải dựa vững chắc vào việc học tập và nghiên cứu: Yêu nhân nghĩa mà

không yêu học tập là một sự dại dột. 6 Vì vậy, mỗi đức tính có một vai trò nhất định trong hành

trình đào luyện, tu thân trở nên người quân tử. Dưới đây người viết sẽ trình bày từng đức tính kể

trên.

2.1 Đức nhân

Đức nhân vừa mang ý nghĩa siêu hình nền tảng: con người đích thực là nơi hội thông nối

kết của hai năng lực trời đất; vừa mang ý nghĩa xã hội: con người đích thực phải tạo nên mối

tương quan giao hòa với tha nhân. Khổng Tử nói: “người thông minh ưa sông nước, người nhân

đức thì thích núi non, người thông minh thì hoạt động, người nhân đức thì trầm tĩnh. Người

thông minh thì vui vẻ, người nhân đức thì trường thọ7”. Như vậy đức nhân là một là một thể yên

lặng như núi và bao nhiêu đức tính khác đều bởi đó mà sinh ra, khác nào như các thứ cây cối đều

mọc lên cả trên núi. Trong cái thể yên lặng ấy có cái tính sáng suốt, cái sức mạnh mẽ, có điều gì

6
Yao, Xinzhong, An Introduction to Confucianism, (New York: Nhà xuất bản: Cambridge University, 2000), 210.
7
Luận ngữ chú giải, chú giải bởi Dương Bá Tuấn – dịch bởi Ngô Trần Trung Nghĩa (Hà Nội: Nhà Xuấ BảnVăn
Học, 2019), 136.
8

cũng biết rõ ràng ngay, mà làm việc gì cũng điều hòa và trúng tiết. 8 Có thể thấy được rằng, đức

nhân có một vai trò quan trọng trong tiến trình tu dưỡng của Khổng Tử.

Trong các đức hạnh thì đức nhân được coi như là nguồn gốc của mọi nhân đức, là cái gốc

lớn của sự sinh hóa trong trời đất, thế gian nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia

nhờ đó mà còn, lễ nghĩa nhờ đó mà phát hiện ra 9. Như vậy, Khổng Tử cho rằng cái học trước

nhất là học cho nhuần nhuyễn nhân đức hơn là học các tri thức khác. Đức nhân là nói về cách

hành xử của con người phải hợp với đạo trời và bỏ hết cái tâm tư ý, khiến cho đối với người như

với mình, lúc nào cũng kính cẩn và thân ái. Để đạt được nhân đức này cần phải hy sinh, quên

mình giúp người10. Như vây, đức nhân là đích điểm tu luyện của mọi nhân đức.

2.2 Đức lễ

Khổng Tử thường nhắc chữ lễ, và đây cũng là chủ đề mà Khổng Tử đã hỏi Lão Tử khi

hai ngài gặp nhau. Chữ lễ trước tiên chỉ dùng để nói cách thờ thần cho được phúc, tức là chỉ có

nghĩa cúng tế, thuộc về đường tông giáo. Sau dùng rộng ra, nói gồm cả những quy củ mà phong

tục và tập quán của nhân quần xã hội đã thừa nhận. Sau cùng chữ lễ lại có cái nghĩa thật rộng nói

gồm cả cái quyền bính của vua và cái tiết chế sự hành vi của nhân chúng là hàm dưỡng những

tình cảm cho thật hậu, để gây thành cái tập quán đạo đức cho đến bậc nhân.11

Đức Lễ biểu hiện nền đạo đức, là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục đạo đức.

Thiếu đức lễ không thể thực hiện được các đức tính còn lại. Đức lễ như là phương thế mà người

ta phải theo, đức lễ căn cứ vào mọi quy luật hành động trong mọi khía cạnh cuộc sống.

8
Trần Trọng Kim, Nho Giáo, (Hà Nội: Nhà xuất bản: Văn Hoá Thông Tin, 2006), 31
9
Ibid, 32.
10
Bài giảng triết đông, Khổng Tử, 17.
11
Trần Trọng Kim, Nho Giáo, (Hà Nội: Nhà xuất bản: Văn Hoá Thông Tin, 2006), 52.
9

2.3 Đức nghĩa

Đức Khổng tử nói: “Quân tử hiểu rõ về điều nghĩa, tiểu nhân hiểu rõ về điều lợi.” Người

quân tử mỗi khi làm một điều gì đều cân nhắc xem có hợp nghĩa hay không, có vi phạm đến mối

tương quan tốt đẹp giữa mình và tha nhân không. 12


Người quân tử chỉ tế Trời, tế tổ tiên, tế vong

linh các anh hùng liệt sĩ, tế các vị thánh nhân mà thôi. Tế Trời để tỏ lòng tôn kính với Đấng sáng

tạo vũ trụ vạn vật. Tế tổ tiên để kính nhớ ân đức sinh thành dưỡng dục. Tế các anh hùng liệt sĩ và

tế các thánh nhân là những người có công với dân chúng, những người gây ảnh hưởng tốt về

phương diện tinh thần. Đối với những người thấy việc nghĩa mà không làm, Đức Khổng tử cho

không có ý chí mạnh mẽ, là nhát gan. Việc nghĩa là việc phù hợp với đạo lý, thể hiện tình tương

trợ, bác ái, cứu khốn phò nguy đối với những người yếu đuối kém cõi, người sa cơ lỡ bước,

người bị ức hiếp. Trong điều kiện mình có thể làm được mà không chịu làm, đó là người nhát

gan hoặc lười biếng, thiếu ý chí mạnh mẽ.13

2.4 Đức tín

Đức tín là tin tưởng và tin cậy. Đây là một đức tính cần thiết khi cư xử với người khác;

rằng con người không nên lừa dối người khác và nên nói chính xác những gì sẽ nói. Trong cuộc

đối thoại, Khổng Tử đã trả lời Tử Trương khi hỏi làm thế nào để đi đến đâu cũng êm xuôi.

Khổng Tử đã trả lời: “Lời lẽ thì trung tín, hành vi thì kính cẩn, được vậy thì dẫu cho đến xứ man

hay xứ mạch cũng êm xuôi. Còn như lời lẽ mà gian trá, hành vi mà khinh bạc thì dù ở trong

châu, trong làng thì cũng chẳng đi đâu được14”. Thật vậy, ông nhấn mạnh rằng con người nên giữ
12
Lý Minh Tuấn, Tứ Thư Bình Giải, (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản: Quang Bình, 2010), 490.
13
Ibid, 54.
14
Luận ngữ chú giải, chú giải bởi Dương Bá Tuấn – dịch bởi Ngô Trần Trung Nghĩa (Hà Nội: Nhà Xuấ BảnVăn
Học, 2019), 360.
10

sự trung thực trong lời nói và hành vi với chính mình, sau đó nên tránh lời nói dối người khác.

Nhờ vào lòng tín trung đó mà việc xây dựng tình liên đới với người khác trở nên dễ dàng hơn và

hài hòa hơn.

Từ những điều trên, nho giáo đã cho chữ tín một nền tảng trong việc quản lý và xây dựng

xã hội. Chỉ khi người cầm quyền trung thành và trung thực với lời nói của mình thì người dân

cũng

sẽ trung thành và trung thực. Vì thế, tin tưởng là điều rất cần thiết để thiết lập mối quan hệ hài

hòa

giữa chính quyền và người dân. Nếu không có niềm tin, sẽ có một sự hỗn loạn trong xã hội.

Với những gì được trình bày trong phần này, bài viết đã cho thấy được bốn đức tính gồm

đức nhân, nghĩa, lễ, tín như bốn cột trụ trong việc thiết lập đời sống đạo đức và hướng thiện nơi

một con người. Ai cũng có khả năng để rèn luyện đạo đức, dẫu cho mỗi người một hoàn cảnh

khác nhau.

Tạm kết

Bài viết vừa khai triển hai vấn đề bản tính con người và giáo dục trong Luận ngữ. Có thể

thấy giá trị lớn lao của Luận ngữ là ở sự giản dị và rõ ràng. Về tính người, Khổng Tử không

khẳng định là ác hay thiện nhưng khẳng định con người khác nhau là do cách thức giáo dục và

môi trường sống. Ngay sau đó, Khổng Tử đề rá cách thức giúp một người trở thành người quân

tử qua việc tu dưỡng các nhân đức: Nhân, Nghĩa, Trí, Tín. Không chỉ vậy dựa trên các đức tính

đó Khổng Tử xây dựng một hệ thống tư tưởng lôgíc, độc đáo, nhằm thiết lập trật tự trong xã hội,

gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của cả quốc gia. Như vậy có thể thấy sự nối kết giữa nhân tính và

giáo dục trong việc hướng đến một con người hoàn thiện là rất cụ thể và có một phương pháp rõ
11

ràng. Nó không chỉ áp dụng cho thời đại của Khổng Tử nhưng vẫn còn thiết thực cho đến ngày

nay.

Tài Liệu Tham Khảo


Johnson, M. C. (n.d.). Confucianism: The Way of the Gentleman. New York. Retrieved 05 23,
2023, from https://brewminate.com/confucianism-the-way-of-the-gentleman/
Luận Ngữ Chú Giải. (2019). (N. T. Nghĩa, Trans.) Hà Nội: Văn Học.
Trần Trọng Kim, N. G. (2006). Nho Giáo. Hà Nội: Văn Hoá Thông Tin.
Tứ Thư. (2015). (Đ. T. Còn, Trans.) Hồ Chí Minh: Thuận Hoá.
Tuấn, L. M. (2010). Tư Thư Bình Giải. Hồ Chí Minh: Quang Bình.
Yao, X. A. (2000). An Introduction to Confucianism. New York: Cambridge University.

You might also like