You are on page 1of 8

2.

5 Bất tử của linh hồn

Trong các mô hình nhất thể, chúng ta tìm thấy những lập luận vừa ủng hộ vừa phản đối ý tưởng cho
rằng linh hồn vốn có tính bất tử. Trong khi nhiều người cho rằng sự bất tử là một món quà của Thiên
Chúa dành cho cả thân xác và linh hồn, một số người lại tin rằng linh hồn có sự sống bất tử do bản
chất của nó. Tuy nhiên, trong một mô hình nhân loại học nhất thể, điều này không làm giảm bớt sự
thật là cho đến khi sự sống lại và sau đó là sự phán xét, chúng ta mới nhận được phần thưởng và hình
phạt, vì đó là con người, sự kết hợp của thân xác và linh hồn, đang được xem xét. Do đó, chính mô
hình nhân loại học, chứ không phải quan điểm về sự bất tử của linh hồn, quyết định cấu trúc tư duy
trong các tác giả Patristric liên quan đến sự phán xét.

2.5.1 Lập luận triết học chống lại sự bất tử vốn có

Mặc dù một số tác giả Patristric đã lập luận từ lý thuyết triết học về sự bất tử của linh hồn, nhưng
nhiều tác giả Patristric đầu tiên lại lập luận từ lý thuyết triết học chống lại sự bất tử đó. Điều này có
thể xảy ra một phần bởi vì trong truyền thống triết học của người ngoại giáo, mà các tác giả Patristric
đã dựa vào để rút ra lập luận của mình, cũng có thể tìm thấy những quan điểm khác nhau như
vậy.121 Chẳng hạn, Nemesius đã ghi nhận nhiều quan điểm mâu thuẫn của các nhà triết học về chủ
đề linh hồn và cho biết đó là lý do tại sao bài luận của ông lại dài dòng đến vậy, vì có nhiều sai lầm
cần phải bác bỏ.122

Sau khi trở lại Kitô giáo từ triết học ngoại giáo, Justin Martyr đã bác bỏ niềm tin vào sự bất tử của
linh hồn, thay vào đó tin vào sự sống lại của thân xác và vương quốc ngàn năm.123 Mặc dù một số
học giả đã hiểu rằng ông vẫn giữ ý tưởng về sự bất tử của linh hồn, nhưng cấu trúc tư duy của ông
khiến việc ông giữ quan điểm này sau khi trở lại Kitô giáo trở nên khó có thể xảy ra.124 Khi Justin
nói về sự bất tử (ngoài khi thảo luận về quan điểm triết học), ông hiểu điều đó có nghĩa là tình trạng
của những người được sống lại từ cõi chết sau khi Chúa Kitô trở lại, trong một trường hợp, ông đề
cập đến những kẻ gian ác phải chịu đau khổ trong thân xác sống lại của họ. Theo Young, Justin cho
rằng quan điểm của người ngoại giáo về sự bất tử và hình phạt sau khi chết đã làm sai lệch giáo lý
Kitô giáo.125

Không thể lập luận từ niềm tin của ông rằng các triết gia đã nhận được cơ sở của giáo lý của họ từ
các đấng tiên tri, để kết luận rằng ông tin vào sự bất tử của linh hồn theo cách mà các triết gia dạy: đó
là, như một bản thể bất tử, sở hữu sự sống trong chính nó, và độc lập với Thiên Chúa. Daniélou lập
luận rằng việc Justin sử dụng thuật ngữ "hạt giống của chân lý" chỉ ra tính chất khiếm khuyết của
giáo lý được vay mượn từ các tác giả Cựu Ước, và quan điểm về sự bất tử của các triết gia không
phải là một cách diễn đạt chính xác của giáo lý Thánh Kinh.126

Hướng đi do Justin vạch ra được đẩy xa hơn bởi môn đệ của ông, Tatian, người có quan niệm nhân
loại học đặc biệt hình thành toàn bộ tư tưởng cánh chung của mình. Đối với Tatian, linh hồn không
phải vốn có tính bất tử, nhưng nó có khả năng trở nên bất tử thông qua sự nhận biết về Thiên Chúa.
Chính sự hiệp nhất với Thiên Chúa bảo tồn linh hồn trong cái chết, vì trong cái chết, linh hồn bị tan
rã, là một hỗn hợp chứ không phải là một bản thể đơn thuần, nhưng nếu nó hiệp nhất với Thánh
Thần, nó sẽ được bảo tồn trong khi chờ đợi sự sống lại.127 Linh hồn hỗn hợp không tập trung ở một
phần của cơ thể mà được "thể hiện" khắp nơi trong cơ thể. Do đó, xác thịt và cơ thể phải được sống
lại cùng nhau,128 để đối mặt với sự phán xét, những kẻ gian ác sẽ phải đối mặt với sự tận diệt và
Trong các mô hình nhất thể, chúng ta tìm thấy những lập luận vừa ủng hộ vừa phản đối ý tưởng cho
rằng linh hồn vốn có tính bất tử. Trong khi nhiều người cho rằng sự bất tử là một món quà của Thiên
Chúa dành cho cả thân xác và linh hồn, một số người lại tin rằng linh hồn có sự sống bất tử do bản
chất của nó. Tuy nhiên, trong một mô hình nhân loại học nhất thể, điều này không làm giảm bớt sự
thật là cho đến khi sự sống lại và sau đó là sự phán xét, chúng ta mới nhận được phần thưởng và hình
phạt, vì đó là con người, sự kết hợp của thân xác và linh hồn, đang được xem xét. Do đó, chính mô
hình nhân loại học, chứ không phải quan điểm về sự bất tử của linh hồn, quyết định cấu trúc tư duy
trong các tác giả Patristric liên quan đến sự phán xét.

2.5.1 Lập luận triết học chống lại sự bất tử vốn có

Mặc dù một số tác giả Patristric đã lập luận từ lý thuyết triết học về sự bất tử của linh hồn, nhưng
nhiều tác giả Patristric đầu tiên lại lập luận từ lý thuyết triết học chống lại sự bất tử đó. Điều này có
thể xảy ra một phần bởi vì trong truyền thống triết học của người ngoại giáo, mà các tác giả Patristric
đã dựa vào để rút ra lập luận của mình, cũng có thể tìm thấy những quan điểm khác nhau như
vậy.121 Chẳng hạn, Nemesius đã ghi nhận nhiều quan điểm mâu thuẫn của các nhà triết học về chủ
đề linh hồn và cho biết đó là lý do tại sao bài luận của ông lại dài dòng đến vậy, vì có nhiều sai lầm
cần phải bác bỏ.122

Sau khi trở lại Kitô giáo từ triết học ngoại giáo, Justin Martyr đã bác bỏ niềm tin vào sự bất tử của
linh hồn, thay vào đó tin vào sự sống lại của thân xác và vương quốc ngàn năm.123 Mặc dù một số
học giả đã hiểu rằng ông vẫn giữ ý tưởng về sự bất tử của linh hồn, nhưng cấu trúc tư duy của ông
khiến việc ông giữ quan điểm này sau khi trở lại Kitô giáo trở nên khó có thể xảy ra.124 Khi Justin
nói về sự bất tử (ngoài khi thảo luận về quan điểm triết học), ông hiểu điều đó có nghĩa là tình trạng
của những người được sống lại từ cõi chết sau khi Chúa Kitô trở lại, trong một trường hợp, ông đề
cập đến những kẻ gian ác phải chịu đau khổ trong thân xác sống lại của họ. Theo Young, Justin cho
rằng quan điểm của người ngoại giáo về sự bất tử và hình phạt sau khi chết đã làm sai lệch giáo lý
Kitô giáo.125

Không thể lập luận từ niềm tin của ông rằng các triết gia đã nhận được cơ sở của giáo lý của họ từ
các đấng tiên tri, để kết luận rằng ông tin vào sự bất tử của linh hồn theo cách mà các triết gia dạy: đó
là, như một bản thể bất tử, sở hữu sự sống trong chính nó, và độc lập với Thiên Chúa. Daniélou lập
luận rằng việc Justin sử dụng thuật ngữ "hạt giống của chân lý" chỉ ra tính chất khiếm khuyết của
giáo lý được vay mượn từ các tác giả Cựu Ước, và quan điểm về sự bất tử của các triết gia không
phải là một cách diễn đạt chính xác của giáo lý Thánh Kinh.126

Hướng đi do Justin vạch ra được đẩy xa hơn bởi môn đệ của ông, Tatian, người có quan niệm nhân
loại học đặc biệt hình thành toàn bộ tư tưởng cánh chung của mình. Đối với Tatian, linh hồn không
phải vốn có tính bất tử, nhưng nó có khả năng trở nên bất tử thông qua sự nhận biết về Thiên Chúa.
Chính sự hiệp nhất với Thiên Chúa bảo tồn linh hồn trong cái chết, vì trong cái chết, linh hồn bị tan
rã, là một hỗn hợp chứ không phải là một bản thể đơn thuần, nhưng nếu nó hiệp nhất với Thánh
Thần, nó sẽ được bảo tồn trong khi chờ đợi sự sống lại.127 Linh hồn hỗn hợp không tập trung ở một
phần của cơ thể mà được "thể hiện" khắp nơi trong cơ thể. Do đó, xác thịt và cơ thể phải được sống
lại cùng nhau,128 để đối mặt với sự phán xét, những kẻ gian ác sẽ phải đối mặt với sự tận diệt và
những người công chính sẽ nhận được sự sống đời đời thông qua sự hiệp nhất với Thánh Thần ngự
trong.129 Tatian tin rằng cả thân xác và linh hồn đều không thể trở nên bất tử một cách tự thân, mà
chỉ có toàn thể con người, cơ thể kết hợp với linh hồn, mới có thể trở nên bất tử thông qua đức tin và
sự ăn năn, khi hiệp nhất với Thánh Thần Chúa.130
Tatian quan tâm chứng minh tính hợp lý của sự sống lại bởi vì ông nhìn nhận đó là niềm hy vọng
tương lai duy nhất cho nhân loại. Nếu linh hồn không bất tử, không thể sống sót sau cái chết, thì chỉ
có sự sống lại mới có thể cứu rỗi chúng ta. Tất cả sẽ phải đối mặt với sự phán xét, khi đó Thiên Chúa
sẽ ban sự bất tử cho người công chính và hình phạt cho kẻ gian ác. Sự phán xét chỉ có thể diễn ra nếu
có sự sống lại: những người đã chết phải được kêu gọi trở lại sự sống để nhận phần thưởng và hình
phạt của mình.131

Florovsky chỉ ra sự khác biệt giữa quan điểm theo đường lối Aristote của Tatian và sự điều chỉnh
trong quan niểm của Athenagoras. Aristote tin rằng tính hoạt diệt của thân xác có nghĩa là tính hoạt
diệt của linh hồn, là nguồn sống của nó. Athenagoras kết luận rằng tính bất tử của linh hồn làm cho
sự sống lại của thân xác trở nên có thể, sự tái lập thân phận con người.132 Tuy nhiên, mặc dù Tatian
tìm cách khẳng định sự thống nhất của bản chất con người, ông vẫn quan niệm nó theo cách nhị
nguyên, và như một lựa chọn thay thế cho ý tưởng Plato về sự bất tử của linh hồn, ông bảo vệ quan
niệm theo đường lối Aristote hơn, rằng linh hồn là "hình thức" của thân xác,133 tan rã và chết đi
cùng với thân xác.134

Sự bác bỏ niềm tin vào sự bất tử của linh hồn của Tatian như vậy không phải xuất phát từ việc nhận
ra rằng nó dựa trên một nhân loại học sai lầm, căn bản là nhị nguyên, mà là vì sự tổng hợp với một
dòng tư tưởng Hy Lạp ngoại giáo khác.135 Nhưng việc chống lại chủ nghĩa Plato từ vị trí của
Aristote cũng sai lầm như nhau, vì vấn đề gốc rễ của việc tổng hợp tư tưởng Kitô giáo và ngoại giáo
vẫn chưa được giải quyết.136 Nỗ lực bác bỏ một quan niệm ngoại giáo bằng cách thay thế bằng một
lựa chọn ngoại giáo khác chỉ có sức thuyết phục trong khuôn khổ của tư tưởng ngoại giáo.

Điều thú vị là mặc dù không đồng ý với sự bất tử của linh hồn, Theophilus của Antioch nói rằng ông
có thể hiểu tại sao một số người đã suy ra điều đó từ Thánh Kinh. Linh hồn dường như được coi là
hơi thở mà Thiên Chúa phù vào lỗ mũi Adam, và do đó là bất tử. "...và Thiên Chúa tạo nên con
người, bụi đất từ đất, và phù hơi sự sống vào lỗ mũi người, và con người trở thành một linh hồn sống.
Đây là lý do tại sao đa số mọi người gọi linh hồn là bất tử."137 Tuy nhiên, Theophilus không nghĩ
rằng linh hồn đã được Thiên Chúa tạo ra là bất tử, vì hơi thở của Thiên Chúa không phải là sự bất tử,
mà chỉ là sự sống thôi.138 Các lập luận được Theophilus sử dụng dựa trên chủ đề Thánh Kinh về
Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, không chỉ mang tính cánh chung, mà còn là một thực tại hiện
tại. Nếu không có sự sống ban bởi Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ chết. Lập trường thay thế cho sự
suy đoán triết học ngoại giáo này, mặc dù có mặt trong giai đoạn đầu của các tác giả Patristric, nhưng
vẫn chưa đủ phát triển.139

Arnobius lập luận rằng nếu linh hồn là bất tử, thì chúng ta sẽ có ít động lực để sống đạo đức, vì
không có gì có thể làm tổn hại chúng ta sau khi chết, bởi vì cả linh hồn và Thiên Chúa đều bất tử và
không thể làm tổn hại lẫn nhau. Do đó, chúng ta sẽ sống đời đời bất kể việc làm của mình là gì. Thay
vào đó, ông khẳng định rằng chúng ta sẽ được sống lại để chịu phán xét, và chỉ có nhân đức mới
mang lại sự sống đời đời.140

Arnobius lập luận từ các tác phẩm của triết học Hy Lạp để chứng minh rằng ở đâu có sự thay đổi,
như trong trường hợp xúc động cảm xúc, thì cũng có khả năng suy tàn và chết. Ông áp dụng lập luận
này cho các vị thần ngoại giáo, chỉ ra rằng những cảm xúc quá mực của họ chỉ ra rằng họ không thể
bất tử, và do đó không thể được coi là thần linh.141 Ông còn lập luận rằng nếu, như những người
ngoại giáo khẳng định, tất cả các vị thần đều có nguồn gốc từ một Đấng Tối Cao duy nhất, thì họ đã
có một khởi đầu, và do đó là những vị thần được sinh ra chứ không tự hữu, và vì vậy là hay chết.142
Sau đó, Arnobius áp dụng logic này cho con người, và chỉ ra rằng nếu chúng ta đã có một khởi đầu,
và chịu sự thay đổi trong bản chất của mình, thì chúng ta đã nhận được sự sống từ Thiên Chúa, và
chúng ta không có điều đó trong chính bản thân mình.143 Chỉ nhờ Chúa Kitô mà chúng ta mới nhận
được sự bất tử, vì chỉ một mình Ngài mới có quyền từ Thiên Chúa để ban phát món quà này. Thay vì
sự bất tử của linh hồn, Arnobius nhấn mạnh đến sự sống lại.144
2.5.2 Sự bất tử là một món quà từ Thiên Chúa
Các tác giả Patristric theo quan điểm nhân loại học nhất thể khẳng định rằng con người chỉ nhận
được sự bất tử như là một món quà từ Thiên Chúa qua việc được sống lại từ cõi chết. Cyprian tin
rằng sự bất tử đến chỉ nhờ Chúa Kitô: nó không phải là sự sở hữu tự nhiên của linh hồn. Nhờ sự chết
của Chúa Kitô, các hậu quả của tội lỗi của Adong và Evà đã được đảo ngược, và chúng ta có thể trở
lại thiên đường mà họ đã đánh mất.145 Lactantius nói rằng sự bất tử chỉ được tạo ra bởi nhân đức và
sự khôn ngoan, và được nhận từ Thiên Chúa, Đấng duy nhất có khả năng ban sự bất tử, vì chỉ một
mình Ngài sở hữu nó, và ban tặng cho những người đạo đức tôn vinh Thiên Chúa.146 Tương tự,
Cyril của Giêrusalem nói rằng linh hồn "bất tử trong chừng mực Thiên Chúa ban cho nó sự bất tử. Nó
là một sinh vật sống có lý trí không bị hư nát, bởi vì những phẩm chất này đã được Thiên Chúa ban
cho nó." Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh ở đây rằng con người có "một bản chất song phần, gồm linh
hồn và thân xác," và do đó duy trì một cách tiếp cận nhất thể.147
Ý tưởng về sự bất tử như một món quà của Thiên Chúa cũng xuất hiện ở các tác giả Patristric muộn
hơn như Theodoret và John của Damascus, những người tin rằng các thiên thần bất tử do nhận được
món quà chứ không phải do bản chất.148
Cho đến tận thế kỷ thứ 7, Sophronius, Giáo chủ của Giêrusalem, đã tấn công giáo lý về sự bất tử của
linh hồn trong một thư mục vụ. Ông nói: "Linh hồn của con người không có sự bất tử tự nhiên, chính
do ân huệ của Thiên Chúa mà họ được ban sự bất tử và bất hoại."149 Ông khẳng định rằng cả linh
hồn con người và các thiên thần đều bất tử không phải do bản chất mà là do ân sủng.150 Theo Du
Pin, Sophronius đã chống lại những gì ông coi là quan điểm sai lầm mà Origene đã đưa vào Giáo
Hội,151 và sự bất tử vốn có của linh hồn là một sai lầm như vậy đối với ông, rất có thể ông coi đó là
nguồn gốc từ Origene. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Sophronius là một ngoại lệ trong việc chấp nhận
gần như phổ quát quan niệm về sự bất tử vốn có của linh hồn.
2.5.3 Sự bất tử bị mất đi bởi Adong và Evà
Một số tác giả Patristric đầu tiên cho rằng Adong đã được tạo ra là bất tử, nhưng đã đánh mất món
quà của Thiên Chúa này vì tội lỗi của mình.152 Sự tốt lành của mọi vật được tạo thành [Sáng Thế Ký
1:31] có nghĩa là sự chết không có chỗ đứng trong bản chất con người, nếu không nó sẽ không thực
sự tốt lành. Tuy nhiên, do tội lỗi, nhân loại đã trở nên phải chịu sự chết, và số phận này đã được
truyền lại cho tất cả các thế hệ sau, những người cũng đã bị tước đoạt sự bất tử.153 Theo Tatian,
"Chúng ta không sinh ra để chết, nhưng chúng ta chết vì lỗi lầm của chính mình."154
Augustine nói rằng trong Vườn Địa Đàng, Adong vừa phải chết vừa bất tử: phải chết bởi vì ông có
thể chết, bất tử bởi vì ông có thể không chết. Điều này khác với các sinh vật khác như các thiên thần,
những sinh vật bất tử nhưng không thể chết. Sự bất tử về thể xác của Adong đến từ cây sự sống,
không phải từ bản chất của ông. Sau khi phạm tội, ông bị tách khỏi cây này để rồi ông có thể chết.
Augustine kết luận: "Do đó, ông phải chết, bởi cấu trúc tự nhiên của thân xác, và ông bất tử do ân
huệ của Đấng Tạo Hóa."155 Qua tội lỗi của mình, Adong đã mất đi sự bất tử theo nghĩa không thể
đạt được nó.156 Tương tự, theo Vööbus, Theodore của Mopsuestia cho rằng Adong được tạo ra là
phải chết, với khả năng trở nên bất tử. Ông bác bỏ ý tưởng cho rằng Thiên Chúa đã lấy lại món quà
bất tử như một hình phạt cho tội lỗi của Adong.157 Theodore nói rằng sau khi Adong đã vi phạm
điều răn, ông "đã trở nên phải chết."158 Là hậu quả của tội lỗi, chúng ta "đã thừa hưởng sự hư nát
trọn vẹn qua bản án của sự chết."159
2.5.4 Adong và Evà không phải bất tử cũng không phải phải chết
Một lập trường khác với quan điểm cho rằng Adong và Evà đã sở hữu sự bất tử nhưng đã đánh mất
điều này vì tội lỗi của họ, là ý tưởng do Theophilus của Antioch đề xuất, rằng ban đầu Adong và Evà
được tạo ra không phải bất tử cũng không phải phải chết, mà là có khả năng trở thành cả hai.160
Theophilus đưa ra điểm quan trọng là nếu chúng ta được tạo ra là bất tử, chúng ta sẽ giống như Thiên
Chúa; ngược lại, nếu chúng ta được tạo ra là phải chết, chúng ta có thể đổ lỗi cho Thiên Chúa về cái
chết của mình. Nhưng bởi vì cái chết là kết quả của sự bất tuân,161 chúng ta không có ai khác để đổ
lỗi ngoài chính bản thân mình, vì lời hứa về sự sống đời đời đã được đưa ra cho những ai vâng
lời.162 Cũng tìm thấy ý tưởng này ở Ephrem của Syria.
Khi Thiên Chúa tạo ra Adong, Ngài không làm cho ông phải chết, cũng không tạo ra ông là bất tử;
điều này là để chính Adong, hoặc bằng cách giữ điều răn, hoặc bằng cách phạm lỗi, có thể thu được
từ một trong hai cây kết quả nào mà ông muốn.163
Theophilus cho rằng sự bất tử áp dụng cho cả thân xác cũng như linh hồn, nhấn mạnh sự sống lại là
hình thức của đời sống cánh chung, khi đó chúng ta sẽ "cởi bỏ cái gì là phải chết."164 Sự bất tử là
mục tiêu của nhân loại, không phải là sự sở hữu tự nhiên của linh hồn. Trong nhân loại học nhất thể
của ông, không chỉ riêng linh hồn hay thân xác nhận được sự bất tử: cả linh hồn lẫn xác thịt đều cùng
nhận được sự bất tử trong sự sống lại hoặc bị từ chối nó.165 Trong sự biến đổi của sự sống lại, chúng
ta trở nên không thể chết nữa. Điều này được tóm tắt trong các thuật ngữ Latinh posse non mori (có
thể không chết) và non posse mori (không thể chết), được sử dụng chẳng hạn bởi Augustine trong
Thành Phố Của Thiên Chúa.
Vì cũng như sự bất tử đầu tiên mà Adong đã đánh mất bởi tội lỗi là khả năng không chết, còn sự bất
tử cuối cùng sẽ là không thể chết; tương tự, ý chí tự do đầu tiên là khả năng không phạm tội, còn ý
chí tự do cuối cùng là không thể phạm tội.166
Theodore của Mopsuestia nghĩ rằng qua tội lỗi của mình, Adong đã đánh mất cơ hội trở nên bất tử.
Ông không được tạo ra là bất tử và bất biến ngay từ đầu, vì nếu vậy ông sẽ không trân trọng món quà
bất biến, khi bất biết về tính khả biến của mình.167 Ông nói thêm rằng bởi vì nhân loại đã phạm tội,
thì cái chết là một lợi ích để chấm dứt sự bất tuân. Nhưng Adong cũng không được tạo ra là phải
chết, vì nếu vậy Thiên Chúa sẽ bị cáo buộc là từ chối ban sự bất tử. Thay vào đó, Thiên Chúa đã ban
một điều răn và hứa ban sự bất tử như một phần thưởng cho sự vâng lời, và cái chết như một hình
phạt cho sự bất tuân. Nếu họ đã được ban sự bất tử ngay từ đầu, họ sẽ không được dẫn dắt để tin
tưởng Đấng Tạo Hóa sẽ ban phát món quà đó.168
Nemesius của Emesa cũng nhìn nhận con người không phải bất tử cũng không phải phải chết, mà ở vị
trí trung gian giữa hai khả năng này với tiềm năng để trở nên bất tử, điều chỉ có thể xảy ra khi từ bỏ
các đam mê của thân xác. Ông theo Theophilus trong việc thảo luận về chủ đề này. Qua tội lỗi của
Adong, nhân loại đã đánh mất sự bất tử mà bây giờ chúng ta chỉ có thể đạt được nhờ ân sủng của
Thiên Chúa.169 Tuy nhiên, Nemesius vẫn coi chính linh hồn là bất tử và thân xác là công cụ của nó:
chính con người như một tổng thể mới thiếu sự bất tử. Nemesius miêu tả thân xác là phải chết, nhưng
có thể được bất tử hóa, một đặc ân nó nhận được "vì linh hồn".170 Ông nhìn nhận sự bất tử hóa của
thân xác diễn ra trong sự sống lại, khi nó tái hiệp với linh hồn bất tử.171
2.5.5 Những người ủng hộ sự bất tử vốn có của linh hồn
Sự thể hiện mạnh mẽ nhất về sự thống nhất của bản chất con người trong các tác giả Patristric đầu
tiên xuất hiện trong tư tưởng của Athenagoras, đáng ngạc nhiên thay cũng là người đầu tiên, tương
phản với các nhà bảo vệ đạo đầu tiên, lập luận rõ ràng về sự bất tử của linh hồn, một ý tưởng mà ông
không coi là đối lập với sự sống lại của thân xác, mà là bổ sung cho nó. Tuy nhiên, ông không cung
cấp bất kỳ giải thích Thánh Kinh nào làm cơ sở cho quan điểm của mình; chính triết lý của ông đã
dẫn dắt ông đến sự bất tử của linh hồn. Chúng ta gặp lần đầu tiên một nhân loại học hoàn toàn triết lý
trong tư tưởng Kitô giáo. Vì Athenagoras là nhà tư tưởng Kitô giáo đầu tiên lập luận tích cực về sự
bất tử của linh hồn, nên tư tưởng của ông về chủ đề này rất quan trọng.172
Athenagoras là nhà tư tưởng Kitô giáo đầu tiên sử dụng thuật ngữ sunamphoteron hay
compositum,173 để diễn đạt ý tưởng rằng con người là sự kết hợp của thân xác và linh hồn, hai thực
thể không trọn vẹn nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Linh hồn điều khiển và kiểm soát thân xác, nhưng hành
động của linh hồn được quy cho toàn thể con người, không chỉ riêng linh hồn.174 Mặc dù ông chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa Plato trung gian, và nói chung theo truyền thống Plato theo cách điển
hình,175 nhưng chính trong nhân loại học của mình, với những hệ quả đối với tư tưởng cánh chung,
Athenagoras đi ngược lại quan điểm của Plato, đặc biệt về việc di chuyển linh hồn và sự sống lại.
Athenagoras cố gắng bảo vệ giáo lý Kitô giáo về sự sống lại bằng lập luận triết học, sử dụng các ví
dụ từ các triết gia Hy Lạp để chứng minh rằng triết lý của họ thực sự đòi hỏi một sự sống lại, và
tương thích với niềm tin vào sự sống lại, mặc dù Athenagoras không khẳng định rằng các triết gia
như Plato thực sự tin vào sự sống lại.176
Bởi vì ông tin rằng thân xác và linh hồn tạo nên một thực thể thống nhất, nên sự bất tử của linh hồn
đồng nghĩa với việc sự sống lại của thân xác là điều cần thiết để con người trở nên trọn vẹn. Và chính
sự trọn vẹn của con người mà Athenagoras tập trung vào: ông không tin vào sự tồn tại độc lập cuối
cùng của linh hồn bất tử, mặc dù ông xem xét rằng nó tồn tại một cách độc lập sau khi chết và trước
sự sống lại.177 Athenagoras nói về tình trạng trung gian là một "sự gián đoạn" trong cuộc sống con
người sẽ được phục hồi trong sự sống lại.178
Athenagoras có một quan niệm về sự sáng tạo theo mục đích, đòi hỏi phải có sự sống lại để những
mục đích của Thiên Chúa cho sự sáng tạo được hoàn thành. Phải có sự sống lại để thân xác có thể
được tái hiệp với linh hồn bất tử. Về phần mình, linh hồn phải bất tử để đảm bảo sự liên tục của
những gì Thiên Chúa đã sáng tạo.179 Nếu toàn thể con người không chia sẻ sự sống cánh chung, thì
mục đích của sự sáng tạo sẽ bị mất đi.
Thực vậy, linh hồn cũng không hạnh phúc trong tình trạng tách rời khỏi thân xác. Vì chúng ta đang
suy xét về cuộc sống hay cứu cánh, không phải của một trong những phần tạo nên con người, mà của
tạo vật được cấu tạo bởi cả hai phần. Đó là bản chất của mọi người được phân chia cho cuộc sống
này của chúng ta, và phải có một cứu cánh nào đó thích hợp với hình thức hiện hữu này. Nếu cứu
cánh liên quan đến sự phối hợp, và nếu điều này không thể được khám phá ra hoặc khi con người vẫn
còn sống ở đây dưới thế, vì những lý do đã thường được nói đến, hoặc khi linh hồn ở trong tình trạng
tách rời (vì không thể nói con người hiện hữu khi thân xác đã bị tan rã hoặc hoàn toàn phân tán, mặc
dù chính linh hồn thì vĩnh cửu), thì cứu cánh của con người chắc chắn phải được nhìn thấy trong một
tình trạng khác của cùng một tạo vật phối hợp.180
Vì những mục đích của Thiên Chúa cho sự sáng tạo vẫn tiếp tục, thì những vật đã được tạo dựng để
thực hiện những mục đích đó cũng phải tiếp tục tồn tại. Đây là lập luận mạnh mẽ nhất mà
Athenagoras sử dụng trong cuộc thảo luận về tính cần thiết của sự sống lại. Nhân quả là chìa khóa để
hiểu quan niệm theo mục đích về sự sáng tạo. Mọi vật đều được đem ra hiện hữu bởi Nguyên Nhân
Đầu Tiên, và từ nguyên nhân được thiết lập cho mỗi sinh vật mà mục đích cuối cùng theo đó nó
hướng tới được dẫn xuất. Mục đích cuối cùng của con người là hiệp thông với Thiên Chúa, và để
điều này có thể xảy ra, sự chết phải được vượt qua bởi sự sống lại. Do đó, việc hoàn thành các mục
đích của Thiên Chúa đòi hỏi phải có sự sống lại, nếu không ý định của Thiên Chúa trong việc sáng
tạo ra con người sẽ bị phá vỡ.181
Athenagoras thảo luận ba lập luận cho sự sống lại dựa trên nhân quả: 1) mục đích của Đấng Sáng Tạo
trong việc tạo dựng con người, 2) bản chất của những người được tạo dựng như vậy, 3) phần thưởng
hay hình phạt đáng được ban cho mỗi người.182 Lập luận từ nhân quả đòi hỏi rằng điều đã được tạo
dựng bởi Nguyên Nhân Đầu Tiên phải hoàn thành mục đích mà nó được tạo ra, nếu không thì nhân
quả sẽ vô hiệu. Do đó, sự chết phải được vượt qua bởi sự sống lại. Những ai không tin sẽ phải chịu
hình phạt, vì chúng ta là những sinh vật có đạo đức và phải trả lẽ về cuộc đời của mình. "Đạo đức
Kitô giáo dựa trên sự nhận biết về Thiên Chúa và được điều khiển thêm bởi kỳ vọng về sự sống còn
của linh hồn và Sự Phán Xét."183 Mục đích cuối cùng mà Thiên Chúa dự định cho chúng ta có nghĩa
là những ai từ chối Ngài phải bị trừng phạt; việc họ bị huỷ diệt là không đủ, vì như vậy chúng ta sẽ
không khác gì động vật không phải gánh chịu hậu quả của sự thất bại về mặt đạo đức.
Martin đã chỉ ra rằng tư tưởng cánh chung đã đóng vai trò như kết luận của các hành động của Thiên
Chúa, thay vì là mục đích của chúng, thông qua việc nhấn mạnh vào khái niệm nhân quả của
Aristotle như phương pháp suy luận để hiểu mối quan hệ của Thiên Chúa với trật tự sáng tạo.184 Do
đó, tư tưởng cánh chung chỉ đơn thuần là "hiệu quả" cuối cùng của chuỗi nhân quả. Có lẽ
Athenagoras nhận thức được loại hệ quả này khi ông bày tỏ sự khó chịu về cách một số Kitô hữu sử
dụng sự phán xét như một nguyên nhân cần thiết của sự sống lại.185 Trái lại, ông khẳng định rằng sự
sống lại rất cần thiết tại chính nó, vì đây là phương tiện mà các mục đích của Thiên Chúa cuối cùng
sẽ được thực hiện: sự sống lại là trung tâm của mục tiêu mà sự sáng tạo đang hướng tới, nó không chỉ
là một bậc thang trên con đường.186 Tuy nhiên, do đó tư tưởng cánh chung chỉ đạt được một chức
năng hình thức, không quan trọng tại chính nó.187 Martin cho rằng coi sự phán xét như điểm cuối
cùng của chuỗi hành động nhân quả không đặt giáo lý này trong cơ thể của thần học, mà chỉ coi nó là
lý do tại sao phải có sự sống lại và phán xét.188 Những phê bình này cũng áp dụng ở một mức độ
nào đó cho Athenagoras, vì giống như nhiều tác giả Kitô giáo đầu tiên, ông lập luận về tính cần thiết
của sự sống lại, bởi vì chỉ nhờ sự sống lại từ cõi chết mà sự phán xét mới có thể được thi hành đối
với những người đã thoát khỏi công lý, hoặc không được ban thưởng vì nhân đức, trong suốt cuộc đời
của họ.189 Nhưng Athenagoras sẵn sàng sử dụng điều này chỉ như một lập luận cho sự sống lại. Ông
không muốn đặt quá nhiều trọng lượng vào đó. Quan niệm theo mục đích của ông có ý nghĩa quan
trọng hơn nhiều đối với ông, và do đó nhân quả là then chốt cho quan điểm của ông, quan trọng hơn
nhiều so với nhu cầu về công lý tự thân.
Nhưng Athenagoras vẫn sẵn sàng chấp nhận tính hợp lệ của lập luận từ công lý. Ông cho rằng cả thân
xác và linh hồn sẽ phải đối mặt với hình phạt, vì thân xác và linh hồn đã cùng hành động. Thân xác
sẽ không thoát khỏi hình phạt, cũng sẽ không có sự thoát khỏi thông qua sự huỷ diệt linh hồn khi
chết. Ông sử dụng điều này như một lập luận cho sự sống lại và dựa trên quan niệm của ông về bản
chất con người là sự kết hợp của thân xác và linh hồn bị tách rời bởi cái chết: linh hồn bất tử sẽ tồn
tại, và sẽ được hợp nhất lại với cùng một thân xác, được biến đổi thành bất hoại, để cùng nhau đối
mặt với sự phán xét. Không có sự phán xét cho linh hồn sau khi chết, vì điều đó sẽ không công bằng:
cả thân xác và linh hồn sẽ phải chịu trách nhiệm.
Nếu thân xác bị hư nát và mỗi phần bị tan rã trở về nguyên tố thích hợp của nó, trong khi chính linh
hồn thì bất hoại, thì ngay cả lúc đó cũng không có sự phán xét nào đối với linh hồn, vì sẽ thiếu công
lý.190
Bởi vì niềm tin rằng con người gồm cả thân xác và linh hồn, Athenagoras đã tấn công quan điểm của
nhóm Gnostic cho rằng có một lợi thế nào đó khi linh hồn được giải thoát khỏi thân xác. Do đó, ông
khẳng định rằng sự sống lại, việc phục hồi sự hiệp nhất ban đầu của thân xác và linh hồn bởi Đấng
Tạo Hóa của chúng ta, không bất lợi cho con người; trái lại, nó là sự hoàn tất của con người trong
việc thực hiện ý định của Thiên Chúa cho công trình sáng tạo. Ông khẳng định rằng nếu có thân xác
thì sẽ bất lợi cho chúng ta, thì cả cuộc sống hiện tại cũng phải bị khước từ: đó là lô-gích đằng sau khổ
hạnh! Trái lại, trong sự sống lại, một thân xác bất hoại sẽ được hiệp nhất với linh hồn bất hoại.191
Các tác giả Patristric khác cũng tin rằng linh hồn là bất tử, nhưng vẫn khẳng định rằng con người bao
gồm cả hai thành phần. Trong cái chết, linh hồn tách rời khỏi thân xác, và vì nó là nguồn sự sống cho
thân xác, nên thân xác chết đi. Trong sự sống lại, thân xác được phục hồi sự sống và sự thống nhất
được tái tạo.192 Novatian cho rằng thân xác thuộc về trần gian, nhưng linh hồn thuộc về thiên
đàng.193 Ông khẳng định xuyên suốt tác phẩm của mình về Đức Tin Tam Vị rằng thân xác thì phải
chết và linh hồn thì bất tử. Trong thần học nhị nguyên mạnh mẽ này, chúng ta vẫn tìm thấy nhân loại
học nhất thể, mặc dù có nhiều căng thẳng trong tư tưởng của ông. Novatian khẳng định rằng Thiên
Chúa luôn:
...kết nối những vật liệu bất đồng vào sự hòa hợp của mọi nguyên tố, để từ những nguyên lý khác
nhau này, một thế giới được thiết lập bởi sự hiệp nhất hướng về nhau, không thể bị tan rã bởi bất cứ
sức mạnh nào, trừ khi chỉ một mình Đấng đã tạo dựng ra nó ra lệnh cho nó tan rã, nhằm ban tặng cho
chúng ta những điều khác và lớn lao hơn.194
Do đó, sự hiệp nhất của thân xác và linh hồn được duy trì bởi Thiên Chúa, chỉ bị tan rã bởi cái chết,
để nhờ cái chết, thân xác có thể được giải thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi,195 cho mục đích sự sống
lại. Mặc dù Novatian nhấn mạnh sự bất tử của linh hồn và lập luận về nó chủ yếu trên cơ sở đơn
thuần của bản chất,196 điều này không làm giảm đi cho ông tầm quan trọng của sự sống lại. Ông tấn
công nhóm Docetist vì họ lấy đi niềm hy vọng về sự sống lại, và nói rằng ông không nhận được gì
"nếu tôi không nhận lại chính bản thân mình khi tôi đánh mất thân xác." Sự sống lại của Docetist là
một thân xác ảo, không phải là xác thịt, và do đó không phải là con người. Vì Chúa Kitô đã chia sẻ
trong sự chết của chúng ta, chúng ta có thể mong đợi sẽ nhận được một thân xác sống lại giống như
của Ngài, trong đó xác thịt đã chết được phục hồi sự sống, như được chứng minh bởi những vết
thương còn tồn tại trên thân xác đó.197

You might also like