You are on page 1of 4

Câu 2.1: Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy?

Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 651 và Điều 653 BLDS 2015. Cụ thể:
“Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di
sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;”
Câu 2.2: Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại
di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Một người được công nhận là con nuôi của người để lại di sản trong trường hợp:
- Đã xác định quan hệ nuôi dưỡng trước khi bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
nhưng chưa đăng ký thì vẫn chấp nhận việc có con nuôi thực tế.
- Đã xác định quan hệ nuôi dưỡng sau năm 1986 và trước năm 2001 mà chưa đăng ký,
nhưng đáp ứng đủ điều kiện chuyển tiếp thực tế thì phải đi đăng ký kể từ ngày
1/1/2001 đến ngày 31/12/2015 để trở thành con nuôi thực tế.
Khoản 1 Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định về Việc đăng
ký nuôi con nuôi thực tế:
“Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà
chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã,
nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.”
Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:
“Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu
lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời
hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm
phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả
hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau
như cha mẹ và con.”
Câu 2.3: Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con
nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong Bản án số 20, bà Tý không được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi thể hiện
qua các đoạn:
“ Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.”
“ Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát gồm 7 người: 1. Cụ Nguyễn Thị Tần. 2. Cụ Phạm
Thị Thứ 3. Ông Nguyễn Tất Thăng 4. Bà Nguyễn Thị Bằng 5. Bà Nguyễn Thị Triển 6.
Bà Nguyễn Thị Khiết 7. Bà Nguyễn Thị Tiến.”
Nếu bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần, bà Tý sẽ trở thành một trong những
người thừa kế hợp pháp ở hàng thừa kế thứ nhất như các đương sự đã nêu trên. Việc
Tòa án xác định bà Tý không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất đã gián tiếp phủ nhận
bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
Câu 1.6: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào
cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì
cụ Thứ không được xem là người thừa kế của cụ Thát.
Theo Điểm a Khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 quy định về những
người thừa kế theo pháp luật:
“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 -
ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước -
đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc
lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật),
thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược
lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
Việc cụ Thát và cụ Thứ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 ở
miền Bắc (Hà Nội) sau ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1959, vậy nên không nằm trong trường hợp được quy định trên. Cụ Thứ không
được xem là vợ của cụ Thát nên cũng không được công nhận là một trong những
người thừa kế.
Câu 1.7: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống
ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam.
Theo Điểm a Khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 quy định về những
người thừa kế theo pháp luật:
“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 -
ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước -
đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc
lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật),
thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược
lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
Trong trường hợp này, việc cụ Thát và cụ Thứ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng vào cuối năm 1960 ở miền Nam, tức là trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố
danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước phù hợp với quy
định của điều luật trên. Vậy, cụ Thứ sẽ là một trong những người thừa kế hợp pháp
của cụ Thát.
Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế
của cụ Thát.
Việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế hợp pháp của cụ Thát là hợp lý, thuyết
phục.
Xuất phát từ đặc điểm địa lý, tình hình lịch sử lúc bấy giờ của nước ta và những tư
tưởng phong kiến, đặc biệt là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ có thân
phận, địa vị thấp hơn người đàn ông trong gia đình. Dưới chế độ đa thê của thời phong
kiến, một người đàn ông có nhiều vợ, vợ cả, vợ lẽ đã là sự bất công đối với người phụ
nữ. Nếu không công nhận họ là người thừa kế hợp pháp sẽ càng thiệt thòi cho họ vì
trên thực tế họ cũng sống chung như vợ chồng, và có con chung.
Theo Điểm a Khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 quy định về những
người thừa kế theo pháp luật:
“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 -
ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước -
đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc
lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật),
thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược
lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
Tuy việc Tòa án công nhận cụ Thứ là một trong những người thừa kế của cụ Thát sẽ
không phù hợp với quy định nêu trên nhưng phù hợp với đạo đức và tình hình lịch sử,
pháp luật nước ta lúc bấy giờ. Trên thực tế, cụ Thứ đã chung sống với cụ Thát như vợ
chồng và có con chung. Hướng giải quyết của Tòa sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích
của cụ Thứ nói riêng và người phụ nữ nói chung.

You might also like