You are on page 1of 10

UIT lựa chọn để

DẪN ĐẦU

Lý thuyết

ĐỒ THỊ

Đội hình Vì đàn em – XTN2022


Lời nói đầu
Xin chào mọi người, tụi mình đến từ đội hình VÌ ĐÀN EM của chiến dịch XUÂN
TÌNH NGUYỆN 2022 của trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh!

Đây là tài liệu do tụi mình tự soạn dựa trên hiểu biết của tụi mình, những gì tụi
mình đã và đang được học. Dĩ nhiên, không thể tránh khỏi những sai sót, mong các
bạn thông cảm và góp ý thêm để tụi minh có thể hoàn thành tốt hơn cho những lần
sau.

Hi vọng những tài liệu này sẽ trở thành hành trang để giúp ích cho các bạn không
chỉ là hiện tại, mà có thể là sau này!

Cuối cùng, tụi mình xin chúc các bạn có một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, nhiều
sức khỏe, hoàn thành tốt những mục tiêu mà các bạn đã đặt ra và quan trọng nhất
là mang giấy báo trúng tuyển về cho mẹ nha!
Mục lục
Định nghĩa ................................................................................................................................................... 4
Phân loại đồ thị............................................................................................................................................ 4
Đơn đồ thị ................................................................................................................................................ 4
Đa đồ thị ................................................................................................................................................... 4
Giả đồ thị ................................................................................................................................................. 4
Vô hướng.................................................................................................................................................. 4
Có hướng.................................................................................................................................................. 4
Các khái niệm .............................................................................................................................................. 5
Đỉnh kề ..................................................................................................................................................... 5
Cạnh liên thuộc ....................................................................................................................................... 5
Khuyên. .................................................................................................................................................... 5
Trọng số. .................................................................................................................................................. 5
Bậc ............................................................................................................................................................ 5
Đường đi và chu trình............................................................................................................................. 6
Đồ thị liên thông ...................................................................................................................................... 7
Sự đẳng cấu của các đồ thị ..................................................................................................................... 8
Biểu diễn ma trận trên máy tính ............................................................................................................... 8
Danh sách kề............................................................................................................................................ 8
Danh sách liên thuộc/ cạnh..................................................................................................................... 9
Ma trận kề. .............................................................................................................................................. 9
1. Định nghĩa
Đồ thị là một tập hợp gồm các đỉnh và cạnh. Ký hiệu G = (V, E)
G: đồ thị (graph)
V: tập hợp đỉnh (vertices), tên gọi khác: nút (nodes), điểm (points). Tên đỉnh được
đặt bằng chữ cái in hoa hoặc số.
E: tập hợp cạnh (edges), tên gọi khác: đoạn nối (links), đoạn thẳng (lines).
2. Phân loại đồ thị
Đơn đồ thị: Giữa 2 đỉnh có nhiều nhất (tối đa) 1 cạnh.

Đa đồ thị: Giữa 2 đỉnh có nhiều hơn 1 cạnh. Ví dụ: giữa đỉnh 3 và đỉnh 1 có 2
cạnh.

Giả đồ thị: Xuất hiện khuyên trong đồ thị. (Được định nghĩa ở phần 3). Giả đồ thị
không được xếp vào đơn hay đa đồ thị.
Vô hướng: Các cạnh không định hướng, cạnh nối 2 đỉnh A-B bất kỳ cũng là cạnh
nối 2 điểm B-A.
Có hướng: Các cạnh có định hướng và được gọi là cung.
Ví dụ: cung 1-2, không có cung 2-1.
3. Các khái niệm

Đỉnh kề: là cặp đỉnh có cạnh nối liền. Ví dụ: cặp đỉnh A – B.
Cạnh liên thuộc: là cạnh nối liền 2 điểm. Ví dụ: cạnh nối A – B.
Khuyên: cạnh nối 1 đỉnh với chính nó. Ví dụ khuyên ở đỉnh 3.

Trọng số: Trên mỗi cạnh của đồ thị thì ta thường thêm các trọng số là giá trị để đi
từ đỉnh này đến đỉnh kia. Trọng số có thể hiểu là độ dài của 1 cạnh.
Ví dụ: cạnh VT có trọng số là 4, cạnh TN có trọng số là 7.

Bậc:
Trong đồ thị vô hướng:
Bậc (degree, ký hiệu deg): được tính bằng cách đếm số cạnh liên thuộc hay đếm
đỉnh kề với đỉnh đó trong đơn đồ thị. Tương tự với môn Hóa.
Khi bậc của đỉnh bằng 1 thì ta gọi đó là đỉnh treo.
Khi bậc của đỉnh bằng 0 thì đó là đỉnh cô lập.
Trong đồ thị có hướng:

Bán bậc ra (out-degree, ký hiệu deg+) được tính bằng số cung hướng ra khỏi đỉnh.
Bán bậc vào (int-degree, ký hiệu deg-) được tính bằng số cung hướng vào đỉnh.
Ví dụ:
Tại đỉnh 1 có 3 bán bậc vào và 1 bán bậc ra.

Đường đi và chu trình:


Đường đi (path) là một dãy liên tiếp các đỉnh kề. Ví dụ: đường đi A B D A B C
Đường đi đơn đường đi không có cạnh trùng. Ví dụ: đường đi A B C E D
Chu trình (cycle) là đường đi mà đỉnh xuất phát là đỉnh kết thúc. Ví dụ: A B C E D
B Ax
Chu trình đơn là chu trình không có cạnh trùng. Ví dụ A B C E D A
Đồ thị liên thông:
Đồ thị vô hướng:
Liên thông là khi xét 2 đỉnh bất kỳ đều có đường đi.
Ví dụ: đi từ A -> C qua đường A B D E C, ta kiểm tra đôi 1 các đỉnh còn lại.

Đồ thị có hướng:
Khi độ thị vô hướng tương ứng với đồ thị có hướng liên thông thì đồ thị có hướng
liên thông, nhưng gọi là liên thông yếu. Đồ thị liên thông mạnh khi giữa 2 đỉnh bất
kỳ luôn có đường đi.
Ví dụ liên thông yếu: Ví dụ liên thông mạnh:
Sự đẳng cấu của các đồ thị:
Đồ thị đẳng cấu khi:
Điều kiện cần là cùng số cạnh, số đỉnh và bậc của đỉnh.
Điều kiện đủ là hai đồ thị có ma trận kề (theo một thứ tự đỉnh nào đó) bằng nhau
thì chúng đẳng cấu với nhau. (Hay nói cách khác, là có cùng tập hợp các chu trình
đơn có độ dài như nhau)
Ví dụ: 3 đồ thị dưới đây có 5 đỉnh, 6 cạnh, mỗi đỉnh đều có cùng số bậc và có cùng
ma trận kề.

4. Biểu diễn ma trận trên máy tính


Ta sẽ lấy 3 đồ thị đẳng cấu trên làm ví dụ cho danh sách kề và danh sách liên
thuộc.
Danh sách kề: Mỗi đỉnh của đồ thị có một danh sách các đỉnh kề nó.
Danh sách kề sẽ là:
Đỉnh Các đỉnh kề
1 3, 4
2 4, 5
3 1, 4, 5
4 1, 2, 3
5 2, 3

Ta có thể cài đặt bằng vector sẽ tiếc kiệm và tiện hơn dùng array ở chỗ ta không
cần khai báo số lượng phần tử.
Danh sách liên thuộc/ cạnh: Mỗi đỉnh có một danh sách các cạnh nối với đỉnh đó.

Đỉnh đầu Đỉnh cuối


1 3
1 4
2 4
2 5
3 4
3 5

Danh sách này phù hợp để thêm trọng số, lưu ý trọng số luôn là số dương. Trong
đồ thị có hướng, ta đánh dấu hướng bằng đỉnh đầu và đỉnh cuối.
Ví dụ:

Đỉnh đầu Đỉnh cuối Trọng số


V T 4
T N 7

Ma trận kề: ma trận kích cỡ bằng số đỉnh x số đỉnh. Nếu đồ thị không có trọng số
thì ta dùng 1 để đánh dấu sự liên kết của 2 đỉnh, còn lại là 0.
Đối với đồ thị có hướng, ta đánh dấu như sau, ta xem hàng là đỉnh đầu, cột là đỉnh
cuối. Tổng các số trên hàng i = deg+(i) và tổng các số trên cột i = deg-(i).
Ví dụ:
N T V
N 0 0 0
T 7 0 0
V 0 4 0

Đỉnh đầu V – Đỉnh cuối T tạo thành cạnh VT có trọng số là 4.

You might also like