You are on page 1of 2

Graph Terminology and Special Types of Graphs

(Thuật ngữ đồ thị và các loại đồ thị đặc biệt)


Một đồ thị trong đó mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và không có hai cạnh nối
cùng cặp đỉnh được gọi là đơn đồ thị.
Các đồ thị có nhiều cạnh nối cùng những cặp đỉnh được gọi là đa đồ thị.
Khuyên là cạnh có 2 đỉnh trùng nhau. Các đồ thị có thể bao gồm các khuyên, nhiều
cạnh nối cùng cặp đỉnh được gọi là giả đồ thị.

Basic Terminology (Thuật ngữ cơ bản)


Định nghĩa 1:
Hai đỉnh u và v trong một đồ thị vô hướng G được gọi là kề nhau (láng giềng) trong
đồ thị G nếu u và v là các đỉnh của một cạnh e thuộc đồ thị G. Cạnh e như vậy được
gọi là kề với các đỉnh u và v và e sẽ được gọi là nối hai đỉnh u và v.
Định nghĩa 2:
Bậc của một đỉnh trong đồ thị vô hướng là số cạnh kề với nó, ngoại trừ rằng một
khuyên tại một đỉnh sẽ góp mặt hai lần vào bậc của đỉnh đó.
Bậc của đỉnh v được kí hiệu là deg(v).
Một đỉnh có bậc 0 được gọi là đỉnh cô lập.
Một đỉnh được gọi là lá nếu bậc của nó là một.
Định lý 1: Định lý bắt tay
Gọi G = (V, E) (G là đồ thị gồm tập đỉnh V và tập cạnh E) là một đồ thị vô hướng
với m cạnh. Thì

(2 lần số cạnh = Tổng bậc của tất cả các đỉnh có trong đồ thị)
Định lí 2:
Một đồ thị vô hướng có số đỉnh bậc lẻ là một số chẵn. (có số chẵn đỉnh có bậc lẻ)
Định nghĩa 3:
Khi (u, v) là một cạnh của đồ thị có hướng G, u được gọi là kề tới v và v được gọi
là kề từ u. Đỉnh u được gọi là đỉnh đầu của (u,v) và v được gọi là đỉnh cuối của
(u,v). Đỉnh đầu và đỉnh cuối của một khuyên trùng nhau.
Định nghĩa 4:
Trong một đồ thị có hướng,
Bậc vào của một đỉnh v, kí hiệu là , là số cạnh nhận v là đỉnh cuối.
Bậc ra của v, kí hiệu là , là số cạnh nhận v là đỉnh đầu.
(Lưu ý một khuyên tại một đỉnh sẽ đóng góp 1 cho cả bậc vào và bậc ra của đỉnh
đó)
Định lý 3:
Gọi G = (V,E) (G là đồ thị gồm tập đỉnh V và tập cạnh E) là một đồ thị có hướng.
Thì

(Tổng bậc vào = Tổng bậc ra của tất cả các đỉnh có trong đồ thị và nó cũng chính =
số cạnh của đồ thị)

You might also like