You are on page 1of 17

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC

SINH LỚP 3”
1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1.1. Thực tế của đơn vị và rút ra ý nghĩa của vấn đề cần nghiên cứu.
Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh tiểu học,
đặc biệt là đối với học sinh lớp 3. Hơn nữa đối với học sinh ở vùng điều kiện
kinh tế khó khăn mọi điều kiện tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn
hạn chế. Học sinh thường ít có môi trường học tập bộ môn ngoại ngữ và tiếp
xúc với người nước ngoài, tất cả đều phụ thuộc vào quá trình học Tiếng Anh
tại nhà trường. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều
nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười
khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng
cho mỗi học sinh. Hơn thế nữa trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn
biến hết sức phức tạp ở trong nước cũng như trên thế giới hiện nay, việc dạy
và học tiếng Anh lại càng gặp khó khăn khi các em phải học bằng hình thức
trực tuyến thời gian dài. Do đó, để nâng cao chất lượng dạy nói tiếng Anh cho
các em, việc tạo hứng thú để các em tích cực chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập là rất cần thiết. Và đó chính là lý do mà tôi lựa chọn và áp dụng
các biện pháp cải thiện kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 sau đây.
1.2. Vai trò của biện pháp đối với học sinh
1.1.1. Góp phần thay đổi thái độ học tập của học sinh trong quá trình thực
hành, luyện tập kĩ năng nói cũng như trong quá trình học bộ môn Tiếng
Anh.
Các phương pháp dạy kĩ năng nói theo kiểu truyền thống không còn
phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3, nó máy móc, khô khan và không đem
lại hiệu quả cao. Học sinh không có niềm yêu thích với môn học và sợ nói
Tiếng Anh trong quá trình học. Bằng việc áp dụng các biện pháp cải thiện kĩ
năng nói cho học sinh, các em học sinh lớp 3 đã hoàn toàn thay đổi thái độ
học tập đối với môn học, không còn sự e dè, sợ sệt, thay vào đó là sự yêu
thích, hứng khởi, mong đến tiết học nói Tiếng Anh và luyện tập nói một cách
say sưa.
1.1.2. Giúp phát huy tính đồng đội của học sinh, kĩ năng làm việc nhóm, từ
đó gắn kết tình cảm bạn bè cũng như nâng cao hiệu quả tiết học.
Trong quá trình học kĩ năng nói, học sinh không chỉ được luyện tập cá
nhân, các em còn tham gia nhiều hoạt động nhóm đôi, nhóm ba và các đội. Từ
đó, tạo cho các em tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, rất có ích cho

1
các em trong quá trình học bộ môn Tiếng Anh cũng như các bộ môn khoa học
khác.

2. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP


2. 1. Dạy kĩ năng phát âm tại trường tiểu học
Như chúng ta thấy trong xã hội hiện nay đang xảy ra tình trạng học sinh
học tiếng Anh nhiều năm mà vẫn không thể nói chuyện được với người nước
ngoài, nếu có thể nói được thì xảy ra tình trạng nói mà người ta không hiểu
mình nói gì, và ngược lại khi người ta nói mình cũng không thể nghe hiểu.
Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Theo tôi, rất dễ nhận thấy học sinh của
chúng ta kém về kĩ năng phát âm. Muốn học sinh học tốt tiếng Anh giao tiếp
trước hết phải dạy các em kĩ năng phát âm từ khi các em còn là những học
sinh tiểu học. Do đó tôi đã cố gắng chú trọng đến việc dạy phát âm cho học
sinh trong các tiết học đặc biệt chú ý vào các phần dưới đây:
2.1.1. Âm của chữ cái trong các từ (letter sound)
Trong các Unit của sách Tiếng Anh 3, các Lesson 3 phần 1.Listen and
repeat là phần dạy học sinh đọc các âm trong các từ, đọc từ trong cả câu.
Ví dụ: Tiếng Anh 3, Unit 7 (P. 50)
g gym The gym is old.
l look Look at the school.
- Thay vì bật cho học sinh nghe và nhắc lại đơn thuần tôi thường yêu cầu học
sinh nghe, phát hiện chính xác các chữ cái in đậm, nghiêng được đọc là âm gì
(trong sách giáo khoa các chữ cái in đậm, nghiêng được in màu đỏ)
- Sau khi nghe xong, học sinh đưa ra câu trả lời của mình
- Giáo viên bật phần ghi âm lần 2, cùng học sinh kiểm tra lại, nhận xét và đưa
ra đáp án đúng. Chữ g trong từ gym được đọc là âm / ʤ /- phát thành âm jơ
của tiếng Việt (uốn lưỡi), chữ l trong từ look được đọc là âm / l / - đọc như
chữ L của tiếng Việt
- Giáo viên bật phần ghi âm lần 3, yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại các âm,
các từ, và các câu có chứa từ, âm đó. Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh,
sau đó theo nhóm và cá nhân đọc.
2. 1. 2. Âm cuối của từ (ending sound)
Âm cuối của các từ trong tiếng Anh học sinh rất hay quên không đọc,
điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong giao tiếp, dễ dẫn đến sự nhầm
lẫn giữa các từ có âm đầu giống nhau mà âm cuối khác nhau, người nghe và
người nói sẽ hiểu nhầm ý nhau. Chính vì thế trong quá trình dạy từ mới tôi

2
thường nhấn mạnh kĩ hơn nữa các âm cuối để học sinh phát âm đúng và ghi
nhớ.
Ví dụ: Trong sách có các từ âm đầu đọc giống nhau nhưng âm cuối đọc
khác nhau. giáo viên khi dạy các từ này cần hướng dẫn học sinh đọc chính
xác âm cuối để các em không bị nhầm lẫn giữa các từ khi nói cũng như khi
nghe. 3 âm đầu đều là / baɪ /, nhưng từ bike có âm cuối là / k / , từ bite có
âm cuối là / t /, từ buy lại không có âm cuối bật hơi.
+ bike (cái xe đạp) / baɪk /
+ bite (cắn) / baɪt /
+ buy (mua) / baɪ /
2. 1. 3. Trọng âm của từ (word stress)
Đối với học sinh tiểu học, khi dạy trọng âm của từ chúng ta phải giải
thích rõ cho các em hiểu là trong tiếng Anh những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ
luôn luôn có trọng âm và trọng âm ở âm nào chúng ta đọc nhấn mạnh vào âm
đó.
Các em học sinh tiểu học sẽ không thể tự nhận biết được trọng âm của
từ. Vì thế, bản thân giáo viên phải đọc mẫu nhiều lần cho các em, để các em
nhận ra rằng âm nào được đọc nhấn mạnh, từ đó các em nhận ra trọng âm của
từ rơi vào âm thứ mấy.
Ví dụ: Danh từ: table, pencil (Tiếng Anh 3, Unit 9)
Tính từ: pretty (Tiếng Anh 4, Unit 13)
Đa số danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: bedroom, blackboard (Tiếng Anh 3, unit 12)
Trên đây chỉ là một vài quy tắc đơn giản có thể giúp ích cho các em
học sinh lớp 3 nhận biết trọng âm của từ, với các cấp độ cao hơn nữa giáo
viên sẽ lại cung cấp thêm những quy tắc dài và phức tạp hơn, nhưng theo tôi
đây là những quy tắc thích hợp để dạy cho học sinh khi bắt đầu học tiếng anh.
2. 1. 4. Nối âm (sound linking)
Học sinh tiểu học của chúng ta những năm trước đây hầu như không
thể nghe các đoạn đối thoại mẫu do người nước ngoài nói. Nguyên nhân vì
các em không chú ý đến thủ thuật nối âm giữa các từ trong câu. Tất nhiên, kĩ
năng nghe đã không tốt thì học sinh cũng không thể nói trôi chảy được. Chính
vì vậy tôi muốn nhấn mạnh rằng, hiểu và dạy học sinh quy tắc nối âm rất
quan trọng. Điều đó giúp cho học sinh có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng anh.
Do đó để giúp các em nhận biết và thực hành cách nối âm các từ trong câu,
tôi thường hướng dẫn các âm đọc nối âm những đơn giản nhất. Khi được nói
nhiều lần các em sẽ quen với cách nối âm này.
3
Ví dụ: There is a book on the table. (Tiếng Anh 3, unit 14)
/ ðeə iz ə buk ɔn ðə teibl / - phiên âm từng từ trong
câu khi chưa đọc nối âm.
/ ðe ri zə bu kɔn ðə teibl / - đã được phiên âm theo quy
tắc nối âm.
2. 1. 5. Ngữ điệu của câu
Ngữ điệu cũng rất quan trọng trong kĩ năng nói tiếng anh nhưng học
sinh của chúng ta thường không chú ý đến ngữ điệu khi nói. Do đó trong các
tiết học tôi thường xuyên nhắc các em chú ý đến ngữ điệu của câu với quy tắc
sau:
- Với câu khẳng định, phủ định tôi dạy các em nói xuống giọng ở cuối câu.
Ví dụ: I have three trucks. ↓ (Tiếng Anh 3, unit 17)
- Với câu hỏi, chia làm 2 loại:
+ Câu hỏi có từ để hỏi (Wh-question): nói xuống giọng cuối câu hỏi.
Ví dụ: What do you do at breaktime? ↓ (Tiếng Anh 3, unit 10)
+ Câu hỏi lựa chọn có hoặc không (Yes / No question): nói lên giọng cuối câu
hỏi.
Ví dụ: Is this Tony? ↑ (Tiếng Anh 3, unit 5)
Dạy kĩ năng phát âm là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng
đặc biệt là với các em học sinh lớp 3 khi bắt đầu học tiếng anh. Nếu các em
phát âm chuẩn ngay từ đầu thì các em có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh cả
trong lớp học cũng như trong cuộc sống.
2. 2. Tạo môi trường nói tiếng Anh ngay trong lớp học
Học sinh ở trường nơi tôi công tác rất thiệt thòi so với học sinh thành
phố. Nếu như ở thành phố các em nhỏ có thể thường xuyên được bố mẹ gửi
đến các trung tâm ngoại ngữ do người nước ngoài trực tiếp giảng dạy, có sự
trợ giảng của các giáo viên Việt Nam giỏi, có nhiều trang thiết bị hiện đại
phục vụ cho giảng dạy và học tiếng Anh thì học sinh của chúng tôi được trang
bị thiết bị rất hạn chế. Đây là lí do mà tôi luôn tạo môi trường nói tiếng anh
trong các tiết học để giúp các em có thêm thật nhiều cơ hội luyện kĩ năng nói
tiếng anh bằng các biện pháp sau:
2. 2.1. Giáo viên tiếng Anh phải là người nói tiếng Anh ngay từ đầu để tạo
phản xạ nhanh bằng tiếng Anh cho học sinh
Ngay khi được giao nhiệm vụ dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tôi đã
lường trước khó khăn mà mình sẽ gặp phải trong quá trình dạy kĩ năng nói
cho các em, đó là làm sao tạo cho các em thói quen nói tiếng Anh trong giờ
học. Đây là một vấn đề không hề nhỏ, đòi hỏi sự kiên trì không mệt mỏi của
4
giáo viên. Nguyên tắc của tôi là không được nản, không được bỏ cuộc khi học
sinh không hiểu cô giáo đang nói cái gì. Tôi nói tiếng Anh khi bắt đầu vào
lớp, từ những câu chào hỏi hàng ngày cho đến nội dung bài học. Tôi dạy học
sinh lớp 3 những câu mệnh lệnh đơn giản thường được sử dụng trong lớp học
để các em quen và thực hiện mệnh lệnh khi tôi nói bằng tiếng Anh thay vì
phải nói tiếng Việt. Mặc dù có những em học sinh không thể nhớ và làm theo
mệnh lệnh của tôi ngay nhưng dần dần ở các tiết học sau các em đã có thể nhớ
và áp dụng.
Ví dụ: Stand up!
Sit down!
Open your book, please
…………………
2. 2. 2. Khích lệ các em học sinh nói tiếng Anh trong giờ học
Thái độ ảnh hưởng tích cực đến hành động. Trong một lớp học có khá
nhiều em học sinh nhút nhát và tư duy chưa nhanh nhạy. Các em thường rất
lười nói tiếng anh, lười thảo luận với bạn do tâm lý các em sợ nói sai và sợ
các bạn chê cười. Do đó tôi luôn khuyến khích học sinh nói theo chủ điểm
của từng bài học và kiên trì sửa lỗi sai phát âm, lỗi sai về dùng từ cho các em
mà không có lời quát mắng hay trách móc. Dùng sự nhẹ nhàng, tinh tế, tình
cảm song cũng thật kiên trì giáo viên chúng ta mới có thể giúp học sinh có tư
tưởng tốt, vững vàng, có thái độ tích cực đến việc học nói tiếng Anh. Theo
tôi, làm được như thế chúng ta cũng sẽ thu được kết quả như mong đợi.
2. 2. 3. Tổ chức hoạt động theo cặp - nhóm
- Đây là hoạt động tâm đắc và lý tưởng nhất trong quá trình luyện nói.
- Tất cả học sinh sẽ được làm việc cùng một thời gian.

Học sinh trong giờ thảo luận cặp Học sinh trong giờ thảo luận nhóm

5
- Giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, phát huy năng lực giao tiếp và
hợp tác của HS.
- Học sinh học tập lẫn nhau trong quá trình luyện tập, đó là cơ hội để chia sẻ thông tin và
hỏi những điều mình chưa rõ, đồng thời người thầy cũng dễ dàng kiểm soát học sinh bằng
cách đi đi lại lại trong lớp, lắng nghe và can thiệp khi cần thiết.
Ví dụ: Cho học sinh nhìn tranh rồi
hỏi và trả lời:
A: How many fish are there?
B: There are three.
A: What colour are they?
B: They are yellow.

2. 2. 4. Sửa lỗi sai cho học sinh


- Việc sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp cho học sinh trong khi nói là một việc
làm quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để sửa lỗi cho các em, sửa lỗi vào
thời điểm nào cho thích hợp là một việc làm đòi hỏi sự tế nhị và mang tính sư
phạm cao.
- Khi học sinh đang thực hành phát âm một câu nói nào đó cho đúng thì đây là
thời điểm thích hợp để giáo viên sửa lỗi khi các em đọc sai.
- Đối với trường hợp khi HS đang tập trung suy nghĩ và tìm ý tưởng từ vựng
để thể hiện một nội dung nào đó, giáo viên không nên ngắt lời để sửa lỗi vì
điều này sẽ làm mất đi sự tự tin, tính hiếu động, thích tham dự vào các hoạt
động rèn luyện giao tiếp của các em.
- Giáo viên cần có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp
nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh
học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
2.3. Sử dụng các kĩ thuật dạy nói một cách linh hoạt gắn với các trò chơi
bổ ích. Các trò chơi mà tôi giới thiệu sau đây có thể áp dụng một cách
linh hoạt đối với học sinh các khối lớp ở tiểu học, không chỉ môn tiếng
Anh mà có thể áp dụng cho các môn học khác ở trường. Và đặc biệt giáo
viên có thể áp dụng nó cho mọi hình thức dạy trực tiếp trên lớp hoặc dạy
trực tuyến trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
2.3.1. Simon says
- Trò chơi này thường được giáo viên áp dụng trong phần Warm up.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc các câu mệnh lệnh, học sinh
phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên nếu trong câu của giáo viên có từ
6
Simon says. Ngược lại, nếu trong câu của giáo viên không có từ Simon says
mà học sinh thực hiện mệnh lệnh thì học sinh đó thua cuộc và phải dừng cuộc
chơi.
- Tiếp tục trò chơi cho đến khi tìm được người thắng cuộc.
- Giáo viên cần chú ý nói mệnh lệnh phải thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn
hoặc buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn.
Ví dụ:
English 3 – Unit 6: Stand up!
Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại các mệnh lệnh
- Tuân thủ các bước đúng luật chơi.
- Các mệnh lệnh được sử dụng: stand up, sit down, open your book, close
your book, come in, go out, point to the teacher, look at the board, don’t talk.

2.3.3. Picking Apples


- Trò chơi Picking Apples được thiết kế trên phần mềm Powerpoint tạo hứng
thú rất lớn cho học sinh tiểu học. Trò chơi này thường áp dụng sau khi học
sinh đã luyện tập xong mẫu câu phần Point and Say.
- Chia lớp thành 2 đội Cat and Mouse. Gọi 2 học sinh chơi Rock, Paper,
Scissors để tìm ra đội nào chơi trước.
- Đại diện của mỗi đội sẽ chọn các con số, mỗi con số tương ứng với 1 bức
tranh, học sinh vừa chọn số sẽ đặt câu hỏi liên quan đến bức tranh và gọi hs
đội kia trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được số quả táo tương ứng trong con số
vừa chọn.
- Làm lần lượt cho tới hết các con số, đội nào hái được số táo nhiều hơn sẽ
chiến thắng.

7
Ví dụ:
English 3 – Unit 17: What toys do you like?
Mục tiêu: Giúp HS luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời về đồ chơi yêu thích.
What toys do you like? – I like______ .
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
- Các bức tranh chứa trong 4 con số để học sinh đặt câu hỏi và đưa ra câu trả
lời.

+ Number 1:

+ Number 2:

+ Number 3:

8
+ Number 4:
2.3.5. Throwing sticker ball
- Giáo viên thiết kế 5 vòng tròn với 5 màu khác nhau, mỗi vòng tròn tương
ứng 1 câu hỏi hoặc 1 bức tranh để học sinh đặt câu hỏi.
- Chia lớp thành 2 đội.
- Đại diện mỗi đội ném Sticker Ball vào các vòng tròn, để lấy tranh đặt câu
hỏi cho đội bạn hoặc trả lời câu hỏi của GV.
- Nếu trả lời đúng, sẽ ghi được số điểm tương ứng được thiết kế sẵn ở các
vòng tròn.
- Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều điểm sẽ chiến thắng.
Ví dụ:
English 3 – Unit 14: Are there any posters in the room?
Mục tiêu: Giúp HS luyện tập mẫu hỏi và trả lời về đồ vật trong các phòng
trong nhà.
- Tuân thủ đúng các bước ở trên.
- Các câu hỏi và số điểm được giáo viên chuẩn bị ở mỗi vòng tròn:
+ Purple: Are there any mirrors in
the bathroom? - 30 points
+ Blue: Are there any beds in the
bedroom?– 20 points
+ White: Are there any fans in the
kitchen? – 40 points
+ Orange: Are there any posters
on the wall in the living room? –
30 points
+ Green: Are there any sofas in
the dining room? – 10 points

2.3.6. Magic Wheel


- Giáo viên thiết kế trên phần mềm Powerpoint giống như Chiếc Nón Kì Diệu
trên VTV3 để lôi cuốn học sinh.
- Chia lớp làm 2 đội, đại diện mỗi đội lên quay Magic Wheel để lấy Stars
9
- Sau khi quay Magic Wheel xong, HS phải trả lời câu hỏi tương ứng
- Nếu trả lời đúng sẽ nhận được số Stars vừa quay, nếu sai, quyền trả lời thuộc
về đội bạn.
- Kết thúc trò chơi, đội nào ghi được nhiều Stars đội đó chiến thắng.

2.3.7. Who wants to a millionare? (Ai là triệu phú?)


- Mục đích của trò chơi:
+ Ôn luyện từ vựng hoặc mẫu câu, kiến thức ngữ âm, ngữ pháp.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint kèm theo âm
thanh, hình ảnh của trò chơi cùng các câu hỏi trên các slide.
- Cách chơi: Giáo viên chiếu hình ảnh trò chơi lên màn hình và giới thiệu tên
trò chơi. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp mà
học sinh đã học. Học sinh lần lươt quan sát, đọc và trả lời câu hỏi ứng với
từng mức điểm 200, 400, 600, 2000,..
- Luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ và cùng chơi. Các em có nhiệm vụ quan sát,
đọc câu hỏi và giơ tay trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Nếu trả lời không đúng thì
sẽ dành quyền trả lời cho học sinh khác. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết tất
cả các câu hỏi ứng với các mức điểm đã đưa ra.
10
- Kết thúc trò chơi: Tổng kết điểm mà cả lớp đạt được. Chúc mừng và tuyên
dương học sinh.

Ví dụ minh họa: Review 1. SGK Tiếng Anh 3 tập 1: Phần khởi động hoặc kết
thúc tiết học có thể sử dụng trò chơi này để giúp học sinh ôn lại từ vựng, mẫu
câu, kiến thức ngữ pháp trong 5 đơn vị bài học từ unit 1-1.

2.3.8. Fishing game (Câu cá)


- Mục đích của trò chơi:
+ Ôn luyện từ hoặc mẫu câu, kiến thức ngữ pháp, luyện tập củng cố sau các
bài đọc hiểu, nghe hiểu
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em .
- Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint kèm theo âm
thanh, hình ảnh của trò chơi cùng các câu hỏi trên các slide.
- Cách chơi: Giáo viên chiếu hình ảnh trò chơi lên màn hình và giới thiệu tên
trò chơi. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp liên quan đến
bài học hoặc bài nghe mà học sinh vừa học. Học sinh quan sát, đọc và trả lời
câu hỏi bằng cách chọn con cá trong bể mang đáp án đúng.

11
- Luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ và cùng chơi. Các em có nhiệm vụ quan sát,
đọc câu hỏi và giơ tay trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Nếu trả lời đúng có nghĩa
là đã câu được 1 con cá. Nếu trả lời không đúng thì sẽ dành quyền trả lời cho
học sinh khác. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết tất cả các câu hỏi được GV
đưa ra.
- Kết thúc trò chơi: Tổng kết số cá mà cả lớp câu được. Chúc mừng và tuyên
dương học sinh.
- Ví dụ minh họa: Unit 10. SGK tiếng Anh 3 Tập 1: Khi dạy phần ngữ âm
hoặc từ vựng, giáo viên có thể sử dụng trò chơi này giúp học sinh khắc sâu
kiến thức.Ví dụ, ở tiết dạy phần ngữ âm, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ có
âm /bl/, /sk/ bằng cách gán các từ chứa âm đó vào các con cá (black, skip,
skate,..) và yêu cầu học sinh tìm con cá có âm /bl/, /sk/ đó.
2.3.9. Help Monkey cross the river (Giúp khỉ qua sông)
- Mục đích:
+ Ôn luyện từ hoặc mẫu câu, kiến thức ngữ pháp hoặc luyện tập củng cố sau
các bài đọc hiểu, nghe hiểu.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em .
- Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint kèm theo âm
thanh, hình ảnh của trò chơi cùng các câu hỏi trên các slide.
- Cách chơi: Giáo viên chiếu hình ảnh trò chơi lên màn hình và giới thiệu tên
trò chơi. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp liên quan đến
bài học hoặc bài nghe, bài đọc hiểu mà học sinh vừa học. Học sinh lần lươt
12
quan sát, đọc và trả lời câu hỏi gắn với từng chướng ngại vật để giúp chú khỉ
qua sông.

- Luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ và cùng chơi. Các em có nhiệm vụ giúp chú
khỉ vượt qua các chướng ngại vật bằng cách trả lời câu hỏi được gắn với các
chướng ngại vật đó. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp chú khỉ vượt qua được một
chướng ngại vật. Nếu trả lời không đúng thì quyền trả lời sẽ dành cho học
sinh khác. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết tất cả các câu hỏi ẩn sau các
chướng ngại vật được GV đưa ra và lúc đó chú khỉ đã qua sông thành công.
- Kết thúc trò chơi: Chúc mừng và tuyên dương học sinh.
- Ví dụ minh họa: Unit 8. Lesson 1 (Part 2.Point and say) (Nhìn tranh và nói
theo mẫu câu) SGK Tiếng Anh 3-Tập 1: Sau khi giao nhiệm vụ cho HS thực
hành có thể sử dụng trò chơi này để kiểm tra việc vận dụng mẫu câu giới
thiệu về đồ dùng học tập của học sinh.

2.3.10. Rescue the Frog Prince. (Cứu Hoàng Tử Ếch )


- Mục đích:
+ Ôn luyện từ hoặc mẫu câu, kiến thức ngữ pháp hoặc luyện tập củng cố sau
các bài đọc hiểu, nghe hiểu.

+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.


- Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị trên phần mềm Powerpoint kèm theo âm
thanh, hình ảnh của trò chơi cùng các câu hỏi trên các slide.
- Cách chơi: Giáo viên chiếu hình ảnh trò chơi lên màn hình và giới thiệu tên

13
trò chơi. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp liên quan đến
bài học hoặc bài nghe, bài đọc hiểu mà học sinh vừa học. Những câu hỏi này
ẩn sau những con quái vật vây quanh tòa lâu đài nơi nhốt Hoàng Tử Ếch. Học
sinh có nhiệm vụ chọn con quái vật và trả lời câu hỏi để giải cứu Hoàng Tử
Ếch bị nhốt trong tòa lâu đài đó.

- Luật chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ và cùng chơi. Các em có nhiệm vụ cứu Hoàng
Tử Ếch thoát ra khỏi tòa lâu đài được bao vậy bởi các con quái vật bằng cách
vượt qua những thử thách là các câu hỏi được gắn với mỗi con quái vật đó.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ đánh bại một con quái vật. Nếu trả lời không đúng thì
sẽ dành quyền trả lời cho học sinh khác. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết tất
cả các câu hỏi ẩn sau những con quái vật và giải cứu thành công Hoàng Tử
Ếch.
- Kết thúc trò chơi: Chúc mừng và tuyên dương học sinh.
- Ví dụ minh họa: Unit 7. Lesson 1. Part 3. Let’s talk (SGK Tiếng Anh 3 Tập
1): Phần giới thiệu về các nơi trong trường, giáo viên có thể sử dụng trò chơi
này giúp học sinh khắc sâu kiến thức vừa học.

3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP


Từ đầu năm học 2020- 2021, tôi đã áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng
nói như đã trình bày ở trên cho học sinh lớp 3 và thấy học sinh rất tích cực và
tự tin trong các hoạt động giao tiếp. Bên cạnh đó kĩ năng phát âm của các em
cũng được cải thiện hơn rất nhiều, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt. Đặc biệt
trong các giờ học trực tuyến, các em rất tích cực, tự giác, sổi nổi tham gia các
14
hoạt động học tập, không còn hiện tượng ngại học hay mất tập trung trong giờ
học . Kết quả cụ thể như sau:

HKI Năm học: 2020 – 2021


Điểm 9-10: 45%
Điểm 7-8: 50%
Điểm 5-6: 5%

Các tiết dạy của tôi được đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường đánh giá cao
khi áp dụng các biện pháp trên.
Ngoài việc cải thiện kĩ năng nói cho HS đại trà trên lớp, tôi còn thành lập Câu
Lạc Bộ Tiếng Anh với mục đích thu hút các HS có năng khiếu môn học để tạo
cơ hội cho các em phát huy khả năng của mình, được tham gia các buổi sinh
hoạt ngoại khóa luyện kĩ năng nói, giao lưu thi hùng biện, thuyết trình, kể
chuyện, diễn kịch,…
Để minh chứng cho những kết quả đạt được, xin kính mời BGK xem đoạn
video sau:
4. KẾT LUẬN NỘI DUNG TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP
Sau một thời gian khá dài áp dụng các biện pháp cải thiện kĩ năng nói
cho học sinh lớp 3, tôi nhận thấy giải pháp này không những áp dụng cho học
sinh lớp 3 mà tôi đã và đang áp dụng cho cả khối lớp 4 và 5 và có thể áp dụng

rộng rãi hơn cho đối tượng học sinh tiểu học. Từ đó các em học sinh của tôi
nói Tiếng Anh tốt hơn, tôi nhận thấy được có sự biến chuyển rất lớn.
Thứ nhất, đó là ý thức học tập của học sinh. Các em chăm học hơn, vì không
còn sợ phát âm sai, nói sai, nên các em mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều.
Thứ hai, các em nói Tiếng Anh tốt hơn, trôi chảy hơn, có ngữ điệu khá hay,
thực hành cùng nhau một số chủ điểm quen thuộc. Các em giờ đây còn có thể
biểu diễn bài hát, điệu nhảy, câu chuyện ngắn Tiếng Anh như những nghệ sĩ
nhỏ tuổi. Các em thực sự phát huy được khả năng nói tiếng Anh của mình. Đó
là điều mà tôi thực sự tâm huyết và hài lòng với những biện pháp mình đã và
đang áp dụng để dạy và giúp cho các em học sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


………….., ngày …….. tháng 12 năm 2021
Xác nhận của cơ quan, đơn vị áp Người viết biệnpháp

15
dụng biện pháp

………………………..

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GD & ĐT ……..


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

16
17

You might also like