You are on page 1of 3

Triết học ra đời khi nào?

Về nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây từ khoảng
thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia văn minh cổ đại như: Hy Lạp,
Ấn Độ, Trung Quốc.
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại Hy Lạp với tên
gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “"love of wisdom” - “tình yêu đối với
sự thông thái” bởi nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với
người Hy Lạp, triết học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh
khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết và được hiểu
là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con
người. Còn tại Ấn Độ, darshanas (triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa
trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.
Nói tóm lại, ngay từ đầu, dù cho ở phương Đông hay phương Tây, triết học
cũng đều là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của
con người. Tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội

Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác

Điều kiện kinh tế - xã hội


* Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công nghiệp cuối
thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:
+ Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng công nghiệp
hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành.
+ Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến.
Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến được thể hiện một
cách rõ rệt. “Giải cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ
trước kia gộp lại”1.
* Cùng với nền đại công nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa vị thống trị; giai
cấp công nhân công nghiệp ra đời. Đây là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới có
bản chất cách mạng triệt để nhất.
* Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có
của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã mang ý nghĩa
là:
+ Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831 -1834
+ Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 1930 là “phong trào cách mạng vô
sản to lớn đầu tiên thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị”2.
+ Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt Xilêdi năm 1844 đến sự xuất hiện “Đồng minh những
người chính nghĩa” - một tổ chức vô sản cách mạng.
* Trong điều kiện lịch sử xã hội đó, giai cấp vô sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng,
vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ là “ kẻ phá hoại” chủ nghĩa Tư bản
mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.
Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu
khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là
sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô
sản cách mạng.

Hoàn cảnh lịch sử Lênin phát triển triết học Mác


V.I.Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác để giải quyết những vấn đề
của cách mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ông đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác
nói riêng.
* Trong những tác phẩm lớn ban đầu của mình, như Những người bạn dân là thế nào và họ đấu
tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? và Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và
sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó, Lênin đã vạch trần bản chất phản
cách mạng, giả danh “người bạn của dân” của bọn dân tuý ở Nga vào những năm 90 thế kỷ XIX,
ông đã phê phán quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của những nhà dân tuý. Lênin không
những bảo vệ chủ nghĩa Mác khỏi sự xuyên tạc của những người dân tuý mà còn phát triển, làm
phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình thái kinh tế -xã hội của Mác.
* Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên đã có những phát
minh lớn “mang tính vạch thời đại”, nhất là những phát minh về điện tử và cấu tạo nguyên tử đã
làm đảo lộn căn bản quan niệm về thế giới của vật lý học cổ điển, dẫn tới “cuộc khủng hoảng vật
lý”. Lợi dụng tình hình đó, chủ nghĩa duy tâm trong đó có chủ nghĩa Makhơ (một thứ chủ nghĩa
duy tâm chủ quan), tấn công chủ nghĩa duy vật nói chung, chủ nghĩa duy vật Mác xít nói riêng.
Ở nước Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, những người theo chủ nghĩa Makhơ
viện cớ “bảo vệ chủ nghĩa Mác”, nhưng thực chất là xuyên tạc triết học Maxcít. Do vậy, trong tác
phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xuất bản năm 1900, Lênin không
chỉ phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ mà còn bổ
sung, phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên sự phân tích, khái quát
những thành tựu khoa học mới nhất, trước hết là khoa học tự nhiên thời đó. Với định nghĩa của
Lênin về vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, nhiều vấn đề căn bản của nhận thức
luận Mácxít đã được làm sâu sắc thêm, được nâng lên một trình độ mới. Phương pháp của
Lênin trong việc phân tích “cuộc khủng hoảng vật lý” có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của khoa học tự nhiên hồi đó và cho đến cả ngày nay.
* Tác phẩm Bút ký triết học - gồm những ghi chép và nhận xét của Lênin khi đọc các tác phẩm
của nhiều nhà triết học, được thực hiện chủ yếu trong những năm từ 1914 đến năm 1915, cho
thấy ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu về phép biện chứng, nhất là triết học Hêghen. Lênin đã
tiếp tục khai thác cái “hạt nhân hợp lý” của triết học Hêghen để làm phong phú thêm phép biện
chứng duy vật, đặc biệt là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Tinh thần
sáng tạo của tư duy biện chứng cũng đã giúp cho Lênin có những đóng góp quan trọng vào kho
tàng lý luận của chủ nghĩa Mác về triết học xã hội như vấn đề nhà nước, cách mạng bạo lực,
chuyên chính vô sản, lý luận về Đảng kiểu mới, v.v… Luận điểm của Lênin về khả năng thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội bắt đầu ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, được rút ra từ sự
phân tích quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, đã có ảnh hưởng rất lớn tới tiến
trình cách mạng ở nước Nga cũng như trên toàn thế giới.
Trong khi lãnh đạo công cuộc xây dựng những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Lênin tiếp
tục có những đóng góp mới quan trọng vào việc phát triển triết học Mác. Đồng thời, ông đã nêu
lên những mẫu mực về sự thống nhất giữa tính Đảng với yêu cầu sáng tạo trong việc vận dụng
lý luận của chủ nghĩa Mác.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin không chỉ phê phán không khoan nhượng đối với mọi kẻ thù
của chủ nghĩa Mác, mà còn kịch liệt phê phán những người nhân danh lý luận của Mác trên lời
nói nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc ít ra đã xa rời học thuyết của Mác. Đồng thời, Lênin
chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và dựa vào những thành quả mới nhất của
khoa học để bổ sung, phát triển di sản lý luận mà Mác và Ăngghen để lại. Với tinh thần biện
chứng duy vật, xem chân lý là cụ thể, có khi Lênin đã phải thay đổi một cách căn bản đối với một
quan niệm nào đó của mình về chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ
nghĩa giáo điều. Chính vì thế mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác nói
chung, triết học Mác nói riêng đã gắn liền với tên tuổi của V.I.Lênin và được gọi là triết học Mác -
Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung

You might also like