You are on page 1of 5

LÀM SAO ĐỂ SỐNG CÓ MỤC ĐÍCH?

By Academy of Ideas
Một trong những chủ đề phổ biến nhất trong các tài liệu về phát triển bản thân, cũng như được
nhấn mạnh bởi nhiều nhà tâm lý và triết gia, là tầm quan trọng của việc sống có mục đích. Việc
tìm kiếm một mục đích và thiết lập cuộc sống của mình nhằm theo đuổi mục đích đó, có thể
được gọi là “life-altering” (thay đổi cuộc đời).
Trong bài viết này, hãy cùng suy xét về ý nghĩa của việc sống có mục đích, lý do nó mang lại lợi
ích cho chúng ta, đồng thời đề xuất những phương cách để chúng ta có thể tìm thấy mục đích cho
cuộc đời mình.
-
Sống có mục đích nghĩa là gì?
“Dần dần, con người đã đang trở thành một loài động vật phi thường, cần phải đáp ứng “một
điều kiện nhiều hơn” của sự tồn tại, nhiều hơn bất kỳ loài động vật nào khác: ở những khoảnh
khắc nào đó trong cuộc đời, con người cần phải tin, cần phải biết tại sao mình tồn tại...”
(Friedrich Nietzsche, The Gay Science)
Người sống có mục đích là người tìm ra cái mà Nietzsche gọi là “lý do” cho sự tồn tại của họ.
Thay vì đơn thuần trôi dạt theo cuộc sống, thụ động phản hồi với bất kì điều gì xảy đến, những
người có mục đích sống chủ động hơn rất nhiều. Họ có ý thức rõ ràng về những gì họ muốn
hoàn thành. Điều này được thể hiện qua những mục tiêu cao cả mà họ đặt ra, và họ thiết lập
từng ngày của mình xoay quanh việc theo đuổi những mục tiêu đó. Nếu họ duy trì lối sống này
trong một thời gian đủ dài, đạt được những tiến bộ trên hành trình của mình, thì có thể nói: họ
đang sống “có mục đích”.
-
Tại sao sống có mục đích lại quan trọng?
“Bạn có đang sống ngày hôm nay y hệt như cách bạn đã sống trong nhiều năm? Nếu là như vậy,
thì hẳn bạn đang trì trệ, và điều đó cũng có nghĩa rằng bạn vẫn đang làm chính xác những việc
mà bạn đã làm suốt bao năm qua. Mỗi ngày của bạn cứ trôi qua, ngày này cũng như ngày khác,
không ngày nào cho bạn thêm bất cứ điều gì mới, ngoại trừ việc tăng tiến số ngày bạn sống. "
(Richard Taylor, Restoring Pride)
Nhiều người giữ niềm tin hão huyền rằng: một cuộc sống “viên mãn” sẽ chỉ được tìm thấy bằng
cách đạt đến một trạng thái tối hậu lý tưởng nào đó. Nếu chúng ta kiếm được một số tiền nhất
định, đạt đến một mức độ nhận thức về địa vị, sống trong một ngôi nhà đẹp và tìm được người
bạn đời phù hợp, thì mọi vấn đề hầu như đều ở phía sau ta, đã được ta vượt qua.
Góc nhìn này có vấn đề vì nó hình thành một tư tưởng rằng: sự hài lòng của chúng ta với cuộc
sống phụ thuộc nhiều vào đường hướng mà chúng ta tự thấy mình đang đi, tức đang “đi lên” (tốt
hơn) hay “đi xuống” (tệ hơn), thay vì dựa trên “tình trạng tuyệt đối” (absolute conditions) của
cuộc sống của mình - cho dù những tình trạng đó có giá trị "cao" đến mức nào.
Nếu chúng ta không biết hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, thì dù cho ta đang sống trong
một căn biệt thự hay một căn phòng đơn, chúng ta có thể vẫn sẽ tự thấy mình bất hạnh. Điều
này được biết tới trong tâm lý học dưới tên gọi “nguyên tắc thích nghi” (adaptation principle), và
quan điểm đằng sau nó đã được Khổng Tử công nhận từ hơn 2000 năm trước:
"Người luôn ở trong trạng thái hạnh phúc phải thường xuyên thay đổi." (Nho giáo)
Liều thuốc tốt nhất để giải quyết “nguyên tắc thích nghi” và loại bỏ tính trì trệ là gì? Đó là "một
cuộc sống có mục đích". Có mục đích sống, đòi hỏi chúng ta phải liên tục cố gắng để hiện thực
hóa tiềm năng - một điều kiện cần thiết nếu chúng ta muốn hoàn thành mục tiêu của mình. Và
nhờ đó, ta sẽ cảm thấy lạc quan hơn về tương lai.
Nói cách khác, sống có “mục đích”, là công cụ tuyệt vời nhất để thúc đẩy sự tiến bộ nhất quán
trong cuộc sống, điều ta cần có để ngăn chặn các tác động của “nguyên tắc thích nghi”.
-
Làm thế nào để chúng ta tìm được mục đích của mình?
Trong khi một số người đủ may mắn để biết mình muốn làm gì ngay từ khi còn rất sớm, nhiều
người khác lại không cảm thấy chắc chắn lắm về những gì họ đam mê, và gặp khó khăn trong
việc tìm ra “tiếng gọi đích thực” (true calling) của họ. Nếu chúng ta thấy mình trong tình huống
này, có một vài điều hữu ích cần ghi nhớ:
Thứ nhất, mục đích của một người không nhất thiết phải mãi duy trì ở trạng thái “tĩnh” (static)
trong suốt cuộc đời của họ. Thường, mục đích sẽ thay đổi hoặc tiến hóa theo thời gian. Chúng ta
có thể hoàn thành tất cả những gì mình muốn trong một lĩnh vực, và rồi chuyển sự chú ý sang
một lĩnh vực khác. Hoặc, có thể trong quá trình theo đuổi mục tiêu ban đầu, chúng ta được giới
thiệu tới những cơ hội tuyệt vời hơn mà trước đó ta thậm chí còn chưa nghĩ đến. Nhận ra được
rằng mục đích không cố định là rất quan trọng, vì mọi người quá thường xuyên bị ám ảnh và
trì hoãn việc bắt đầu, vì họ nghĩ rằng nó phải hoàn toàn quyết định phần đời còn lại của họ.
Điều thứ hai cần lưu ý đối với những người không biết họ đam mê thứ gì, đó là bạn có thể sẽ
không khám phá ra mục đích của mình nếu chỉ ngồi một chỗ và suy ngẫm về câu hỏi ấy . Bạn
phải bước ra ngoài thế giới và trải nghiệm những điều khác lạ, hoặc như nhà thơ Hy Lạp cổ đại
Pindar đã viết: “Trở thành con người bạn bằng cách học hỏi bạn là ai” (becoming who you
are by learning who you are). Nói cách khác, bạn chỉ có thể khám phá ra sứ mệnh bạn muốn
cống hiến cả cuộc đời, nếu bạn sẵn sàng thử nghiệm với những hoạt động khác nhau.
Tuy nhiên, khi đưa ra lựa chọn của mình, điều quan trọng là chúng ta phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm. Chúng ta không nên để bị cuốn vào một điều gì chỉ vì áp lực từ gia đình hoặc xã hội. Nếu
chúng ta làm mọi việc chỉ để làm hài lòng người khác, hoặc chỉ vì ta nghĩ rằng nó sẽ dẫn ta đến
một cuộc sống có địa vị và sự giàu sang, theo thời gian, chúng ta có thể sẽ hối hận về quyết định
của mình.
Bất cứ điều gì chúng ta chọn, nó cần phải mang lại những phần thưởng nội tại (intrinsic
reward). Chúng ta cần được trải nghiệm sự vui thú từ bản thân quá trình ấy, chứ không phải chỉ
từ phần thưởng sau cuối - thứ có thể đến hoặc không. Nếu chúng ta làm điều gì đó chỉ vì phần
thưởng ta kỳ vọng sẽ được nhận, và khi phần thưởng đó không đến nhanh chóng (như lẽ thường),
chúng ta sẽ sớm cảm thấy mệt mỏi với những gì mình đang làm, không còn bỏ ra nỗ lực cần thiết
mỗi ngày, và gặp khó khăn trong việc tiếp tục trên con đường hướng về mục đích.
Một điểm cuối cùng cần nhấn mạnh đối với việc tìm kiếm mục đích, đó là chúng ta thường sẽ
không cảm thấy thật sự say mê điều gì, cho đến khi ta đã phát triển được tới một mức độ thành
thạo nhất định với công việc đó. Vì vậy, khi kiếm tìm một mục đích trong sự ngắn ngủi của cuộc
sống này, chúng ta không nên chần chừ quá lâu khi phải đưa ra quyết định.
Đúng hơn, như Richard Taylor đã bày tỏ trong cuốn sách “Restoring Pride” của mình: “Nhiệm
vụ của bạn chỉ đơn giản là tìm ra một hoặc vài điều mà bạn có thể làm tốt, và sau đó hãy xem
việc trở nên xuất sắc vượt trội trong lĩnh vực đó trở thành công cuộc chính yếu nhất trong cuộc
đời bạn”.
Tìm kiếm cho mình một mục đích sống, không nhất thiết phải là một nhiệm vụ quá phức tạp hay
rắc rối. Thông thường, nếu chúng ta thành thật với bản thân, thì điều kìm hãm ta nhiều khi không
phải là thiếu sự lựa chọn, mà là sự sợ hãi và lười biếng.
Nguồn: Academyofideas
Dịch bởi: Thanh Lam
Biên tập: Hà Minh
Ảnh pinterest

You might also like