You are on page 1of 4

Tài liệu BD Môn Toán -THCS Phần: Hình học

Một Số Phương Pháp Chứng Minh Hình Học Cơ Bản


TOÁN THCS

I) Một số phương pháp chưng minh hai đoạn thẳng bằng nhau :
Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta có thể chứng minh chúng:
1. Là những cạnh tương ứng của các hình (tam giác)bằng nhau
2. Là những cạnh bên của tam giác cân, hình thang cân, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, hoặc
chóp cụt đều…
3. Cùng bằng đoạn thẳng trung gian ( sử dụng liên hệ giữa đường trung bình với cạnh tương ứng
của tam giác, giữa trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông,..)
4. Là những cạnh đối của hbh, hcn, h thoi,h vuông, đường chéo của hcn, hình thang cân
5. Là khoảng cách từ một điểm trên tia phân giác đến 2 cạnh của góc.
6. Là khoảng cách từ một điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng đến hai đằu mút
của đoạn thẳng đó. Hai đoạn đối xứng nhau qua một trục, qua một tâm,..
7. Độ dài của chúng nghiệm đúng một hệ thức ( AB/m = CD/m hoặc AB.n = CD.n)  AB = CD
8. Độ dài của chúng là khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song.
9. Là khoảng cách từ giao điểm của hai tiếp tuyến của một đường tròn đến các tiếp điểm nằm trên
đường tròn đó.
10. Là các dây cách đều tâm của một đương tròn, các dây căng các cung bằng nhau trong một
đường tròn, hai dây căng hai cung bằng nhau, đường nối tâm chia đôi dây cung chung, hai tiếp
tuyến bằng nhau..

II) Một số phương pháp chứng minh hai góc bằng nhau
Ta có thể chứng minh chúng:
1. Là những góc tương ứng trong các tam giác băng nhau hoặc tam giác đồng dạng.
2. Cùng bằng hoặc cùng bù, cùng phụ…với góc thứ 3 ( hoặc 2 góc bằng nhau)
3. Là góc đáy của tam giác cân, hình thang cân, góc đối hbh…
4. Là những góc cùng nhọn hoặc cùng tù và có các cạnh tương ứng vuông góc hoặc song song
5. Là những góc slt hoặc đg vị tạo nên bởi hai đường thẳng song song với đường thẳng thứ 3
6. Là những góc nội tiếp chắn một cung hoặc chắn các cùng bằng nhau hoặc là góc giữa nội tiếp
tuyến và một dây và góc chắn cung căng bởi dây ấy, góc tạo bởi tiếp tuyến hoặc góc tạo bởi hai
bán kính qua tiếp điểm với đường nối tâm
7. Các góc có các đỉnh là các đỉnh liên tiếp nhìn hai đỉnh còn lại của tứ giác nội tiếp, 1 góc là góc
ngoài của tứ giác nội tiếp còn góc kia là góc trong của đinh đối diện của tứ giác đó….

III ) Một số phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song
Ta có thể chứng minh chúng:
1. Chúng tạo với 1 cát tuyến ( đường thẳng) bất kì 2 góc slt( góc đồng vị bằng nhau), 2 góc
trong cùng phía bù nhau
2. Chúng cùng vuông góc hoặc cùng song song với đường thẳng thứ 3
3. Chúng chứa các cạnh đối diện của tứ giác đặc biệt( hbh, hcn, h thoi, h vuông)
4. Sử dụng t/c đường trung bình của tam giác hoặc hình thang.
5. Chúng định ra trên hai cát tuyến những đoạn thẳng tỉ lệ ( định lí talet đảo)..

IV) Một số phương pháp chứng minh 2 đgth vuông góc


Giáo viên: Nguyễn Châu Long – THCS Nguyễn Tất Thành-Cmg
Tài liệu BD Môn Toán -THCS Phần: Hình học

Ta có thể chứng minh


1. Góc tạo bởi 2 đgth đó bằng 900.
2. Đgt này song song với một đgth vuông góc vơí đgth kia
3. Chúng là những đgth chứa các cạnh góc vuông của tam giác vuông (Sd pytago), là đgt chứa
cạnh kề của hcn, hv
4. Là một đgth chứa tia phân giác hoặc trung tuyến kẻ từ đỉnh của một tam giác cân, con đgt kia
là đáy của tam giác cân ấy.
5. Là một đgth chứa đ/cao còn đgth kia là cạnh đối diện của tam giác ấy
6. Là đg chéo của hình thoi , hình vuông.
7. Là 2 đgth chứa các tia phân giác của hai góc kề bù.
8. Là 1 đgth chứa dây cung còn đgth kia chứa bán kính đi qua trung điểm của dây ấy ....

V) Một số phương pháp chứng minh 3 điểm (A;B;C) thẳng hàng


Ta có thể chứng minh

1. Góc ABC = 1800 (hoặc góc BAC=1800 hoặc góc ACB=1800)


2. Chứng minh: AB và AC (hoặc BA và BC) cùng vuông góc hoặc cung song song với đgt thứ 3
3. Sử dụng t/c đặc biệt của các đường trong tam giác
- Một đỉnh, trọng tâm, trung điêm cạnh đối diên là 3 điểm thẳng hàng
- Một đỉnh, trực tâm, chân đ/cao thuộc cạnh đối diện là 3 điểm thẳng hàng
- Một đỉnh, tâm đường tròn nội tiếp, chân đường phân giác đến cạnh đối diện là 3 điểm
thẳng hàng
4. Trong hbh, hcn, h thoi, hv(ABCD). Các đỉnh đối diện A,C và trung điểm I của đg` chéo BD là 3
điểm thẳng hàng
5. Sử dụng t/c điểm thuộc đoạn thẳng: A thuộc BC suy ra BA + AC = BC
6. Một điểm là tiếp điểm của hai đường tròn tiếp xúc nhau và hai điểm kia là hai tâm của hai
đường tròn đó.
7. Nếu sử dụng t/c góc nội tiếp chắn nữa đường tròn:
“nếu D, B, C thuộc (A ) và góc BDC = 900 thì BC là đg kính suy ra A,B,C thẳng hàng...

VI) Một số phương pháp chứng minh các đường đồng quy ( cùng đi qua 1 điểm)
Ta có thể :
1. Chứng minh các đường thẳng là đường chéo của các HBH (hoặc hình chữ nhật hoặc hình
thoi hoặc hình vuông) có chung một đường chéo.
2. Chứng minh chúng lần lượt là các đường thẳng chứa:
-ba đường cao của một tam giác.
-ba đường phân giác của một tam giác.
-ba đường trung tuyến của một tam giác.
-ba đường trung trực của một tam giác.
3. Sử dụng phương pháp chứng minh phản chứng:
Phương pháp này có thể phát biểu như sau:
Để chứng minh 3 đường thẳng d 1,d2,d3 đồng quy. Thay vì chứng minh đường thẳng d 3 đi qua giao
điểm I của 2 đường thẳng kia . Ta giả sử d3 không đi qua I từ đó dẫn đến điều trái với giả thiết (vô lí) .
Như vậy d3 phải đi qua giao điểm I của d1 và d2. Hay 3 đường thẳng d1,d2,d3 đồng quy…

Giáo viên: Nguyễn Châu Long – THCS Nguyễn Tất Thành-Cmg


Tài liệu BD Môn Toán -THCS Phần: Hình học

VII) Chứng minh tam giác cân – tam giác đều .


a) Muốn chứng minh một tam giác là tam giác cân ta có thể chứng minh theo 1 trong những
cách sau:
- Có 2 canh bằng nhau.
- Có 2 góc bằng nhau.
- Tam giác đó có 1 đường cao vừa là trung tuyến ( hoặc phân giác ).
- Tam giác có 2 đường cao (hoặc trung tuyến hoặc phân giác ) bằng nhau.
b) Muốn chứng minh một tam giác là tam giác đều ta có thể chứng minh theo một trong những
cách sau:
- Có 3 cạnh (hoặc 3 góc)bằng nhau.
-Tam giác cân có 1 góc bằng 600.
-Tam giác có 2 góc cùng bằng 600.

VIII) Chứng minh 1tứ giác là tứ giác đặc biệt:


(Hình thang , Hình thang cân, Hbh,Hcn, hình thoi, hình vuông.)
Để chứng minh một tứ giác là một trong những trứ giác đặc biệt nói trên ta sử dụng các giấu hiệu nhận
biết của chúng ( sách HH lớp tám)

Giáo viên: Nguyễn Châu Long – THCS Nguyễn Tất Thành-Cmg


Tài liệu BD Môn Toán -THCS Phần: Hình học

IX) Chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn:


1. Tổng hai góc đối bằng 1800 ( hoặc 1 góc ngoài tại đỉnh này bằng 1 góc trong của đỉnh đối diện)
2. Hai đỉnh liên tiếp cùng nhìn 2 đỉnh còn lại dưới hai góc bằng nhau.
3. Bốn đỉnh cách đều 1 điểm cố định.
* Trong trường hợp phải Chứng minh: nhiều hơn 4 điểm cùng nằm trên 1 đường tròn thì ta
Chứng minh: từng nhóm 4 điểm 1 thuộc các đg` tròn theo các phương pháp trên nhưng giữa 2
nhóm đó phải có 3 điểm chung.

Giáo viên: Nguyễn Châu Long – THCS Nguyễn Tất Thành-Cmg

You might also like