You are on page 1of 3

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

BÀI 1:
Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca
kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020)
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào
của Chính Hữu?
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp
làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn
thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú
thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).
3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.

BÀI 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ đó.
Câu 2. (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho
biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong
hai câu thơ dưới đây:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời” .
Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn
khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình
cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt
là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?

BÀI 3:
Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:
[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân
hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc
mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc
smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ
đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
[2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng
phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"...,
khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi
nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê,
những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ từng là bầu trời của
tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con
cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story,... Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện
thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
(Theo Thu Phương, Baomoi.com)
Đề 1:
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa các
câu trong đoạn văn [1]
Câu 2. (1.0 điểm). Chỉ ra và cho biết tên của thành phần phụ trong câu: Trong thời
đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn,
kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi.
Câu 3 (1.0 điểm). Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn
hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
Trong câu văn trên, từ "ôm" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy
giải thích nghĩa của từ đó.
Đề 2:
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn
văn [1] và đoạn văn [2].
Câu 2. (1.0 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:
Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi
siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây,... - những thứ
từng là bầu trời của tuổi thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện
phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh
hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.

BÀI 4
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, tr.17. NXB GDVN, 2015)
a) Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về biển?
b) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ
c) Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng
nhớ/ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và phân tích hiệu quả nghệ thuật của
nó.

You might also like