You are on page 1of 6

DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ KHÓ (BÀI TẬP NHÓM)

Mỗi nhóm chọn 10 bài (không trùng 100%), giải chi tiết + tất cả các thành viên đều hiểu.
Sau đó Thầy chỉ định 1 thành viên bất kì thuyết trình 1 bài bất kì để ra điểm nhóm cuối cùng.
Bài 1. Cho mạch điện: hai tụ C1 và C2 có cùng điện dung C; cuộn dây thuần cảm
có độ tự cảm L; nguồn có suất điện động E; bỏ qua điện trở thuần của nguồn, dây
nối, khoá K. Ban đầu khoá K ở chốt a, sau đó đóng sang chốt b. Hãy viết biểu
thức của điện tích trên các bản tụ C1, C2 phụ thuộc vào thời gian khi đóng K sang
chốt b. Chọn gốc thời gian lúc K đóng vào chốt b. Từ đó suy ra chu kỳ dao động

LC
của mạch. ĐS: T = 2π
2
Bài 2. Trong mạch: tụ điện có điện dung là C, hai cuộn dây L1 và L2 có độ tự cảm lần
lượt là L1= L, L2= 2L; điện trở của các cuộn dây và dây nối không đáng kể. ở thời điểm t
= 0, không có dòng qua cuộn L2, tụ điện không tích điện còn dòng qua cuộn dây L1 là I1.
a) Tính chu kì của dao động điện từ trong mạch.
b) Lập biểu thức của cường độ dòng điện qua mỗi cuộn dây theo thời gian.

2LC I 1 2 I1 3 I 3 I
ĐS: a) T = 2π ; b) i1 = + cos t ; i2 = 1 cos t- 1
3 3 3 2LC 3 2LC 3
Bài 3. Cho mạch điện: các cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L1; L2. Ban đầu các khóa K1
và K2 mở. Pin có suất điện động và điện trở trong r. Đóng K1 cho đến khi dòng qua L1
đạt I0 thì đóng tiếp K2.
a) Tính dòng I1; I2 qua các cuộn dây khi đã ổn định.
b) Giải lại trong trường hợp đóng đồng thời cả K1 và K2.
L2 L1I 0 L1 L1I 0 L2 L1
ĐS: a) I1 = + ; I2 = - b) I1 = ; I2 =
(
r L1 + L2 ) L1 + L2 (
r L1 + L2 ) L1 + L2 (
r L1 + L2 ) (
r L1 + L2 )
Bài 4. Cho mạch điện: điện trở thuần R, tụ điện C, hai cuộn cảm lí tưởng L1
= 2L, L2 = L và các khóa K1, K2 được mắc vào một nguồn điện không đổi (có
suất điện động E ,điện trở trong r = 0). Ban đầu K1 đóng, K2 ngắt. Sau khi
dòng điện trong mạch ổn định thì đóng K2, ngắt K1. Tính hiệu điện thế cực đại
ở tụ và IL2 max?

E 2L 4E
ĐS: U 0  ; I2max =
R 3C 3R
Bài 5. Trong mạch: các cuộn cảm L1 và L2 được nối với nhau qua một điôt lý
tưởng D. Tại thời điểm ban đầu khoá K mở, còn tụ điện với điện dung C được tích
điện đến hiệu điện thế U 0 . Sau khi đóng khoá một thời gian, hiệu điện thế trên tụ

điện trở nên bằng không. Hãy tìm dòng điện chạy qua cuộn cảm L1 tại thời điểm đó. Sau đó tụ điện được tích
điện lại đến một hiệu điện thế cực đại nào đó. Xác định hiệu điện thế cực đại đó.

C L2
ĐS: I L  U 0 ; Um  U0
L1 L1  L2
Bài 6. Khi khoá K đóng, tụ điện với điện dung C  20F được tích điện đến hiệu
điện thế U 0  12V , suất điện động của nguồn (ăcqui) E  5V , độ tự cảm của cuộn

dây L  2 H , D là một điôt lý tưởng.


a) Tính dòng điện cực đại trong mạch sau khi đóng khoá K.
b) Tính hiệu điện thế của tụ điện sau khi đóng khoá K.

ĐS : a) I m  U 0  E
C
 0,022 A ; b) U K  2E  U 0  2V
L
Bài 7. Cho mạch dao động: tại thời điểm ban đầu khoá K mở và tụ điện C1 có điện tích Q0,
còn tụ C2 không tích điện. Hỏi sau khi đóng khoá K thì điện tích các tụ điện và cường độ
dòng điện trong mạch biến đổi theo thời gian như thế nào? Coi C1 = C2 = C và L đã biết.
Q0 Q 2 Q0 2
ĐS: q1 = + 0 .cos .t; i = sin( .t )
2 2 LC 2 LC LC
Bài 8. Cho mạch dao động như hình vẽ. Ban đầu tụ C1 tích điện đến hiệu điện thế U0
= 10(V), còn tụ C2 chưa tích điện, các cuộn dây không có dòng điện chạy qua. Biết
L1 = 10mH; L2 = 20mH; C1 = 10nF ; C2 = 5nF. Sau đó khoá K đóng. Hãy viết biểu
thức dòng điện qua mỗi cuộn dây. Bỏ qua điện trở thuần của mạch.
2 1
ĐS : : i1 = .sin105t (mA) ; i2 = .sin105t (mA)
3 3

Bài 9. Sự chuyển hoá năng lượng điện thành năng lượng từ: Cho mạch điện như hình
1
vẽ: nguồn điện E = 6V, tụ điện có điện dung C = (F), cuộn dây thuần cảm, độ tự

1
cảm là L = (H). Ban đầu khoá K ở vị trí 1. Sau đó chuyển K sang vị trí 2.

a) Tính hiệu điện thế, điện tích và năng lượng của tụ điện khi K ở vị trí 1.
b) Khi K chuyển sang 2, tính cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây.
c) Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện khi năng lượng điện trường trong
tụ điện bằng 3 lần năng lượng từ trường trong cuộn dây.

6 18 C
ĐS: a) 6 V; (C) ; (J); b) imax  I 0  U 0 ; c) i = 3A, u = 3 3 V
  L
Bài 10. Cho mạch dao động của máy thu sóng điện từ như hình 2: Co = 20 pF; Cv là tụ xoay; cuộn
dây có độ tự cảm L = 4 mH và điện trở thuần R = 103
a) Khi tụ xoay Cv có giá trị Cv = 20 pF thì mạch trên có thể thu được sóng điện từ có bước sóng
bao nhiêu?
b) Phải tăng (giảm) giá trị của tụ xoay một lượng điện dung để dòng điện trong mạch có giá trị I =
10-3Imax (Imax là dòng điện trong mạch khi có cộng hưởng). Coi trong mạch được duy trì một suất điện động cảm ứng e và tần
số f không đổi. Khi đó mạch thu được sóng điện từ có bước sóng bao nhiêu?
ĐS: a.   2c LC  11,915m ; b. x = (11,915 ± 9,413.10-3) (m)
Bài 11. Cho mạch dao động như hình 4: C1 và C2 là các điện dung của hai tụ điện, L là độ tự cảm của một cuộn
cảm thuần. Biết C1 = 4 F, C2 = 8 F, L = 0,4 mH. Điện trở khóa K và các dây nối là không đáng kể.
a) Ban đầu khóa K đóng, trong mạch có dao động điện từ với điện tích cực đại trên tụ
C1 là q0 = 1,2.10-5 C. Tính chu kỳ dao động riêng của mạch và cường độ dòng điện cực
đại trong mạch.
b) Tại thời điểm điện áp giữa hai bản của tụ C1 đạt cực đại người ta mở khoá K. Xác
định độ lớn cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm điện áp giữa hai bản của tụ
C1 bằng không.
ĐS: a. T  0,25ms; I0 = 0,3A ; b. I = 0,15 2(A)

Bài 12. Sự chuyển hoá năng lượng từ thành năng lượng điện: Cho mạch điện như hình vẽ:
nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm,
độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Ban đầu khoá K ở 1, sau đó K chuyển nhanh sang 2.
a) Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây khi K ở 1.
b) Tính hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện khi K chuyển sang 2
c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện khi cường độ dòng điện trong cuộn dây bằng ½ cường độ dòng điện
cực đại.

E E L 3 E L
ĐS: a. I 0  ; b. U 0  ; c. u 
rR rR C 2 Rr C
Bài 13. Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động của nguồn E, điện trở trong
không đáng kể tụ C, cuộn dây L thuần cảm Đ là đi ốt lý tưởng khoá K đóng trong
thời gian  rồi mở, ở thời điểm K mở dòng qua L là I0.
a) Sau bao lâu kể từ khi K mở dòng qua L lại đạt cực đại bằng 2I0. Viết biểu thức
điện tích trên bản tụ và cường độ dòng điện qua cuộn cảm theo thời gian
b) Vẽ phác đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dòng qua L vào thời gian và điện tích trên tụ biến đổi theo thời
gian. Chọn gốc thời gian là lúc k mở.

 3 2CE   C  
ĐS: a) tmin  ; q cos   t+  ; i  2 E sin   t+ 
3 3  6 3L  6
Bài 14. Cho mạch điện như hình 2 gồm: nguồn không đổi có suất điện động E =
32 V, điện trở trong r = 1  , tụ điện có điện dung C = 100  F (ban đầu chưa tích
điện), cuộn dây không thuần cảm có hệ số tự cảm L = 0,1 H, điện trở hoạt động R0
= 5  và điện trở thuần R = 10  . Ban đầu khoá K đóng, khi trạng thái trong
mạch đã ổn định người ta ngắt khoá K.
a) Tính năng lượng điện từ trong mạch ngay sau khi ngắt khóa K.
b) Tính nhiệt lượng toả ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt khoá K đến
khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn.
ĐS: a) W  0, 245  J  ; b) QR  0,163J 
Bài 15. Cho mạch dao động lí tưởng như hình vẽ 2. Các tụ điện có điện dung
C1  3nF ; C2  6nF. Cuộn thuần cảm có độ tự cảm L  0,5mH . Bỏ qua điện
trở khoá K và dây nối.
1. Ban đầu khoá K đóng, trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ
dòng điện cực đại trong mạch là 0, 03 A.
a) Tính tần số biến thiên năng lượng từ trường của mạch.
b) Tính điện áp cực đại giữa hai điểm A, M và M, B.
c) Lúc điện áp giữa hai bản tụ điện C1 là 6V thì độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch bằng bao nhiêu?
2. Ban đầu khoá K ngắt, tụ điện C1 được tích điện đến điện áp 10V, còn tụ điện C2 chưa tích điện. Sau đó đóng
khoá K. Tính cường độ dòng điện cực đại trong mạch.
ĐS: 1a. f 159155( Hz) ; 1b. 10V; 5V; 1c. 0,024A; 2. I0 = 0,02A
Bài 16. Cho mạch điện như hình 1, nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r = 0,5  , cuộn cảm thuần có
độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Ban đầu khóa k đóng, khi dòng điện đã ổn
định thì ngắt khóa k, trong mạch có dao động điện từ với chu kì T = 10-3(s).
Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện gấp n = 5 lần suất điện động của
nguồn điện. Bỏ qua điện trở thuần của mạch dao động, tìm điện dung C và độ
nrT T
tự cảm L. ĐS: L  0,398mH ; C  63, 7(  F )
2 2. .r.n
Bài 17. Cảm ứng điện từ - Mạch dao động
1. Một tụ điện phẳng không khí, bản cực tròn bán kính b khoảng cách hai
bản cực a ( b>>a). Một vòng dây mảnh siêu dẫn hình chữ nhật đặt vừa
khít vào khe hẹp a ( không tiếp xúc) và chiếm một khoảng cách từ tâm đến
mép tụ. Vòng dây siêu dẫn được nối với điện trở R2 nhúng vào bình nước ở
nhiệt độ 1000C (HV). Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U nối qua
điện trở R1 nhờ khóa K (bỏ qua điện trở của các phần khác).Tại thời điểm
nào đó người ta đóng khoá K sau một thời gian khá lớn khối lượng nước bị
bay hơi là bao nhiêu ?Biết nhiệt hoá hơi của nước là λ. Bài toán bỏ qua sự
mất mát nhiệt ra môi trường và vỏ bình đựng nước
2. Cho hai cuộn dây, mỗi cuộn có độ tự cảm L và hai tụ điện, mỗi tụ có
điện dung C, mắc với nhau thành mạch điện như hình vẽ. Điện trở của các
cuộn dây và dây nối có thể bỏ qua.
Vào thời điểm ban đầu t = 0 điện tích của bản A1 bằng Q0, điện tích của
bản A2 bằng không và không có dòng điện nào trong mạch. Viết biểu thức
diễn tả sự phụ thuộc của q1 và q2 vào thời gian.
 20 1 1  1 1 
U 2 a3 q1  1   Q0cos1t  1   Q0cos2 t
ĐS: 1. m = 32 R R2 0b 
3 3 2
1 ; 2. 2 5 2 5

1 1
q2   Q0cos1t  Q0cos2 t
5 5
Bài 18. Cho mạch như hình 3, các phần tử trong mạch đều lý tưởng
1) Đóng k, tìm imax trong cuộn dây và U1max trong tụ C1.
2) Viết biểu thức điện tích của tụ điện khi K đóng theo C1, C2, E và L.

E U1max  2C1  C2 E
C1
imax 
L(C1  C2 ) C1  C2
ĐS: 1. ;
C1C2 1 C12 E 1
q2  E cos t q1  C1E  cos t
C1  C2 L(C1  C2 ) C1  C2 L(C1  C2 )
2. ;

Bài 19. Trong mạch điện như hình vẽ, Đ là điôt lí tưởng, tụ điện có
điện dung là C, hai cuộn dây L1 và L2 có độ tự cảm lần lượt là L1 = L,
L2= 2L; điện trở của các cuộn dây và dây nối không đáng kể. Lúc đầu
khoá K1 và khoá K2 đều mở.
1. Đầu tiên đóng khoá K1. Khi dòng qua cuộn dây L1 có giá trị là I1 thì
đồng thời mở khoá K1 và đóng khoá K2. Chọn thời điểm này làm mốc
tính thời gian t.
a) Tính chu kì của dao động điện từ trong mạch.
b) Lập biểu thức của cường độ dòng điện qua mỗi cuộn dây theo t.
2. Sau đó, vào thời điểm dòng qua cuộn dây L1 bằng không và hiệu điện thế uAB có giá trị âm thì mở khoá K2.
a) Mô tả hiện tượng điện từ xảy ra trong mạch.
b) Lập biểu thức và vẽ phác đồ thị biểu diễn cường độ dòng điện qua cuộn dây L1 theo thời gian tính từ lúc mở
khoá K2.

2 LC I 2I 3 I 3 I
ĐS : 1a. T  2 ; 1b. i1 = 1 + 1 cos t ; i2 = 1 cos t- 1
3 3 3 2LC 3 2LC 3

 2LC  2LC 2I 2 3
2b. Với 0< t < thì i1 = 0; với t  thì i = 1 {1- cos( t - )}
4 4 3 3LC 4
Bài 20. Cho một mạch dao động gồm một tụ điện phẳng điện dung Co và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L.
Trong mạch có dao động điện từ với chu kỳ To. Khi cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại thì người ta điều
chỉnh khoảng cách giữa các bản tụ điện, sao cho độ giảm của cường độ của dòng điện trong mạch sau đó tỉ lệ với
bình phương thời gian; chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu điều chỉnh, bỏ qua điện trở dây nối.
a) Hỏi sau một khoảng thời gian t bằng bao nhiêu (tính theo To) kể từ lúc bắt đầu điều chỉnh thì cường độ dòng
điện trong mạch bằng không ?
b) Người ta ngừng điều chỉnh điện dung tụ điện lúc cường độ dòng điện trong mạch bằng không. Hãy so sánh
năng lượng điện từ trong mạch sau khi ngừng điều chỉnh với năng lượng điện từ ban đầu trước khi điều chỉnh.
Giải thích ?
T0 4
ĐS: a. t1  ; b. W  W0
 2 3
Bài 21. Cho mạch dao động lý tưởng như hình 1:
Ban đầu khoá K1 ở 1, khóa K2 mở, hai tụ C1, C2 giống nhau được cấp năng
lượng W = 10-6J từ nguồn điện một chiều có suất điện động E = 4V. Chuyển
K1 từ 1 sang 2, mạch dao động với chu kì T = 4.10 6 s.
1. Xác định cường độ dòng điện cực đại trong cuộn dây.
2. Vào lúc cường độ dòng điện trong cuộn dây đạt giá trị cực đại thì đóng
nhanh K2. Tính điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây sau đó.
ĐS: 1. I0 = 0,79A; 2. U 0 =2,83V
Bài 22. Có mạch điện như hình 1. Tụ điện C1 được tích điện đến hiệu điện thế L

U1, tụ điện C2 được tích điên đến hiệu điện thế U2 (U1>U2). Cuộn dây thuần cảm +C1 +C2
có hệ số tự cảm L. Tìm biểu thức cường độ dòng điện trong mạch sau khi đóng
K
U1  U 2  C  C2   Hình1
khoá K. ĐS : i  .Cos  1 t  
L.  L.C1.C2 2

Bài 23. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hai tụ điện C1 và C 2

giống nhau, có cùng điện dung C. Tụ điện C1 được tích điện đến hiệu

điện thế U 0 , cuộn dây có độ tự cảm L, các khoá K 1 và K 2 ban đầu


đều mở. Điện trở của cuộn dây, của các dây nối, của các khoá là rất
nhỏ, nên có thể coi dao động điện từ trong mạch là điều hoà.
1. Đóng khoá K 1 tại thời điểm t = 0. Hãy tìm biểu thức phụ thuộc thời gian t của:
a) cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây.
b) điện tích q1 trên bản nối với A của tụ điện C1 .

2. Sau đó đóng K 2 . Gọi T0 là chu kỳ dao động riêng của mạch LC1 và q 2 là điện tích trên bản nối với K 2 của

tụ điện C 2 . Hãy tìm biểu thức phụ thuộc thời gian t của cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây và của q 2 trong
hai trường hợp:
a) Khoá K 2 được đóng ở thời điểm t1  3T0 / 4 .

b) Khoá K 2 được đóng ở thời điểm t 2  T0 .

3. Tính năng lượng điện từ của mạch điện ngay trước và ngay sau thời điểm t 2 theo các giải thiết ở câu 2b. Hiện
tượng vật lý nào xảy ra trong quá trình này?

C t t
Đ : 1a. i  U 0 sin ; 1b. q1  CU 0 .co s ;
L LC LC

C  t 3 2  CU 0  t 3 2 
2a. i1  U 0 .co s    ; q  sin   
L  2 LC 4  2  2 LC 4 

C  t  CU 0  t 
2b. i2  U 0 .sin    2  ; qK 2 '  co s   2 
2L  2 LC  2  2 LC 
Q02 Q02
3. ;
2C 4C

You might also like