You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Bản chất tâm lý người


- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
thông qua chủ thể và TL người có bản chất xã hội lịch sử.
1. Tâm lý người là sự phản ảnh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể:
- Tâm lý người không phải do Thượng đế, do trời sinh ra cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật. Tâm lý
người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người thông qua “ lăng kính chủ quan”.
- Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng đang vận động. Phản ánh là quá trình tác động qua lại
giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả lại dấu vết (hình ảnh) tác động ở cả hai hệ thống tác động và hệ thống
chịu sự tác động.
VD: Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại bảng đen làm mòn (để lại
vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
- Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau.
- Phản ánh bao gồm: cơ vật lý, hóa học, phản ảnh sinh vật, phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh TL người.
- Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt:
+ Đó là sự tác động của hiện tượng khách quan vào con người, hệ thần kinh, bộ não người => Kết quả: để lại trên
não hình ảnh tinh thần (hình ảnh tâm lý) về hiện thực khách quan.
Hiện thực khách quan là quan trọng nhất.
VD: Khi chúng ta nhìn một bức tranh đẹp sau khi nhắm mắt lại chúng ta vẫn có thể hình dung lại nội dung của bức
tranh đó. Từ đó chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm trong việc giảng dạy là phải kết hợp giữa bài giảng với thực tế
thì học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn.
+ Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh TL” (bản “sao chép”, “bản chụp”) về thế giới, hình ảnh TL là kết quả của quá
trình phản ánh TG vào não. Song hình ảnh TL khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật ở chỗ:
 Hình ảnh TL mang tính sinh động, sáng tạo.
 Hình ảnh TL mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân, mang đậm màu sắc chủ quan.
- Tâm lý người mang tính chủ thể:
1. Cùng một hiện thực khách quan tác động vào các chủ thể khác nhau xuất hiện những hình ảnh TL với những
mức độ, sắc thái khác nhau.
VD: 9 người 10 ý,...
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
Sở dĩ mỗi người khác nhau có sự phản ánh khác nhau vì:
 Mỗi người khác nhau có đặc điểm bộ não, hệ thần kinh khác nhau.
 Có kinh nghiệm sống, nhu cầu, hứng thú, năng lực,… khác nhau.
 Do giai cấp, vị trí xã hội,… khác nhau.
* Câu hỏi: Tại sao TL người này khác TL người kia?
2. Cùng hiện thực khách quan tác động vào 1 chủ thể duy nhất nhưng ở thời điểm khác nhau, hoàn cảnh, trạng
thái khác nhau, màu sắc khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái TL khác nhau ở chủ thể
ấy. VD: Cũng là một lời nói đùa nhưng mà lúc vui người ta tiếp nhận khác với lúc buồn.
Kết luận sư phạm:
+ Khi nghiên cứu cũng như khi hình thành cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người
sống và hoạt động.
+ Trong dạy học và giáo dục, trong ứng xử, chú ý đến đặc điểm riêng của mỗi người.
+ Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để hình thành và phát triển tâm lý con người
2. Tâm lý người có bản chất xã hội lịch sử:
a) Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định (quan hệ kinh tế-
xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương…). Ngay cả phần tự nhiên trong thế
giới cũng được xã hội hóa. Trên thực tế con người thoát khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người – người đều làm cho
tâm lý người mất bản tính người.
VD: Trên thực tế, có rất nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi và được động vật nuôi ở trong rừng thi đứa trẻ ấy vẫn lớn lên, vẫn
trưởng thành nhưng nó hoàn toàn không có TL người, bởi vì nó sống với con vật, nó không có ngôn ngữ
b) Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội.
VD: Một người nhút nhát phải làm việc nhóm,...
c) TL của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội.
VD: Đứa trẻ phải thông qua MT giao tiếp và bắt chước (hoạt động) để có thể sử dụng được đũa ăn cơm.
d) TL người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của: lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng.
VD: cộng đồng LGBT,...
KL Sư phạm: - Phải nghiên cứu môi trường, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và
hoạt động.
- Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục cũng như các hoạt động chủ đạo ở
từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển TL con người.

Câu 2: Hoạt động là gì? Đặc điểm, vai trò của hoạt động đối với sự hình thành phát triển tâm lý người.
1. Khái niệm hoạt động:
- Về phương diện tâm lý học thì hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể)
để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể). Vì vậy, sản phẩm của hoạt động còn được
gọi là sản phẩm “kép”.
- Trong hoạt dộng diễn ra đồng thời song song 2 quá trình:
+ Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hóa (hay còn gọi là quá trình xuất tâm), ở quá trình này chủ thể sẽ
chuyển toàn bộ năng lực của mình thành sản phẩm. Tâm lý của con người sẽ được bộc lộ, được khách quan hóa
trong quá trình làm ra sản phẩm. Như vậy, muốn nghiên cứu tâm lý con người thì phải nghiên cứu thông qua sản
phẩm, quá trình chủ thể làm ra sản phẩm.
VD: Một giáo viên trong quá trình giảng dạy ở trên lớp sẽ bộc lộ được những tính cách của mình, có cởi mở
không, 1 cô giáo có năng lực sư phạm, có kỹ năng giao tiếp tốt hay không.
+ Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa (hay còn gọi là quá trình nhập tâm), là quá trình con người chuyển các
đặc điểm và bản chất của đối tượng hoạt động thành những hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân chủ thể. Vì vậy
TL con người sẽ được hình thành và phát triển.
VD: Bản thân một người giáo viên mới ra trường chỉ mới đi dạy những tiết đầu thì chắc chắn giờ dạy không thể
hay được, nhưng bản thân trong quá trình giảng dạy nhiều lần, nhiều năm sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm, sẽ
hiểu TL học sinh hơn, các pp tác động với hs sẽ hiệu quả hơn.
 Như vậy là trong quá trình hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của
mình, hay nói cách khác đi tâm lý nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
* Câu hỏi: Tại sao nói thông qua hoạt động TL con người được bộc lộ, hình thành và phát triển?
2. Đặc điểm của hoạt động:
+ Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng: đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần
chiếm lĩnh.
VD: Hđ học tập là nhằm vào tri thức, kỹ năng,... để biết, hiểu, tiếp thu đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân.
+ Hđ bao giờ cũng có mục đích nhất định.
VD: Học tập để có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãn nhu cầu nhận thức và cb hành trang bước vào cuộc sống.
+ Hđ bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hoạt động có thể là một hoặc nhiều người.
VD: Gv tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo hđ dạy và học, trò thực hiện hđ đó, tức là thầy và trò cùng nhau tiến hành 1
hoạt động để đi đến một loại sp là nhân cách học sinh => Gv và hs cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học.
+ Hđ vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động con người gián tiếp tác động đến khách thể thông qua
hình ảnh tâm lý trong đầu, công cụ lao động, ngôn ngữ.
3. Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển của TL:
- Hoạt động là phương thức tồn tại của con người và XH. Khi tham gia hoạt động con người bộc lộ những đặc
điểm, phẩm chất của mình, đồng thời hình thành và phát triển những phẩm chất TL mới à TL là sản phẩm của
hoạt động . TL người chỉ có thể nắm bắt, nghiên cứu thông qua sản phẩm.
- Bản chất của quá trình TL là cá nhân lĩnh hội những kinh nghiệm LS-XH, quá trình lĩnh hội chủ yếu thông qua
hoạt động. Những hoạt động nghề nghiệp để lại những dấu ấn rất đậm nét trong đời sống TL cá nhân.
- Trong mỗi lứa tuổi có 1 hoạt động chủ đạo, hoạt động này có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát
triển những chức năng TL mới trong giai đoạn lứa tuổi ấy
- Tham gia tích cực vào nhiều hoạt động khác nhau thì đời sống TL con người phong phú, đa dạng
 Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển TL cá nhân.“Tôi nghe và tôi quên, tôi
nhìn và tôi nhớ, chỉ khi nào tôi làm thì tôi hiểu”
Câu 3: Giao tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp? Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển TL
người.
1. Khái niệm: Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với con ngưởi, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tác động và ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau.
2. Chức năng vủa GT
- Chức năng thông tin: qua giao tiếp con người sẽ trao đổi, truyền đạt thông tin. Mỗi cá nhân sẽ vừa là nguồn
phát đồng thời vừa là nguồn nhận.
VD: Gv truyền đạt kiến thức cho học sinh,...
- Chức năng cảm xúc: giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra ấn tượng, cảm xúc mới giữa các chủ
thể.
VD: Hai người lần đầu gặp nhau nói chuyện,...
- Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp, chủ thể tự bộc lộ những quan điểm, tư tưởng thái
độ, thói quen của mình, từ đó các chủ thể có thể nhận thức và đánh giá về nhau. Trên cơ sở đó, chủ thể cũng có
thể tự nhìn nhận và đánh giá về bản thân mình.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: từ việc nhận thức, đánh giá lẫm nhau và tự đánh giá được bản thân, chủ thể sẽ
điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định của chủ
thể khác
- Chức năng phối hợp hành động: nhờ có giao tiếp mà con người có thể phối hợp hoạt động để cùng giải quyết
nhiệm vụ nào đó hướng tới mục tiêu chung.
3. Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển TL người
- Cùng với hoạt động, giao tiếp có 1 vai trò cơ bản trong sự hình thành và phát triển tâm lý. Giao tiếp là điều
kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội, là một nhu cầu xuất hiện sớm nhất của con người. Vì vậy,giao tiếp là nhu
cầu sơ đẳng, cơ bản nhất của con người. Trẻ sơ sinh từ 3 - 4 tuần tuổi đã bộc lộ nhu cầu này qua “phức cảm hớn
hở”. Những đứa trẻ do động vật nuôi không thể phát triển tâm lý người. Nếu bị cô lập, cách ly khỏi cộng đồng
thì đó là hình phạt nặng nề đối với cá nhân.
- Con vật phát triển tâm lý theo cơ chế di truyền sinh học (kinh nghiệm loài – bản năng, và kinh nghiệm cá thể
tự tạo – kỹ xảo). Con người phát triển tâm lý bằng cơ chế lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội và quá
trình này chỉ diễn ra trong điều kiện giao tiếp với những người xung quanh. Nhờ giao tiếp con người gia nhập
vào các mối quan hệ xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được bản thân mình, tư đối
chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình. Hay nói khác đi, thông
qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
- Con người là một thực thể XH. Các nhu cầu cơ bản (được chấp nhận, được an toàn, được yêu thương tôn
trọng, được tự khẳng định…) chỉ được đáp ứng, thỏa mãn trong điều kiện giao tiếp với người khác

 Giao tiếp là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tâm lý người.
Câu 4: Cảm giác là gì? Đặc điểm, vai trò, quy luật cảm giác.
1. Khái niệm cảm giác:
Cảm giác là một quá trình TL phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực
tiếp vào giác quan của ta.
2. Đặc điểm của cảm giác:
Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
VD: Ta không cảm thấy đau khi người khác bị chó cắn.
3. Vai trò của cảm giác:
- Là hình thức định hướng đầu tiên của con người.
- Là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các quá trình cao hơn, cụ thể: tri giác, tư duy, tưởng tượng,
- Thiếu thông tin  gây hại nghiệm trọng tới sự phát triển nhân cách.
- Là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quam trọng đối với những người bị khuyết tật.
- Là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
4. Quy luật cảm giác:
a) Phân tích Quy luật ngưỡng cảm giác
- Khái niệm “ngưỡng cảm giác”: không phải mọi kích thích nào cũng gây ra cảm giác: kích thích yếu hay quá
mạnh đều không gây ra cảm giác. Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra cảm giác thì gọi là ngưỡng
của cảm giác.
- Có 2 loại ngưỡng:
 Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn gây cho ta cảm giác.
 Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ gây cho ta cảm giác (còn gọi là
ngưỡng tuyệt đối), nó tỷ lệ nghịch với độ nhảy cảm của cảm giác.
 Trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được trong đó có một vùng phản
ánh tốt nhất.
VD: Chẳng hạn đối với cảm giác nhìn ngưỡng dưới của mắt là những sóng ánh sáng có bước sóng 390
milimicron và ngưỡng trên 780 milimicron, vùng phản ánh tốt nhất 565 milimicron của cảm giác nghe là
1000hec.
Khái niệm “Ngưỡng sai biệt”: Đó là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích
đủ để cho ta phân biệt hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt là một hằng số. Cảm giác thị giác là 1/100, thính giác
là 1/10.
VD: Một vật nặng 1kg, phải thêm vào ít nhất là 34gam nữa thì mới gây cảm giác về sự biến đổi trọng lượng
của nó.
* Ứng dụng dạy học: - Giáo viên cần có sự quan tâm, chu đáo, chân thành,... để tạo cảm giác tin tưởng cho
hs.
- Gv cần định hướng, phát hiện năng lực của hs để có kế hoạch dạy phù hợp.
- Hs cần phải nhận thức được bản thân để phát triển mình.
b) Phân tích Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
- Quy luật về sự thích ứng của cảm giác. Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và đảm bảo cho hệ thần
kinh khỏi bị hủy hoại, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Đó là khả năng thay đổi
độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích..
- Có nhiều kiểu thích ứng của cảm giác:
+ Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài.
VD: Ít ai có cảm giác về sức nặng của đồng hồ đeo tay, kính đeo ở mắt, quần áo mặc trên người,...
+ Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm.
VD: Từ chỗ tối bước qua chỗ sáng, phải qua một thời gian đợi cho tính nhạy cảm của khí quan phân tích giảm
xuống ta mới phân biệt được các vật chung quanh. Người lái máy bay bị đèn chiếu rọi vào mắt ít nhất cũng qua
từ 3 đến 6 giây mới giảm được sự nhạy cảm để nhìn rõ con số trên đồng hồ.
+ Khi cường độ kích thích giảm thì độ nhảy cảm tăng.
VD: Từ nơi sáng bước vào bóng tối. Hai bàn tay, một ngâm vào nước nóng, một ngâm vào nước lạnh sau đó
nhúng cả hai tay vào chậu nước bình thường thì bàn tay ngâm ở chậu nước cảm thấy nước ở chậu lạnh hơn so
với bàn tay kia. Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống nhau. Khả năng thích ứng
của các cảm giác là do rèn luyện.
+ Vận dụng các pp khác nhau, kết hợp giữa chúng để tạo khả năng thích ứng cho hs.
* Ứng dụng trong dạy học: - GV cần phát hiện, ứng dụng sao cho phù hợp với mỗi bản thân học sinh.
- Vận dụng các pp khác nhau, kết hợp giữa chúng để tạo khả năng thích ứng cho hs.
- HS cần nhận thức được khả năng của bản thân để phù hợp với từng pp học.
c) Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
- Cảm giác của con người có thể tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác động nhau, chúng làm thay đổi độ
nhạy cảm của nhau.
VD: khi ăn, nếu món ăn trình bày đẹp mắt thì người ăn thấy ngon miệng (cảm giác nhìn ảnh hưởng đến vị giác)
- Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp, trên những cảm giác cùng loại
hay khác loại.Trong sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác cùng loại có 1 hiện tượng: sự tương phản.
Đó là sự thay đổi về cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của 1 kích thích cùng loại xảy ra
trước đó hay đồng thời.
VD: Tương phản đồng thời: người da đen đi cạnh người da trắng, người da trắng sẽ trắng lên rất nhiều và
ngược lại. Tương phản nối tiếp: xách 1 vật rất nặng sau đó chuyển sang xách 1 vật nhẹ hơn, cảm giác nhẹ hơn
rất nhiều so với bình thường
Câu 5: Tư duy là gì? Đặc điểm của tư duy.
1. Khái niệm:
Tư duy là một quá trình tâm lý, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối lh và quan bên trong có
tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đây ta chưa biết.
2. Đặc điểm của tư duy
a) Tính “có vấn đề” của tư duy
- Tư duy chỉ nảy sinh khi tình huống có vấn đề xuất hiện và cá nhân có khả năng giải quyết
- Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mục đích mới, trong đó con người không có khả năng giải
quyết vấn đề bằng các phương pháp cũ, phương tiện cũ, buộc con người tìm ra cách thức giải quyết mới.
Để làm được điều này con người phải tư duy.
- Điều kiện để tình huống có vấn đề là nguồn gốc kích thích tư duy:
+ Phải được cá nhân nhận thức đầy đủ và chuyển thành nhiệm vụ cá nhân, xác định được cái gì đã biết,
chưa biết, cần tìm kiếm cái gì.
+ Mâu thuẫn trong tình huống phải vừa sức.
Ý nghĩa: - Kích thích tính tích cực nhận thức của người học, thúc đẩy sự phát triển của bản thân.
- Làm cơ sở cho việc đề ra pp dạy học mới hiện nay, dạy học nêu vấn đề.
Bài học sư phạm: - Phải đưa hs vào những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tư duy (Lưu ý: cần phải
xem xét khả năng hiện có của đối tượng để đặt ra tình huống phù hợp).
- Phải phân loại trình độ hs để đưa ra những bài tập phù hợp.
- Trong dạy học “ngụy trang” một dữ kiện.
- Hệ thống câu hỏi phải gợi mở.
- Một bài toán có nhiềuu đáp án tự chọn,... đều nhằm tạo hoàn cảnh có vđ để kích thích hs suy
nghĩ.
b) Tính gián tiếp của tư duy
Biểu hiện:
- Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ và con người dùng ngôn ngữ để tư duy
- Tư duy bằng cách thông qua sự vật này để hiểu sự vật khác
VD: - Xem trong bếp biết nết đàn bà
- Talet đo chiều cao kim tự tháp nhờ bóng của kim tự tháp (bằng suy luận)
- Tư duy phản ánh sự vật nhờ vào công cụ: phương tiện (đồng hồ, máy móc,… và các kết quả nhận thức (quy tắc,
công thức, quy luật…), kinh nghiệm cá nhân
Ý nghĩa: Nhờ tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn, con người không chỉ phản ánh
những gì diễn ra trong hiện tại mà còn phản ánh được cả quá khứ và tương lai.
Ứng dụng sp: - Không nên cung cấp đầy đủ , rõ ràng các dữ kiện khi ra bài tập cho hs để phát huy khả năng suy
luận của các em.
- Sd đồ dùng trực quan hợp lý, đúng mực, nếu lạm dụng sẽ làm mất dần khả năng phản ánh gián
tiếp của tư duy tập thể của hs bằng cách trao đổi, thảo luận nhóm,...
c) Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Biểu hiện:
- Tính trừu tượng của tư duy là dùng trí óc để trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu
cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật, hiện tượng.
- Tính khái quát của tư duy là tập hợp những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính bản chất
chung thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
=> Tính trừu tượng là cơ sở để có tính khái quát của tư duy. Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của tư duy, là cơ sở
phân biệt giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Ý nghĩa: Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy mà con người có khả năng phản ánh được những thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng; nhận thức chúng, dự đoán
chiều hướng phát triển và cải tạo chúng.
Vận dụng: - Cần rèn luyện cho hs khả năng nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu chung, những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật.
- Cần phải hệ thống hóa tri thức cho hs.
d) Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Biểu hiện: Tư duy nhất thiết phải lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Bởi vì tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu
tượng, và khái quát gắn chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể biểu hiện dưới 3 dạng: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết,
ngôn ngữ thầm. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời sản
phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ngôn ngữ không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Tư duy tạo ra ý nghĩa cho ngôn ngữ thông qua các thao
tác tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tư duy => ngôn ngữ thống nhẩt nhưng không
đồng nhất với tư duy.
Ý nghĩa: Nhờ có ngôn ngữ mà tư duy con người có tính trừu tượng và khái quát, tính gián tiếp, tính có vấn đề,...
Ứng dụng: Trong dạy học việc phát triển tư duy cho hs không tách rời với việc trau dồi ngôn ngữ. Đặc biệt việc
giúp cho hs nắm vững ngôn ngữ khoa học của môn học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tư duy trừu
tượng cho hs. Ngôn ngữ càng phong phú, chính xác, giàu hình tượng thì tư duy logic, ngắn gọn và dễ hiểu, tập
cho hs diễn đạt những ý nghĩa của mình.
e) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Biểu hiện: “Không có tư duy nào trần tục cả, tư duy không xuất phát từ con số 0” (Lênin).
Tư duy tiến hành trên cơ sở những tài liệu do nhận thức cảm tính mang lại. Hiện thực khách quan trước hết tác
động vào các giác quan, sau đó do nhận thức cảm tính chưa thể giải quyết được nên nảy sinh mâu thuẫn, thắc
mắc, buộc chúng ta phải tư duy để giải quyết
VD: -Quá trình Niuton tư duy để tìm ra quy luật vạn vật hấp dẫn được bắt đầu khi ông quan sát quả táo rụng từ
trên cây xuống
=> Nhận thức cảm tính là cơ sở, nguồn gốc, tài liệu của Tư duy
X.L.Rubinstein đã viết: "Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm thành chỗ
dựa cho tư duy".
Ngược lại, tư duy làm thay đổi chất lượng của nhận thức cảm tính (khi nhìn nhận con người nếu chỉ dừng lại ở
nhận thức cảm tính – cảm nhận bên ngoài, có thể đánh giá sai lầm. Nếu có tư duy, biết được tính cách, phẩm chất,
nhìn nhận đúng hơn). Chính vì lẽ đó, Ph.Ăngghen đã viết: “Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có
các cảm giác khác mà còn có hoạt động tư duy của ta nữa”.
Ứng dụng:
- Việc phát triển tư duy phải gắn liền với việc rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ cho học
sinh. Bởi lẽ thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được.
- Tăng cường dạy học trực quan nhằm cung cấp cho hs những tri thức cảm tính. Song không phải bất cứ lúc nào
nó cũng có tác dụng tích cực đối với việc nắm vững tri thức của hs. Nếu sử dụng thiếu làm cho hs không thấy hết
tính chất đa dạng, biến thiên của sự vật. Làm cho tri thức phiến diện, dẫn đến khái quát không đầy đủ và phản
ánh không đúng bản chất của sự vật. Nếu sử dụng tràn lan thì hạ thấp tính tích cực, kìm hãm sự phát triển tư duy
trừu tượng của hs. Việc sử dụng trực quan cần phải đúng lúc, đúng chỗ, mới phát huy được hiệu quả của nó.
Điều này phụ thuộc vào tài năng sư phạm của người thầy giáo trong quá trình dạy học.
=> KLSP: - Phải coi trọng việc phát triển tư duy cho học sinh
- Muốn thúc đẩy học sinh tư duy thì phải đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, thúc đẩy HS suy nghĩ và phát
huy tính tích cực của HS. DH phải vừa sức
- Phát triển tư duy phải tiến hành song song và thông qua truyền thụ tri thức
- Phát triển tư duy phải gắn với trau dồi ngôn ngữ cho học sinh
- Phát triển tư duy phải gắn với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy cảm, năng lực quan sát, trí nhớ của học sinh

Câu 6: Tình cảm là gì? Đặc điểm của tình cảm, các quy luật của tình cảm
1. Khái niệm: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng
có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
2. Đặc điểm:
- Tính nhận thức: tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm trong quá trình nhận thức, nhận thức
được xem là “cái lí” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định
- Tính xã hội: tình cảm con người mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội, được hình thành trong môi
trường xã hội, chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn thuần
- Tính ổn định: Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và bản thân,
chứ không như xúc cảm.
- Tính chân thực: Tình cảm phản ánh đúng nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố gắng che
giấu bằng những hành vi giả vờ (vờ như không buồn nhưng thật ra buồn nẫu ruột- trên sân khấu những nghệ
sỹ thành công là những nghệ sỹ có khả năng nhập vai diễn- như đời thật của nhân vật trong kịch bản)
- Tính hai mặt (tính đối cực): Tình cảm cảm gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong 1 hoàn
cảnh nhất định, 1 số nhu cầu được thỏa mãn, nhưng 1 số nhu cầu khác lại bị kìm hãm hoặc không được thỏa
mãn, tương ứng với điều này là sự phát triển mang tính đối cực của tình cảm: yêu- ghét, vui- buồn, tích cực-
tiêu cực…
3. Các quy luật của tình cảm:
a) Quy luật “ thích ứng”
- Một tình cảm cảm xúc nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó
có hiện tượng thích ứng, mạng tính chất “chai sạn” của tình cảm. Dân gian vẫn thường nói “gần thường xa
thương” là vậy. VD: Dao năng mài thi sắc, người năng chào thì quen.
Vận dụng: Trong dạy học, không nên phê bình mãi một khuyết điểm, nó sẽ làm cho học sinh thêm gan lì.
b) Quy luật “cảm ứng” (hay tương phản)
- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi của một tình cảm này
có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm
ứng” trong tình cảm.
- Ví dụ, trong văn học người ta xây dựng nhân vật phản diện càng độc ác, tàn bạo bao nhiêu thì độc giả
càng có cảm tình với nhân vật chính diện. Hoặc khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, GV
thấy hài lòng hơn nhiều so với trường hợp bài khá đó nằm trong một loạt bài khá ta đã gặp trước đó.
- Vận dụng: Trong văn học nghệ thuật- xây dựng tình tiết, tính cách và hành động của nhân vật để gây
hứng thú cho độc giả. Trong giáo dục: phương pháp giáo dục “bùng nổ” của Macarenko
VD: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
c) Quy luật “pha trộn”
- Trong cs tâm lý của mỗi cá nhân, nhiều khi 2 tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc, nhưng không
loại trừ nhau, mà “pha trộn” vào nhau.VD “giận mà thương”,”thương mà giận”; sự “ghen tuông” trong
tình yêu; “thương cho roi cho vọt”... cũng đều do quy luật này tạo nên.
- Vận dụng: từ việc thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn trong tình cảm con người dễ thông
cảm, chia sẻ, hiểu nhau hơn và điều chỉnh hành vi của nhau.
d) Quy luật “di chuyển”
- Tình cảm của con người có thể “di chuyển” từ đối tượng này sang đối tượng khác: “giận cá chém
thớt”,”vơ đũa cả năm”; hay “ yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” (ca dao).
- Vận dụng:
 Cần kiểm soát thái độ, cảm xúc của mình, tránh tình trạng “vơ đũa cả nắm”, đb với nghề GV cần
phải “vệ sinh” tâm lý trước khi đến lớp.
 Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, lấy tình cảm cá nhân để giải quyết
việc tập thể.
e) Quy luật “lây lan”
- Tình cảm của con người có thể truyền (lây) từ người này sang người khác. Hiện tượng “vui lây”, “buồn
lây”, “đồng cảm”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là những biểu hiện của quy luật “lây lan” tình cảm.
Lơbon: “ Lây lan là một nạn truyền nhiễm, nó phát triển theo nguyên tắc cộng hưởng, nó tỉ lệ thuận với số
đông người, càng dông người bao nhiêu càng lây lan bấy nhiêu”.
- Vận dụng:
 Giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể.
 Trong tập thể cần xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng tập thể hs tương thân
tương ái “niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa”, có biện pháp ngăn chặn những dư luận, tin đồn
thất thiệt gây hoảng loạn.
Tuy nhiên, việc “lây lan” tình cảm từ chủ thể này đến chủ thể khác không phải là con đường chủ yếu để hình
thành tình cảm.
Câu 7: Khí chất là gì? Đặc điểm của từng loại khí chất, vấn đề giáo dục khí chất.
1. Khái niệm:
Khí chất là thuộc tính TL phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động TL
thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
2. Đặc điểm
Khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh, dựa vào các kiểu thần kinh, người ta chia thành 4 kiểu khí
chất:
- Hăng hái: là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, hăng hái tham gia vào các hoạt động, đi đầu trong trong công
việc và cuộc sống, dễ thích nghi và dễ hòa nhập vào các mối quan hệ. Tuy nhiên, kiểu khí chất này thường có
xúc cảm không sâu, không ổn định, dễ rung cảm nhưng không sâu sắc, nhận thức nhanh nhưng cũng nhanh
quên, dễ nản lòng, thiếu kiên trì, hấp tấp, vội vàng.

- Bình thản: điềm tĩnh, kiên trì, sống có nghị lực và tính tự chủ cao, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm
chế tốt, nhận thức không nhanh nhưng chắc, tình cảm hình thành chậm nhưng sâu sắc, không ba hoa, cãi cọ.
Tuy nhiên kiểu khí chất này thường chậm chạp, có tính ỳ khi hoạt động khởi động, khó thích nghi với sự thay
đổi, trong quan hệ với người khác thường tỏ ra thâm trầm, lạnh lẽo và kín đáo.

- Nóng nảy: dám nghĩ dám làm, hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, quyết đoán, thẳng thắn, chân
tình. Tuy nhiên, nhược điểm là khả năng kiềm chế thấp, hay gắt gỏng, dễ bị kích động, hấp tấp, vội vàng.

- Ưu tư: hoạt động chậm chạp, hay lo lắng, thiếu tự tin, nhạy cảm, tình cảm khó nảy sinh nhưng sâu sắc,
hướng nội, khó thích nghi MT mới

 Mỗi kiểu chí chất có mặt mạnh, mặt yếu. Trong thực tế thường gặp 1 người có những nét của 1 kiểu khí chất
bào đó chiếm ưu thế, nhưng đồng thời lại có những nét của những kiểu khí chất khác pha trộn, ngoài ra còn có
những kiểu khí chất trung gian. Mặc dù khí chất có cơ sở là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối
của các đặc điểm XH, có thể biến dổi do rèn luyện và giáo dục.

3. Vấn đề giáo dục khí chất:


Hăng hái: Đưa học sinh vào các nhiệm vụ, hoạt động mang tính kiên trì, tỉ mỉ và mang tính kiềm chế cao.
Đồng thời phải thường xuyên đôn đốc, động viên để các em hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bình thản: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính linh hoạt, sôi nổi. Ngoài ra, giáo viên có thể đưa ra các
tình huống và yêu cầu học sinh phải giải quyết nhanh.

Nóng nảy: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính kiềm chế, tỉ mỉ và kỉ luật cao.

Ưu tư: Đưa học sinh vào các hoạt động mang tính linh hoạt, sôi nổi và đòi hỏi sự giao tiếp cao. Ngoài ra, giáo
viên có thể đưa ra các yêu cầu và nhiệm vụ theo trình tự từ dễ đến khó để học sinh kiểu này có thể hoàn thành
tốt, giúp học sinh tự tin hơn.

 Thay đổi hoàn toàn kiểu khí chất là không được, chỉ có thể thay đổi từng phần dưới ảnh hưởng của điều kiện
giáo dục, hoàn cảnh sống, của kinh nghiệm cá nhân, sự từng trải, thất bại, đổ vỡ, lứa tuổi, hoạt động nghề
nghiệp thì những nét tính cách tiêu cực sẽ giảm dần. Mỗi cá nhân hiểu biết về đặc điểm khí chất của mình, biết
mặt mạnh, mặt yếu, từ đó tìm cách từng bước phát triển ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo phong cách, hành vi
phù hợp với kiểu khí chất của mình.
Câu hỏi: ***tại sao nói khí chất vừa mang tính bẩm sinh vừa mang tính tự tạo?
Trả lời:
- Khái niệm khí chất
- KC mang tính bẩm sinh vì KC có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh

Kiểu thần kinh Kiểu khí chất

Mạnh, cân bằng, linh hoạt Hăng hái

Mạnh, cân bằng, không linh hoạt Bình thản

Mạnh, không cân bằng Nóng nảy

Yếu ưu tư

- KC mang tính tự tạo vì mặc dù khí chất có cơ sở là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của các
đặc điểm XH, có thể biến dổi do rèn luyện và giáo dục + Trình bày ý c: vấn đề giáo dục khí chất

***Hiểu biết vấn đề khí chất có ý nghĩa gì đối với cá nhân và trong công tác dạy học?

- Hiểu mặt mạnh, mặt yếu của kiểu khí chất cá nhân-> phát huy ưu điểm, cố gắng khắc phục hạn chế

- Hiểu và thông cảm cho cách ứng xử, hành vi của người khác nếu chúng ta hiểu được kiểu khí chất của họ

- Khi biết được kiểu khí chất của HS-> bản thân có cách ứng xử phù hợp (Ví dụ: với HS có kiểu KC ưu tư, GV
nên ứng xử nhẹ nhàng, cẩn trọng trong cách nói năng, tránh quát tháo, động viên khích lệ các em,......)

You might also like