You are on page 1of 30

SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG ẤN ĐỘ
1. Tôn giáo nào sau đây không phải là sản phẩm của nền văn hóa Ấn Độ?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin – đu giáo.
D. đạo Bà – la – môn.
2. Sau thời kì phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV), Ấn Độ được
thống nhất lại dưới vương triều nào?
A. Vương triều Hác – sa.
B. Vương triều Gúp – ta.
C. Vương triều Hồi giáo Đê – li.
D. Vương triều Mô – gôn.
3. Chữ Phạn (Sanskrit) được dùng phổ biến bắt đầu từ triều đại nào?
A. Vương triều Ma – ga – đa.
B. Từ thời vua A – sô – ca trở đi.
C. Vương triều Hác – sa.
D. Vương triều Gúp – ta.
4. Đạo Hin – đu được bắt nguồn từ
A. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
B. Nho giáo.
C. giáo lý của đạo Phật.
D. tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa.
5. Trong Hin – đu giáo, thần In – đra còn được gọi là
A. Thầy Hủy diệt.
B. Thần Sáng tạo.
C. Thần Sấm sét.
D. Thần Bảo hộ.
6. Người sáng lập ra đạo Phật là
A. Sít – đác – ta Gautama.
B. Gúp – ta.
C. Bim – bi – sa – ra.
D. A – sô – ca.
7. Trong lịch sử Trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống
nhất và thịnh vượng nhất?
A. Vương triều Gúp – ta.
B. Vương triều Hác – sa.
C. Vương triều Hồi giáo Đê – li.
D. Vương triều Mô – gôn.
8. Loại hình kiến trúc nào tiêu biểu cho tín ngưỡng sùng Phật giáo của Ấn Độ?
A. Cột đá.
B. Lăng mộ.
C. Chùa hang.
D. Tháp mộ.
9. Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ là
A. Brahmi.
B. chữ Phạn.
C. chữ tượng ý.
D. chữ hình nêm.
10. Vương triều Mô – gôn được thành lập bởi
A. người gốc Thổ theo Hồi giáo.
B. người Hồi giáo gốc Mông Cổ.
C. Người Hồi giáo gốc Trung Á.
D. người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà.
11. Lăng Tajmahal được xây dựng dưới thời vua
A. Ba – bua.
B. A – cơ – ba.
C. Sa Gia – han.
D. Gia – han – ghi – a.
12. Nền văn hoá nào được du nhập vào Ấn Độ trong thời kì của Vương triều Đê-li?
A. Văn hoá Thiên Chúa giáo.
B. Văn hoá phương Đông,
C. Văn hoá phương Tây.
D. Văn hoá Hồi giáo.
13. Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn, lập ra Vương triều
A. Mô-gôn.
B. Gúp-ta.
C. Hồi giáo Đê-li.
D. A-sô-ca.
14. Tiến hành đo đạc lại ruộng đất đế định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất
các hệ thống cân đong và đo lường. Đó là chính sách của
A. Gúp-ta.
B. Hồi giáo Đê-li.
C. Mô-gôn.
D. A-cơ-ba.
15. Thời vua A-cơ-ba ở Ẩn Độ đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự
liên kết tầng lớp quý tộc nào?
A. Số quan lại người Mông cổ và Ấn Độ.
B. Số quan lại Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo.
C. Số quan lại gốc Mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo.
D. Số tu sĩ và quý tộc trí thức.
16. Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành cuộc chinh chiến Ấn Độ vào triều đại nào
ở Ấn Độ?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều A-cơ-ba.
17. Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ được lập nên bởi
A. người Hồi giáo chiếm Ấn Độ, lập nên triều đại Đê-li.
B. người Hồi giáo gốc Trung Á lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.
C. người Hồi giáo và Ấn Độ giáo hòa huyết thành Hồi giáo Đê-li.
D. người Hồi giáo vào Ấn Độ đóng tại thủ đô Đê-li, lập nên triều đại Đê-li.
18. Một trong những chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ là
A. thi hành chính sách cứng rắn về tôn giáo.
B. đưa văn hoá Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ.
C. xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Ấn Độ.
D. tự chia ruộng đất ở Ấn Độ cho quý tộc.
19. Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế
nào sau đây?
A. Thuế ngoại đạo.
B. Thuế đinh.
C. Thuế đất.
D. Thuế thủy lợi.
20. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến
bộ, đó là những biện pháp gì?
A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.
C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo.
D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế.
1. Vương triều Gúp – ta được vua Gúp – ta lập nên có vai trò thống nhất Ấn Độ
ngoại trừ?
A. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo.
B. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ.
C. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
D. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
2. Vì sao thời Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của vắn hóa truyền thống Ấn
Độ?
A. Kế thừa văn hóa cổ Ấn Độ.
B. Làm chủ hoàn toàn Ấn Độ
C. Tiếp thu và phát triển văn hóa cổ Ấn Độ
D. Thống nhất Ấn Độ sau thời kì bị chia cắt
3. Lý giải vì sao dưới thời kì Gúp-ta ở Ấn Độ thời phong kiến ta người dân làm
nhiều chùa hang là do
A. người dân có lòng tôn sùng đạo Phật.
B. sự truyền bá đạo Phật trong nhân dân.
C. người dân bắt đầu suy nghĩ đến tín ngưỡng.
D. sự phát triển rộng rãi của tôn giáo trong nhân dân.
4. Chữ phạn ở Ấn Độ thời phong kiến được hoàn thiện và phổ biến dưới thời Gúp ta
đã tạo điều kiện
A. truyền bá tôn giáo Ấn Độ.
B. chuyển tải văn hóa trong nhân dân.
C. truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.
D. truyền bá văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài.
5. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là
A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.
B. người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi.
C. trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn.
D. địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.
6. Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô-Gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ?
A. Do sự suy yếu của đất nước dưới thời vua Gia-han và Sa-gia-han.
B. Do dân chúng bất mãn, chống đối, khởi nghĩa.
C. Do thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
D. Do sự suy yếu của đất nước, sự bất mãn của quần chúng, bị ngoại xâm.
7. Vì sao Ấn Độ bị người Hồi giáo gốc Thổ xâm lược?
A. Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất.
B. Do mỗi vùng lãnh thổ có điều kiện và sắc thái riêng.
C. Do văn hóa đa dạng và nhiều tôn giáo cùng phát triển.
D. Do ngoại bang xâm lăng.
8. Nội dung nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo
Đê – li đối với nhân dân Ấn Độ?
A. Thu thuế ngoại đạo đối với những cư dân không theo đạo Hồi.
B. Truyền bá, áp đặt đạo Hồi với những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
C. Tự giành cho mình quyền ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
9. Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli
đối với nhân dân Ấn Độ?
A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật.
B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu.
C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội.
D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước
10. Vua A – cơ – ba được nhân dân Ấn Độ tôn sùng là “Đấng chí tôn” và được đánh
giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại của Ấn Độ vì
A. ông đã tiến hành nhiều cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ
B. ông tạo điều kiện cho Hồi giáo phát triển
C. ông khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
D. ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực đưa xã hội Ấn Độ phát triển thịnh vượng
1. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định
hình và phát triển là gì?
A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo).
B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển
rực rỡ.
C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo.
D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương
Tây.
2. Yếu tố nào dưới đây được xem là nét nổi bật nhất trong nền văn hóa Ấn Độ thời
phong kiến?
A. Công trình kiến trúc chùa hang.
B. Từ chữ Brahmi sáng tạo ra chữ Phạn.
C. Sản sinh ra hai tôn giáo: Phật giáo, Hồi giáo.
D. Sản sinh ra hai tôn giáo: Phật giáo, Hin đu giáo.
3. Nội dung nào dưới đây được xem là yếu tố tích cực của văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng
đến người dân Việt Nam?
A. Tôn giáo.
B. Chữ viết.
C. Kiến trúc.
D. văn học, nghệ thuật.
4. Điểm khác của Vương triều Mô – gôn so với Vương triều Hồi giáo Đê – li là
A. Vương triều ngoại tộc.
B. theo Hồi giáo.
C. bị Ấn Độ hóa.
D. xuất hiện vị vua kiệt xuất nhất trong lịch sử Ấn Độ.
5. Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn ở của Ấn Độ có điểm giống
nhau là
A. có vai trò quyết định nhất đến phát triết văn hóa Ấn Độ.
B. đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên.
C. thực hiện chính sách phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
D. thực hiện chính sách hòa hợp, đoàn kết dân tộc.
6. Đặc điểm chung của Vương triều Hồi giáo Đê – li và vương triều Mô – gôn là gì?
A. Đều là vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.
B. Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Thổ lập nên.
C. Đều là vương triều do người Hồi giáo gốc Mông cổ lập nên.
D. Thực hiện việc củng cố vương triều theo hướng Hồi giáo hóa.
7. Đến cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ có điểm gì tương đồng
so với các quốc gia phong kiến châu Á khác?
A. Chế độ phong kiến chuyên chế phát triển đạt đến đỉnh cao.
B. Quan hệ sản xuất tư bản phát triển mạnh mẽ.
C. Bước vào giai đoạn phát triển toàn thịnh trên tất cả các lĩnh vực.
D. Phải đương đầu với sự xâm nhập và đe dọa xâm lược của các nước phương Tây.
8. Điểm khác của vương triều Mô-gôn so với vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?
A. Là vương triều ngoại tộc.
B. Là vương triều theo Hồi giáo.
C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”.
D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ.
1. Đánh giá nào dưới đây là đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân
loại?
A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu.
B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài.
C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước.
D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội.
2. Những yếu tố nào dưới đâycủa văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa
truyền thống Ấn Độ?
A. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, văn học.
B. Tư tưởng, kiến trúc, điêu khắc, văn học.
C. Hồi giáo, kiến trúc, điêu khắc, tư tưởng.
D. Giáo dục, văn học, nghệ thuật sân khấu.
3. Một trong những vị trí của Vương triều Đê-li ở Ấn Độ là
A. bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.
B. văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
C. một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo.
D. xây dựng Kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
4. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở
Ấn Độ là gì?
A. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ.
B. Tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ.
C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ.
D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC


CHÍNH Ở ĐÔNG NAM Á

1. Các quốc gia Đông Nam Á có một nét chung về điều kiện tự nhiên, đó là
A. chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa.
B. khí hậu khô, nóng,
C. chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới.
D. chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới.
2. Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và
nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B. Mùa mưa tương đối nóng,
C. Gió mùa kèm theo mưa.
D. Khí hậu mát, ẩm.
3. Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại
gì?
A. Đồng.
B. sắt.
C. Vàng.
D. Thiếc.
4. Thời kỳ phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào
khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
5. In-đô-nê-xi-a được thống nhất dưới vương triều nào?
A. Xumatơra.
B. Giava. 39
C. Mô-giô-pa-hít.
D. Lan Xang.
6. Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Cam-pu-chia.
B. Lào.
C. Phi-líp-pin.
D. Mi-an-ma.
7. Sự chuyển biến mạnh từ nông nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa
nước ở Đông Nam Á diễn ra vào thời gian nào?
A. Sơ kì đá mới.
B. Hậu kì đá mới.
C. Sơ kì đồ đồng.
D. Sơ kì đồ sắt.
8. Ngành kinh tế chủ đạo của các quốc gia Đông Nam Á thời cổ đại là A. chăn nuôi
gia súc trên các đồng cỏ.
B. thủ công nghiệp,
C. buôn bán tơ lụa, hương liêu.
D. nông nghiệp trồng lúa nước.
9. Tại khu vực Đông Nam Á người ta tìm thấy dấu vết cư trú của con người từ
A. thời đồ đá.
B. thời đồ đồng.
C. thời đồ sắt.
D. sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
10. Mặt hàng nổi tiếng của các quốc gia Đông Nam Á, được các thương nhân trên
thế giới ưa chuộng là
A. lúa gạo.
B. cá.
C. sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm...
D. những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liêu, gia vị, đá quý, ngọc trai,
cánh kiến.
11. Không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ ở Đông Nam Á là gì?
A. Địa bàn sinh tụ rộng lớn.
B. nguồn thức ăn đa dạng.
C. Địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn.
D. Địa hình hiểm trở, nguồn thức ăn phong phú.
12. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á lấy ngành sản xuất chính là
A. thủ công nghiệp.
B. công nghiệp,
C. thương nghiệp.
D. nông nghiệp.
13. Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á gắn liền với ảnh hưởng của văn hoá
A. Trung Quốc.
B. Đông Nam Á.
C. Ấn Độ.
D. Nhật Bản.
14. Từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
bước vào thời kì
A. phát triển.
B. đạt đến đỉnh cao của sự phát triển
C. suy thoái.
D. khủng hoảng trầm trọng.
15. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành vào thời gian nào?
A. Khoảng từ thế kỉ VII đến đầu thế kỉ X.
B. Khoảng từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ X.
C. Khoảng từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ X.
D. Khoảng từ thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X.
16. Vương triều Mô-giô-pa-hít là vương triều của nước nào ở Đông Nam Á?
A. Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Cam-pu-chia.
D. Ma-lác-ca.
17. Sự kiện mở đầu các nước phương Tây xâm lược Đông Nam Á thời phong kiến là
A. Bồ Đào Nha chiếm Ma-lắc-ca.
B. Tây Ban Nha, Hà Lan cũng lập những thương điếm của mình ở Gia-các-ta.
C. thực dân Anh đánh chiếm Miến Điện.
D. thực dân Pháp đánh chiếm Xiêm.
18. Các nước phương Tây đã từng xâm lược Đông Nam Á thời phong kiến là
A. Bồ Đào Nha, Anh.
B. Pháp, Tây Ban Nha.
C. Mĩ, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
D. Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mĩ, Hà Lan.
1. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở Đông Nam Á hình thành các quốc gia phong kiến
dân tộc. Vậy quốc gia phong kiến dân tộc là gì?
A. Quốc gia có nhiều dân tộc.
B. Quốc gia mà dân tộc chiếm đa số nắm quyền thống trị, lôi kéo các dân tộc khác vào
lãnh thổ của mình.
C. Quốc gia có nhiều mâu thuẫn giữa các dân tộc.
D. Quốc gia thực hiện chính sách hòa họp dân tộc.
2. Các quốc gia Đông Nam Á được hình thành trên những cơ sở nào?
A. Nền sản xuất hàng hóa phát triển.
B. Sự phát triển của công cụ sản xuất bằng sắt.
C. Ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ.
D. Sự phát triển của công cụ sản xuất bằng sắt và ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ.
5. Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Đó là
biểu hiện của
A. sự suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
B. sự kì thị sắc tộc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
C. sự xung đột của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
D. sự khủng hoảng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
1. Nét nổi bật của nền văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á là
A. nền văn hóa mang tính bản địa phát triển cao.
B. chịu ảnh hưởng duy nhất của văn hóa Ấn Độ.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
D. trên cơ sở một nền văn hóa bản địa, tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên
ngoài.
2. Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á gắn liền với tác động về kinh tế của
A. các thương nhân Trung Quốc.
B. các thương nhân Ấn Độ.
C. các thương nhân người Pháp.
D. các thương nhân người Hà Lan.
3. Đặc điểm nổi bật của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á là
A. mỗi vương quốc đều có phong tục tập quán riêng.
B. mỗi vương quốc đều có nền văn hoá riêng,
C. mỗi vương quốc đều có nguồn gốc riêng.
D. mỗi vương quốc đều lấy dân tộc đa số làm nòng cốt.
4. Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành các vương
quốc cổ ở Đông Nam Á?
A. Công cụ đồ sắt xuất hiện.
B. Ảnh hưởng của các nền văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc
C. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông Nam Á.
D. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp.
5. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở
Đông Nam Á?
A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
B. Hình thành tương đối sớm.
C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
D. Sớm phải đương đầu với làn sóng di cư từ phương Bắc xuống.
1. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hoá riêng của mình và đóng
góp vào kho tàng văn hoá loài người những giá trị tinh thần độc đáo. Đó là biểu hiện
của
A. nét độc đáo của các quốc gia Đông Nam Á.
B. sự phát triển văn hoá của các quốc gia Đông Nam Á.
C. sự thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII.
D. đặc điểm riêng biệt của các nước Đông nam Á.
2. Nhân tố cuối cùng, có tính chất quyết định dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc
ở Đông Nam Á là
A. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
B. phong trào khởi nghĩa của nông dân.
C. sự xung đột giữa các quốc gia Đông Nam Á.
D. sự nổi dậy của cát cứ, địa phương ở từng nước.
VƯƠNG QUỐC LÀO VÀ CAMPUCHIA
1. Vương quốc Lan Xang có chính sách ngoại giao như thế nào với Đại Việt và Cam-
pu-chia?
A. Đưa quân sang đánh Đại Việt và Cam-pu-chia.
B. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và Cam-pu-chia.
C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và lấn chiếm Cam-pu-chia.
D. Lấn chiếm Đại Việt và giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia.
2. Thời kỳ phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. thời kì kinh đô Cam-pu-chia đóng ở Ăng-co (802 - 1432).
B. thời kì trị vì của vua Giay-a-vác-man II (1181 - 1201).
C. thế kỉ XIII.
D. từ khi kinh đô chuyển về Phnôm Pênh (1432 - cuối thế kỉ XIX).
3. Đến thế kỉ XII, tôn giáo nào có ảnh hưởng lớn đến Cam-pu-chia?
A. Ki-tô giáo.
B. Phật giáo Đại thừa.
C. Hin-đu giáo.
D. Hồi giáo
4. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào Thơng là
A. nôm.
B. mường cổ.
C. liên minh bộ lạc.
D. bộ tộc.
5. Ai là người có công thống nhất các mường Lào?
A. Chậu A Nụ.
B. Xu-li-nha Vông-xa.
C. Pha Ngừm.
D. Người Thái.
6. Vương quốc Lan Xang phát triển nhất dưới thời trị vì của
A. Khún Bolom.
B. Pha Ngừm.
C. Xu-li-nha Vông-xa.
D. Chậu A Nụ.
7. Cuộc khởi nghĩa Chậu A Nụ chống lại ách thống trị của quân xâm lược nào?
A. Quân Pháp.
B. Quân Mã Lai.
C. Quân Xiêm.
D. Quân Cham-Pa.
8. Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
A. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
B. Thạt Luồng.
C. chùa Vàng.
D. đô thị cổ Pa-gan.
9. Nước Lan Xang bị phân liệt thành các vương quốc nào?
A. Luông Pha-bang và Viêng Chăn.
B. Viêng Chăn và Chăm-pa-sắc.
C. Luông Pha-bang và Cò-rạt.
D. Luông Pha-bang, Viêng Chăn và Chăm-pa-sắc.
10. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh
và ham chiến trận nhất ở
A. Đông Nam Á.
B. châu Á.
C. Đông Dương.
D. thế giới.
11. Người Pháp xâm chiếm Cam-pu-chia khi Việt Nam
A. chưa bị Pháp xâm chiếm.
B. đã bị Pháp xâm chiếm cách đó 5 năm.
C. bị Pháp xâm chiếm cách đó 2 năm.
D. đã bị Pháp bình định về quân sự.
12. Dưới thời vua Giay-a-vác-man (1181 - 1207), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh
nước nào?
A. Cham-pa.
B. Lan Xang.
C. Đại Việt.
D. Xiêm.
13. Một trong các chính sách đối nội của Lào thời các vua Lang Xang là
A. chia đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ.
B. xây dựng Lào thành một trung tâm Phật giáo,
C. tổ chức buôn bán với các nước láng giềng.
D. xây dựng nền kinh tế vững mạnh.
14. Một trong những chính sách đối ngoại của Lào thời các vua Lang Xang là
A. chống các nước Đông Nam Á.
B. hòa hiếu với Mi-an-ma.
C. chống quân xâm lược Thái Lan.
D. giữ quan hệ hoà hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt.
15. Lào bị thực dân Pháp xâm lược khi Cam-pu-chia
A. chưa bị Pháp xâm lược.
B. đã bị Pháp xâm lược 30 năm.
C. đã bị Pháp xâm lược 10 năm.
D. vừa bị Pháp xâm lược 2 năm.
16. Trước khi Cam-pu-chia bị thực dân Pháp xâm lược, đã bị nước nào tân công
phải di chuyển về phía nam?
A. Vương quốc Mi-an-ma.
B. Đế quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Thái.
D. Phong kiến phương Bắc.
17. Thực dân Pháp xâm lược Cam-pu-chia trong lúc đất nước Cam-pu-chia
A. đang thịnh đạt.
B. đang phát triển mạnh,
C. đang khủng hoảng trầm trọng.
D. đang suy thoái.
18. Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào?
A. Vào năm 1353.
B. Vào năm 1363.
C. Vào năm 1533.
D. Vào năm 1336.
19. Người có công thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua năm 1353 là
A. Pha Ngừm.
B. Lan Xang,
C. Xu-li-nha Vông-xa.
D. A-lex.
20. Từ cuối thế kỉ XIX, Cam-pu-chia và Lào bị thực dân nào xâm lược, thống trị?
A. Thực dân Hà Lan.
B. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Thực dân Mi-an-ma.
D. Thực dân Pháp.
1. Biểu hiện của sự phát triển đỉnh cao của thời kì Ăng-co là
A. cư dân chỉ sống bằng nghề nông nghiệp.
B. các công trình kiến trúc lớn được xây dựng.
C. các ông vua tăng cường quyền lực.
D. kinh tế phát triển nhiều mặt, xã hội ổn định, các công trình kiến trúc lớn được xây
dựng, các ông vua không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của Cam-pu-chia là
A. bị người Thái xâm chiếm.
B. diễn ra sự tranh giành quyền lực trong nội bộ giai cấp thống trị.
C. bị thực dân Pháp xâm lược.
D. bị người Thái xâm chiếm, tấn công nhiều lần, thường xuyên diễn ra những vụ mưu sát,
tranh giành quyền lực trong nội bộ.
3. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII được coi là giai đoạn phát triển thịnh đạt của
Vương quốc Lan Xang, ý nào sau đây không thể hiện cho điều đó?
A. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng
mạnh.
B. Đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người châu Âu.
C. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cũng cương quyết trong
việc chống quân xâm lược.
D. Lan Xang thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài.
4. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Vương quốc Lào suy yếu là
A. mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước bị phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch nhau.
B. phải đương đầu với cuộc xâm lược của người Xiêm.
C. Pháp gây chiến tranh xâm lược.
D. đó là tình trạng chung của các vương quốc trong khu vực.
5. Từ thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu do
A. bị quân Mông - Nguyên tấn công.
B. thực dân Pháp xâm chiếm.
C. Vương quốc Thái xâm lược nhiều lần.
D. quân đội Miến Điện xâm chiếm.
6. Cam-pu-chia sáng tạo ra chữ viết riêng của mình dựa trên cơ sở
A. chữ Quốc ngữ của Việt Nam.
B. chữ tượng hình của Trung Quốc,
C. chữ viết của Mi-an-ma.
D. chữ Phạn của Ấn Độ.
7. Thời thịnh vượng nhất của Vương quốc Lào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII
dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa Một trong những biểu hiện là:
A. sản vật dồi dào, trao đổi, buôn bán với các nước láng giềng được mở rộng.
B. kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh nhất Đông Nam Á.
C. chia đất nước thành các châu, quận.
D. xây dựng quân đội mạnh về binh khí, giỏi về chiến thuật.
8. Ý không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Cam - pu -chia là
A. Nằm trên một cao nguyên rộng lớn
B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ
C. Gắn liền với sông Mê Công
D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu
9. Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ. D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng
đất của Chăm-pa phải trả lại.
10. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của
vương quốc Lan Xang giai đoạn thế kỉ XV đến XVII?
A. Lan Xang trở thành quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng
mạnh.
C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán
với nhiều nước, kể cả người Châu Âu.
D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cũng cương quyết trong
việc chống xâm lược.
1 Đặc điểm tự nhiên nổi bật của Cam-pu-chia là
A. nằm trên một cao nguyên rộng lớn.
B. nằm trọn trong đồng bằng ở hạ lưu sông Mê Nam.
C. địa hình Cam-pu-chia giống như một lòng chảo khổng lồ.
D. nằm trên lưu vực của sông Mê Công.
2. Điểm tương đồng giữa văn hóa Cam - pu - chia và văn hóa Lào là
A. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
B. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc
C. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma
D. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma
3. Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?
A. Sống ở vùng đồi núi 47
B. Sống ở những vùng thấp
C. Sống trên sông nước
D. Du canh du cư
4. Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?
A. Nội chiến giữa các mường cổ.
B. Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.
C. Sự thống nhất các Mường cổ.
D. Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
5. So sánh điểm khác biệt nổi bật nhất về chính sách đối ngoại của Lào so với Cam -
pu – chia?
A. Thần phục vương quốc Xiêm.
B. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
C. Không gây chiến tranh xâm lược các nước khác
D. Thường giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
6. Lý giải nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước ở Cam - pu - chia sớm
hơn ở Lào?
A. Cam - pu - chia có điều kiện địa lý thuận lợi hơn.
B. Cam - pu - chia có nhiều vị vua kiệt xuất.
C. Cam - pu - chia sớm chinh phục được các vùng đất của người Thái.
D. Cam - pu - chia phải thành lập nhà nước để chống xâm lược
7. Nét đặc sắc của văn hóa Lào và văn hóa Cam - pu - chia thể hiện như thế nào?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
B. Đều có hệ thống chữ viết riêng
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa
để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc
D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng.
1. Khu đền tháp Ăng-co ở Cam-pu-chia là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me
vào kho tàng văn hoá của
A. Cam-pu-chia.
B. Đông Nam Á và thế giới,
C. nhân loại.
D. châu Á.
2. Chữ viết của Lào dựa trên cơ sở nhũng nét cong của chữ viết nước nào?
A. Cam-pu-chia và Mi-an-ma.
B. Cam-pu-chia và Việt Nam.
C. Thái Lan và Mi-an-ma. D. Ấn Độ và Trung Quốc.
3. Một công trình của Cam – pu-chia được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới là
A. quần thể Ăng – co.
B. Thạt Luổng.
C. Đền Bayon.
D. Các di chỉ.

THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ


PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XIV)

1. Năm 476, đế quốc Rô – ma bị diệt vong đã đánh dấu


A. chế độ chiếm nô chấm dứt, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở châu Âu.
C. chế độ chuyên chế cổ đại chấm dứt, thời kì chiếm nô bắt đầu ở châu Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm nô bắt đầu ở Tây Âu.
2. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh nhất ở vương quốc
nào của Tây Âu?
A. Vương quốc Phơ-răng.
B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Văng-đan.
D. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
3. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về chính
trị?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Nắm quyền chi phối trong bộ máy nhà nước mới.
C. Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ.
D. Đưa người Giéc man vào nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước.
4. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về kinh tế?
A. Chia ruộng đất cho người Rô ma và người Giéc man với tỉ lệ bằng nhau.
B. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma và chia cho nhau.
C. Tìm cách phục hồi nền kinh tế của đế quốc Rô ma cũ.
D. Phát triển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
5. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn
giáo?
A. Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy.
B. Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma.
C. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo.
D. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy.
6. Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là
A. quý tộc thị tộc.
B. quý tộc thị tộc người Giéc - man.
C. tăng lữ.
D. thân binh.
7. Các tướng lĩnh quân sự, các quý tộc người Giéc-man được phân nhiều ruộng đất
và được phong các tước vị khác nhau, hình thành hệ thống
A. đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
B. các lãnh chúa phong kiến
C. tầng lớp quý tộc tăng lữ.
D. tầng lớp quý tộc mới.
8. Trong xã hội phong kiến Tây Âu, các lãnh chúa phong kiến được hình thành từ
A. nông dân có nhiều ruộng đất, giàu có.
B. các quý tộc vũ sĩ là cận thần của vua.
C. các tầng lớp quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền và rất giàu có.
D. các tầng lớp quý tộc mới chiếm được nhiều ruộng đất.
9. Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị, đó là
A. quý tộc thị tộc.
B. quý tộc vũ sĩ.
C. tăng lữ.
D. quý tộc tăng lữ.
10. Trong các lãnh địa phong kiến, người đứng đầu lãnh địa là ai?
A. Quý tộc.
B. Tăng lữ.
C. Vũ sĩ.
D. Lãnh chúa.
11. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. giai cấp nông dân tự do.
B. giai cấp nông nô.
C. giai cấp nô lệ.
D. lãnh chúa phong kiến.
12. Nông nô là những người xuất thân từ
A. nô lệ và nông dân.
B. từ binh chiến tranh.
C. người dân Rô-ma.
D. người dân nghèo Giéc – man.
13. Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
A. Thuế.
B. Lao dịch.
C. Địa tô.
D. Giá trị thặng dư.
14. Thợ thủ công làm gì để có thể thoát khỏi lãnh địa?
A. Đấu tranh.
B. Bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.
C. Tăng cường sản xuất.
D. Không thuê đất của lãnh chúa.
15. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây
Âu là
A. lãnh địa.
B. trang trại.
C. phường hội.
D. thành thị.
16. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. hình thành quý tộc tăng lữ, quý tộc vũ sĩ và nông nô.
B. thủ tiêu nhà nước Rô – ma, lập ra các vương quốc mới.
C. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
D. hình thành quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông nô.
17. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện
A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
B. những công trường sản xuất hàng thủ công.
C. những công ty thương mại lớn ở đô thị.
D. những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
18. Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là
A. thợ thủ công, thương nhân.
B. thợ thủ công, nông dân.
C. lãnh chúa, quý tộc.
D. lãnh chúa, thợ thủ công.
19. Để bảo vệ lợi ích của mình, từ thế kỉ XI, thương nhân của các thành thị Tây Âu
trung đại đã lập ra
A. các ngân hàng.
B. các phường hội.
C. các thương hội.
D. các công ty tín dụng.
20. Để tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, cần có
A. kinh tế lãnh địa.
B. thành thị ra đời.
C. có sự mua bán.
D. sự xuất hiện chuyên môn hoá trong sản xuất.
1. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được
biểu hiện như thế nào?
A. Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có pháo đài, nhà thờ, đất canh tác
để cho nông nô sản xuất.
B. Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phát hết sức dã man.
C. Tất cả những sản phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều được làm
ra trong lãnh địa.
D. Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp,
tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ... riêng.
2. Tại sao chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong
kiến phân quyền?
A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể
tướng, cũng không nhỏ
D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh
chúa.
3. Cơ sở nào mà lãnh chúa buộc nhà vua ban hành cho mình quyền miễn trừ?
A. Lãnh chúa có quân đội mạnh.
B. Lãnh chúa giàu có.
C. Lãnh chúa là người tài giỏi.
D. Lãnh chúa có họ hàng với vua.
4. Tại sao trong lãnh địa người ta chỉ mua muối và sắt?
A. Vì họ chỉ sử dụng hai thứ đó.
B. Vì mọi thứ trong lãnh địa đều làm ra được ngoại trừ muối và sắt.
C. Vì lãnh địa có thể giao lưu buôn bán với bên ngoài, việc sản xuất là không cần thiết.
D. Vì nhà vua độc quyền muối và sắt.
5. Nguyên nhân nào mà các cuộc khởi nghĩa của nông nô lại diễn ra?
A. Người nông nô có nhiều vũ khí hiện đại.
B. Người nông nô bị bóc lột và đối xử hết sức tàn nhẫn.
C. Nông nô muốn chiếm đất của lãnh chúa.
D. Nông nô có cuộc sống nhàn rỗi.
6. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của các trường đại học?
A. Đạo Kitô truyền bá hệ tư tưởng của họ.
B. Do thần học không ngừng phát triển
C. Do điều kinh tế, xã hội thúc đẩy sự phát triển của văn hóa thế kỉ XI - XIV
D. Do kinh tế công thương nghiệp phát triển.
7. Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây
Âu thời trung đại?
A. Được coi như những công cụ biết nói.
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa,
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa.
8. Chế độ phong kiến ở Tây Âu là chế độ phong kiến phân quyền, bởi vì
A. quyền hành nằm trong tay lãnh chúa.
B. mỗi lãnh địa có một lãnh chúa như ông vua.
C. quyền hành nắm trong tay của một người, đó là vua chuyên chế.
D. quyền hành bị phân chia cho các lãnh chúa, tăng lữ và vũ sĩ.
9.Vì sao nông nô bị bóc lột thậm tệ trong các lãnh địa phong kiến nhưng họ
vẫn quan tâm đến sản xuất?
A. Họ được lãnh chúa trả công xứng đáng
B. Họ vẫn được tự do trong quá trình sản xuất
C. Họ có quyền “miễn trừ” trong lãnh địa.
D. Họ thực hiện theo yêu cầu của lãnh chúa.
10. Quyền “miễn trừ” mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây
Âu là
A. nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. cách lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua
C. lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua
D. lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh
1. Hãy so sánh thân phận của nông nô với thân phận nô lệ.
A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn.
B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ.
C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở.
D. Đều được coi như những công cụ biết nói.
2. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là
A. sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ.
B. nông dân sản xuất ra được mọi thứ cần dùng trong lãnh địa.
C. lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
D. chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa.
3. Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong
kiến là
A. nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn.
B. nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa.
C. nông nghiệp có quy mô lớn.
D. nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn.
4. Thể chế chính trị của các vương quốc ở Tây Âu thời sơ kì trung đại mang tính
chất
A. phong kiến tập quyền.
B. phong kiến quân quyền.
C. dân chủ chủ nô.
D. dân chủ tư sản.
5. Nét nổi bật của nền sản xuất ở Tây Âu thế kỉ XI là gì?
A. Thủ công nghiệp rất phát triển các công trường thủ công ra đời.
B. Máy móc bắt đầu được sử dụng trong các công xưởng.
C. Sản phẩm không bị đóng kín trong lãnh địa mà đem bán ra thị trường.
D. Trong sản xuất đã hình thành quan hệ chủ - nợ.
6. Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là gì?
A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chõ cho chủ nghĩa tư
bản.
B. Hình thành sớm, phát triển nhanh, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản.
C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn.
D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.
1. Một trong những vai trò quan trọng của thành thị Tây Âu thời trung đại là
A. góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
B. góp phần xóa bỏ kinh tế công thương nghiệp.
C. thúc đẩy nền kinh tế công nghiệp phát triển.
D. góp phần xóa bỏ nền dân chủ nô Rô – ma.
2. Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?
A. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của lãnh địa.
B. tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa giản đơn.
C. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.
D. tạo ra tiền đề quan trọng cho các cuộc phát kiến địa lí.
3. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong
của các lãnh địa phong kiến?
A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.
B. Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.
C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa.
D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.
4. “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát,
thậm chí không biết chữ” nhận định trên ám chỉ điều gì?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan
tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ.
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các
quý tộc, chủ nô Rôma trước đây.
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học.
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích học hành thi cử.
5. Đánh giá nào sau đây về vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu là đúng?
A. Là bước phát triển cao của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.
B. Góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế tự cấp, tự túc ở Tây Âu.
C. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
D. Góp phần duy trì sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

You might also like