You are on page 1of 24

1

Trƣờng Tiểu học Cái Khế 2


Họ và tên:....................................................................
Lớp:..............
Năm học: 2021-2022

Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021


HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Bài: Đề-xi-mét
(Sách Toán 2 tập một, trang 31 - trang 33)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nhận biết được điểm và đoạn thẳng.
Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét
trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng học tập (phạm vi
100 cm).
So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 31, 32 để quan sát hình cho rõ nhé!
Em hãy quan sát hình bên và cho biết:

Đề-xi-mét được viết tắt là ………

1 dm = …… cm.

10 cm = …… dm.

Thực hành
1. Em hãy viết lại một dòng đơn vị đo đề-xi-mét: (trang 31)
2
2. (trang 31)

● Số?
● Số?
Gang tay em dài …… cm.
Chiều rộng: khoảng …… dm.
● Dài hơn, ngắn hơn hay dài bằng?
Chiều dài: khoảng …..…. dm.
Gang tay em: …………………... 1 dm.
.……………………. 2 dm.
Luyện tập
1. Số? (trang 32)
Em hãy xem kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

.

…… cm + …… cm = ……. cm ……. cm + ……. cm + ……. cm = ……. cm

Dụng cụ gọt bút chì dài: ……. cm Bút chì dài: ……. cm

2. Tính: (trang 31)


Em thực hiện tính từ trái sang phải và nhớ ghi đơn vị đo.
a) 6 cm + 3 cm = …… cm. b) 3 cm + 7 cm – 9 cm = …….…

10 dm – 4 dm = ………. 8 dm – 6 dm + 8 dm = ……….
3
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Mỗi ngƣời một vẻ
Bài 3: Những cái tên
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 34 - trang 36)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nói được với bạn về tên của em, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua
tên bài và tranh minh họa
Đọc trôi chảy bài học, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nội dung
bài học: Mỗi cái tên đều có nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em;
biết liên hệ bản thân, chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với tên mình - mong ước mà cha
mẹ mình gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên riêng của mình.
Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Chia sẻ về những điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm theo gợi ý:
-Tên em là gì? :……………………………………………………………….......
-Ai đặt tên cho em? :………………………………………………………..….....
- Và ý nghĩa của tên em là gì? :…………………………………………………...
...………………………………………………………………………………….
1. Đọc
Em mở SGK trang 34 đọc bài: Những cái tên cho ba mẹ hoặc người thân nghe.
Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trƣớc ý trả lời đúng nhất và
thực hiện các bài tập sau (từ câu 1 đến câu 3)
1. Khi đặt tên, cha mẹ ao ƣớc điều gì cho con?
A. Ao ước cho con học giỏi B. Ao ước cho con ngoan
C. Ao ước cho con hiền lành D. Ao ước cho con những điều đẹp đẽ
2. Dòng thơ nào trong khổ thơ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý?
A. Tên cùng em ra đường B. Tên theo em đến lớp
C. Như viên ngọc vô hình D. Tên không rơi không mất
3. Cái tên nhắc bạn nhỏ điều gì?
A. Nhắc bạn nhỏ hát hay B. Nhắc bạn nhỏ làm người tốt
C. Nhắc bạn nhỏ chăm chỉ D. Nhắc bạn nhỏ học giỏi
4. Em cần giới thiệu tên mình với ai, khi nào?
4
Tên ai cũng đẹp
Viết và trang trí bảng tên của em (tham khảo bảng tên của bạn ở SGK trang
35)

2. Viết
* Cách viết:
+ Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái nhỏ phía
trên ĐK ngang 2, lượn vòng tên chạm ĐK dọc 3 viết tiếp nét cong trái lớn
liền mạnh với nét cong phải và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK
ngang 2 (Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt
bút)

Em viết chữ: C (2 dòng)

Em viết câu ứng dụng: Có chí thì nên (2 dòng)


5
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề: Gia đình
Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở
(Sách Tự nhiên và Xã hội 2, trang 20 - trang 22)
I. Yêu cầu cần đạt:
Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở.
Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn sạch nhà ở.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động học:
Hoạt động khởi động
Em hãy quan sát hình trong SGK trang 20.
Em thích được ở trong ngôi nhà nào hơn? Vì sao? Em hãy trả lời cho ba mẹ hoặc
người thân nghe nhé!
Em hãy quan sát hình 3, 4 SGK trang 21.
Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trong mỗi hình sau? Vì sao? Em hãy trả lời cho ba mẹ
hoặc người thân nghe nhé!
Chia sẻ về lợi ích của việc giữ sạch nhà ở.
Em hãy quan sát hình 5 SGK trang 21 chia sẻ về lợi ích của việc giữ sạch nhà ở
cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
Em hãy quan sát hình 6, 7, 8 SGK trang 22.
Em đồng tình hay không đồng tình với mỗi việc làm sau? Vì sao?
Em hãy chia sẻ cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
Chia sẻ về những đồ dùng cần chuẩn bị và cách thực hiện một trong các hoạt động
sau.
Em hãy chia sẻ cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!

Em đọc nhiều lần nội dung sau:


Giữ vệ sinh nhà ở giúp ngôi nhà sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Lau, dọn nhà thường xuyên, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng giúp nhà ở luôn
sạch sẽ.
6
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Bài: Đề-xi-mét
(Sách Toán 2 tập một, trang 31 - trang 33)
I. Yêu cầu cần đạt:
Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét
(trong phạm vi 100).
Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăng-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các đơn vị đo độ dài đã học.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, vở nháp, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 32, 33 để quan sát hình cho rõ nhé!
Luyện tập
3. Ngƣời ta cắt rời các băng giấy màu xanh và đỏ nhƣ hình vẽ. (trang 32)

Trƣớc khi cắt:


a) Số? b) Xanh, vàng hay đỏ?
Băng giấy màu xanh dài: …... cm. Băng giấy dài nhất màu ……..….
Băng giấy màu vàng dài: ……cm. Băng giấy ngắn nhất màu ………
Băng giấy màu đỏ dài: ……... cm.
4. Số? (trang 33)
a) 1 dm = …… cm b) 10 cm = …… dm
2 dm = …… cm 20 cm = …… dm
7 dm = …… cm 50 cm = …… dm

5. Số? (trang 33)


Em hãy thực hiện tính.

Anh cao 15 dm.


Em cao 12 dm.
Anh cao hơn em …… dm.
Em thấp hơn anh …… dm.
6. Ước lượng rồi đo bàn học của em. (trang 33)
Em hãy ƣớc lƣợng rồi đo bàn học ở nhà của em.
Ƣớc lƣợng: …… dm.
Đo: ……………. dm.

Tập ƣớc lƣợng và đo một số đồ dùng trong gia đình theo đơn vị đề-xi-mét.
7
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Mỗi ngƣời một vẻ
Bài 3: Những cái tên
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 34 - trang 36)
I. Yêu cầu cần đạt:
Viết hoa đúng tên riêng của người.
Nói được với người thân về tên các bạn trong lớp.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
3. Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao?
(trang 36).

4. Thực hiện các yêu cầu dƣới đây. ( xem tranh trang 36)
a. Tìm các tên riêng có trong bài thơ Những cái tên.

b. Viết tên 2 bạn trong lớp.

Nói với ngƣời thân về tên của một vài bạn trong lớp.
Em nói cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
8

HƢỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ


MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Ngày thứ 3 (23/11/2021) và ngày thứ 5 (25/11/2021)
Chủ đề: Đội hình đội ngũ
Bài 4: Ôn đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải

I. Yêu cầu cần đạt:


Thực hiện được động tác đứng nghỉ, đứng nghiêm, quay trái, quay phải.
II. Hoạt động học:
+ Tư thế đứng nghỉ: Chân hình chữ V, tay áp sát vào đùi, khuỵu gối một chân.
+ Tư thế nghiêm: Chân hình chữ V, tay áp sát vào đùi, hai chân thẳng, ưỡn ngực,
mắt nhìn thẳng.
+ Động tác quay trái: khẩu lệnh: "BÊN TRÁI, QUAY". Động tác: tư thế nghiêm,
lấy gót chân trái làm trụ, nửa trên bàn chân phải làm điểm tì. Quay người sang trái, thu
chân phải về.
+ Động tác quay phải: khẩu lệnh: "BÊN PHẢI, QUAY". Động tác: tư thế nghiêm,
lấy gót chân phải làm trụ, nửa trên bàn chân trái làm điểm tì. Quay người sang phải, thu
chân trái về.
- Học sinh tự tập luyện ở nhà vào buổi sáng hoặc buổi chiều các nội dung trên.
- Các em có thể tham khảo thêm trong SGK Giáo dục thể chất (Chân Trời Sáng
Tạo) trang 8, 9.
* Ghi chú: nhờ Phụ huynh ghi hình lại gửi sản phẩm cho Giáo viên (hạn chót
vào cuối tuần).
9
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề: Em và mái trƣờng mến yêu
(Sách Hoạt động trải nghiệm trang 13, 14)

I. Yêu cầu cần đạt:


Qua chủ đề này, em:
Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, bút mực,.....
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 32, 33 để quan sát hình cho rõ nhé!
Hoạt động 7: Chia sẻ kết quả việc làm xây dựng hình ảnh đẹp của em
Em hãy nói với ba mẹ hoặc người thân những việc làm xây dựng hình ảnh đẹp của
em theo gợi ý sau:
- Việc em đã làm xây dựng hình ảnh đẹp của em.
- Lợi ích của việc làm đó.

Hoạt động 8: Làm món quà tặng bạn

Chuẩn bị: Kéo, keo, giấy màu, giấy báo, bút màu...
Cách thực hiện:
- Cách 1: Em có thể dùng kéo cắt giấy màu thành hình bông hoa và tạo thành một
bức tranh hoặc một tấm thiệp.
- Cách 2: Em có thể dùng bút màu vẽ một bức tranh.
10
11
Thứ tƣ, ngày 24 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Bài: Em làm đƣợc những gì?
(Sách Toán 2 tập một, trang 34 - trang 35)
I. Yêu cầu cần đạt:
Thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi 100.
Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính.
Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ
nhật.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, vở nháp, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 34, 35 để quan sát hình cho rõ nhé!
Luyện tập
1. Em qua sát hình ảnh rồi trả lời câu hỏi.
Trên tờ lịch ghi thứ mấy, ngày bao nhiêu?

a. Trên tờ lịch ghi thứ……………………….; ngày……………………


b. Hà vẽ xong bức tranh tặng mẹ lúc……………….giờ

2. Đo độ dài.
a) Cánh tay em: b) Bàn chân em:
……….cm ……….cm
khoảng …….…dm khoảng …….…dm
Em có thể dùng thước đo và nhờ ba mẹ hoặc người thân kiểm tra lại kết quả giúp nhé!
3. Tìm nhà cho Sóc.
Nhà của Sóc có đặc điểm:
- Cửa ra vào hình chữ nhật.
- Không có dạng khối lập phương.

Từ trái sang phải nhà của Sóc là nhà thứ:


A. thứ nhất B. thứ hai C. thứ ba D. thứ tư
12
Thứ tƣ, ngày 24 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Mỗi ngƣời một vẻ
Bài 4: Cô gió
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 37 - trang 41)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nói được lợi ích của gió đối với con người và vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về
nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài
đọc: Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích; biết liên
hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi làm việc có ích.
Nghe viết đúng đoạn thơ; phân biệt ai/ay.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 37, 38, 39 để quan sát hình cho rõ nhé!
Nói về lợi ích của gió đối với ngƣời và vật theo gợi ý:

Em hãy nói về lợi ích của gió đối với người và vật cho ba mẹ hoặc người thân nghe
nhé.
1. Đọc
Em mở sách trang 37 đọc bài “Cô gió” cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trƣớc ý trả lời đúng
nhất và thực hiện các bài tập sau (từ câu 1 đến câu 3)
1. Cô gió đã giúp gì cho thuyền và mây?
A. đẩy thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mưa
B. đẩy thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm gió
C. đẩy thuyền đi chậm hơn, đưa mây về trên trời
D. đẩy thuyền đi nhanh hơn, đưa mây về làm mây
2. Trên đƣờng đi cô gió chào những ai?
A. những bông hoa, lá cờ, con thuyền, ông mặt trời
B. những bông hoa, lá cờ, con thuyền, đám mây
C. những bông hoa, lá cờ, con thuyền, chong chóng
D. những bông hoa, lá cờ, con thuyền, ánh trăng
3. Vì sao ai cũng yêu mến cô giáo?
A. vì làm những việc không có ích
B. vì làm những việc không có ích lợi
C. vì làm những việc ảnh hưởng đến mọi người
D. vì làm những việc có ích
2. Viết
Em nhờ ba mẹ hoặc người thân đọc cho em viết bài Ai dậy sớm.
a. Nghe - viết: Ai dậy sớm (SGK trang 38).
13

b. Tìm trong bài chính tả các tiếng có chứa vần ai hoặc vần ay.
Em tìm và viết các tiếng có chứa vần ai hoặc vần ay trong bài chính tả.

c. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ai hoặc vần ay để gọi tên từng sự vật dưới đây:
Hãy quan sát tranh và tìm rồi viết từ ngữ tiếng có chứa vần ai hoặc vần ay.
14
Thứ tƣ, ngày 24 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ 1: ÂM THANH NGÀY MỚI
TIẾT 4: NHẠC CỤ
Các em học sinh mở sách Hƣớng dẫn học Âm nhạc Trang 10

I. Yêu cầu cần đạt:


Em đọc được tiết tấu, vận dụng được gõ thanh phách, tem-bơ-rin, và vận động cơ thể.
II. Chuẩn bị:
Tài liệu Hướng dẫn học Âm nhạc lớp 2.
III. Hoạt động học:
1/ Khám phá:
- HS nghe giới thiệu về sơ lược lại các loại nhạc cụ.
2/ Luyện tập:
- HS đọc tiết tấu và luyện tập gõ thanh phách, tem-bơ-rin, mẫu đệm vận động cơ
thể.
3/ Vận dụng:
- HS thực hành hát và gõ thanh phách bài Ngày mùa vui.
- HS thực hành hát và vận động cơ thể bài Ngày mùa vui.
* Nhờ phụ huynh quay clip hoặc ghi âm:
+ HS thực hành hát và gõ thanh phách bài Ngày mùa vui.
+ HS thực hành hát và vận động cơ thể bài Ngày mùa vui.
15
Thứ tƣ, ngày 24 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Bài: Nhận lỗi và sửa lỗi
(Sách Đạo đức 2, trang 10 - trang 13)
I. Yêu cầu cần đạt:
Đồng tình với việc biết nhận lỗi, sửa lỗi. Không đồng tình với việc không biết nhận lỗi,
sửa lỗi.
Thực hiện được và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện việc biết nhận lỗi, sửa lỗi trong học
tập, sinh hoạt.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Đạo đức, bút mực, bút chì.
III. Hoạt động học:

Em quan sát tranh trong SGK trang 12, 13 đọc đoạn hội thoại và thực hiện các bài
sau:
1. Bày tỏ ý kiến của em về việc làm của Na?
Em nêu ý kiến cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
2. Nhận xét về việc làm và lời nói của Tin và Bin?
Em nêu nhận xét cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
3. Sắm vai các bạn trong tranh và xử lí tình huống.
Em cùng ba mẹ hoặc người thân sắm vai và nêu cách xử lí của em trong từng tình
huống nhé!

1. Em hãy tập nói lời xin lỗi khi:


Em hãy tập nói lời xin lỗi của mình trong 2 tình huống dưới đây cho ba mẹ hoặc
người thân nghe nhé!
a. Vô ý làm bạn bị đau.
b. Lỡ tay làm hỏng đồ dùng gia đình hoặc đồ chơi của bạn.
2. Chia sẻ về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chƣa biết nhận lỗi và sửa
lỗi?
Em chia sẻ với ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
3. Em hãy nhắc nhở bạn bè, ngƣời thân cùng thực hiện việc biết nhận lỗi và sửa
lỗi.
Em đọc nhiều lần nội dung sau:
Dũng cảm nhận lỗi
Xin lỗi chân thành
Sửa lỗi của mình
Mọi người yêu quý.
16
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Bài: Em làm đƣợc những gì?
(Sách Toán 2 tập một, trang 34 - trang 35)
I. Yêu cầu cần đạt:
Xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số.
Thực hành đo độ dài xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
Biết giải quyết vấn đề trong bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp.
III. Hoạt động học:
Luyện tập
4. Số?

…. …. …. …. …. …. ….
… … … … … … …
5. Tính:
73 + 5 =……. 45 – 22 =……. 70 + 20 – 40 =…….
36 + 23 =……. 89 – 6 =……. 96 – 36 + 40 =…….

6. Dưới đây là các thùng đựng sách quyên góp của các lớp 2A, 2B, 2C, 2D

Tìm thùng đựng sách của mỗi lớp, biết rằng:


- Số sách của lớp 2A là số liền sau của 39. Vậy số sách lớp 2A là: ……
- Số sách của lớp 2B là số liền trƣớc của 39. Vậy số sách lớp 2B là: ……
- Số sách của lớp 2C là số khi đọc có tiếng “mốt”. Vậy số sách lớp 2C là: ……
7. Bà ngoại nuôi 37 con gà, trong đó có 6 con
gà trống, còn lại là gà mái. Hỏi bà ngoại
nuôi bao nhiêu con gà mái?

Trả lời: Bà ngoại nuôi ……. con gà mái.


17
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Mỗi ngƣời một vẻ
Bài 4: Cô gió
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 37 - trang 41)
I. Yêu cầu cần đạt:
Mở rộng vốn từ về trẻ em (từ chỉ phẩm chất); đặt được câu với từ ngữ tìm được.
Nghe kể được từng đoạn của câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh theo tranh và câu gợi
ý, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 39, 40 để quan sát hình cho rõ nhé!
3. Chọn tiếng ở bông hoa ghép đƣợc với tiếng ở cành lá để tạo thành từ ngữ: (trang
39)
Em chọn tiếng ở bông hoa ghép với tiếng ở cành lá để tạo thành từ ngữ.

4. Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ ghép đƣợc ở bài tập 3.


Em chọn từ ngữ ở bài tập 3 vừa ghép được để viết thành câu, rồi viết vào.
18
5. Kể chuyện.
Em đọc câu chuyện dưới đây:
Chuyện ở phố Cây Xanh
1. Dê con là một hoạ sĩ nổi tiếng, sống ở phố Cây Xanh. Dê con treo các ấm
trà cho khu vườn trong nhà của mình. Thấy khu vườn đẹp quá, cư dân xung quanh
đều làm theo.
Từ đó, phố Cây Xanh còn được gọi là phổ Ấm Trà.
2. Khi hươu con chuyển đến phố Cây Xanh, cậu nhìn khắp phố rồi trang trí
những ngôi sao cho khu vườn của mình. Cún con nhìn thấy bèn góp ý:
- Cậu làm không đúng rồi. Vườn nhà ở phố chúng ta chỉ treo ấm trà thôi.
Hươu con đáp:
- Mình biết, nhưng mình có ý tưởng riêng. Mình trang trí vườn theo cách
mình yêu thích.
3. Trở về nhà sau cuộc nói chuyện với hươu con, cún con suy nghĩ mãi. Rồi
cậu quyết định thay đổi cách trang trí khu vườn nhà mình. Cậu sơn hàng rào cho
khu vườn bằng màu xanh mà cậu yêu thích.
4. Mọi người nhìn thấy hươu con và cún con làm liền thích thú về trang trí
lại khu vườn theo sở thích của mình. Bây giờ, phố Cây Xanh có nhiều ngôi nhà có
những khu vườn được trang trí khác nhau.
Theo Trần Linh Linh, Hà Giang dịch

Em quan sát tranh, đọc lời câu chuyện rồi nêu nội dung từng tranh và kể từng đoạn
câu chuyện cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
19
Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MĨ THUẬT LỚP 2 - TUẦN 4
CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƢƠNG MÊNH MÔNG
BÀI 2: NHỮNG CON VẬT DƢỚI ĐẠI DƢƠNG
(Bộ sách chân trời sáng tạo)
I. Yêu cầu cần đạt:
Vẽ và trang trí được con vật dưới đại dương: Sử dụng được các chấm, nét, hình, mảng
màu trong tạo hình con vật dưới đại dương theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- HS: Sách Mĩ thuật 2 (SMT); Giấy trắng (A4 hoặc giấy tập, ….);
Màu sáp (vẽ) hoặc giấy màu thủ công, hồ dán, kéo (cắt-dán).
III. Hoạt động học:
Luyện tập – thực hành:
Em hãy thực hiện như sau:
1. Chọn cách thể hiện: vẽ hoặc cắt-dán bằng giấy màu thủ công;
2. Chọn 1 con vật dưới đại dương mà em thích;
3. Em vẽ hình dáng (tròn, vuông, bầu dục,…) con vật đó lên giấy trắng hoặc giấy màu
thủ công (màu theo ý thích);

Vẽ:

Thủ công:

4. Nếu vẽ: Em hãy sử dụng các nét, chấm, mảng màu (đã học lớp 1) để trang trí
con vật theo ý thích.
Nếu cắt-dán: Em hãy cắt những hình tròn, sợi dây, hình tam giác, hình chữ
nhật,… dùng hồ dán lên hình con vật theo ý thích.
Dặn dò:
- Em hoàn thành bài cá nhân;
- Chụp hình bài gửi cho GVBM qua zalo Mĩ thuật lớp … để cô góp ý:
- Lưu giữ bài, nộp lại cho GVCN khi vào học trực tiếp.
20
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề: Ôn tập và bổ sung
Bài: Thực hành và trải nghiệm: Tìm hiểu về chiều cao của cây ở nhà em
(Sách Toán 2 tập một, trang 36 - trang 37)
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết được cách so sánh chiều cao của vật.
Có hiểu biết về đặc điểm một số loại cây có trong trường, ở nhà.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, bút chì.
III. Hoạt động học:
1. Em hãy quan sát cây cối được trồng ở nhà (gần nhà) em, nói tên cây, so sánh cây đó
với mái nhà em.
Ví dụ: Cây phượng vĩ cao khoảng tòa nhà 3 tầng.

2. Em hãy chia sẻ kết quả vừa thực hiện với ba mẹ hoặc người thân nhé.
21
Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2021
HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Mỗi ngƣời một vẻ
Bài 4: Cô gió
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 37 - trang 41)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đặt được tên cho bức tranh em chọn.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về trẻ em.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
6. Đặt tên cho bức tranh
a. Quan sát tranh trong SGK trang 41 và trả lời câu hỏi:
* Bức tranh có tên là gì?
* Bạn Lam có những nét gì đáng yêu?
* Theo em vì sao bức tranh có tên như vậy?
- Em quan sát tranh, trả lời câu hỏi và nói cho ba mẹ hoặc
người thân nghe nhé!
b. Giới thiệu với bạn bức tranh em thích. Nói về bức tranh mà em đã đặt.
Em giới thiệu về bức tranh đã đặt tên cho ba mẹ, người thân cùng nghe.
1. Đọc một bài văn về trẻ em:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc:
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Em chia sẻ về bài văn em đã đọc và tên tác giả, từ ngữ em thích cho ba mẹ, người
thân nghe.
22

HƢỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG ANH TUẦN 4


Family & Friends Special Edition Grade 2
UNIT 1: Is this your mom ?
Lesson 1 &2
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết và nói được tên thành viên trong gia đình
Vận dụng thực hành câu hỏi Yes/ No.
Hoạt động 1: Link đƣợc gửi kèm theo
Mời các em mở link nghe bài chant và cùng đọc theo
Em mở sách bài học (Student Book) trang 10

1. Listen, point, and repeat. (Em nghe, chỉ và lặp lại) nghe và lặp lại nhiều lần nhé.

Em hãy viết nội dung sau:

Friday, November 26th, 2021


UNIT 1: Is this your mom ?
Lesson 1 &2
Vocabulary : Từ vựng
- Mom: mẹ
- Dad : cha
- Brother: anh trai, em trai
- Sister: chị gái, em gái
- Grandpa: ông ( nội, ngoại)
- Grandma : Bà (nội, ngoại)
23

Em hãy mở video link nghe lại bài hát và cùng hát theo nhé.
Tiếp tục nghe bài chant và cùng thực hiện theo
Hoạt động 2:
Em hãy mở sách (Student Book) trang 10 nhìn vào tranh và đọc lại các từ trong
tranh. Sau đó em sẽ thực hành dán sticks vào sách ( em tìm sticks ở trang sau cùng
của quyển sách)

Hoạt động 3: Các em mở sách (student book trang 11) và link đƣợc gửi kèm theo
Mời các em mở link nghe đọc lại và ghi nhớ các mẫu câu
Listen, point, and repeat. (Em nghe, chỉ và lặp lại)
Em hãy viết tiếp nội dung sau:

Model sentence:
Is this your mom ? Đây có phải là mẹ của bạn không ?
Yes, it is Vâng, đúng vậy.
Is this your dad ? Đây có phải là cha của bạn không ?
No, it isn’t. This is my brother. Không. Đây là anh trai của tôi.
24

- Mời các em mở link nghe bài hát.


Hoạt động 4: Nối tranh với từ cho đúng

Hoạt động 5 : Áp dụng thực hành


Em hãy mở sách Workbook trang 10 và làm bài tập vào sách em nhé!
Bài 1 Yêu cầu em hãy viết đậm từ và nối hình ảnh với tên cho đúng.
Bài 2 Yêu cầu em đọc những từ ở bài 1.
Em hãy mở sách Workbook trang 11 và làm bài tập vào sách em nhé!
Bài 1: Yêu cầu em hãy đọc và viết lại các từ cho đúng
Sau khi hoàn thành bài tập, em hãy chụp (hoặc nhờ người thân trong gia đình chụp và gửi
bài cho cô nhé). Em đã hoàn thành các tuần 1, 2, 3 thì chỉ chụp bài tuần 4 gửi lên nhóm
lớp và nhớ ghi họ và tên.

CHÚC MỪNG EM HOÀN THÀNH BÀI HỌC HÔM NAY

You might also like