You are on page 1of 26

1

Trường Tiểu học Cái Khế 2


Họ và tên:....................................................................
Lớp:..............
Năm học: 2021-2022

Thứ hai, ngày 06 tháng 12 năm 2021


HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Bài: Bảng cộng
(Sách Toán 2 tập một, trang 46 - trang 49)

I. Yêu cầu cần đạt:


Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
Vận dụng bảng cộng: Tính nhẩm. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 46, 47 để quan sát hình cho rõ nhé!
Cùng học
Em hãy điền các phép tính cộng còn thiếu trong bảng sau:

● Đọc bảng cộng theo cột, theo hàng, theo màu.

● Các ô cùng màu có điều gì đặc biệt?


Các ô cùng màu có điều đặc biệt là ………………………….……………………………..

Thực hành
1 Trò chơi với bảng cộng.
Em mở sách trang 46 cùng người thân chơi Trò chơi với bảng cộng nhé!

Luyện tập
1. Tính nhẩm.
2
8 + 3 = ……. 9 + 5 = ……. 4 + 9 = …….
4 + 7 = ……. 6 + 7 = ……. 5 + 8 = …….
2.
a) Có tất cả bao nhiêu con chim

+ + =

b) Tính:
3 + 7 + 6 = ……………… 6 + 5 + 4 = ………………
= ……………… = ………………
7 + 4 + 5 = ……………… 2 + 6 + 9 = ………………
= ……………… = ………………
3
Thứ hai, ngày 06 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Bố mẹ yêu thương
Bài 3: Mẹ
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 50 - trang 52)
I. Yêu cầu cần đạt
Nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em; nêu được phỏng đoán của bản
thân về nội dung bài thơ qua tên bài và tranh minh họa.
Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu
được nội dung bài thơ. Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô
bờ của mẹ dành cho con; biết liên hệ với bản thân; biết ơn, kính yêu mẹ, học thuộc lòng 6
dòng thơ cuối; nói được 1 - 2 câu về mẹ/ người thân theo mẫu.
Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Nói về việc mà người thân thường làm để chăm sóc em.
Em nói cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!

1. Đọc

Em mở sách trang 50 đọc bài “Mẹ” cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (từ
câu 1 đến câu 4):
1. Câu thơ nào cho biết thời tiết mùa hè rất oi bức?
A. Lặng rồi cả tiếng con ve B. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
C. Nhà em vẫn tiếng ạ ời D. Kẽo cà kẽo kẹt mẹ ngồi mẹ ru.
2. Những từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon.
A. mẹ ru con B. mẹ quạt cho con
C. mẹ đưa võng cho con D. Cả 3 ý A, B, C.
3. Hai dòng thơ sau cho em biết điều gì?
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
A. Các con thức rất khuya.
B. Những ngôi sao thức rất khuya.
C. Mẹ thức rất khuya vì các con.
D. Mẹ thức khuya để làm việc.
4. Trong câu cuối bài thơ, người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
A. Mẹ được so sánh với ngọn gió. B. Mẹ được so sánh với ngôi sao.
C. Mẹ được so sánh với lời ru. D. Mẹ được so sánh với chiếc quạt.
4
Lời hay ý đẹp
Nói về người thân của em.
Em hãy nói cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
2. Viết
* Cách viết:
- Chữ E:
Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái lưng
chạm ĐK dọc 1, lượn vòng lên chưa chạm ĐK dọc 3 viết liền mạnh
nét cong trái thứ hai kết hợp với nét thắt trên ĐK ngang 2, viết tiếp
nét cong trái thứ ba và dừng bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2
(Độ cong của nét cong trái thứ ba rõ nét hơn độ cong của nét cong
trái thứ hai; Chỗ bắt đầu viết nét cong trái thứ hai phải ngang bằng
với điểm đặt bút).
- Chữ Ê:
Viết như chữ E.
Sau đó lia bút viết dấu mũ ở ĐK ngang 4, giữa ĐK dọc 2 và 3.

Em viết chữ: E, Ê (1 dòng chữ E, 1 dòng chữ Ê)

Em viết câu ứng dụng: Em là con ngoan. (2 dòng, mỗi dòng viết 2 lần)
5
Thứ hai, ngày 06 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chủ đề: Trường học
Bài 6: Một số sự kiện ở trường em
(Sách Tự nhiên và Xã hội 2, trang 26 – trang 27)

I. Yêu cầu cần đạt:


 Nêu được tên và một số hoạt động của những sự kiện thường được tổ chức ở trường.
 Nhận xét được sự tham gia của học sinh trong sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản
thân.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. Hoạt động học:

 Nêu tên những sự kiện được tổ chức ở trường trong các hình sau.
Có những hoạt động nào được tổ chức trong mỗi sự kiện đó?
 Các bạn học sinh đã tham gia những sự kiện đó như thế nào?
Em hãy quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK trang 26 rồi nói cho ba mẹ hoặc người
thân nghe những hoạt động mà em và các bạn đã tham gia trong những sự kiện đó
nhé!
 Trường em đã tổ chức các sự kiện gì?
 Chia sẻ với bạn về một sự kiện ở trường mà em thích nhất.
Em hãy quan sát hình 4 trong SGK trang 27 chia sẻ với ba mẹ hoặc người thân nghe
về một sự kiện ở trường mà em thích nhất.

Em đọc nhiều lần nội dung sau:


Bên cạnh các hoạt động học tập, nhà trường còn tổ chức một số sự kiện để học sinh
được trải nghiệm, có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng bổ ích.
6
Thứ ba, ngày 07 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Bài: Bảng cộng
(Sách Toán 2 tập một, trang 46 - trang 49)

I. Yêu cầu cần đạt:


Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
Vận dụng bảng cộng: So sánh kết quả của tổng. Làm quen với tính chất giao hoán và kết
hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, bút chì, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang , 48 để quan sát hình cho rõ nhé!
Luyện tập
3. Mỗi con vật che số nào?
Em điền số tìm được vào nhé!

4. Số?
7 + ……= 11 …… + 3 = 12
6 + ……= 13 …… + 8 = 16
5.
7 + 9 ……. 17 3 + 8 ……. 10 5 + 7 ……. 12

6. Thay bọ rùa bằng số thích hợp trong hình tròn.


Em hãy nối với bọ rùa số thích hợp trong hình tròn.
7
Thứ ba, ngày 07 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Bố mẹ yêu thương
Bài 3: Mẹ
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 50 - trang 52)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nhận diện được: từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể - dấu chấm.
Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kỳ theo lệnh của quản trò; nói được 1 - 2 câu điều
mình thích nhất ở trò chơi.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực, bút chì.
III. Hoạt động học:
3. Tìm từ ngữ chỉ người trong khổ thơ dưới đây ( trang 52).
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ!
Phạm Cúc

4. Thực hiện yêu cầu dưới đây:


Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
a. Câu nào dưới đây dùng để kể về việc làm của mẹ?
A. Mẹ em là cô giáo à?
B. Mẹ đã về nhà chưa?
C. Mẹ em đang nấu cơm.
D. Mẹ em rất hiền.
b. Cuối những dòng nào dưới đây có thể dùng dấu chấm?
A. Em đi học về
B. Ông đang làm việc ở đâu
C. Bà tưới cây trong vườn
D. Cuối dòng của câu A và cuối dòng của câu C.
Em và người thân cùng chơi trò chơi Bàn tay diệu kì: (xem tranh trang 52)
- Nói về việc những người thân đã làm để chăm sóc em.
- Nói điều em thích nhất ở trò chơi đó.
8

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ


MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TUẦN 6
Ngày thứ 3 (07/12/2021) và ngày thứ 5 (09/12/2021)
Chủ đề: Bài thể dục
Bài 6: Học động tác Vươn thở

- Yêu cầu cần đạt: thực hiện được động tác Vươn thở của Bài Thể dục.
- Hoạt động học:
+ Động tác Vươn thở.

+ Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm.


+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang, đưa hai tay sang ngang - lên cao, lòng bàn
tay hướng vào nhau, ngửa mặt, hít sâu vào bằng mũi.
+ Nhịp 2: Thu tay về đan chéo trước bụng, tay trái để ngoài, cúi đầu, thở ra từ từ
bằng miệng.
+ Nhịp 3: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, ngửa mặt, hít sâu vào bằng mũi.
+ Nhịp 4: Về TTCB, thở ra từ từ bằng miệng.
+ Nhịp 5,6,7,8: như vậy nhưng bước chân phải.
- Học sinh tự tập luyện ở nhà vào buổi sáng hoặc buổi chiều các nội dung trên.
- Các em có thể tham khảo thêm trong SGK Giáo dục thể chất (Chân Trời Sáng Tạo)
trang 8, 9.
* Ghi chú: nhờ Phụ huynh ghi hình lại gửi sản phẩm cho Giáo viên (hạn chót vào
cuối tuần).

Thầy chúc các em hoàn thành tốt bài tập!


9
Thứ ba, ngày 07 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chủ đề: Vì một cuộc sống an toàn - Tuần 6
(Sách Hoạt động trải nghiệm trang 20)

I. Yêu cầu cần đạt:


Qua chủ đề này, em:
Thể hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc,…
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, bút mực,...
III. Hoạt động học:
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị lạc
Em hãy quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 20 và nêu ý kiến cho ba mẹ
hoặc người thân nghe nhé!
Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị bắt cóc
Em hãy quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong sách trang 20 cùng ba mẹ hoặc người
thân sắm vai nhé!
10
Thứ tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Bài: Bảng cộng
(Sách Toán 2 tập một, trang 46 - trang 49)
I. Yêu cầu cần đạt:
Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
Vận dụng bảng cộng: Tính độ dài đường gấp khúc. Giải toán.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 48, 49 để quan sát hình cho rõ nhé!
Luyện tập

7. Đổi chỗ hai tấm bìa để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn:

Em đổi vị trí hai tấm bìa, sau đó viết lại phép tính trên các tấm bìa theo thứ tự từ bé đến
lớn:
………………… …………………. ………………….. …………………..

8. Thuyền nào đậu sai bến?


Em hãy đánh dấu X vào phía dưới thuyền đậu sai bến.
11
9. Sên Hồng và Sên Xanh bò từ nhà mình đến nhà bạn Bọ Rùa.
Em hãy quan sát tranh trong SGK trang 49 sau đó thực hiện.
a) Dùng thước thẳng đo để biết quãng đường mỗi bạn sên phải bò (đo trong SGK).
Sên Hồng ……cm + ……cm + ……cm = ……cm
Sên Xanh ……cm + ……cm = ……cm
b) So sánh độ dài quãng đường mỗi bạn sên phải bò với 1 dm.
Sên Hồng bò …… 1 dm
Sên Xanh bò …… 1 dm

10. Có 4 bạn kiến chơi ngoài sân và 7 bạn kiến ở trong


nhà. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn kiến?

Trả lời: Có tất cả …. bạn kiến.


12
Thứ tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Bố mẹ yêu thương
Bài 4: Con lợn đất
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 53 - trang 57)
I. Yêu cầu cần đạt:
Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm nêu được phỏng đoán về nội dung
bài qua tên bài đọc và tranh minh họa.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài
đọc: lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn đất
của nhân vật bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm.
Nhìn - viết đúng đoạn thơ; phân biệt đúng c/k, iu/ư, d/v.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 45, 46, 47 để quan sát hình cho rõ nhé!
III. Hoạt động học:
Giới thiệu với bạn cách đã làm để tiết kiệm theo gợi ý:

Em hãy giới thiệu với bạn cách đã làm để tiết kiệm điện, nước cho ba mẹ hoặc
người thân nghe nhé!
1. Đọc
Em mở sách trang 53 đọc bài “Con lợn đất” cho ba mẹ hoặc người thân nghe
nhé!
Dựa vào bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
nhất (từ câu 2, câu 3), nối từ ngữ (câu 1) và viết câu trả lời (câu 4):
1. Em chọn chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc diểm phù hợp với từng bộ phận?
Em chọn chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc diểm phù hợp với từng bộ phận rồi nối lại với
nhau.

2. Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?


A. để bạn nhỏ nuôi B. để bạn nhỏ làm đồ chơi
C. để bạn nhỏ làm đồ chơi cho em D. để bạn nhỏ cho bạn làm đồ chơi
3. Bạn nhỏ mong muốn điều gì khi nuôi lợn đất?
A. sẽ giúp em mua được những món đồ chơi yêu thích
13
B. sẽ giúp em mua được những cuốn vở yêu thích
C. sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích
D. sẽ giúp em mua được những cuốn sách tặng bạn
4. Em thích con lợn đất không? Vì sao?

2. Viết
a. Nhìn - viết: Mẹ (6 dòng thơ cuối)
Em nhìn SGK trang 50 viết bài Mẹ (6 dòng thơ cuối). Em chú ý viết tựa bài nữa
nhé!

b. Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc chữ k:
Trong bài chính tả

Ngoài bài chính tả

c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi ❀(.....).( trang 54)
14

…. …. ….
.. .. ..

…. …. ….
.. .. ..
15
Thứ tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ 2: NHỊP ĐIỆU BẠN BÈ
TIẾT 2: HỌC HÁT: MÚA VUI
Các em học sinh mở sách Hướng dẫn học Âm nhạc Trang 14)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Em biết hát theo giai điệu và lời ca.
II. Chuẩn bị:
- Tài liệu Hướng dẫn học Âm nhạc lớp 2.
- Truy cập vào đường link https://youtu.be/nfgAfI9laQ0 để xem hướng dẫn nội
dung bài học.
III. Hoạt động học:
1/ Khám phá:
- HS nghe giới thiệu về bài hát, tác giả.
2/ Luyện tập:
- HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên.
3/ Vận dụng:
- HS hát ghép toàn bài hát với nhịp điệu rộn rang, vui tươi.
16
Thứ tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC
Chủ đề: Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình
Bài 3: Bảo quản đồ dung cá nhân
(Sách Đạo đức 2, trang 14 - trang 17)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.
Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Đạo đức.
III. Hoạt động học:

Em quan sát tranh trong SGK trang 16, 17 đọc đoạn hội thoại và thực hiện các bài
sau:
1. Nhận xét về việc làm của Cốm? Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?
Em nêu ý kiến nhận xét và hành động của em cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
2. Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?
Em nêu nhận xét và nguyên nhân vì sao đồng tình, không đồng tình cho ba mẹ hoặc
người thân nghe nhé!
3. Sắm vai Tin và xử lí tình huống.
Em cùng ba mẹ hoặc người thân sắm vai và nêu cách xử lí của em trong tình huống
nhé!

1. Em hãy tập bọc sách vở của mình lại nhé.


2. Chia sẻ về những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
Em chia sẻ với ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
3. Em hãy nhắc nhở bạn bè và người thân cùng bảo quản đồ dùng cá nhân.
Em đọc nhiều lần nội dung sau:
Luôn nâng niu, bảo quản
Mọi đồ dùng cá nhân
Bên nhau ta gắn bó
Như những người bạn thân
17
Thứ năm, ngày 09 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Bài: Đường thẳng – Đường cong
(Sách Toán 2 tập một, trang 50 - trang 51)
I. Yêu cầu cần đạt:
Nhận biết hình ảnh đường thẳng, đường cong.
Vận dụng: Suy luận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong ở các đối tượng cụ thể trong
cuộc sổng.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, đồ dùng học tập.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 50, 51 để quan sát hình cho rõ nhé!
Cùng học
Em quan sát tranh trong SGK trang 50 và nói với cha mẹ hoặc người thân về đoạn
thẳng, đường thẳng, đường cong mà em biết.
Vẽ một đoạn thẳng Vẽ một đường thẳng

● ● ● ●

Vẽ một đường cong

● ●
Thực hành
1. Bạn kiến nào bò theo đường thẳng?
Bạn kiến màu ………..……..; màu…………..……

Bạn kiến nào bò theo đường cong?


Bạn kiến màu ………..……..; màu………..………

2. Đọc tên các đoạn thẳng, đường thẳng.

……………………………… CD ……………………………… MN
……………………………… HK ……………………………… UT
18
Thứ năm, ngày 09 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Bố mẹ yêu thương
Bài 4: Con lợn đất
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 53 - trang 57)
I. Yêu cầu cần đạt:
Mở rộng được vốn từ về gia đình ( từ ngữ chỉ người thân trong gia đình), chọn từ phù
hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn; ngắt đúng đoạn văn.
Nghe kể được từng đoạn của câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng theo tranh và câu gợi ý, kể
lại được toàn bộ câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 55, 56 để quan sát hình cho rõ nhé!
3. Tìm từ ngữ chỉ người trong gia đình (theo mẫu).

4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:


a. Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ❀(…):

Hằng ngày, ………….………… đi làm, còn ………….………… tôi đi học. Cuối


tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm ………….………… Cả nhà quây quần vui vẻ.
b. Ngắt đoạn văn sau thành 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
Ông tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi ông thường kể cho anh em tôi những câu
chuyện thú vị chúng tôi rất yêu quý ông.

5. Kể chuyện.
a. Em đọc câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng kết hợp quan sát tranh trong SGK
trang 56.
Sự tích hoa cúc trắng
1. Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật
không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua
thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.
2. Một lần, trên đường đi, cô bé đang rất buồn bã và lo lắng cho mẹ thì có ông cụ
19
hiện ra và nói:
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một
bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống
được bằng đấy ngày.
3. Cô bé liền vào rừng và khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa,
nhưng khi đếm chỉ có bốn cánh. Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng
cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh
dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa.
4. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt.
Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được. Cô bé nâng niu trên tay
bông hoa lạ đó. Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón
cô và nói:
- Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
Theo Truyện cổ tích Nhật Bản
b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu gợi ý dưới tranh.
Em nêu nội dung từng tranh và kể từng đoạn cho ba mẹ hoặc người thân nghe nhé!
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Em nêu nội dung từng tranh và kể toàn bộ câu chuyện cho ba mẹ hoặc người thân
nghe nhé!
20
Thứ năm, ngày 09 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MĨ THUẬT LỚP 2 - TUẦN 6
CHỦ ĐỀ: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG
BÀI 3: ĐẠI DƯƠNG TRONG MẮT EM (TIẾT 2)
(Bộ sách Chân trời sáng tạo)
I. Yêu cầu cần đạt:
Tạo được sản phẩm mĩ thuật nói về sự sống trong đại dương theo cảm nhận của em;
Thêm yêu thiên nhiên. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường biển.
II. Chuẩn bị:
- HS: Sách Mĩ thuật 2 (SMT); Sản phẩm hoàn thành (tiết 1);
Màu sáp (vẽ) hoặc giấy màu thủ công, hồ dán, kéo (cắt-dán).
III. Hoạt động học:
Luyện tập – thực hành:
Em hãy thực hiện như sau:
1. Chọn cách thể hiện: Sản phẩm 2D hoặc Mô hình 3D;

2. Tạo một cảnh đại dương mà em thích bằng: Sử dụng bài “Bầu trời và biển” hoặc tạo
cảnh dưới đại dương theo ý thích;

3. Em có thể sử dụng thêm vài hình con vật dưới đại dương hoặc rong rêu/san hô/đá (đã
sưu tầm ở tiết 1) dán lên sản phẩm “Đại dương trong mắt em” theo ý thích.
21
Dặn dò:
- Em hoàn thành bài cá nhân;
- Chụp hình bài gửi cho GVBM qua zalo Mĩ thuật lớp … để cô đánh giá;
- Lưu giữ bài, nộp lại cho GVCN khi vào học trực tiếp.
22
Thứ sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TOÁN
Chủ đề 2: Phép cộng, phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Bài: Đường gấp khúc
(Sách Toán 2 tập một, trang 52 - trang 53)

I. Yêu cầu cần đạt:


Nhận biết hình ảnh đường gấp khúc.
Tính được độ dài đường gấp khúc.
Giải quyết vấn đề liên quan đến đo độ dài đoạn thẳng, tính toán độ dài đường gấp khúc.
Vận dụng: nhận ra hình ảnh đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc ở các đối tượng
cụ thể trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa Toán, bút mực, vở nháp, bút chì.
III. Hoạt động học:
Trong quá trình làm bài em hãy mở SGK trang 52, 53 để quan sát hình cho rõ nhé!
Cùng học
Đường gấp khúc
* Em quan sát ảnh cầu Long Biên (Hà Nội) và đường gấp khúc. Tìm và chỉ đường
gấp khúc có trong ảnh cho cha mẹ hoặc người thân.

Độ dài đường gấp khúc


Em quan sát hình và thực hiện

 Đường gấp khúc ABCD gồm …. đoạn thẳng:


AB, BC, CD
 Độ dài đường gấp khúc ABCD:
2 cm + 4 cm + 1 cm = ….. cm

Thực hành

1. Xếp đường gấp khúc (trang 52)


Em dùng viết (hoặc que tính, ống hút) xếp theo hình trong SGK trang 52, sau đó nhờ ba
mẹ hoặc người thân nhận xét có phải là đường gấp khúc không nhé!
23

Luyện tập
1. Nói theo mẫu. (trang 53)
Em quan sát bài mẫu và nói cho cha mẹ hoặc người thân nghe các bài còn lại theo
mẫu.

2. Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc. (trang 53)


Em mở SGK trang 53, dùng thước thẳng có vạch xăng-ti-mét đo rồi tính độ dài mỗi
đường gấp khúc ở bài tập 2, sau đó ghi kết quả vào chỗ chấm.
Đường gấp khúc ABC dài…………….cm
Đường gấp khúc HIKL dài…………….cm

3. Em mở SGK trang 53 tìm hình ảnh sau đó chỉ và nói cho cha mẹ hoặc người thân
thấy: một đoạn thẳng, một đường cong và một đường gấp khúc nhé!
24
Thứ sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2021
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
Chủ đề: Bố mẹ yêu thương
Bài 4: Con lợn đất
(Sách Tiếng Việt 2 tập 1, trang 53 - trang 57)
I. Yêu cầu cần đạt:
Chia sẻ được một bài đã đọc về gia đình.
Vẽ được con lợn đất và nói với bạn về bức vẽ của em.
II. Chuẩn bị: Sách giáo khoa Tiếng Việt, bút mực.
III. Hoạt động học:
6. Luyện tập đặt tên cho bức tranh
a. Nói về bức tranh hoặc ảnh chụp gia đình em theo gợi ý:
 Bức ảnh được chụp ở đâu? (Bức tranh do ai vẽ?)
 Trong bức ảnh hoặc bức tranh có những ai?
 Nét mặt mọi người như thế nào?
 Em muốn đặt tên bức ảnh hoặc bức tranh là gì? Vì sao?
Em hãy nói về bức tranh hoặc ảnh chụp gia đình em cho ba mẹ hoặc người
thân nghe theo các gợi ý ở trên nhé!
b. Viết về bức ảnh hoặc bức tranh mà em vừa đặt.

1. Đọc một truyện về gia đình.


a. Chia sẻ về truyện đã đọc.
Em chia sẻ về truyện em đã đọc về tên bài đọc, tác giả, thông tin em thích cho ba mẹ
hoặc người thân nghe nhé!
2. Chơi trò chơi Họa sĩ nhí
a. Vẽ con lợn đất.
b. Nói với bạn về bức vẽ của em.
Em hãy vẽ con lợn đất và nói với bố mẹ hoặc người thân cùng nghe về bức tranh em
vẽ.
25
HƯỚNG DẪN HỌC MÔN TIẾNG ANH TUẦN 6
Family & Friends Special Edition Grade 2
UNIT 1: Is this your mom ?
Lesson 5 and 6
Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được chữ cái và âm Pp
- Nghe nội dung câu truyện và thực hành mẫu câu.
Hoạt động 1: Link được gửi kèm theo
Mời các em mở link nghe và cùng đọc theo (track 27)
Em mở sách bài học (Student Book) trang 14

1. Listen, point, and repeat. (Em nghe, chỉ và lặp lại) nghe và lặp lại nhiều lần nhé.

Em hãy viết nội dung sau:

Friday, December 10th , 2021


UNIT 1: Is this your mom ?
Lesson 5 and 6
- Pp panda con gấu trúc
- Pp pen cây viết mực

Em hãy mở link nghe lại bài hát và cùng hát theo nhé.( track 28)
Tiếp tục nghe bài chant và cùng thực hiện theo
Hoạt động 2:
Mở link (Track 29) và hãy mở sách (Student Book) trang 15 nhìn vào tranh, nghe
câu truyện.
Nghe lần 2 và lặp lại.
26

Hoạt động 3: Các em mở sách (student book trang 15) nhìn tranh và đọc lại câu
truyện
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1, 2 và 3: viết lại chữ cái P p (trang 14 sách bài tập)
Bài 4: Nghe và nối (track 2, trang 14 sách bài tập)
Bài 1: Nghe và viết từ thích hợp vào các câu( track 2 sách bài tập trang 15)
Sau khi hoàn thành hoạt động 4, em hãy chụp lại phần viết trong tập học và 2 trang 14 và
15 sách bài tập (hoặc nhờ người thân trong gia đình chụp và gửi bài cho cô nhé), gửi lên
nhóm lớp và nhớ ghi họ và tên.

CHÚC MỪNG EM HOÀN THÀNH CÁC BÀI HỌC TUẦN NÀY NHÉ!

You might also like