You are on page 1of 91

Lối sống 3: Năng lực sống trong gia đình

Nhiều tác giả

Chia sẻ ebook: http://downloadsach.com

Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi


Table of Contents
Lời dặn bạn dùng sách

Bài mở đầu

Ôn tập Lối sống lớp 1

Ôn tập Lối sống lớp 2

TRÒ CHƠI “HỢP TÁC” VÀ “KHÔNG HỢP TÁC”

I. Chuẩn bị

II. Cách chơi

III. Thảo luận sau khi chơi

BÀI LUYỆN TẬP VUI

BÀI TẬP EM LÀM MỘT MÌNH

Bài 1

GIA ĐÌNH

A. Gia đình hạt nhân

B. Gia đình mở rộng

BÀI TẬP

Người nhà

Cuộc chia tay của những con búp bê

Bài 2

LUẬT PHÁP và GIA ĐÌNH

Câu hỏi

Bài tập
Bài 3

ĐẠO LÝ và GIA ĐÌNH

Việc giao cho em:

LUYỆN TẬP VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH

Bài đọc

Quạt cho bà ngủ

Bài đọc

Thương ông

LUYỆN TẬP VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)

Mẹ ốm

LUYỆN TẬP VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)

Bài tập

Bài đọc

Bức thư của bố gửi Enrico

Bài 4

BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LUYỆN TẬP

BÀI HỌC CUỐI NĂM

Không Gia Đình

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

TẠM BIỆT EM! HẸN GẶP LẠI Ở LỚP 4!


Lời dặn bạn dùng sách
Qua việc dùng sách giáo khoa bậc tiểu học của nhóm Cánh Buồm, hẳn bạn đã nhận ra
những đặc điểm sau:

 Ở bậc tiểu học, chúng ta ít chú trọng dạy “kiến thức”, nhất là những kiến thức trẻ
em phải học thuộc lòng, mà người dạy huấn luyện phương pháp học cho các em.
Phương pháp học môn Lối sống nằm trong việc làm và cách thức tạo ra ở các em
một năng lực sống theo tinh thần đồng thuận.

 Không “dạy học” theo cách giảng giải nhồi sọ, bắt học thuộc lòng, người dạy tổ
chức các việc làm để hướng dẫn học sinh cùng nhau thực hiện, qua những việc
làm đó các em tự tìm đến nhận thức và hành động sống đồng thuận.

Theo tinh thần đó, bắt đầu từ lớp 1, các em đã được đến với khái niệm đồng thuận qua
việc tổ chức cho ba tập hợp người đang chung sống trong một ngôi trường – Giáo viên, Phụ
huynh, Học sinh – cùng nhau tổ chức cuộc sống mới cho bất kỳ học sinh lớp 1 nào: sống tự
lập. Tạo đồng thuận là phương pháp, còn sản phẩm là cuộc sống tự lập của từng học sinh,
trong từng hoạt động, trong từng ngày, và trong một số hoạt động chung ở lớp học.

Lên lớp 2, các em được tổ chức hoạt động để tìm đến với khái niệm cộng đồng – cái cộng
đồng với ba yếu tố cấu thành: những con người sống chung với nhau; những con người phải
dựa vào nhau mà sống; và những con người phải sống hòa hợp với nhau để cộng đồng
không phải là sự tụ bạ vô nghĩa, mà phải trở thành một tổ chức (dù lỏng lẻo) mang ý nghĩa
con người.

Suy ra từ tinh thần đó, một ngôi trường là một cộng đồng giáo dục, một xí nghiệp là một
cộng đồng sản xuất, một quốc gia là một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa chính trị – xã hội, và
thế giới là một cộng đồng to tát và cao cả của con người. Năng lực sống trong cộng đồng to
nhỏ đó là năng lực của con người có trách nhiệm, hoàn toàn xa lạ và dị ứng với những con
người vô cảm.

Lên lớp 3, các em sẽ đem tinh thần và năng lực tự lập (có từ lớp 1) cùng với tinh thần và
năng lực sống trong cộng đồng (học ở lớp 2) để vận dụng vào một đơn vị nhỏ nhất của xã
hội – gia đình – một trong những yếu tố quan trọng sẽ tạo nên sự gắn bó hoặc gây ra sự tan
rã của cả xã hội.

Các em sẽ học những gì về gia đình?

 Trước hết, các em học khái niệm gia đình, với mô hình gia đình hạt nhân một bố,
một mẹ, một con. Trong gia đình đó, ý nghĩa cộng đồng (sống chung, dựa vào
nhau, hòa hợp) thể hiện ra sao? Cũng trong bối cảnh gia đình đó, ta phải làm gì
để đạt được sự đồng thuận?

 Bài học tiếp theo sẽ là Luật pháp và gia đình: những yếu tố pháp lý giúp con
người duy trì, xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong bài học này, các em tập trung
tìm hiểu Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, mà Việt Nam là nước thứ hai phê
duyệt, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình.

 Bài học tiếp theo sẽ là Đạo lý sống chung trong gia đình: cách phát hiện xung đột
để xử lý (khi gia đình xích mích, xung đột; khi gia đình có người già yếu; khi gia
đình nhiều thế hệ cùng chung sống).

 Một bài học đặc biệt cần được đưa vào học ở lớp 3 liên quan đến bạo lực gia
đình. Bài học này cần đưa trẻ em tới thái độ và hành vi trước bạo lực trong gia
đình mình và sau đó là thái độ và hành vi trước bạo lực trong gia đình nhà khác.

Xin lưu ý bạn: cũng như các sách giáo khoa khác mang tinh thần Giáo dục hiện đại,
những nội dung giáo dục lối sống ở đây cần được diễn ra trong những hoạt động tự học, tự
giáo dục của học sinh, giáo viên không giảng giải, áp đặt.

Chúc bạn thành công.

Nhóm biên soạn


Bài mở đầu

Ôn tập Lối sống lớp 1


Em đã biết làm gì sau khi học môn Lối sống ở lớp 1?

Hãy xem hình vẽ dưới đây rồi làm các việc được giao:

1. Các em đóng vai đúng theo tình huống như trong hình vẽ hoặc thêm bớt một vài
chi tiết cho vui hơn thì càng hay!

2. Em đặt một cái tên thật vui cho cảnh cậu học sinh nhờ mẹ bón xôi. Đặt một cái
tên vui và có ý nghĩa cho toàn bộ hình vẽ.

3. Em nghĩ thầm rồi viết một câu nói với cậu bé không tự lập (như trong hình vẽ).
Em nghĩ thầm rồi viết một câu nói với bà mẹ đã làm hư cậu bé khiến cậu không
tự lập (như trong hình vẽ).

Bài tập làm theo nhóm ba người

Các em nghĩ ra một câu chuyện bằng tranh rồi cùng nhau vẽ tiếp hoặc thêm vào các
hình dưới đây sao cho hợp với lời kể.
Cậu Mốc–meo là học sinh lớp 1. Cậu rất thích ra oai nhé…

Ở trường học tinh thần tự lập... Nhưng về nhà thì nhờ mẹ đủ thứ.

Bây giờ xảy ra một việc…


Mẹ ơi cứu con với !................
Ôn tập Lối sống lớp 2
Em đã biết làm gì sau khi học môn Lối sống ở lớp 2?

Hãy xem hình vẽ dưới đây rồi tổ chức chơi trò chơi theo hướng dẫn

TRÒ CHƠI “HỢP TÁC” VÀ “KHÔNG HỢP TÁC”


I. Chuẩn bị
– Giáo viên viết dòng chữ to lên bảng:
“CỘNG ĐỒNG CÁC CON CHỮ”

– Chia lớp thành ba nhóm:

+ Nhóm “Nguyên âm”: Mỗi em dán một tờ giấy A4 trước ngực có ghi một nguyên âm (Ví
dụ A, E, I, O, U...)

+ Nhóm “Phụ âm”: Mỗi em dán một tờ giấy A4 trước ngực có ghi một phụ âm (Ví dụ B, C,
D, N, H, S, V...)

+ Nhóm “Dấu thanh”: Mỗi em dán một tờ giấy A4 trước ngực có ghi một dấu thanh. (Ví
dụ: ~`’...)

II. Cách chơi


• Trò chơi “Hợp tác”:

GV xướng lên một tiếng bất kỳ, những người mang chữ cái đó lập tức xếp vào một hàng
với nhau theo thứ tự để có được tiếng đã cho.

Lặp lại trò chơi nhiều lần với các tiếng ngày càng nhiều chữ cái hơn.

• Trò chơi “Không hợp tác”:

Lặp lại trò chơi như trên nhưng lần này các chữ cái không chịu đứng vào hàng, có tiếng
thiếu nguyên âm, có tiếng thiếu phụ âm, có tiếng trật tự các chữ cái không đúng.
III. Thảo luận sau khi chơi
1. Các em kể lại câu chuyện trong trò chơi vừa diễn ra. Các em thấy xảy ra chuyện
gì khi các con chữ không hợp tác với nhau?

2. Câu chuyện trên khiến em liên tưởng đến điều gì khác đã gặp trong đời sống?
Em gọi tên liên tưởng đó ra.

3. Mỗi nhóm ba em nghĩ ra một vở kịch có chủ đề “Hợp tác” hoặc “Không hợp tác”
cùng đóng với nhau rồi biểu diễn cho cả lớp xem. Có thể dùng kịch nói hoặc kịch
câm.

BÀI LUYỆN TẬP VUI


Dựa theo truyện vui dân gian Gabrovo dưới đây, các em cùng nhau hoàn thiện bức
tranh cuối và đưa ra kết luận.

1. Vùng Gabrovo có phong tục trả lương cho giáo viên bằng
2. Một ông nghĩ: “Mình nộp nước lã...”
rượu vang.
3. Một bà nghĩ: “Chắc không ai biết...” 4. Một bác tặc lưỡi:“......................”

5. Kết quả là:.................. 6. Kết luận là:...................

BÀI TẬP EM LÀM MỘT MÌNH


1. Về nhà, em kể lại chuyện dân gian Gabrovo trên cho những người trong gia đình
nghe.

2. Em ghi lại ý kiến của từng người trong gia đình về tinh thần cộng đồng sau khi
nghe em kể câu chuyện. Em đã nói lại như thế nào và mọi người trả lời ra sao?

Ví dụ:

Ngày… tháng… năm…

– Ý kiến của bố em sau khi nghe em kể:…….............


– Em nói lại với bố như sau: ……........

– Nghe em nói vậy, bố đã nói lại rằng: ……..........

Em tiếp tục lấy ý kiến của những người khác trong gia đình, nhớ ghi lại đầy đủ nhé!

3. Em đóng kịch câm người đi nộp rượu bằng nước lã, biểu diễn trước cả lớp và về
nhà diễn lại cho cả nhà xem. Chú ý diễn tả nét mặt hí hửng tưởng không ai biết
việc mình nộp nước lã.

4. Em viết lại câu chuyện dân gian Gabrovo theo kết cục do em nghĩ ra. Em tự đặt
tên truyện.

Em đã biết
1. Sống ở đời phải tự lập (học ở lớp 1)
2. Phải sống tự lập trong cộng đồng (học ở lớp 2)
Nay lên lớp 3 chúng ta học cách đem tư tưởng đó vào việc sống trong
GIA ĐÌNH
Bài 1

GIA ĐÌNH
Em xem hình vẽ và đọc chú thích sau đó trả lời câu hỏi bên dưới

Hình 1: Con người sơ khai ở thành bầy đàn trong hang động, khi đó chưa có gia đình.
Hình 2: Khi có cuộc sống đầy đủ hơn, con người sống thành từng gia đình riêng lẻ. Từ đó,
của cải của mỗi nhà được truyền lại cho con cháu.

Hình 3: Các gia đình quần tụ thành làng xóm. Câu “Tình làng nghĩa xóm” có từ đó...
Câu hỏi thảo luận

1. Em xem hình 1 về đời sống người xưa và cho biết:

– Thời đó ăn có đủ no không? Vì sao?

– Thời đó mặc có đủ ấm không? Vì sao?

– Thời đó có nhà trường không? Vì sao không có nhà trường?

– Có ai có tiền tiết kiệm như ngày nay không? Vì sao?

– Thời đó con người ở những “ngôi nhà” như thế nào? Em có thể vào mạng Internet và tra
cứu xem cuộc sống thời ăn lông ở lỗ đó ra sao?

2. Các em xem hình 2 và thảo luận:

Xã hội phát triển đến mức nào thì con người muốn có nhà để ở riêng và có gia đình
riêng?

Khái niệm Gia đình


Em xem hình ảnh sau rồi trả lời câu hỏi

Nhóm tượng “Mẹ con” của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị.
- Xem nhóm tượng đó em nghĩ đến những người nào trong gia đình em? Trong gia đình
em có ai mà ở trong nhóm tượng đó không có?

- Em tưởng tượng xem người còn thiếu trong nhóm tượng đó đi đâu?

- Em liệt kê xem trong nhà em có những người nào? Quan hệ giữa từng người với nhau
ra sao? Đó có phải là một cộng đồng không? Vì sao?

CHỒNG, VỢ, và CON sống gắn bó với nhau, tạo thành một GIA ĐÌNH.

A. Gia đình hạt nhân


1. Cộng đồng gia đình gồm những thành phần nào? Em hãy điền tiếp vào sơ đồ sau:

2. Theo sơ đồ gia đình trên, em hãy kê


khai một vài gia đình em biết theo mẫu sau
(Chồng / Cha – Vợ / Mẹ – Con):


Tên Tên Tên
n
ST ngư ngư ngư
gia
T ời ời ời
đì
cha mẹ con
nh

Nh
à

Đin Ngu
c Ngu
h yễn
Tạ yễn
1 Thị Việt
o Văn
Châ Cườ
hà Tạo
u ng
ng

m

2 ... ... ... ...


3. Em điều tra xem ở xóm nhà em những gia đình nào có một con? Gia đình nào có hai
con? Gia đình nào nhiều hơn hai con?

4. Đọc lại truyện cổ tích “Tấm Cám” và cho biết nhà Tấm và Cám có mấy người? Em cho
biết gia đình đó có đúng với mô hình đã cho không?

Gia đình hạt nhân (hai thế hệ) là gia đình bao gồm CHỒNG, VỢ và CON CÁI.
B. Gia đình mở rộng

1. Em xem hình và cho biết gia đình trên có những thành phần nào?

2. Dựa vào sơ đồ gia đình hạt nhân, em hãy vẽ sơ đồ cho gia đình có ông bà cùng
chung sống.

3. Chia nhóm nghiên cứu, khảo sát, làm bài chung

• Ghi tên tuổi số người một gia đình nhiều thế hệ:

• Mỗi nhóm tìm một gia đình có nhiều thế hệ chung sống, lập bảng khảo sát sau:
- Gia đình nhà ai (tên, nơi cư trú): ............

- Người nhiều tuổi nhất trong gia đình đó (tên, tuổi): ............

- Người ít tuổi nhất trong gia đình đó (tên, tuổi): ...........

- Gia đình đó có những người nào đang lao động và kiếm được tiền (tên, tuổi): ..............

- Người nhiều tuổi nhất trong gia đình còn lao động được không?..........

• Quan sát và báo cáo về gia đình nhiều thế hệ đó:

- Gia đình đó giàu hay nghèo?

- Họ ở chung trong một nhà hay ở nhiều nhà khác nhau?

4. Em hãy mô tả (kể bằng lời hoặc vẽ tranh) cảnh sinh hoạt một buổi tối ở gia đình
em hoặc gia đình khác có ông bà cùng chung sống.

5. Em đã học từ Hán Việt ở lớp 2, em cho biết ý nghĩa của từ “thế hệ”. Trong một
gia đình có ông bà – bố mẹ – các con thì đó là mấy thế hệ cùng chung sống?

Giải nghĩa các thành ngữ sau: Tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường.

6. Sưu tầm những hình ảnh hoặc đoạn phim, đoạn văn... nói về các gia đình có
nhiều thế hệ cùng chung sống.

Gia đình mở rộng là gia đình có nhiều hơn gia đình hạt nhân cùng chung sống.
Bài đọc

Mời các em đọc một số bài ca dao cổ của Việt Nam. Các em tưởng tượng người xưa (thời
ông bà cụ kỵ chúng ta còn trẻ) các cụ yêu nhau ra sao trước khi và sau khi cùng nhau xây
dựng gia đình.

Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!

***

Đi ngang thấy ngọn đèn chong,


Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.

***

Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng.

Bao giờ cho gạo bén sàng,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

***

Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

***

Đôi ta làm bạn thong dong,

Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.

Ước gì ta lấy được nàng,

Để ta mua gạch Bát Tràng về xây.

Xây dọc rồi lại xây ngang,

Xây cầu bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Yêu nhau cởi áo cho nhau,

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

Yêu nhau gửi nón cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.

***

Đêm qua ra đứng bờ ao,


Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao Mai.

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

***

Anh về học lấy chữ nhu,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ

***

Ai ơi chớ lấy học trò

Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm

***

Chồng em áo rách em thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

***

Cưới vợ thì cưới liền tay

Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.

***

Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

***

Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

Đôi ta như ruộng năm sào,


Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

***

Đôi ta như thể đồng tiền

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

***

Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

***

Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

***

Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

***

Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

Viên gạch gia đình


Gia đình là nền móng xã hội
Các em xem bức vẽ sau rồi làm các bài tập dưới đây:
1. Người ta ví một gia đình với một viên gạch trong một ngôi nhà. Em nói ý nghĩ
của mình theo sơ đồ liên tưởng sau:

2. Dựa trên sơ đồ liên tưởng, thảo luận rồi trả lời những câu hỏi sau:

- Mỗi “viên gạch gia đình” đó làm cách gì để sống?


- Em nói về việc kiếm sống của gia đình em: mỗi người làm công việc gì để cả gia đình cùng
sống? Có thể kể bằng nhiều cách:

+ Cách đóng kịch câm (em đóng vai từng người trong gia đình kiếm sống như thế nào – các
bạn đoán).

+ Em kể bằng lời và viết ra: cha làm việc gì, ở đâu, mẹ làm việc gì, ở đâu, em làm việc gì…

3. Trong sơ đồ liên tưởng có từ thợ xây. Theo ý em trong một gia đình những ai là
người thợ xây dựng gia đình bền vững? Người cha? Người mẹ? Người con? Hay
là cả ba? Vì sao em cảm nhận được điều đó?

4. Chơi trò chơi: “Cả nhà cùng về đích”

- Lập thành nhóm ba em. Một em làm cha, một em làm mẹ, một em làm con.

- Cha và mẹ làm kiệu cho con ngồi.

- Sau đó tổ chức chạy thi giữa các gia đình (chạy thi giữa những cái kiệu đó) xem gia đình
nào (kiệu nào) về đích sớm mà không bị ngã.

- Chơi xong một đợt lại thay đổi vai CHA, MẸ và CON để ai cũng được làm cha, mẹ và con
một lần.

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


Rất khó nhận rõ và kể về một gia đình hạnh phúc.
Tốt nhất là tìm cách làm thế nào tạo ra một gia đình hạnh phúc.
1. Một gia đình có tiếng cười

2. Một gia đình no đủ

3. Một gia đình biết tháo ngòi xung đột


BÀI TẬP
1. Mỗi gia đình làm cách gì để có hạnh phúc?

- Em rủ 2 bạn đóng một vở kịch câm diễn tả một gia đình có tiếng cười vui (bố làm trò cho
mẹ và con cười, con làm trò cho bố và mẹ cười, mẹ làm trò cho cả nhà cười).

- Em rủ 2 bạn đóng một vở kịch câm diễn tả một gia đình có cuộc sống vật chất tương đối
đầy đủ.
- Em rủ 2 bạn đóng một vở kịch câm diễn tả một gia đình sắp có xung đột nhưng đã được
giải tỏa (Gợi ý một xung đột: nhà có 3 người thì có 3 ý thích đối với các chương trình tivi
nhưng chỉ có 1 máy. Không gỡ được xung đột có khi… đánh nhau to!).

2. Em xem các bức vẽ bên dưới. Đó là những người mẹ người cha nghèo hay giàu?
Em tưởng tượng và kể lại về một gia đình người cha và người mẹ làm lụng vất
vả, nhưng gia đình đó vẫn có hạnh phúc. Em đọc lại những bài ca dao và chọn
câu ca dao nào hợp với cảnh gia đình này.

3. Em xem các bức vẽ bên dưới. Em tưởng tượng một gia đình có người cha nghiện
rượu (hoặc mắc thói xấu khác) khiến gia đình thiếu hạnh phúc. Em tưởng tượng
và kể lại một việc xảy ra với gia đình đó.

4. Em xem bức họa hai bàn chân bên dưới. Hai bàn chân đó gợi cho em ý tưởng gì
về một người cha hoặc người mẹ trong một gia đình.

Em hãy kể về một gia đình có đôi bàn chân đó nhưng là một gia đình hạnh phúc.

Em đọc lại những bài ca dao và chọn câu ca dao nào hợp với cảnh gia đình này.
5. Em hãy kể cho các bạn nghe về cảnh sống hòa thuận của chính gia đình em.

- Em vẽ một bức tranh về cảnh sống hòa thuận của gia đình em.

- Em tưởng tượng và vẽ về một cảnh gia đình hạnh phúc không phải gia đình em.

6. Các em vẽ (hoặc nói) một cảnh GIA ĐÌNH KHÔNG HÒA THUẬN hay cãi nhau.
Theo ý em, việc cãi nhau to tiếng trong gia đình có giải quyết được xung đột gia
đình không?

Ca dao cổ có câu này, em liên tưởng tới một cảnh gia đình như thế nào

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi nhỏ lửa cả đời chẳng khê.


Bài đọc

Người nhà
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã.
Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ
cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc
trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi
lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức
chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào
bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn
đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần
chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.

Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần
thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi
nắng đã thành bệnh.

Bố bảo: Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khỏe, thật xa!

***

Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.

Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày màu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm
mẹ leo lên núi gánh “đá trăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ
nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: “Không
đau, nó ê ra rồi”. Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ
gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám
nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học.

Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người
thường đâu mẹ ạ.

Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người
thường không thể gánh nổi.

***

Bàn chân anh Thả không giống bàn chân bố, mà lại y hệt bàn chân mẹ. Nó xòe ra từng
ngón. Cứ nhìn dấu chân ở ngõ, ở bãi sắn, tôi đoán được là chân anh. Bàn chân anh rất mỏng,
năm cái xương của năm ngón nổi hẳn lên mu. Mùa hanh, bàn chân anh nẻ chằng chịt, rớm
máu, anh vẫn phớt lờ. Khi nào đau lắm anh mới chịu trát gio vào, để khô, ra ao lấy rơm vò
nát rồi kỳ. Vết nẻ liền vào được nửa ngày. Anh chạy như bay, hết đánh giậm lại bắt cá. Hết
gánh đá lại gánh củi. Hết leo núi lại lội đồng. Anh đá chó dữ bằng đôi bàn chân ấy. Chó chạy
bạt vía.

Một chiều, anh pha tre non để chẻ lạt, nhỡ tay, con dao bập một nhát chéo qua bàn chân
phải, máu chảy đầm đìa. Anh vẫn phớt tỉnh đi vào nhà rịt thuốc lào, mạng nhện, rồi xé vải
đụp để băng. Dấu bàn chân đỏ lòm từ sân vào nhà.

Từ đấy, bàn chân anh có vết dao chéo giẫm lên các nẻo đường. Anh đi đánh giặc. Chân
đất mà coi thường cả chông, coi khinh cả gai.

***
Lạ thật, làng tôi mỗi nhà gọi cha mẹ một kiểu. Anh em tôi gọi cha là “chú”, mẹ là “u”. Con
nhà bác Tuyên cũng gọi như vậy. Nhà thằng Diễn, trẻ con lại gọi cha mẹ là “chú, thím”. Tôi
thấy hình như gọi như vậy không đúng đâu. Gọi cha mẹ là “giời” cũng chưa xứng. Đã đành là
“chú như cha, thím như mẹ”. “Sảy cha còn chú”. Nhưng cha mẹ phải là cha mẹ chứ. Mấy
thằng ở tỉnh theo cha mẹ về làng tôi chơi. Tôi rất lạ: Nó gọi cha mẹ là “cậu, mợ”. Nghe rất
sang trọng nhưng mà tôi vẫn thấy không thể được!

Tôi đánh bạo, tôi gọi cha, mẹ là “thầy, u”. Không ngờ, về sau, tất cả anh em tôi, cả con
nhà bác Ký Hồ cũng gọi như vậy, gọi quen rồi! “Thầy ơi!”, “u ơi”...

***

Bố đi đâu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.

Mở thùng câu ra là một thế gian dưới nước: Cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái
bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen xanh tỏa thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối, cá chõn
quẫy tóe nước, mắt thao láo. Mai mẹ lại có tiền đong gạo rồi.

Bố im lặng, cởi trần ra. Bố ngồi ăn cơm. Khi ngồi, lưng bố hơi gù, bụng mỏng dính, da
bụng trùng lại. Suất cơm thường là hai bát chiết yêu úp một. Một miếng sắn, miếng khoai
cõng mươi hột cơm. Thấy chúng tôi ríu rít chia quà, người vừa nhai cơm vừa gật gật đầu.

– Mai đi cắt tóc. Thiên hạ đến lứa rồi!

Bố lẩm bẩm thế.

Bố đi cắt tóc về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.

Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế gian trên đất: Con sập sành, con muỗm, con bọ bầu to
xụ, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế đạp lạo xạo trong các vỏ bao diêm:
toàn dế đực, cánh xoăn, chọi nhau phải biết và gáy vang nhà. Bố gọi chung các loại dế biết
gáy là “tắc tẩu”. Chúng tôi gọi riêng từng loại: con “róc”, con “théc’’, loại bé nhất là “kéc”...
theo tiếng kêu của chúng mà gọi. Mong sáng mau để tôi đem chúng chọi với dế của anh Liễn.
Nếu nó thắng, anh Liễn lại bảo:

– Dế của thầy mày bắt mà lị!

Mùa đông hết dế. Bố có thức quà khác. Hôm nào về, bố cũng cho một cái gì. Lạ thật, sách
ở đâu mà lắm thế. Tiền đâu mà bố mua? Truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Lục Vân Tiên, Phạm Tải –
Ngọc Hoa, Phạm Công – Cúc Hoa, Phan Trần, Tam Quốc chí, Tứ tài tử, Cổ học tinh hoa, Nhị
thập tứ hiếu. Đấy là những truyện bố bảo phải đọc. Những người được vẽ ở bìa, ở truyện cứ
múa trong cả lúc tôi ngủ mê. Tôi nhớ mặt từng người. Họa sĩ vẽ giỏi thật. Tôi khóc nức nở
khi Cúc Hoa hiện trên mộ thăm hai con Nghi Xuân – Tiến Lực. Tôi muốn được như Lục Vân
Tiên. Nhưng tôi không biết trên đời này, có Nguyệt Nga thật không? Có lần bố bảo:
– Chúng nó dốt bỏ mẹ mà mua bao nhiêu truyện về xếp đống bỏ đó. Thầy lấy về cho
mày! Hãy đọc đi. Đọc cho cả u mày, cho các anh các em mày nghe.

Bố dạy cách đọc. Cách đọc ngân nga. Đến nỗi u tôi phải giải chiếu ra sân bắt tôi ngân
nga, có lúc nỉ non. Tôi phải ngừng lại lau nước mắt, hình như u cũng sụt sịt.

U không biết chữ nào mà sao hiểu đến thế. Tôi cứ đọc, có chỗ không hiểu truyện nói gì,
u tôi nói luôn. U giỏi thật!

Quà của bố còn là cái ngòi bút cũ, quyển sách người ta viết dở. Bố bảo phải tập viết. Nếu
họ viết mực tím thì mày dùng mực đỏ. Nếu họ viết mực xanh thì mày dùng mực tím, viết đè
lên chữ của họ, hoặc là viết dặm giữa hai hàng chữ họ.

Quà của bố, làm tôi giàu quá!

***

Cái Bảng sang ở nhà bà ngoại. Nó về chơi. Mới đến cổng là nó đã hát. Mỗi lần nó hát một
bài hát mới. Lúc thì sa mạc, lúc thì trống quân, lúc thì cò lả, lúc thì hát ví nhưng nhiều nhất
là giọng quan họ. Nó khoe mợ Năm dạy hát, dì Thường dạy hát. Miệng nó hát, tay nó ôm lấy
cuộn lá dứa. Lá dứa về chiều bao giờ cũng ngọt lừ. Anh em tôi quây quần tước lấy lõi ăn
“tiệc”. Lúc nó đi, tôi nhớ, cầm cái tay mũm mĩm bé bỏng ấy tôi cắn khẽ. Cổ tay nó thơm
thơm.

Một hôm nó đùng đùng bỏ nhà bà ngoại, về. Nó mặc quần cộc rách. Tay nó không thơm
nữa. Suốt ngày lấm láp, trơ những xương là xương. Thế mà nó cứ hát cả ngày. Nó tha thẩn
khi thì gốc đu đủ, khi thì gốc vối già, khi thì gốc mít. Nó hát hay lắm:

Con cò là con cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô.

Nó toàn chơi một mình. Tôi ngủ, nó vẫn hát nỉ non ở sân, ở góc vườn.

Mẹ ơi đừng đánh con đau

Con đi bắt ốc, kiếm rau mẹ thì....

Rồi một hôm nó đi đâu. Đến thổng buổi nó lê về. Bàn chân đầy máu. Nó lăn ra góc sân.
Một mảnh sành cứa toác ngang gan bàn chân. Giò cua được dăm con. Nó không khóc. Vừa
được buộc chân xong, máu vẫn chảy ri rỉ, nó lại hát...

***

Có gì đâu? – Miếng bánh đa của nó đã bé, tôi lại bẻ trộm của nó một nửa...
Có gì đâu? – Chén ngô rang, anh Thả lấy của nó vài hột.

Có gì đâu? – Bát cơm, anh Thả đơm cho nó nhiều sắn quá...

Mỗi lần thế, nó lăn đành đạch ra đất. Nó khóc rất lâu, không ai dỗ được, cả xóm đều
nghe thấy, khóc như xé vải, khóc đứt ruột. Nó luôn luôn bị bệnh ho gà. Càng khóc nó càng bị
ho. Có lúc cơn ho làm lặng đi rất lâu. Nó lăn cạnh mâm cơm, mèo chó giạt đi. Bố hiền thế mà
bố phải rút cái roi. Bố đánh. Bố giận quá, bố đánh đau lắm. Khi lưng cậu ta, mông cậu ta đầy
những vết lằn ngang, lằn dọc cậu ta mới chịu ngồi dậy. Nó rất dạn đòn. Nó nín vì quá mệt
rồi. Tôi và cơm cho nó. Nó vừa ăn vừa nấc. Nước mắt rỏ ròng ròng. Bát cơm chan nước mắt.
Nước mũi, nước dãi cũng thi nhau rỏ vào cơm. Nó cứ ăn, cứ nấc.

Ăn xong, nó cứ trần truồng đi xiêu vẹo ra cổng. Chơi chán, nó lại lảo đảo về. Biết nó hay
hờn dỗi mà cả nhà khó tránh quá!

Tôi cứ nghĩ bụng: Em Tịch ơi! Đến bao giờ thì em hết ức, hết hờn?...

***

Ba anh em tôi đang đánh đáo tường ở góc sân. Tự nhiên anh Thả reo lên:

– U về, u về chúng mày ơi!

Chúng tôi ngừng lại tất cả, nhìn ra cổng. Tâng hẩng! Anh Thả hay có thói như thế.

Đến trưa, ba anh em đói mèm. Anh Thả lại reo:

– U về! U về!

Chúng tôi tiếp tục chơi đáo. Chả ai tin. Cái reo của anh Thả vứt đi!

Xế chiều, bác Ký bảo anh Hồ, anh Liễn mang sang ba bát cơm. Vừa ăn xong, anh Thả
nhìn ra cổng lại reo lên:

– U về! U về thật đấy, chúng mày ơi!

Lần này chúng tôi vẫn không tin... Nhưng mà u về thật. U đặt quang gánh xuống giữa
sân. Mồ hôi ướt hai bãi ở hai vai áo. Khi mở thúng ra, có ba chiếc bánh đa. U bảo: “Cứ mỗi
đứa một cái”.

Hôm nay, u đi tận chợ Chì. Chợ Chì ở đâu nhưng tôi biết là xa lắm.

Chợ Chì là chợ Chì xa

Chồng mong, con khóc, chém cha chợ Chì


Có hôm u còn đi tận chợ Roi. Chợ Roi xa tít mù tắp. Đứng ở quê ngoại mà nhìn thì chợ
Roi ở tận chân dãy núi xanh xanh kia: Người ta gọi là núi Leo, núi Cáu.

– U về, u về, u về!!!

Thằng Tịch reo lên. Khi thằng Tịch reo lên như thế, ai cũng phải tin. Mỗi khi u đi nó lăn
ra đất, nó chạy ra cổng, nó gào, nó khóc. Nó khóc đến nửa ngày, nấc lên. Nó khóc mệt thì
thôi chứ không ai dỗ được. Nên bao nhiêu lần nó reo lên “u về, u về” thì đấy là thật.

U về! U về thật. Chúng tôi quây quanh u, mở đôi thúng. U chả nói chả rằng. Bao nhiêu
quà: ông phỗng hiền như bụt, ăn no, bụng phưỡn ra, hở cả rốn. Mặt trắng, bụng trắng chỉ có
môi là đỏ. Ba ông, màu sắc sặc sỡ, ngồi ghế, che tàn. Các ông gầy nhom, đội mũ cánh chuồn.
Người ta gọi ông là tiến sĩ. Ba quả bưởi lựng mùi thơm. Một bánh thuốc lào, sợi vàng ươm,
bọc quanh bằng lá chuối khô. U bảo đấy là quà của thầy. Hôm nay u mua nhiều thế! Hình
như tôi thấy là u đói! U bảo: “Tối nay, chúng mày trông giăng. U nấu bánh đúc lạc, tha hồ
ăn”.

Tháng ba, ngày tám thường là đói. Nhưng năm nay được mùa. Rằm tháng Tám này chắc
nhà nhà đều vui. Đến như nhà tôi mà cũng vui cơ mà!

– U về! U về!

U đi gặt thuê cho nhà bà Xã đã về! Váy u còn xắn đến đầu gối, lấm tấm bùn. U thắt bao
tượng màu đã bạc như màu nõn chuối khô. Người u tỏa ra mùi lúa mùi bùn. U tháo thắt
lưng ra, rốc rốc: Cà cuống, niềng niễng, muỗm, những cọng rạ đầy trứng cà cuống... Anh Thả
đốt bếp lên. Một lát sau, ba anh em ngồi ăn: Những con muỗm, thơm vàng, béo ngậy. Cà
cuống “chết đến đít còn cay”, vị cay ngan ngát. Niềng niễng giòn thơm. Trứng cà cuống lép
bép, lép bép...

– U về! u về!

U đi ăn giỗ về. Lần thì trong tay u cầm một bọc, bọc bằng lá sen. Lần thì u cầm một bọc,
bọc bằng lá khoai, lần thì lá chuối đã nướng đi rất dẻo. Trong các bọc ấy toàn thịt mỡ thái to,
xôi gấc còn đầy hột, chè đỗ xanh từng cục, từng miếng chứ không thành đĩa... Khi mở ra, anh
em tôi vừa bốc, vừa nhúm hết veo...

– U về! U về!

Nhiều lần u đi chợ về, u cắp nghiêng cái thúng. Chúng tôi biết như thế là chả có gì, chúng
tôi vẫn reo lên: “U ơi! U về! U về!” Bao giờ, u đặt thúng xuống, anh Thả cũng ra mở thúng
trước tiên: Dăm bơ gạo tấm, một “men” giấy cho tôi đi học, cục mực tím óng a óng ánh bọc
trong mảnh giấy bản... Nhưng u chả bao giờ quên mua quà: Mươi củ khoai luộc, chiếc bánh
đa, vài đận mía:

– U về! U về!...
Tôi cứ ngẩn ngơ: “Ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: U về! U về! Ước gì u cứ sống
mãi để chúng tôi được reo lên: U về! U về!”

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

GIA ĐÌNH TAN VỠ


Gia đình tan vỡ không do trẻ em gây ra nhưng em lại cần biết về chuyện đó
Bài đọc

Cuộc chia tay của những con búp bê


1. Bất hạnh ụp xuống

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà đem đồ chơi chia ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bỗng run bần bật, đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt
đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng em khóc. Tôi phải cắn chặt môi để khỏi
bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo.

Sáng nay dậy sớm, tôi khẻ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm.
Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai
tôi. Tôi kéo em ngối xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược
trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình.
Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ôtô
và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn như hôm
qua, hôm kia thôi, mà sao họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng thế này.

2. Anh em chúng tôi

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo
tay nữa. Hồi học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị toạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi
cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận
đông. Nó bảo:

– Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi
thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều
nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ
là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi nói:

– Thằng Thành, con Thuỷ đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt tay nhau đứng dậy.

– Đem đồ chơi ra chia đi! Mẹ tôi ra lệnh.

3. Không sao chia được!

Thuỷ mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào
trong nhà, tôi bảo:

– Không phải chia. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thuỷ mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

– Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.

– Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Em tôi sụt sùi bảo:

– Cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn
cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ
ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ.

Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo
lên giận dữ:

– Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Tôi nhìn em buồn bã:

– Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi đặt con Vệ sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thuỷ. Cặp mắt em dịu lại,
nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên:

– Nhưng như vậy ai gác đêm cho anh?


Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kỳ tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thuỷ bảo:
“Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”.

Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi
không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thuỷ lại đeo gươm cho
con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh
con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về đây,
chúng chưa phải chia xa ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chúng ra, Thuỷ không chịu
đựng nổi. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng
tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thuỷ bỗng trở nên vui vẻ.

– Anh xem chúng đang cười kìa!

Tôi cố vui vẻ theo em nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thuỷ lại xịu mặt xuống:

– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi nhìn em. Bao giờ nó
cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.

4. Cô giáo và bạn học

– Hay anh dẫn em đến trường một lát…?

Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương,
chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào tôi như
những ngày còn nhỏ. Chúng tôi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã
quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một
mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn
lần từ thuở ấu thơ.

Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo đang giảng
bài. Chúng tôi nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi và im lặng, mắt lại đăm đăm
nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch.
Rồi em khóc thút thít.

– Ôi, em Thuỷ! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.

Em tôi bước vào lớp:

– Thưa cô, em đến chào cô… Thuỷ nức nở. Cô Tâm ôm chặt lấy em:

– Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm! Và cô quay xuống lớp:

– Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa
bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn
rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau
trong suốt mấy năm qua…

Cô giáo Tâm gỡ tay Thuỷ, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút
máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

– Cô tặng em. Về trường mới, em gắng học giỏi!

Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:

– Thưa cô, em không dám nhận… Em không được đi học nữa.

– Sao vậy? – Cô sửng sốt.

– Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả
để ra chợ ngồi bán.

“Trời ơi”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở:

– Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra
khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm
trùm lên cảnh vật.

5. Thế là hai anh em hai nơi!

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang
giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe.

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thuỷ như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy
vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê đã đặt gọn vào trong đó. Thuỷ
lấy vội con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt
nó và thì thào:

– Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn
lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…

Em khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò:

– Anh ơi! Bao giờ áo anh rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé…

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
– Đi thôi con.

Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về
phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng vào tay
con Vệ Sĩ.

– Em để nó ở lại. – Giọng em tôi ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để
chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa. Anh hứa đi.

– Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu
xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

(Theo Khánh Hoài, Tuyển tập thơ–văn được giải thưởng cuộc thi viết về quyền trẻ em,
năm 1992)

Bài tập

1. Tưởng tượng em là người mẹ trong câu chuyện, em nói gì với người anh trước
khi đưa em Thủy ra đi?

2. Tưởng tượng em là người mẹ trong câu chuyện, em nói gì với người anh trước
khi đưa em Thủy ra đi?

3. Tưởng tượng em là con búp bê, sau khi chia tay, hằng đêm em sẽ nói gì với Thủy
đang ở nơi xa?

4. Các em vẽ (hoặc nói) một cảnh gia đình tan vỡ. Những chuyện gì diễn ra? Em kể
lại những nhận xét của em về gia đình đó.

5. Bạn bè em có ai gia đình tan vỡ? Em an ủi bạn em như thế nào? Bạn em đã trả
lời như thế nào?

6. Nếu chính gia đình em tan vỡ, em sẽ tự nói với mình điều gì? Em viết ra những
điều em suy nghĩ về chính gia đình mình.
Sống trong gia đình cần theo LUẬT PHÁP và còn theo ĐẠO LÝ nữa.
Các em sẽ học dần hai mặt đó.
Bài 2

LUẬT PHÁP và GIA ĐÌNH


LUẬT PHÁP LÀ GÌ?

Xã hội có LUẬT PHÁP để mọi con người dựa theo đó mà sống.


Luật pháp cho mỗi con người biết mình có những QUYỀN gì và cho biết cả việc
mình bị CẤM làm những gì.

Em đọc bản tóm tắt Công


ước quốc tế các QUYỀN TRẺ EM
sau đây để biết pháp luật quy
định trẻ em có những quyền gì.

Tóm tắt
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN TRẺ EM
...............................
Trẻ em được có bốn nhóm Quyền:
 QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN

 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ

 QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN

 QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA


Ba nguyên tắc:
 Công ước quốc tế quy định trẻ em là những người dưới 18 tuổi.

 Tất cả các Quyền và nghĩa vụ được nêu trong Công ước đều được áp dụng
bình đẳng cho mọi trẻ em mà không có sự phân biệt đối xử.

 Mọi hoạt động được thực hiện đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Những điều quan trọng nhất

Điều 2 – Không phân biệt đối xử


Điều 4 – Thực hiện các Quyền trẻ em
Điều 5 – Trách nhiệm của bố mẹ đối với trẻ em
Điều 6 – Quyền được sống và phát triển
Điều 7 – Quyền có tên và quốc tịch
Điều 8 – Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình
Điều 9 – Quyền được sống cùng cha mẹ
Điều 18 – Quyền được gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng
Điều 19 – Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng

Điều 21 – Quyền của trẻ em không gia đình


Điều 22 – Quyền dành cho trẻ em tị nạn
Điều 23 – Quyền của trẻ em khuyết tật
Điều 24 – Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế
Điều 26 – Quyền được hưởng an toàn xã hội
Điều 27 – Quyền được có mức sống thỏa đáng
Điều 28 – Quyền được giáo dục
Điều 29 – Quyền được giáo dục về các giá trị
Điều 30 – Quyền của trẻ em dân tộc thiểu số và bản xứ
Điều 31 – Quyền được vui chơi giải trí
Điều 32 – Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế
Điều 33 – Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy
Điều 34 – Quyền được bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng tình dục
Điều 35 – Quyền được bảo vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc
Điều 36 – Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác
Điều 37 – Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác
Điều 38 – Quyền được bảo vệ khỏi mọi ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang
Điều 39 – Quyền được hưởng các chế độ chăm sóc phục hồi
Điều 40 – Quyền được áp dụng các quy định pháp luật dành riêng đối với vị thành
niên

Câu hỏi
1. Em thấy trong các quyền trên, có quyền nào mình không được đảm bảo không?

2. Em có thấy một bạn nào bị vi phạm một trong số các quyền kể trên không? Đó là
quyền gì? Trong chuyện của bạn đó, những ai đã không tuân thủ đúng quy định
của pháp luật?

Pháp luật Việt Nam quy định


Luật Hôn nhân và Gia đình cho mọi đối tượng công dân Việt Nam.
Các em chia nhóm và cùng làm việc với nhau:

1. Điều tra, thống kê từng gia đình của từng em trong cả lớp – Câu hỏi: “Bố, mẹ có
biết nước ta có Bộ luật Hôn nhân và Gia đình không?”

2. Lặp lại cuộc điều tra trên với ông hoặc bà – Câu hỏi: “Ông, bà có biết nước ta có
Bộ luật Hôn nhân và Gia đình không?”

3. Thống kê chung kết quả điều tra và gửi cho Hội Phụ nữ địa phương hoặc gửi cho
một tờ báo. Nêu câu hỏi: các bác, các ông bà có ý kiến gì về kết quả điều tra
chúng cháu gửi kèm theo đây?

Tên người được hỏi Biết có Luật Không biết có Luật

... ... ...

... ... ...

... ... ...


... ... ...

Bài tập
1. Trò chơi xử án

- Bài tập này, các em diễn kịch các phiên tòa xử những người vi phạm một hoặc nhiều điều
trong CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM.

- Các lỗi xử ở mỗi phiên tòa do các em nghĩ ra dựa vào các điều luật đã được cho ở trang
trước.

- Mỗi phiên tòa có ít nhất các vai sau:

+ Chánh án

+ Luật sư (1) bảo vệ bên bị hại

+ Luật sư (2) bảo vệ bên phạm lỗi

+ Người bị hại

+ Người phạm lỗi

a. Các em tập diễn cảnh phiên tòa dưới đây

Chánh án – Yêu cầu bên bị hại khai tên tuổi.

Bên bị hại – Tên tôi là…..

Chánh án – Yêu cầu bên phạm lỗi khai tên tuổi.

Bên phạm lỗi – Tên tôi là…..

Chánh án – Yêu cầu bên bị hại cho biết những thiệt hại.

Bị hại – Tôi đã bị xâm hại như sau: tôi đi xin cho con trai tôi vào học lớp 1, nhưng nhà
trường không nhận.

Chánh án – Thế nào? Ý kiến bên phạm lỗi thế nào?

Phạm lỗi – Tại trường chúng tôi không còn đủ chỗ. Học sinh năm nay đông quá.

Chánh án – Xin luật sư bên bị hại cho ý kiến.


Luật sư (1) – Tôi ghi nhận việc trường không đủ chỗ cho các em vào học. Nhưng bên phạm
lỗi lại có lời lẽ sai với bên bị hại… nói rằng “không nhận vì em bé có bộ mặt xấu xí, không
đẹp”… Như thế là phân biệt đối xử. Chiểu theo “điều 28 – Quyền được giáo dục” và “điều 2 –
Quyền không bị phân biệt đối xử”… phải phạt nặng vào!

Luật sư (2) – Xin có ý kiến bênh vực… Thân chủ của chúng tôi chỉ lỡ lời chứ không cố ý
phân biệt đối xử giữa học sinh mặt đẹp và học sinh mặt không đẹp.

Chánh án – Các luật sư đã cho ý kiến, các bên đã nói lý lẽ của mình, có ai có ý kiến gì khác?…
Thế thì tòa tuyên án: bên phạm lỗi phải nhận con trai bên bị hại vào học ngay lập tức. Bản
án có hiệu lực thi hành ngay từ phút này! Phiên tòa đã hoàn thành. Bãi tòa.

b. Các em chia nhóm tự tổ chức các phiên tòa xử người phạm lỗi

- Nhóm 1: Xử vụ vi phạm Điều 21 – Quyền của trẻ em không gia đình.

- Nhóm 2: Xử vụ vi phạm Điều 23 – Quyền của trẻ em khuyết tật

- Nhóm 3: Xử vụ vi phạm Điều 24 – Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế.

- Nhóm 4: Xử vụ vi phạm Điều 37 – Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác.

- Nhóm 5: Xử vụ vi phạm Điều 31 – Quyền được vui chơi giải trí.

2. Điều tra, thống kê

Em lập bảng điều tra trong địa bàn mình sinh sống gia đình nào xâm phạm quyền trẻ
em, lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Vi phạm
STT Tên gia đình, địa chỉ Tên trẻ em Việc bị xâm hại, ngược đãi điều mấy
theo Luật gia đình

1 Ông Phan Văn Tý Phan Văn Tèo Bị bố mẹ đánh đập thường xuyên Điều 34

... ... ... ... ...

... ... ... ... ...


3. Chia nhóm sưu tầm các bài báo nói về việc xâm hại, ngược đãi trẻ em trong gia đình,
theo các chủ đề sau:

- Nhóm 1: Sưu tầm các bài báo nói về việc trẻ em bị cha mẹ đánh đập, ngược đãi.

- Nhóm 2: Sưu tầm các bài báo nói về việc trẻ em bị xâm hại tình dục.

- Nhóm 3: Sưu tầm các bài báo nói về việc trẻ em buộc phải thôi học đi kiếm sống.
4. Tổ chức triển lãm các bài báo, bức ảnh sau cuộc sưu tập trên. Các nhóm trưng bày và
thuyết trình về nội dung các bài báo cho cả lớp nghe.

LUẬT PHÁP là cần thiết để bảo vệ gia đình và trẻ em.


Có bảo vệ được gia đình thì mới bảo vệ được trẻ em.
Nhưng bên cạnh luật pháp còn cần đến ĐẠO LÝ nữa.
VẬY CHÚNG TA CẦN SO SÁNH LUẬT PHÁP LÀ GÌ? ĐẠO LÝ LÀ GÌ?
Bài 3

ĐẠO LÝ và GIA ĐÌNH


Các em xem các hình vẽ dưới đây rồi diễn lại các việc vẽ trong hình:

Luật pháp – không trộm cắp vì sợ trừng trị

Đạo lý – tự mình không thích trộm cắp


Việc giao cho em:
1. Sau khi diễn lại từng cảnh, các em nói điều mình hiểu và ý nghĩ của mình về Luật
pháp và Đạo lý.

2. Mỗi em lấy ba ví dụ về việc:

- Luật pháp quy định không được làm

- Tự mình thấy đó là việc không nên làm, không cần luật pháp quy định

Em vẽ tiếp các hình dưới đây theo câu chuyện em nghĩ ra.

Đạo lý – tự mình xếp hàng trật tự

Đạo lý – tự mình không vứt rác


Đạo lý – tự mình giúp người khác

Đạo lý – tự mình biết thẹn

Đạo lý – tự mình học chăm


Đạo lý – tự mình lao động

LUẬT PHÁP
là xã hội quy định cách sống cho tất cả mọi người
ĐẠO LÝ
là từng người quy định cách sống cho riêng mình

Cách sống riêng từng người có thể


khác nhau theo các Đạo lý khác nhau.
Nhưng cách sống riêng đó lại hoàn toàn giống nhau ở những điều mấu chốt:
Sống THIỆN – không sống ÁC
Sống THƯƠNG YÊU – không sống THÙ HẬN
Sống TRONG SẠCH – không THAM LAM
Con người tránh được tội hoặc lỗi nhờ biết SỢ hoặc TÔN TRỌNG luật pháp
Đạo lý giúp con người tránh được tội hoặc lỗi nhờ biết THẸN
hoặc biết TÔN TRỌNG GIÁ TRỊ của chính mình
ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH
Các em đọc những câu ca dao, tục ngữ sau rồi làm bài tập được giao:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Giận quá mất khôn.

Ăn trông nồi ngồi trông hướng.

Con hơn cha là nhà có phúc.

Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.


Lá lành đùm lá rách.

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Máu chảy ruột mềm.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

Môi hở, răng lạnh.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Chị ngã, em nâng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,


Tuy rằng khác giống chung một giàn.

Anh em như thế tay chân


Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Mẹ dạy thì con khéo, bố dạy thì con khôn.

Đời người dài một gang tay


Ai mà ngủ ngày còn lại nửa gang.

Cá không ăn muối cá ươn


Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Con người có tổ có tông


Như cây có cội như sông có nguồn.

1. Từng câu ca dao, tục ngữ gợi cho em liên tưởng gì? Chúng khuyên con người
điều gì?

2. Pháp luật có quy định những điều đó không? Không thực hiện những lời khuyên
đó có bị pháp luật trừng trị không?

3. Các em chia nhóm, mỗi nhóm chọn một câu tục ngữ, sau đó mỗi nhóm diễn một
vở kịch ngắn có nội dung là ĐẠO LÝ RÚT RA từ câu tục ngữ đó.

4. Từng nhóm chọn lấy 5 câu tục ngữ. Các em chứng minh pháp luật không quy
định những điều đó. Các em lập thành bảng như sau:

Câu tục ngữ Có luật định như vậy không? Có lời khuyên đạo lý gì?

... ... ...


... ... ...

LUYỆN TẬP
VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH
1. Các em xem bức tranh dưới đây mô tả một gia đình có nhiều thế hệ chung sống hạnh
phúc. Các em nói những điều kiện để có thể có đời sống đẹp đẽ như thế?

Hình ảnh gia đình trong mơ ước của nhiều người

2. Làm việc nhóm: Mỗi nhóm tạo ra vở kịch (kịch câm hoặc kịch nói) diễn tả một xung
đột trong gia đình nhiều thế hệ và cách giải quyết của các em.

- Xung đột liên quan đến sức khỏe người già: Bị các bệnh nhẹ như tai điếc, chân đau không
đi được, ít ngủ...

- Xung đột liên quan đến sức khỏe người già: Bị các bệnh nặng, đau ốm phải đi viện, phải
mổ...

• Hướng dẫn:

- Các em chọn một tình huống xảy ra đối với người già trong gia đình, sau đó bàn nhau xem
liệu xung đột có thể nảy sinh từ những nguyên nhân nào?

- Ví dụ: Trong gia đình có bà nội bị ốm, nhưng

+ Con cháu thờ ơ không quan tâm?


+ Con cháu không có tiền để chữa bệnh cho bà?

+ Con cháu tị nạnh nhau trong việc chăm sóc bà?

- Dựng thành kịch bản rồi cùng đóng kịch với nhau.

Bài đọc

Quạt cho bà ngủ

Ơi chích chòe ơi

Chim đừng hót nữa

Bà em ốm rồi

Lặng cho bà ngủ

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tường trắng

Căn nhà đã vắng

Cốc chén lặng im


Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé

Hoa xoan, hoa khế

Chín lặng trong vườn

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hương thơm.

(Thạch Quỳ)

Các em cùng nhau học thuộc lòng bài thơ trên. Bài thơ cũng đã được nhạc sĩ Minh Trang
phổ nhạc thành nhạc phẩm cùng tên, em tập hát và hát cho cả nhà nghe nhé!

Bài đọc

Thương ông

Ông bị đau chân,

Nó sưng nó tấy.

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà,

Bước lên thềm nhà,

Nhấc chân khó quá.

Thấy ông nhăn nhó,

Việt chơi ngoài sân

Lon ton chạy gần,

Âu yếm, nhanh nhảu:

“Ông vịn vai cháu!

Cháu đỡ ông lên”.


Ông bước lên thềm,

Trong lòng sung sướng,

Quẳng gậy, cúi xuống

Quên cả đớn đau

Ôm cháu xoa đầu

“Hoan hô thằng bé!

Bé thế mà khỏe,

Vì nó thương ông”...

(Tú Mỡ)

Các em học thuộc bài thơ của Tú Mỡ. Có thể thi nhau đóng kịch theo nội dung bài thơ đó
nữa. Bạn nào thích vẽ có thể vẽ cảnh được nói tới trong bài thơ không? Xin mời!

3. Vấn đề cho em tự suy nghĩ: nhà dưỡng lão cho người già.

Em hãy dùng câu theo cấu tạo Đề – Thuyết dạng “Nếu… thì…” để viết tiếp các lập luận sau:

- Nếu em có ông bà về già, thì… (để ông bà đi nhà dưỡng lão ở) vì theo ý em…

- Nếu em có ông bà về già, thì… (không để ông bà đi nhà dưỡng lão ở) vì theo ý em…

- Nếu gia đình có ông bà về già, và nếu nhà dưỡng lão phục vụ tốt, thì… (nên để ông bà đi
nhà dưỡng lão) vì theo ý em…

4. Em tưởng tượng có ông hoặc bà được gửi ở Nhà dưỡng lão. Một ngày nghỉ, em đến
thăm ông hoặc bà ở đó. Em viết 5 câu em định nói với ông bà.

5. Em tưởng tượng có ông hoặc bà được gửi ở nhà dưỡng lão. Một ngày nghỉ, em đến
thăm ông hoặc bà ở đó. Em vẽ lại cảnh thăm hỏi đó theo tưởng tượng của em.
LUYỆN TẬP
VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)
1. Các em đọc những câu ca dao sau rồi chia nhóm ra làm bài tập được giao

Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

***

Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.

***

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.

***

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm.

Mỗi nhóm dựa vào một câu ca dao để nghĩ ra một đoạn kịch ngắn đối thoại giữa mẹ và
con. Các em cũng có thể diễn bằng kịch câm, hoặc hát ru những câu ca dao đó.

2. Ca dao có câu:
Mẹ già hết gạo treo niêu

Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai

Với suy nghĩ của em về đạo lý trong gia đình, em sẽ nói gì với anh con trai trong câu ca
dao trên?

3. Đọc bài thơ sau của Trần Đăng Khoa rồi làm bài tập được giao:

Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca


Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

(Trần Đăng Khoa)

- Em học thuộc lòng bài thơ.

- Em ghi vào sổ nhật ký những cảm nghĩ của mình khi mẹ ốm.

- Em viết thư gửi bạn nhỏ trong bài thơ nói về những việc mình làm khi mẹ ốm.

4. Em sưu tầm vào sổ tay của mình những câu ca dao, tục ngữ về tình nghĩa gia đình.
Chọn một câu thích nhất đem vẽ thành tranh hoặc chép ra thật đẹp rồi tặng ông bà cha mẹ.

5. Em đọc câu chuyện sau rồi làm bài tập được giao:

Lão Lai Tử vốn người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn
sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông
thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. Lại có khi bưng nước hầu
cha mẹ, ông giả vờ trượt ngã rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ con mới lên năm,
lên ba tuổi vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình.

(Rút trong tập Nhị thập tứ hiếu)

- Em tìm đọc tập truyện “Nhị thập tứ hiếu”. Giải thích “Nhị thập tứ hiếu” nghĩa là gì?
- Trong các câu chuyện đó, em thích câu chuyện nào nhất, vì sao? Em không thích
chuyện nào? Vì sao?

- Sau khi đọc xong câu chuyện về Lão Lai Tử, em tưởng tượng lúc mình lớn lên, nhiều
tuổi như bố mẹ bây giờ thì bố mẹ em trông sẽ ra sao? Lúc đó bố mẹ ở đâu? Có hạnh phúc
không? Có gì vui, có gì buồn? Em viết thành một câu chuyện hoặc vẽ một bức tranh nhé.

6. Dựa vào tình huống sau, em vẽ tiếp hoàn chỉnh thành một câu chuyện và rút ra kết
luận ở ô cuối cùng.

1. Một ngày trời nắng, cô con gái xinh xắn ở trường đang nô đùa cùng các bạn ở cổng trường, người phụ nữ đang đạp xe đi
ngang qua “Ai đồng nát bán đi!”

2. Một ngày trời mưa, mẹ tất tả mang áo mưa đến trường cho con gái, xe đạp vẫn đèo hai sọt hàng “Tủy ơi, mẹ mang áo
mưa cho con”.
3. Các bạn trố mắt ngạc nhiên “Bác đồng
nát này là mẹ cậu á? Sao bảo mẹ cậu làm ở
ngân hàng?” Đứa con gái vùng vằng, khó
chịu chạy đi.

4. Con gái về nhà mặt mũi khó chịu bảo mẹ “Lần sau mẹ không được xuất hiện trước mặt bạn con như thế nữa”.
Người mẹ buồn rầu.

5. Người mẹ bị quẹt xe phải nằm viện.

6. ...

LUYỆN TẬP
VỀ ĐẠO LÝ TRONG GIA ĐÌNH (tiếp)
Em đọc những câu ca dao sau rồi làm bài tập được giao
Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

***

Chị ngã em nâng

Đến khi em ngã chị bồng em lên.

***

Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

***

Người dưng có ngãi thì đãi người dưng

Anh em vô ngãi thì đừng anh em.

***

Cắt dây bầu dây bí

Chẳng ai cắt dây chị dây em.

Bài tập
1. Các em chia nhóm, mỗi nhóm tự chọn một bài ca dao, các em cùng nhau diễn lại
câu chuyện miêu tả trong bài ca dao đó.

2. Từng em vẽ một bức tranh theo gợi ý từ hai câu ca dao đã cho bên trên.

3. Mỗi em kể lại một kỷ niệm (vui hoặc buồn) với anh chị em trong gia đình hoặc
trong họ hàng của mình khiến em nhớ mãi. Em có thể viết thành một bài thơ,
làm thành truyện tranh hoặc nặn bằng đất nặn một kỷ vật liên quan đến kỷ niệm
đó.

Bài đọc

Bức thư của bố gửi Enrico


Thứ năm, 10 tháng Mười Một
Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra điều thiếu lễ độ. Bố
thấy mình có nhiệm vụ viết mảnh thư này cảnh cáo tôi. Đọc thư tôi xúc động vô cùng.

“Trước mặt cô giáo của em, con đã thiếu lễ độ với mẹ! Việc như thế không bao giờ con
được phạm lại lần nữa. Enrico của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim
bố vậy! Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi
của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ
rằng có thể mất con đi!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy
nghĩ xem, Enrico à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm
hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi
sinh tính mạng để cứu sống con!

Hãy nghĩ kỹ đến điều này, Enrico ạ: trong đời con sẽ có thể trải qua những ngày thật buồn
thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày con mất mẹ con.

Khi con đã khôn lớn, con đã trưởng thành, mà các cuộc đấu tranh đã luyện con thành
người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ hồi tưởng tới mẹ con, với lòng mong ước thiết tha được
nghe lại tiếng nói của mẹ, và được mẹ lại dang tay ra đón con vào lòng; vì dù cao lớn, dù khỏe
mạnh thế nào chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và
không được che chở. Con sẽ nhớ lại với một nỗi cay đắng những lúc con đã làm cho mẹ phải
phiền muộn; lương tâm cắn rứt, sẽ bắt con phải trả một giá rất đắt. Khốn khổ thay! Con
không thể hi vọng được yên ổn trong đời nếu con đã làm cho mẹ con buồn phiền. Dù có hối
hận, có cầu xin tha thứ, có sùng bái linh hồn của mẹ, tất cả cũng vô ích mà thôi.

Lương tâm sẽ không để cho con được chút nào yên tĩnh đâu. Hình ảnh dịu dàng và hiền
hậu của mẹ con sẽ làm cho tâm hồn con như bị khổ hình. Enrico, hãy nhớ rằng, tình thương
yêu cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Vô phúc cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu
đó!

Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ con, và con phải xin lỗi
mẹ, không phải vì sợ bố, mà do nhiệt tình thành khẩn của lòng con. Con hãy cầu xin mẹ hôn
con, để cho cái hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, con
ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố phải thấy con chết đi, còn
hơn là thấy con bội bạc với mẹ con. Thôi, và trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ
không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

Bố của con”.

(Trích Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis


Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Bài 4

BẠO LỰC GIA ĐÌNH


Bạo lực trong gia đình trút lên trẻ em gồm 2 loại:
1. Bạo lực phạm tới cơ thể trẻ em
2. Bạo lực phạm tới tinh thần trẻ em
1. Thi giữa các nhóm: kể với nhau chuyện Tấm Cám và thống kê xem Tấm chịu
những bạo lực gì

- đến cơ thể?

- đến tinh thần?

2. Thi giữa các nhóm: chọn một cảnh bạo lực của dì ghẻ với Tấm và diễn thành kịch
câm hoặc kịch nói.

3. Thảo luận: khi mẹ Cám thực hiện bạo lực đối với Tấm, việc đó sẽ ảnh hưởng
không tốt như thế nào đối với tính nết của Cám?

4. Dựa theo Quyền Trẻ em, các em lập phiên tòa và xử mẹ ghẻ của Tấm theo tổ
chức như sau:

- Chánh án chủ tọa phiên tòa: BỤT/Em

- Người bị hại: TẤM

- Người phạm tội: DÌ GHẺ

- Nhân chứng: CÁM

- Nhân chứng: HOÀNG TỬ, BÀ HÀNG NƯỚC

- Luật sư: nhiều ít tùy các em chọn


5. Các em làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm chọn một ngày để sưu tầm trên báo hoặc
trên internet, chọn ra những tin tức và những câu chuyện liên quan đến bạo lực
gia đình (đối với trẻ em và người lớn).

Thống kê:

- Tên báo (hoặc tên Trang Internet):

- Ngày:……

- Tên bài báo:

- Tác giả bài báo:

Tóm tắt nội dung trong 5 câu ngắn (không quá 50 tiếng):

Phân loại:

- Bạo lực với trẻ em

- Bạo lực với người lớn

- Bạo lực đến thể xác

- Bạo lực đến tinh thần

Tác hại:

Pháp luật đã xử lý như thế nào?


Bạo lực gia đình nguy hiểm cho xã hội khi con người sống vô cảm

LUYỆN TẬP
1. Các em nhớ lại bài học lớp 2: người sống vô cảm là người sống như thế nào
trong cộng đồng?

2. Làm việc tiếp, theo nhóm: chọn một câu chuyện các em đã sưu tầm được trên
báo trong bài luyện tập trước về một hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Thảo luận và tìm xem: trong câu chuyện này có những ai đáng bị lên án là kẻ
sống vô cảm?

- Kẻ gây bạo lực?

- Người chứng kiến?

- Người có trách nhiệm trong chính quyền?

- Người có trách nhiệm trong quần chúng?

3. Em tưởng tượng em là người chứng kiến một cảnh bạo lực song em đã không
hành động để bảo vệ người bị bạo hành.

Em hãy viết thư cho bạn kể câu chuyện đó và tự nhận mình có thiếu sót gì liên quan tới thói
vô cảm.

Cả lớp đọc chung các bức thư đó.

Có thể triển lãm các lá thư đó.


BÀI HỌC CUỐI NĂM
Mời các em đọc bài sau trích Chương 1 tiểu thuyết KHÔNG GIA ĐÌNH của nhà văn Pháp
Hector Malot. Đọc xong sẽ cùng tiến hành các cuộc vui học cuối năm.

Không Gia Đình


Chương 1

Ở làng

Tôi là một đứa trẻ người ta nhặt được.

Nhưng cho tới lúc tám tuổi tôi vẫn tưởng rằng tôi có một người mẹ bởi vì mỗi lúc tôi
khóc lại có một người đàn bà nhẹ nhàng ôm siết tôi trong hai cánh tay và ru tôi khiến nước
mắt tôi ngừng chảy.

Khi tôi đi ngủ, không bao giờ bà không đến ôm hôn tôi và khi gió tháng mười hai làm
tuyết dán chặt vào các tấm kính cửa sổ trắng xóa, bà nắm lấy hai bàn chân tôi và cứ ngồi
sưởi ấm chân tôi trong hai bàn tay bà, vừa hát cho tôi nghe một bài hát mà đến nay tôi còn
nhớ lõm bõm vài câu. Khi tôi cãi nhau với một đứa bạn, bà lại bảo tôi kể cho bà nghe những
nỗi buồn của tôi để tìm lời an ủi hoặc thừa nhận tôi có lý.

Bằng vào những cái đó và nhiều cái khác nữa như cách bà nói với tôi, nhìn tôi, vuốt ve
tôi, mắng tôi một cách trìu mến, tôi tin rằng bà là mẹ tôi.

Và đây là vì sao tôi biết bà không phải mẹ tôi.

Làng tôi, nói cho đúng hơn, làng nơi tôi được nuôi dạy, gọi là Chavanon, một trong
những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp. Đất rất bạc màu, muốn gặt hái tốt phải
bón phân hoặc cho thêm chất cải tạo đất mà ở trong nước không có. Vì thế người ta chỉ gặp
(hoặc ít ra là ở thời kỳ tôi nói đến) rất ít cánh đồng cày cấy trong khi trông thấy nhiều vùng
mênh mông mọc toàn cỏ thạch thảo và cây đậu kim. Hết vùng đất toàn bụi cây lại đến vùng
đất truông.

Ở đúng vào một nếp gấp của vùng đất đó, trên bờ một dòng suối là nhà tôi, nơi tôi sống
những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho đến lúc tám tuổi tôi không bao giờ trông thấy đàn
ông ở trong nhà này, tuy thế mẹ tôi không góa chồng, chồng bà là thợ đẽo đá chưa trở lại
quê hương lần nào kể từ khi tôi đến tuổi hiểu biết được những gì xảy ra quanh mình. Chỉ
thỉnh thoảng ông mới gửi bạn bè về làng vài mẩu tin.
– Má Barberin này, ông nhà bà khỏe, ông ấy nhờ tôi bảo bà là công việc vẫn chạy tốt và
chuyển tiền cho bà đây này. Chỉ có thế.

Ông Barberin ở Paris lâu thế ta đừng tưởng vì ông không thân tình với vợ ông mà ông ở
Paris do công việc đòi hỏi. Khi nào già, ông sẽ về ở với bà vợ già của ông, và với số tiền ki
cóp được họ sẽ tránh được nghèo khổ.

Một buổi chiều tháng mười một, một người đàn ông dừng lại trước hàng rào nhà chúng
tôi và hỏi tôi có phải đây là nhà má Barberin không. Tôi mời ông ta vào. Ông đẩy rào và
chậm bước về phía nhà tôi.

Tôi chưa nhìn thấy ai lấm bùn bê bết đến thế. Hàng mảng bùn phủ từ chân lên đến đầu
ông khiến người ta hiểu ngay ông đã đi trên những con đường rất xấu trong thời gian khá
dài.

Nghe tiếng chúng tôi má Barberin chạy ra.

– Tôi mang tin từ Paris về đây.

– A! Trời ơi! – Má Barberin kêu lên – Tai vạ đến với Jérôme rồi!

– Phải đấy, sự thực là ông nhà ta bị thương, chắc sẽ què mất thôi. Hiện giờ ông ấy đang
nằm bệnh viện. Tôi nằm cạnh giường ông ấy nên khi ra viện ông ấy nhờ tôi qua nhà nhắn
giùm. Tôi không ở lại được đâu vì còn ba dặm nữa phải đi.

Má Barberin muốn biết kỹ hơn bèn mời ông ta ở lại ăn tối. Má bảo đường xấu và nghe
nói trong rừng có chó sói, sáng mai hãy đi.

Ông ngồi xuống trong góc lò sưởi vừa ăn vừa kể cho chúng tôi nghe tai nạn đã xảy ra thế
nào: ông Barberin bị giàn giáo đổ đè bẹp nửa người và vì không chứng minh được tại sao
ông cần phải đứng ở nơi xảy ra tai nạn nên nhà thầu không chịu bồi thường một đồng nào.

– Con người tội nghiệp ấy không gặp may rồi, ông ta nói, bọn láu cá thì tìm ngay được
cách kiếm lời nhưng ông nhà bà thì không được cái gì hết. Tuy nhiên tôi khuyên ông ấy kiện
tay thầu khoán.

Má Barberin định đi Paris.

Sáng hôm sau chúng tôi xuống làng hỏi ý kiến mục sư. Ông mục sư viết thư cho cha
tuyên úy ở bệnh viện ông Barberin nằm và vài hôm sau nhận được trả lời nói rằng má
Barberin không cần lên Paris, chỉ cần gửi một món tiền lên cho chồng thôi để ông đi kiện
nhà thầu.

Ngày lại ngày, tuần lại tuần cứ thế trôi qua, nhiều thư gửi về, thư nào cũng yêu cầu gửi
tiền thêm, lá thư cuối cùng nói rằng nếu không có tiền thì bán con bò Roussette đi.
Chỉ những người đã sống ở thôn quê mới hiểu được cảnh khốn quẫn đau thương trong
ba chữ “Bán con bò”. Thực tế dù nghèo túng đến mấy, gia đình đông đến mấy người nông
dân vẫn vững tâm không lo đói nếu nhà có một con bò cái. Má Barberin và tôi đã nhờ con bò
cái của chúng tôi mà sống no đủ, cho tới tận lúc ấy tôi hầu như có bao giờ ăn thịt đâu. Với lại
chúng tôi yêu con bò lắm. Ấy thế mà nay phải xa nó rồi.

Một ông lái đến nhà chúng tôi, sau khi xem đi xem lại Roussette và nhắc đi nhắc lại hàng
trăm lần là con bò này không thích hợp với ông, không bán lại được cho ai, không có sữa,
cuối cùng mới nói là bằng lòng mua nhưng chỉ là vì lòng tốt muốn giúp má Barberin mà
thôi.

Roussette hình như am hiểu nhất định không chịu ra khỏi chuồng.

– Ra phía sau nó đuổi nó ra. – Người lái nói và đưa tôi cái roi.

– Làm thế không được. – Má Barberin bảo.

Má cầm lấy sợi dây dắt, nhẹ nhàng bảo con bò:

– Ra nào, ra nào, cô gái đẹp.

Và Roussette không chống lại nữa, ra tới đường cái người lái buộc nó đằng sau chiếc xe.

Thế là hết sữa, hết bơ. Buổi sáng một mẩu bánh, buổi chiều khoai tây ăn với muối. Sau
đó không bao lâu đến ngày lễ Thứ Ba Béo. Năm ngoái vào ngày này má Barberin đã làm cho
tôi một bữa tiệc có bánh xèo, bánh tẩm bột rán, tôi ăn nhiều đến nỗi má rất sung sướng.

Nhưng lúc ấy chúng tôi còn Roussette nên có sữa để tẩm bột và có bơ cho vào chảo. Tuy
nhiên má Barberin đã làm tôi ngạc nhiên. Má xin hàng xóm nhà này một chén sữa, nhà kia
một miếng bơ, thế là đến trưa về tôi thấy má đang đổ bột vào một chiếc chảo bằng đất.

– Má à, có cả bột cơ ạ. – Tôi vừa nói vừa bước lại gần.

– Đúng đấy bé Rémi của má ạ. Thế làm gì với bột nào? – Má Barberin nhìn tôi hỏi.

– Làm bánh.

– Gì nữa?

– Quấy bột.

– Gì nữa nào?

– Ôi trời... con cũng không biết nữa.

– Con biết hôm nay là ngày lễ Thứ Ba Béo chứ, ngày của bánh xèo và bánh rán mà...
– Ôi, má Barberin!

– Má đã thu xếp sao cho ngày lễ Thứ Ba Béo đối với con không đến nỗi tệ quá. Nhìn vào
thùng xem nào?

– Tôi hăng hái nhấc nắp thùng lên, thấy ở trong có sữa, bơ và ba quả táo.

– Đưa trứng cho má. – Má nói. – Trong khi má đập trứng con gọt táo nhé.

Khi bột đã nhào xong má Barberin đặt chiếc liễn trên tro nóng, thế là chỉ còn đợi đến
chiều nữa thôi vì vào bữa tối chúng tôi mới ăn bánh xèo và bánh rán.

Cuối cùng nến được thắp lên.

– Nhóm lửa đi con. – Má Barberin bảo tôi.

Không cần phải nhắc tôi đến lần thứ hai. Chẳng mấy chốc ngọn lửa đùng đùng bốc lên
ống khói, ánh sáng chập chờn của nó tỏa khắp gian phòng. Má Barberin nhấc chiếc chảo rán
treo trên tường xuống để nó lên trên ngọn lửa.

– Đưa má bơ nào.

Má cắt ít bơ bằng đầu con dao bỏ vào chảo. Ái chà! Thơm thật là thơm!

Tuy nhiên dù tập trung chú ý đến mấy đi nữa tôi vẫn nghe như có bước chân ngoài sân.
Ai có thể đến vào giờ này nhỉ? Một chiếc gậy chạm vào ngưỡng cửa, cửa mở tung ra. Một
người đàn ông bước vào, nhờ ánh sáng ngọn lửa tôi thấy ông ta mặc một chiếc áo bờ–lu
trắng tay chống một chiếc gậy to.

– Ở đây đang làm tiệc đấy à? Cứ yên! – ông ta nói bằng một giọng thô lỗ.

– A! Trời ơi! – Má Barberin kêu lên, đặt mạnh chiếc chảo xuống đất.

Rồi cầm lấy cánh tay tôi bà đẩy tôi về phía người đàn ông đang dừng lại trên ngưỡng
cửa:

– Đây là cha con.

Tôi lại gần để hôn ông nhưng ông lấy đầu chiếc gậy ngăn tôi lại.

– Thằng này là thằng nào đây?

Ông bước mấy bước về phía tôi, chiếc gậy vẫn giơ lên làm tôi lùi lại.

– À ra các người làm tiệc ngày Thứ Ba Béo. – Ông ta nói. – Súp gì đấy?
– Chẳng có súp gì cả. Chúng tôi có chờ ông đâu.

Ông ta nhìn quanh:

– Bơ này, hành này. – Ông nói. – Bốn năm củ hành với miếng bơ là có món súp ngon rồi
còn gì. Ta bóc hành đi.

Má Barberin vội làm theo yêu cầu của chồng trong khi ông ta ngồi vào chiếc ghế dài ở
góc lò sưởi. Tôi không dám rời mắt nhìn nơi ông chống gậy đưa tôi đi tới. Dựa vào bàn, tôi
nhìn kỹ người khách mới tới này. Đó là một người đàn ông độ năm mươi tuổi mặt thô, nét
đanh lại, đầu ngoẹo sang vai phải sau chấn thương vừa rồi.

– Bà định nấu súp cho chúng tôi với mẩu bơ này chứ gì?

Tự mình bưng chiếc đĩa trên có miếng bơ ông ta đổ tọt miếng bơ vào trong chảo.

Hết bơ, còn gì là bánh xèo nữa cơ chứ! Giá như vào lúc khác hẳn tôi phải xót xa với tai
họa này lắm nhưng lúc này ý nghĩ người đàn ông ấy là cha tôi chiếm cứ cả tâm hồn tôi. Tôi
chưa bao giờ tự hỏi mình một cách cụ thể thế nào là một người cha, nhìn con người bỗng
nhiên từ trên trời rơi xuống này khiến tôi cảm thấy sợ hãi.

Mày đừng đứng im thế. – Ông ta nói – Đi mà dọn đĩa lên bàn đi chứ.

Tôi vội vâng lời. Súp đã nấu xong. Má Barberin múc súp ra. Đến lúc đó ông ta mới ra bàn
ngồi và bắt đầu ăn, chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại nhìn tôi. Tôi hoang mang quá ăn không
nổi.

– Bình thường nó có ăn ít như thế này không?

– À, vẫn thế đấy.

– Kệ xác nó! Giá như nó không ăn thì càng tốt!

Dĩ nhiên tôi không nói gì, má Barberin cũng vậy, má cứ đi lại quanh bàn chăm chú phục
vụ chồng.

– Mày không đói à? – ông ta hỏi tôi.

– Không ạ.

– Thế thì đi ngủ đi, và ngủ ngay đi.

Giống như trong đa số nhà nông dân, căn bếp của chúng tôi cũng đồng thời là phòng
ngủ.
Tôi vội vàng thay quần áo đi ngủ. Nhưng ngủ được hay không lại là một chuyện khác.
Tôi không buồn ngủ! Người đàn ông ấy là cha tôi! Thế thì tại sao ông đối với tôi nghiệt ngã
như thế? Dán mũi vào tường tôi cố xua đuổi những ý nghĩ trên mà không được. Sau một lúc
tôi nghe có người đến gần giường tôi. Nghe tiếng bước chân chậm chạp, kéo lê và nặng nề
tôi nhận ra ngay không phải má Barberin. Một hơi thở nóng hổi lướt trên tóc tôi.

– Mày ngủ chưa? – Một giọng nghèn nghẹn hỏi tôi.

Tôi cẩn thận không trả lời.

– Nó ngủ rồi, má Barberin nói, nó có thói quen nằm xuống là ngủ, ông có thể nói được.

Có lẽ tôi phải nói là tôi chưa ngủ, nhưng tôi không dám.

– Vụ kiện của ông đến đâu rồi? – Má Barberin hỏi.

– Thua rồi! Các quan tòa đều bảo rằng lỗi ở tôi.

Nói đến đây ông đấm một cái xuống bàn.

– Kiện thua, ông nói tiếp, tiền mất, què quặt, đói nghèo. Như thế chưa đủ, về đến đây lại
còn thấy một đứa trẻ con nữa. Bà hãy giải thích cho tôi vì sao không làm theo lời tôi bảo?

– Vì tôi không thể làm được. Người ta không thể bỏ một đứa trẻ nuôi bằng chính sữa
mình.

– Có phải con bà đâu.

– Cuối cùng tôi cũng muốn làm theo lời ông bảo đấy nhưng đúng lúc ấy thì nó ốm,
không phải lúc đem nó đến trại trẻ vô thừa nhận được.

– Thế nó khỏi khi nào?

– Sau trận ốm đó lại đến trận khác, nó ho ghê lắm, thằng bé tội nghiệp, ho đến làm nát
lòng người ta ra được. Chẳng phải vì ho mà thằng Nicolas của chúng ta đã chết đấy ư? Tôi
tưởng như đem nó lên tỉnh nó cũng sẽ chết như thế.

– Nhưng sau đó?

– Thời gian cứ dần trôi.

– Nó lên mấy rồi?

– Lên tám.

– Thì nó sẽ đến nơi nó phải đến vào lúc lên tám.


– A! Jérôme, ông không định làm điều đó đấy chứ?

– Ai ngăn cản được tôi nào?

Có một lúc im lặng và tôi thở được, xúc động làm tôi nghẹn ngào đến tắc thở. Chẳng
mấy chốc má Barberin nói tiếp:

– Paris đã làm ông thay đổi rồi!

– Có lẽ thế. Nhưng có điều chắc chắn là nó đã làm tôi què. Làm sao kiếm sống bây giờ?
Ta đâu còn tiền nữa. Chẳng lẽ trong khi mình không có gì ăn lại còn phải nuôi thêm một đứa
trẻ không phải con mình?

– Nó là con tôi.

– Chẳng phải con bà cũng như không phải con tôi vậy. Nó không phải một đứa trẻ con
nhà nông. Tôi đã nhìn nó trong bữa tối: nó mong manh lắm.

– Đó là một đứa trẻ trung hậu. Sau này nó sẽ làm việc cho chúng ta.

– Nhưng trong khi chờ đợi ta phải làm việc để nuôi nó.

– Nếu cha mẹ nó đòi thì sao?

– Nếu thế hẳn họ đã đi tìm nó. Có lẽ họ đã chết.

– Nhưng họ còn sống thì sao? Một ngày kia họ đến hỏi ta thì sao?

– Ta đưa họ đến trại trẻ chứ sao? Thôi tôi đến chào Francois đây.

Cửa ra vào mở ra rồi đóng lại. Ông ta đi mất. Thế là tôi nhỏm dậy, gọi má Barberin.

Má chạy đến chân giường tôi.

– Má không để con đi đến trại trẻ vô thừa nhận chứ?

– Không, bé Rémi của má ạ.

Và má ôm hôn tôi, ghì chặt lấy tôi trong hai cánh tay. Sự âu yếm của má làm tôi can đảm
lên.

– Thế ra con đã nghe thấy hết những điều Jérôme nói rồi ư?

– Vâng, má không phải má con, ông ấy không phải cha con.

Tôi không nói hai câu trên bằng cùng một giọng, bởi vì nếu như tôi khổ tâm biết má
không phải mẹ tôi, tôi lại mừng vì biết ông ta không phải cha tôi.
– Có lẽ má nên cho con biết sự thật thì hơn.

Má Barberin nói:

– Không ai biết mẹ con là ai cả. Bà còn sống hay không cũng không ai biết. Một buổi
sáng ở Paris, trên đường đi làm, Jérôme qua đại lộ Breteuil và nghe thấy tiếng trẻ con khóc.
Tiếng khóc như vẳng ra từ một khe cửa vườn. Lúc đó vào tháng hai. Ông lại gần và thấy một
em bé nằm trên ngưỡng cửa. Jérôme rất lúng túng bèn bế bé đến sở cảnh sát. Ở sở cảnh sát
người ta mở tã lót bé ra trước lò sưởi. Đó là một em bé khoảng năm sáu tháng, tã lót chứng
tỏ em là con nhà giàu có. Ông cảnh sát giải thích có lẽ bé bị người ta ăn cắp rồi bỏ đấy. Ông
cũng nói sẽ gửi bé đến trại trẻ nhặt được nếu không ai nhận trông nom bé. Cha mẹ em bé
thế nào cũng đi tìm, có người trông nom bé thì họ sẽ trọng thưởng. Jérôme bèn nói muốn
nhận trông nom bé, họ trao bé cho ông. Má cũng có một đứa con trai bằng tuổi ấy. Thế là má
trở thành mẹ con. Con má chết, má càng gắn bó với con hơn. Má quên hẳn con không phải
con ruột của má. Không may Jérôme không quên. Ba tháng sau thấy cha mẹ con không tìm
con, ông đã muốn đem con vào trại trẻ.

– Ôi! Đừng vào trại trẻ! – Tôi kêu lên.

– Con sẽ không đi trại trẻ. Jérôme không phải người ác, chỉ tại buồn phiền nghèo khó
làm ông ta đâm ra như thế mà thôi. Chúng ta sẽ làm việc, cả con cũng sẽ làm việc.

– Vâng, má muốn gì con làm nấy. Miễn là đừng vào trại trẻ.

Sau khi ôm hôn tôi má quay mặt tôi vào tường. Tôi muốn ngủ nhưng vì quá xao động
nên không sao ngủ được. Tôi không muốn đi trại trẻ... Tôi sợ ông Barberin... Cuối cùng thì
tôi cũng ngủ được và ngủ suốt đêm.

(Trích Không gia đình, Hector Malot Huỳnh Lý dịch)

TRÒ CHƠI CUỐI NĂM HỌC

1. Thi tóm tắt câu chuyện mới đọc trong vòng 50 tiếng.

(Gợi ý các cách kể chuyện của nhân vật tôi, nhân vật bà má và nhân vật ông chồng bị
thương trở về).

2. Treo lên triển lãm cho cả lớp (và lớp bạn đến đọc). Bên dưới mỗi bài có đính tờ giấy
trắng để các bạn cho điểm:

Thích
Rất thích

Cố lên bạn ơi!

3. Thi đóng kịch. Hai em diễn với nhau thành một đôi và chọn đóng các cảnh sau:

- Rémi hỏi chuyện má Barberin về đứa con trai của má đã bị chết hồi mới sinh.

- Cảnh hai mẹ con bàn nhau xem có bán con bò cái Roussette không.

- Cảnh ông bố què chân trở về gặp Rémi lần đầu.

Các bạn cho điểm:

Thích

Rất thích

Cố lên bạn ơi!

4. Em viết một bài trả lời các câu hỏi sau (dùng dạng câu lập luận lô-gich đã học):

- Nếu con trai má Barberin không bị chết hồi nhỏ, liệu má có nhận Rémi về nuôi không?

- Em có cảm thấy chồng má Barberin sẽ tìm cách làm cho Rémi lại thiếu gia đình lần nữa
không? (Ông là người tốt hay là người xấu?)

- Nếu em ở hoàn cảnh ông Jérôme, em sẽ đối đãi với Rémi ra sao?
Các bạn cho điểm:

Thích

Rất thích

Cố lên bạn ơi!

5. Em viết một bức thư cho mẹ nuôi của bạn Rémi, cám ơn bà đã hết lòng nuôi nấng
Rémi – điều khiến em thấy khái niệm gia đình không còn hạn hẹp trong chỉ một gia đình hạt
nhân, trong chỉ một số người chung huyết thống… Tất cả những lá thư đều được thu thập và
đóng thành tập lưu giữ cho các bạn học toàn trường đọc.

6. Em chọn vẽ một bức tranh nhỏ nói về cảnh hạnh phúc của Rémi với mẹ nuôi (đừng
quên chị bò cái Roussette nhé!).

Để em đọc khi nghỉ hè

Em đọc và ngẫm nghĩ rồi ghi sổ tay, có dịp sẽ trao đổi với cha mẹ, với cô giáo hoặc với
các bạn:

- Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn có thể tạo thành một gia đình không? Nói “gia đình” ở
đây, em liên tưởng thấy điều gì? Gia đình có cần thiết phải có chồng, vợ và con không? Từ
“gia đình” bây giờ có thêm nghĩa bóng như thế nào?

- Trong câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn”, em thấy trong một gia đình theo
nghĩa rộng, như thế nào là hạnh phúc và như thế nào là bất hạnh?

- Em cảm thấy tính nết nào tạo ra và củng cố gia đình hạnh phúc và tính nết gì phá hoại
hạnh phúc gia đình?

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn


Ngày xửa, ngày xưa, giữa mùa đông giá rét, tuyết rơi trắng như bông có một bà hoàng
hậu ngồi khâu bên cửa sổ khung gỗ mun, bà mải nhìn tuyết nên kim đâm phải tay, ba giọt
máu rơi xuống tuyết.

Thấy máu đỏ pha lẫn tuyết trắng thành một màu tuyệt đẹp, bà nghĩ bụng: “Ước gì ta đẻ
được một người con gái, da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như gỗ khung cửa
này”.

Sau đó ít lâu, bà đẻ một cô gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun,
vì vậy bà đặt tên con là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết vừa ra đời thì mẹ chết.

Một năm sau, vua lấy vợ khác. Bà này đẹp lắm nhưng kiêu căng tự phụ, độc ác và không
muốn ai đẹp bằng mình. Bà có một cái gương thần, khi soi, bà hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

– Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Biết gương nói thật, bà rất sung sướng. Nhưng Bạch Tuyết càng lớn càng đẹp. Năm lên
bảy, cô đã đẹp như tiên sa, đẹp hơn cả hoàng hậu.

Một hôm hoàng hậu lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Thì gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Hoàng hậu nghe nói giật mình, ghen tức tái mặt đi. Từ đó mỗi khi thấy Bạch Tuyết,
hoàng hậu lại tức điên lên.

Ngày ngày sự kiêu ngạo và lòng đố kỵ khiến mụ lúc nào cũng bứt rứt. Mụ cho gọi một
người đi săn đến bảo:

– Ngươi hãy đem con bé này vào rừng cho khuất mắt ta. Giết chết nó đi, mang tim gan
nó về đây cho ta.
Người đi săn vâng lệnh, đem cô bé đi. Khi bác lấy dao ra để chọc tiết thì cô bé vô tội van
khóc:

– Bác ơi, bác đừng giết cháu, cháu xin ở lại trong rừng không về lâu đài nữa.

Thấy cô bé xinh đẹp quá, bác thợ săn thương hại bảo:

– Tội nghiệp, thôi cháu đi đi. Bác nghĩ bụng: “Rồi thú dữ cũng đến ăn thịt nó mất”.
Nhưng bác thấy hình như cất được một gánh nặng trong lòng vì không phải giết người.

Vừa lúc đó một con hoẵng nhỏ nhảy tới. Bác giết con hoẵng, lấy tim gan đem về nộp cho
hoàng hậu, nói dối là tim gan Bạch Tuyết.

Người đàn bà độc ác đó sai đầu bếp xào xáo cho mụ ăn. Mụ đinh ninh đó là tim gan Bạch
Tuyết, ăn kỳ hết.

Một mình thui thủi trong rừng sâu. Bạch Tuyết sợ hãi, cô cứ cắm đầu chạy, giẫm phải
gai và đá nhọn, chảy cả máu chân. Thú dữ lượn quanh cô, nhưng không đụng chạm đến cô.
Cô đi mỏi cả chân, chập tối, thấy một cái nhà nhỏ liền vào để nghỉ.

Trong nhà, cái gì cũng bé tí ti, nhưng đẹp và sạch lắm. Trên bàn trải khăn trắng tinh có
bảy cái đĩa con, mỗi đĩa có một cái thìa con, một cốc con. Sát tường kê bảy chiếc giường nhỏ
phủ khăn trắng như tuyết.

Bạch Tuyết đang đói và khát, liền ăn ở mỗi đĩa một tí rau, tí bánh, và uống ở mỗi cốc
một hớp rượu vang, vì cô không muốn ai phải mất phần. Cô mệt quá, muốn đi ngủ, nhưng
không giường nào nằm vừa, cái thì dài quá, cái lại ngắn quá. Cô thử đến cái thứ bảy mới
thấy vừa, liền vào đó ngủ.

Tối mịt, các người chủ căn nhà mới về: đó là bảy chú lùn làm công việc đào mỏ. Họ thắp
bảy ngọn nên lên. Họ cảm thấy có ai đã đến nhà.

Một chú nói: “Ai đã ngồi vào ghế của tôi?” Chú thứ hai nói: “Ai đã ăn ở đĩa của tôi?” Chú
thứ ba nói: “Ai đã ăn ít bánh của tôi?” Chú thứ tư nói: “Ai đã ăn ít rau của tôi?” Chú thứ năm
nói: “Ai đã dùng chiếc dĩa của tôi?” Chú thứ sáu nói: “Ai đã dùng dao của tôi?” Chú thứ bảy
nói: “Ai đã uống vào cốc của tôi?”

Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình. Thấy có chỗ trũng ở đệm, chú bèn nói:

– Ai đã trèo lên giường tôi?

Những chú khác cũng lại giường mình và nói: “Có ai đã nằm vào giường của tôi?”. Chú
thứ bảy nhìn vào giường mình thấy Bạch Tuyết đang ngủ. Chú gọi các chú kia đến. Ai nấy
đều ngạc nhiên.
Họ cầm bảy ngọn đèn soi Bạch Tuyết và reo lên: “Lạy chúa! Cô bé này đẹp quá”. Các chú
mừng lắm, để yên cho cô ngủ.

Sáng hôm sau, Bạch Tuyết dậy, thấy bảy chú lùn, cô hoảng sợ, nhưng họ thân mật hỏi:

– Cô tên là gì?

Cô đáp:

– Em là Bạch Tuyết.

Họ lại hỏi:

– Sao cô lại tới đây?

Cô kể cho họ nghe là dì ghẻ muốn giết cô, người đi săn đã để cho cô sống, cô đã chạy
suốt ngày mãi cho đến khi thấy nhà họ.

Các chú lùn bảo cô:

– Cô có muốn giúp chúng tôi một tay, làm các việc trong nhà này không? Cô sẽ nấu
nướng, làm giường, giặt giũ, khâu vá, thêu thùa, cô quét tước, dọn dẹp. Ở lại đây với chúng
tôi, cô sẽ chẳng thiếu thứ gì.

Từ đó Bạch Tuyết ở với các chú lùn. Cô làm công việc nội trợ.

Sáng sớm, các chú lùn vào mỏ lấy quặng và vàng cho đến chiều tối, Bạch Tuyết làm thức
ăn sẵn để cho họ về ăn. Suốt ngày, cô ở nhà một mình. Các chú lùn dặn cô:

– Cẩn thận đề phòng mụ gì ghẻ đấy! Thế nào rồi mụ cũng biết là cô ở đây. Đừng cho ai
vào nhà đấy!
Về phần hoàng hậu, mụ cứ đinh ninh là đã ăn tim gan Bạch Tuyết, từ nay mình đẹp nhất
đời.

Mụ ta lại hỏi gương:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi khuất non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Mụ giật mình vì biết rằng gương không bao giờ nói sai, người đi săn đã lừa mụ và Bạch
Tuyết còn sống. Mụ lại nghĩ cách hại Bạch Tuyết. Mụ đứng ngồi không yên vì thấy mình
chưa đẹp nhất nước.

Sau mụ tìm ra một kế: mụ bôi mặt và ăn mặc giả làm một bà lão bán hàng xén, không ai
nhận ra được. Mụ cải trang rồi vượt bảy ngọn núi đến nhà bảy chú lùn kia, gõ cửa nói:

– Lão có hàng đẹp bán đây.

Bạch Tuyết nhìn qua cửa sổ nói:

– Chào bà, bà bán gì đấy?

– Toàn là của đẹp, dây buộc, áo lót đủ các màu.

Rồi mụ cho cô xem một chiếc ao lót chẽn bằng xa-tanh ngũ sắc. Bạch Tuyết nghĩ bụng:
“Đây không phải là hoàng hậu, mình cho vào được”. Cô bèn mở cửa cho mụ vào và mua
chiếc áo lót.

Mụ bảo cô:

– Con ơi, con buộc vụng lắm, lại đây, bà buộc cho.

Bạch Tuyết không chút e ngại, để mụ buộc hộ. Mụ buộc thoăn thoắt, thít chặt quá, Bạch
Tuyết không thở được nữa, ngã lăn ra đất, bất tỉnh nhân sự.

Mụ nói:
– Thế là hết đời con đẹp nhất.

Rồi mụ vội vã ra về.

Tối đến bảy chú lùn về nhà, thấy Bạch Tuyết nằm xoài trên mặt đất, không động đậy thì
hoảng sợ lắm. Họ nhấc cô lên, thấy áo lót buộc chặt quá, bèn cắt đôi ra. Cô lại khe khẽ thở,
rồi dần dần sống lại. Sau khi nghe cô kể chuyện vừa xảy ra, các chú lùn bảo cô:

– Bà già bán hàng kia đúng là mụ hoàng hậu độc ác. Từ rày cô phải cẩn thận, chúng tôi
vắng nhà thì chớ có cho ai vào nhé.

Về tới nhà, mụ dì ghẻ vội đến trước gương và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi khuất non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe nói vậy, hoàng hậu cảm thấy máu sôi lên vì căm giận, mụ biết là Bạch Tuyết đã
được cứu sống lại. Mụ nói: “Được rồi, thế nào tao cũng lập mưu trừ được mày”. Rồi mụ phù
phép làm một cái lược có thuốc độc và mặc giả làm một bà lão khác lần trước.

Mụ vượt bảy ngọn núi đi đến nhà bảy chú lùn, gõ cửa và nói:

– Bà có hàng đẹp bán đấy.

Bạch Tuyết ngó qua cửa sổ, nói to:

– Bà đi đi, tôi không được phép cho ai vào đâu.

Mụ già nói:

– Thì ai cấm con xem cơ chứ?

Rồi mụ giơ cho Bạch Tuyết xem cái lược có thuốc độc.

Cô thích cái lược quá, xiêu lòng chạy ra mở cửa. Mụ già nói:
– Để bà chải cho đẹp nhé.

Bạch Tuyết chẳng ngần ngại gì, để cho mụ chải đầu. Lược mới đụng vào tóc, Bạch Tuyết
đã bị độc, ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự.

Con mụ gian ác nói:

– Thế là cô gái đẹp tuyệt vời đã đi đời nhà ma.

Rồi mụ bỏ đi.

May sao bấy giờ đã muộn. Chẳng mấy chốc, bảy chú lùn về. Thấy Bạch Tuyết nằm chết
cứng dưới đất, họ nghi ngay thủ phạm là mụ dì ghẻ. Họ tìm thấy cái lược trên đầu Bạch
Tuyết. Vừa gỡ lược ra thì Bạch Tuyết sống lại ngay, kể lại sự việc cho các chú nghe. Các chú
dặn cô phải cẩn thận. Bất cứ ai đến cũng đừng mở cửa cho vào.

Hoàng hậu về nhà soi gương hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương vẫn trả lời như trước:

Xưa kia bà đẹp nhất trần,

Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.

Nàng ở khuất núi khuất non,

Tại nhà của bảy chú lùn xa xa.

Nghe thấy thế, hoàng hậu tức điên lên, thét lên:

– Con Bạch Tuyết, mày phải chết.

Mụ vào một cái phòng rất kín trong lâu đài, nơi không ai được bước chân tới. Mụ tẩm
thuốc độc vào một quả táo. Quả táo trông rất ngon, nửa đỏ nửa trắng, ai thấy cũng muốn ăn,
nhưng cắn một miếng là chết tươi.

Sau khi đã chuẩn bị quả táo, mụ bôi mặt, ăn mặc giả làm một bà nông dân, vượt bảy
ngọn núi đến nhà bảy chú lùn. Mụ gõ cửa.

Bạch Tuyết thò đầu qua cửa sổ, nói:

– Tôi không được phép cho ai vào đâu. Bảy chú lùn đã cấm rồi.
Mụ nông dân kia bảo:

– Thôi cũng được. Tôi có nhiều táo lắm. Để tôi cho cô một quả.

Bạch Tuyết nói:

– Không, cháu không được phép lấy gì đâu.

Mụ già nói:

– Cô sợ ăn phải thuốc độc ư? Trông đây này, tôi bổ quả táo ra làm đôi, cô ăn nửa đỏ chín
rất đẹp, tôi ăn nửa trắng nhé.

Mụ già bỏ thuốc độc vào quả táo rất khéo, chỉ nửa đỏ có thuốc độc thôi. Bạch Tuyết
thèm ăn quả táo quá, thấy mụ ăn táo mà không sao cả, cô bèn cầm lấy phần mụ đưa. Cô vừa
cắn một miếng thì ngã lăn ra chết. Mụ gườm gườm nhìn cô, cười khanh khách, nói:

– Trắng như tuyết, đỏ như máu, đen như mun, lần này những thằng lùn hết đường cứu
sống mày.

Khi về đến cung hoàng hậu hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

– Tâu hoàng hậu, hoàng hậu đẹp nhất nước ạ.

Lúc đó, lòng mụ mới được thư thái, sự thư thái của kẻ đố kỵ.

Những chú lùn về nhà thấy Bạch Tuyết đã tắt thở nằm dài trên mặt đất. Họ nâng cô dậy,
tìm xem có dấu vết chất độc nào không. Họ nới áo cho cô, chải đầu cho cô, lấy nước và rượu
tắm rửa cho cô, nhưng chẳng ăn thua gì, cô chết thật rồi. Họ đặt cô lên giường. Cả bảy người
ngồi quanh thi hài than khóc ròng rã ba ngày. Họ muốn chôn cô, nhưng thấy sắc mặt cô
tươi, má cô ửng hồng như người sống, thì nói: “Ai nỡ vùi cô xuống đất đen”. Họ đặt xác cô
vào một cỗ quan tài bằng thủy tinh, trông rõ mồn một, và khắc tên cô bằng chữ vàng, đề rõ
cô là một nàng công chúa. Rồi họ đem quan tài lên núi, cắt phiên nhau canh gác. Đến cả loài
vật cũng đến viếng Bạch Tuyết, trước hết là cú, rồi đến quạ, sau cùng là chim bồ câu.

Xác Bạch Tuyết để trong quan tài đã lâu mà sắc mặt vẫn tươi như ngủ, da vẫn trắng như
tuyết, môi vẫn đỏ như máu, tóc đen như gỗ mun.
Một hôm, có hoàng tử đi rừng về muộn, tới nhà các chú lùn xin ngủ nhờ. Hoàng tử trông
thấy trên núi có chiếc quan tài trong có Bạch Tuyết, ngoài đề chữ vàng. Hoàng tử liền bảo
các chú lùn:

– Các chú để cho ta cái quan tài kia, muốn lấy bao nhiêu ta cũng trả.

– Hoàng tử có trả chúng tôi một núi vàng, một biển bạc chúng tôi cũng không bán.

Hoàng tử nói:

– Thế thì các chú biếu ta vậy. Ta sẽ yêu nàng và chăm sóc nàng, coi nàng là người yêu
của ta.

Nghe hoàng tử nói thế, các chú lùn tốt bụng động lòng thương và bằng lòng. Hoàng tử
sai thị vệ khiêng quan tài đi. Người khiêng vấp phải rễ cây, làm nẩy người Bạch Tuyết lên.
Bạch Tuyết nôn miếng táo có thuốc độc ra.

Tức thì nàng sống lại, mở mắt, nâng nắp quan tài lên, ngồi nhỏm dậy, kêu lên:

– Trời ơi, đây là đâu?

Hoàng tử mừng rỡ nói:

– Nàng ở đây với ta.

Rồi hoàng tử kể cho Bạch Tuyết nghe đầu đuôi câu chuyện.

Hoàng tử nói tiếp:

– Ta yêu nàng nhất đời. Nàng hãy về cung điện vua cha với ta, ta sẽ cưới nàng làm vợ.
Bạch Tuyết vui vẻ theo gót hoàng tử về cung. Lễ cưới được cử hành rất long trọng.

Mụ dì ghẻ gian ác của Bạch Tuyết cũng được mời đến dự tiệc. Mụ ăn mặc lộng lẫy, đến
gương soi và hỏi:

Gương kia ngự ở trên tường,

Nước ta ai đẹp được dường như ta?

Gương đáp:

Tâu bà, bà đẹp tuyệt trần,

Nhưng bà hoàng mới muôn phần đẹp hơn.

Mụ dì ghẻ giận run lên. Mới đầu mụ toan không đi ăn cưới, nhưng mụ đứng ngồi không
yên, sốt ruột đi xem mặt cô dâu.

Mụ bước vào và nhận ra ngay Bạch Tuyết, sợ quá đứng thần người ra, không nhúc nhích
được, rồi quả tim độc ác của mụ vỡ tan, mụ lăn ra chết.

(Truyện cổ Grim)

TẠM BIỆT EM!


HẸN GẶP LẠI Ở LỚP 4!
1. Peavey hoặc peavy – phát âm “pi–vi” – một công cụ để làm
với gỗ cây, đầu sắt nhọn như của chiếc xà beng, tay cầm dài
bằng gỗ, ở đầu lại có thêm một vòng sắt để móc và đẩy thân cây
gỗ. Xin coi hình vẽ trong từ điển Webster. (ND chú thích). Hiệp
hội thể thao Các trường đại học trong nước. Cục Quản lý ôtô.
Pierre Auguste Renoir (1841-1919): Họa sĩ nổi tiếng của Pháp,
thuộc trường phái ấn tượng. Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia.
Yonkers: Thành phố ngoại vi thành phố New York về phía Bắc,
ven sông Hudson. Steve McQueen (1930-1980): Diễn viên điện
ảnh Mỹ, đã sáng tạo nên những nhân vật cô đơn lầm lỳ, mạnh
mẽ và nổi tiếng vì những pha nguy hiểm. NYPD: Sở Cảnh sát
New York. Thương hiệu của các bản nhạc nền thường phát tại
nhà hàng, thang máy… và các nơi công cộng khác. The Clash:
Ban nhạc punk rock của Anh, thành lập năm 1976 và giải tán
năm 1985. Là một trong các ban nhạc có ý nghĩa và năng động
nhất trong dòng nhạc rock. Thổ dân Bắc Mỹ, ban đầu định cư ở
thung lũng sông Hudson, ngày nay nhiều người Iroqois sinh
sống tại các khu vực thành thị. Stevie Ray Vaughan: Ca sĩ và
nhạc công guitare nổi tiếng của Mỹ, là siêu sao trước khi tử nạn
trong vụ rơi máy bay năm 1990. Nhân vật chính trong bộ phim
cùng tên của đạo diễn Mỹ Steven Bochco (sinh năm 1943). Một
loại ma túy tạo cảm giác kích thích và giải toả ức chế, công thức
C11H15NO2. Một trong những chương trình truyền hình được
hâm mộ nhất của Nữ hoàng Truyền hình Mỹ Winfrey Oprah,
bắt đầu từ năm 1996. Mỗi năm vài lần, chương trình này tập
trung vào cuốn sách do Winfrey chọn. Cục Điều tra Liên bang
Mỹ. Cục Rượu, Thuốc lá và Súng. Davis Letterman (sinh năm
1947): Ngôi sao truyền hình Mỹ, dẫn chương trình giải trí và
thảo luận giờ khuya từ năm 1982. Martha Stewart (sinh năm
1941): Nữ doanh nhân Mỹ, trả lời những câu hỏi về giải trí, nấu
ăn trong chương trình The Early Show trên truyền hình. Oprah
Winfrey: Sinh năm 1954, ngôi sao truyền hình Mỹ, đã giành
nhiều giải Emmy. Yếu tố thành công chính trong các chương
trình của Oprah là khả năng kết nối tuyệt vời, đầy cảm xúc của
bà với khách mời. Thương hiệu của một loại vải tổng hợp mỏng
và bền. Diễn viên điện ảnh Mỹ. Đội Phản ứng nhanh. Hội đồng
Trọng tài. Liên đoàn Dân chính. Hội Ireland. Ủy ban Kiểm soát
ma túy. Bộ Tư pháp. Cục Điều tra Liên bang. Ủy mị, cổ lỗ sĩ.
Trong truyện cổ tích, nàng tiên mỗi lần lấy đi một cái răng sữa
lại để một món tiền hoặc quà dưới gối cho trẻ em. Cực bắc của
thành phố New York. Công ty âm nhạc đặt trụ sở tại Detroit, rất
nổi tiếng trong các thập kỷ 1960 và 1970, chuyên về các loại
nhạc pop, soul và nhà thờ. Lance Armstrong (sinh năm 1971):
Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng của Mỹ, là người lập kỷ lục
17 lần giành giải quán quân tại cuộc đua Tour de France. Cầu
thủ bóng đá nổi tiếng của Mỹ. Trùm mafia, nhân vật chính trong
tiểu thuyết Bố già của Mario Pulzo và bộ phim nổi tiếng, cùng
tên của đạo diễn Francis Ford Coppola. Diễn viên Marlon
Brando giành giải Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất vì vai này.
Một trong hai thương hiệu máy tính xách tay đầu tiên, nổi tiếng
của Mỹ trong thập niên 1990. Diễn viên Mỹ, đóng vai trung uý
trong phim Viên trung uý tha hóa (năm 1992). Julia Child
(1912-2004): Chuyên gia nấu ăn, là tác giả và đạo diễn truyền
hình Mỹ. Bà dạy nấu các món ăn Pháp qua sách vở và các
chương trình truyền hình. Nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng của
Australia, sinh năm 1967, từng hai lần giành giải Quả cầu vàng
và giải Oscar về diễn xuất. Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Calvin
Klein: Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng của Mỹ, sinh năm 1942
Robert Frost (1874-1963): nhà thơ Mỹ, người đã tôn vinh
phong cảnh đồng quê New England và ngôn ngữ New England.
Frank Borman, một trong bốn phi hành gia trên con tàu vũ trụ
Apollo 8 của Mỹ, phóng ngày 21 tháng Mười hai năm 1968.
Phim của đạo diễn Wiseman, công chiếu năm 1969. Món bánh
của Mexico, nhồi pho mát, thịt… rồi nướng. Bà (tiếng Ý trong
nguyên bản). Loại rượu vang của miền Trung nước Ý. Ông
(tiếng Ý trong nguyên bản). Vâng, phải (tiếng Ý trong nguyên
bản). Vùng bắc Ý, trung tâm văn hoá thời Phục hưng. Frank
Sinatra (1915-1998): Ca sĩ, diễn viên điện ảnh Mỹ gốc Ý, là một
trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong thế hệ ông. Norman
Rockwell (1984-1978): Họa sĩ Mỹ. Khu vực phía tây Manhattan,
New York, nổi tiếng vì nhiều studio và gallery nghệ thuật. Cà
phê sữa sủi bọt, thêm sôcôla bột hoặc quế. Bảo tàng Mỹ thuật
do anh em nhà công nghiệp và hảo tâm Guggenheim thành lập
năm 1939 ở New York. MOMA: Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại ở
New York (Các chú thích của người dịch). Cancún: Khu nghỉ
dưỡng trên bờ biển đông bắc Quintana Roo, Mexico. Tạm dịch:
Nước nhà dù hưng thịnh hay suy vong thì người đàn ông bình
thường cũng phải có trách nhiệm. Nghệ nhân nổi tiếng trong
lĩnh vực bình thư - kể chuyện dài, một hình thức văn nghệ dân
gian của Trung Quốc. Trương Tín Triết (1967) ca sĩ nổi tiếng
người Đài Loan. Trong tiếng Trung, từ “gà” có nghĩa bóng là gái
bán hoa. Bậc tiểu học của Trung Quốc từ lớp 1 đến lớp 6, bậc
THCS từ lớp 7 đến lớp 9. (1) : Cổ Hoặc Tử (tạm dịch: Đứa nhóc
hư) là bộ truyện tranh của Hồng Kông. (2) : Tên một loại nước
ngọt đóng chai sản xuất vào những năm 1980 ở Trung Quốc.
(3) : Tứ đại thiên vương là tên gọi thân mật của những người
hâm mộ dành cho 4 ca sĩ, diễn viên Hồng Kông trẻ nổi tiếng
cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990; gồm Trương Ngọc
Hữu (hát hay nhất), Quách Vũ Thành (nhảy đẹp nhất), Lưu Đức
Hoa (diễn xuất hay nhất), Lê Minh (Phong độ, đẹp trai nhất).
(4) : Tiểu hổ đội gồm ba thành viên Ngô Kì Long, Trần Chí Bằng
và Tô Hữu Bằng, là ban nhạc nổi tiếng của Đài Loan cuối thập kỉ
80, đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX. (5) : Cuộc thi tiếng hát truyền hình
hay thần tượng âm nhạc dành cho nữ sinh do đài truyền hình
Hồ Nam tổ chức từ năm 2004 đến 2006. Chu Hoa Kiện (1960)
là một ca sĩ trong làng nhạc Hoa ngữ Hồng Kông. Một loại
hormone do cơ thể sản xuất ra khi bạn sợ hãi, tức giận hay
thích thú, cái mà làm cho nhịp tim đập nhanh hơn và cơ thể
chuẩn bị cho những phản ứng chống lại sự nguy hiểm. Nữ nhà
văn chuyên sáng tác dòng tiểu thuyết tình cảm của Đài Loan. Là
một loại rượu vang được lên men từ quả nho hoặc nước quả
nho, ngoài ra còn có thể được làm từ một số loại trái cây khác.
Saint Seiya là bộ tranh truyện nổi tiếng của tác giả Masami
Kurumada (Nhật Bản). Còn có tên là Bạch quả là loài cây thân
gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoales. Ban
liên lạc là một bộ phận quan trọng của Hội sinh viên trong các
trường đại học ở Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của ban liên lạc
là liên lạc với các tổ chức, đơn vị bên ngoài để xin tài trợ kinh
phí cho Hội sinh viên và các hoạt động của hội. Trần Tầm phiên
âm tiếng Trung là Chen Xun. Lão xá (1899 - 1966), tên thật là
Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư, là một nhà sáng tác tiểu thuyết và
kịch của Trung Quốc. Đề tài khai thác chủ yếu của ông là viết về
học sinh, trí thức và thị dân ở Bắc Kinh. Trà Quán là một trong
hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Nữ nhà văn chuyên sáng
tác dòng tiểu thuyết tình cảm của Đài Loan. Trung Quốc có tục
lệ sờ khỉ đá đầu năm để tránh mọi bệnh tật, trừ tà. Hay chính là
Tân Tây du kí là một cặp hai phim Hồng Kông của đạo diễn Lưu
Trấn Vĩ phỏng theo bộ tiểu thuyết kinh điển Tây du kí của nhà
văn Ngô Thừa Ân, cả hai bộ phim đều được công chiếu năm
1995 và nhận được phản ứng tích cực từ cả công chúng và giới
phê bình. Vương Phi (1969) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên,
người mẫu của Hồng Kông. Cô là một thần tượng tại khắp
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,
Indonesia, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Châu Huệ Mẫn
(1967) là ca sĩ, diễn viên được yêu mến ở Hồng Kông. Nàng
công chúa có sức mạnh thần kì trong một bộ phim hoạt hình
của Mĩ được công ti Filmation sản xuất năm 1985. Là ca sĩ nhạc
pop Trung Quốc. Cô nhanh chóng nổi tiếng khi giành giải quán
quân trong cuộc thi Super Girls năm 2005. MC nổi tiếng của đài
truyền hình Trung ương Trung Quốc. Vị thuốc Bắc dùng để giải
nhiệt, tiêu độc, phòng bệnh. Trích trong câu thơ “Tằng kinh
thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu Sơn bất thị vân” của nhà
thơ Nguyên Chẩn, ý muốn nói rằng đã yêu một người sâu sắc
thì rất khó có thể quên. Tên Phương Hồi phiên âm tiếng Trung
là Fang Hui, Thẩm Hiểu Đường phiên âm tiếng Trung là Shen
Xiao Tang. Nhân vật võ hiệp truyền thuyết sống ở cuối nhà
Minh, đầu nhà Thanh của Trung Quốc. Rau thì là có âm Hán
Việt là hồi hương. Jeanne d'Arc (1412 – 1431) là một nữ anh
hùng người Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Pháp
và Anh. Ngày 16 tháng 5 năm 1920, Jeanne d'Arc được Giáo
hoàng Biển Đức XV chính thức phong thánh và là thánh quan
thầy Giáo hội nước Pháp. Một loại rượu truyền thống uống
trong dịp Giáng Sinh làm từ rượu vang đỏ pha với nhiều loại
gia vị khác nhau và đun nóng lên. 8\. Fred, Wilma, Barney là
các nhân vật trong series phim hoạt hình lấy bối cảnh thời đồ
đá The Flintstones (từng được chiếu ở Việt Nam với tên Gia
đình Flintstones). 9\. Obi-Wan Kenobi, Darth Vader: Các nhân
vật trong Star Wars. 10\. Ở đây chơi chữ'partially absent' - có
nghĩa là nghỉ nửa buổi, trong trường hợp này còn có thể hiểu là
'nghỉ một nửa người'. 11\. Từ 'pead' - đã để hạt đậu lên đồng
âm với 'peed' - đã tè lên 1\. Nguyên văn: cousins once
removed: từ để chỉ những người họ hàng cách một đời, dịch
từng chữ có thể hiểu là“họ hàng từng bị cắt bỏ”. [Mọi chú thích
đều của người dịch]. 2\. Trong tiếng Anh, “dye” có nghĩa là
“nhuộm”, đồng âm với “die” có nghĩa là “chết”. 3\. Trong
nguyên tác “Below C level” - dưới điểm C, nhưng “C level” đồng
âm với “sea level” có nghĩa là “mực nước biển”. 4\. Troll: sinh
vật trong truyện cổcác nước Scandinavi. 5\. Giant: sinh vật
thường có mặt trong truyện cổ châu Âu. Khác với cyclop là
khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp 6\. Series truyền
hình nhiều tập của Mỹ theo dấu các cảnh sát trong các hoạt
động nghiệp vụ của họ 7\. Heimlich là thủ thuật dùng để cấp
cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích
của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo 1 lực tác động
mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép
vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong
đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Tên thủ thuật được đặt theo
tên của người đã sáng tạo ra nó, Henry Jay Heimlich MD, một
bác sĩ người Mỹ. 1Déjà vu (phiên âm tiếng Anh: /deɪʒɑ vu/
nghe; phiên âm tiếng Pháp [deʒa vy] nghe, 'đã nhìn thấy'; hay
còn gọi là ký ức ảo giác, từ 'para' trong tiếng Hy Lạp là παρα,
kết hợp với từ μνήμη 'mnēmē' là 'memory - trí nhớ, ký ức')
hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy
quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ)
trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước
đó hoặc không nhớ rõ lúc nào. Đây có thể là những trải nghiệm
của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã
sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm
thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ
không lâu), mặc dù không thể biết chắn chắn các trường hợp
linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào. Charles Xavier: Một nhân vật
trong bộ phim X-Men (Dị Nhân), có khả năng đọc suy nghĩ của
người khác. 1. Chỉ lời tuyên thệ thường được đọc trong các
buổi lễ của người Mỹ với nội dung: “Tôi xin thề trung thành với
lá cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và với nền cộng hòa mà lá cờ
đại diện. Một quốc gia dưới Thượng đế, không bị chia cắt, với
tự do và công lý cho mọi người.” (theo Wikipedia) 2. Đơn vị
tiền tệ thời Hy Lạp cổ đại.
Chia sẻ ebook: http://downloadsach.com

Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi

You might also like