You are on page 1of 10

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ

ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH


1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1.1. Giám sát (monitoring) là việc thu thập dữ liệu thường xuyên đo lường tiến
độ đạt được các mục tiêu của chương trình.
1.2. Đánh giá (evaluation) là sự đo lường mức độ các hoạt động nào của chương
trình đã đạt được mục tiêu mong đợi/hoặc thay đổi nào là kết quả của chương
trình can thiệp. Sự khác nhau về kết quả giữa có hay không có chương
trình/can thiệp được gọi là “tác động”. Đo lường sự khác biệt này được gọi
là “đánh giá tác động”.
1.3. Kế hoạch giám sát và đánh giá (monitoring and evaluation plan) là tài
liệu giúp theo dõi và đánh giá kết quả của các can thiệp trong suốt vòng đời
của một chương trình.
1.4. Chỉ số là một biến số đo lường một khía cạnh của một chương trình mà liên
quan trực tiếp tới mục tiêu chương trình đó. Các chỉ số có thể là định tính
hoặc định lượng. Chỉ số định lượng là các con số và được trình bày dưới
dạng số hoặc tỉ lệ phần trăm. Chỉ số định tính là các quan sát mô tả, và có
thể được sử dụng để bổ sung cho số lượng và tỉ lệ phần trăm rút ra từ chỉ số
định lượng. Chỉ số định tính bổ sung cho các chỉ số định lượng bằng cách
làm phong phú thông tin về bối cảnh của chương trình được triển khai.
1.5. Mô hình logic (logic model) là công cụ lập kế hoạch chương trình xác định
đầu vào (input), đầu ra (output), kết quả (outcome) của một chương trình
nhằm giải thích tư duy đằng sau thiết kế chương trình và chỉ ra cách các hoạt
động chương trình cụ thể dẫn đến kết quả mong muốn. Đầu vào bao gồm các
nguồn lực, đóng góp và đầu tư vào một chương trình; đầu ra là các hoạt
động, dịch vụ, sự kiện và sản phẩm tiếp cận đối tượng chính của chương
trình; và kết quả là những kết quả hoặc thay đổi liên quan đến sự can thiệp
của chương trình.

2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ


Giám sát và đánh giá giúp:
- Đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động chương trình dựa trên bằng chứng khách
quan.
- Đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả và hiệu suất nhất.

- Đánh giá một cách khách chương trình nào đang có hay đã có kết quả mong đợi,

vùng nào có hiệu quả và vùng nào cần điều chỉnh.

3. MÔ HÌNH LOGIC

3.1. KHÁI NIỆM

Mô hình logic là một công cụ trực quan hữu ích có thể giúp phác thảo các

hoạt động và kết quả dự kiến của một chương trình. Mô hình logic làm rõ

các mục tiêu của chương trình, đồng thời giúp các bên liên quan thấy được

đầu vào của chương trình sẽ dẫn đến mục tiêu chiến lược tổng thể như thế

nào. Mô hình logic cũng cung cấp một nền tảng để thảo luận về các yếu tố

bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình và giúp

hướng dẫn việc tạo các chỉ số giám sát.

Mô hình logic cũng là công cụ lập kế hoạch chương trình xác định đầu vào,

đầu ra, kết quả. Xác định đầu vào, đầu ra và kết quả trong mô hình logic

giúp trả lời các câu hỏi như:

- Những nguồn lực nào cần thiết để thực hiện thành công chương trình?
- Người quản lý chương trình sẽ làm gì để đảm bảo rằng chương trình có

tác động đến vấn đề đã xác định?

- Ai là đối tượng chính mà chương trình đang cố gắng hướng tới?

- Mục tiêu cuối cùng của chương trình là gì?

Phát triển mô hình logic giúp:

• Tạo ra sự hiểu biết rõ ràng và được chia sẻ về cách chương trình hoạt động.

• Hỗ trợ lập kế hoạch và cải tiến chương trình.

• Làm nền tảng cho việc giám sát và đánh giá.

3.2. CÁC BƯỚC TẠO RA MÔ HÌNH LOGIC

Bước 1: Nhận diện vấn đề

Vấn đề cần được xác định rõ ràng để tất cả các bên liên quan trong chương

trình đều có cùng một định nghĩa về vấn đề. Điều này đảm bảo rằng mọi

người đều đồng ý các mục tiêu của chương trình trước khi bắt đầu bất kỳ các

hoạt động nào. Mô hình logic bao gồm hai thành phần: mô tả vấn đề và vấn

đề ảnh hưởng đến ai nhất.

Mô tả vấn đề Kẹt xe giờ cao điểm

Vấn đề ảnh hưởng đến ai


Người đi làm
nhất

Bước 2: Xác định các đầu vào chính của chương trình
Đầu vào chính của chương trình (Key Program Input) là các nguồn lực. Đầu

vào (nguồn lực) bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài chính, nguồn tổ chức

hoặc nguồn cộng đồng có sẵn cho việc thực hiện các hoạt động của chương

trình. Việc xác định các nguồn lực cần thiết để đảm bảo một chương trình

thành công. Có các nguồn lực chính trong chương trình bao gồm: nguồn nhân

lực, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực hiện có. Bảng nguồn lực cho chương

trình bao gồm hai yếu tố: một cột liệt kê những nguồn lực cần thiết

(necessities list), một cột liệt kê các nguồn lực mong muốn (wish list), nhưng

không thực sự cần thiết.

Danh mục các nguồn lực mong


Danh mục nguồn lực cần thiết
muốn

Nguồn nhân lực

1. Hai nhân viên quản lý chương

trình 1. Một nhân viên hỗ trợ

2. Các tình nguyện viên

Nguồn lực cơ sở vật chất

1. Hệ thống mạng kết nối Internet 1. Website

2. Máy tính 2. Máy ghi hình

Nguồn lực hiện có

1. Các tuyến đường 1. Thiết bị định vị bản đồ GPS


Bước 3: Xác định các đầu ra chính của chương trình

Đầu ra chính của chương trình (Key Program Output) là sản phẩm trực tiếp

của các hành động hoặc hoạt động được thực hiện bởi đối tượng tham gia

(audience) chương trình. Các hoạt động (activity) bao gồm các quy trình,

công cụ, sự kiện và hành động được sử dụng để mang lại những thay đổi

hoặc kết quả dự kiến của chương trình.

Một trong những cách xác định đầu ra là tạo một danh sách các hoạt động

(activity) hoặc hành động (action) sẽ được thực hiện để đạt được các mục

tiêu của chương trình.

Các hành động Đối tượng tham gia chương trình

Cảnh sát giao thông, Ủy ban an toàn


Hội thảo về việc tránh tai nạn khi
giao thông, người điều khiển
tham gia giao thông
phương tiện tham gia giao thông

Phát tờ rơi chủ đề ý thức an toàn Người điều khiển phương tiện tham

giao thông gia giao thông

Liên hệ với Hiệp hội vận tải hành


Hội viên của Hiệp hội vận tải hành
khách để lên kế hoạch tập huấn an
khách
toàn giao thông

Bước 4: Xác định kết quả của chương trình


Kết quả (outcome) là các thay đổi kỳ vọng bắt nguồn từ các kết quả của các

hành động hoặc hoạt động của chương trình. Kết quả có thể được phân chia

thành:

- Kết quả ngắn hạn (short-term outcome): những thay đổi về kiến thức, kỹ

năng và/hoặc thái độ (Thí dụ: nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện an

toàn khi tham gia giao thông).

- Trung hạn (medium-term outcome): thay đổi hành vi hoặc hành động

(Thí dụ: thay đổi hành vi không quan sát khi rẽ trái).

- Dài hạn (long-term outcome): những thay đổi về điều kiện hoặc tình trạng

trong cuộc sống (Thí dụ: giảm thiểu đến mức tối đa tỷ lệ tử vong khi rẽ qua

đường).

Bước 5: Tạo ra mô hình logic

Sau khi tất cả các đầu vào, đầu ra và kết quả đã được xác định, chúng có thể

được tập hợp lại với nhau để tạo thành một mô hình logic.

Đầu vào/ Hoạt Đầu ra Kết quả

Nguồn lực động (output/audience) (outcome)

(input/resource) (activity)

Các nguồn lực Nếu các Kết quả trực tiếp Các thay đổi kỳ

nào để vận nguồn của các hoạt vọng nào bắt

hành chương lực được động được thực nguồn từ kết quả

trình? tiếp cận hiện bởi đối đã được thực


thì các tượng tham dự hiện? (ngắn hạn,

nguồn chương trình là trung hạn và dài

lực nào gì? hạn)

được sử

dụng để

hoàn

thành các

hoạt

động của

chương

trình?

Thí Nhân viên, Tập Cảnh sát giao - Ngắn hạn: nâng

dụ công nghệ, tình huấn, thông, Ủy ban an cao kỹ năng điều

nguyện viên, phát tờ toàn giao thông, khiển phương

công cụ rơi, tuyển người điều khiển tiện an toàn khi

dụng tình phương tiện tham gia giao

nguyện tham gia giao thông.

viên thông - Trung hạn: thay

đổi hành vi

không quan sát

khi rẽ trái.
- Dài hạn: giảm

thiểu đến mức tối

đa tỷ lệ tử vong

khi rẽ qua

đường.

Bước 6:

4. CÁC THÀNH PHẦN CỦA KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ


4.1. Giới thiệu chương trình

Giới thiệu về kế hoạch giám sát và đánh giá nên bao gồm:
• Thông báo về mục đích của chương trình, các hoạt động giám sát
và đánh giá cụ thể cần thực hiện và tại sao chúng lại quan trọng.
• Xây dựng câu truyện nói lên động cơ bên trong và bên ngoài của các bên liên
quan, phạm vi quan tâm, sự cam kết và sự tham gia của họ.

4.2. Chỉ báo

4.3. Vai trò và trách nhiệm

4.4. Báo cáo

4.5. Kế hoạch phổ biến

5. CÁC THÀNH PHẦN CỦA KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ


5.1. Giới thiệu
Giới thiệu về kế hoạch giám sát và đánh giá nên bao gồm:
• Thông báo về mục đích của chương trình, các hoạt động giám sát
và đánh giá cụ thể cần thực hiện và tại sao chúng lại quan trọng.
• Xây dựng câu truyện nói lên động cơ bên trong và bên ngoài của các bên liên
quan, phạm vi quan tâm, sự cam kết và sự tham gia của họ.

5.2. Mô tả chương trình và khung cấu trúc


• Đặt vấn đề: Xác định vấn đề cụ thể cần phải giải quyết. Phần trình bày ngắn
gọn này sẽ cung cấp thông tin về thực trạng cần thay đổi, thực trạng này ảnh
hưởng tới ai, nguyên nhân của vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề và tác động
của nó đối với xã hội.
• Mục đích và mục tiêu chương trình:
➢ Mục đích của chương trình: Là trình bày tổng quát về những kết quả
mong muốn dài hạn của chương trình.
➢ Mục tiêu chương trình: Là trình bày một cách rõ ràng những kết quả
mong đợi cụ thể mà có thể đo lường được của chương trình. Các mục
tiêu của chương trình cần phải đảm bảo các tiêu chí SMART.
Cụ thể (specific): Kết quả mong đợi có rõ ràng, cụ thể không?
Đo lường được (measurable): mục tiêu đạt được có thể định
lượng và đo lường được không?
Tính phù hợp (appropriate): mục tiêu có liên quan hợp lý với
mục đích của chương trình không?
Tính thực tế (realistic): mục tiêu có thể đạt được một cách thực
tế với nguồn lực sẵn có không?
Đúng thời gian (timely): trong khoảng thời gian nào mục tiêu
sẽ đạt được?
• Mô tả các can thiệp cụ thể được thực hiện, khoảng thời gian, phạm vi triển
khai và đối tượng hưởng lợi.
• Danh sách các nguồn lực cần thiết bao gồm tài chính, con người, mọi thứ
liên quan đến cơ sở hạ tầng (như văn phòng, vật tư, trang thiết bị).
• Khung khái niệm hay khung nghiên cứu là một biểu đồ mô tả về các yếu
tố được cho là ảnh hưởng đến vấn đề quan tâm và làm thế nào những yếu tố
này liên quan với nhau.
• Khung logic hay khung kết quả để kết nối mục đích và mục tiêu với các
can thiệp.

6. Mô tả chi tiết về các chỉ số của kế hoạch

7. Kế hoạch thu thập số liệu.


8. Kế hoạch giám sát.
9. Kế hoạch đánh giá.
10. Kế hoạch sử dụng thông tin thu được.
11. Cơ chế cập nhật kế hoạch.

You might also like