You are on page 1of 11

Lý thuyết tuần 1 quản lý dự án hệ thống thông tin

1. Khái niệm dự án:


- Một dự án là một nỗ lực trong một khoảng thời gian nhất định nào đó để tạo ra sản
phẩm, dịch vụ, một kết quả duy nhất.
- Các dự án hệ thống thông tin (dự án sử dụng CNTT lớn hoặc nhỏ bao gồm 1 người
hoặc nghìn người, có thể được thực hiện trong một ngày hoặc mất nhiều năm để
hoàn thành
- Các dự án CNTT (hệ thống thông tin) là các dự án có thể sử dụng tới phần cứng
phần mềm và mạng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả nào đó
Ví dụ:
- Một team học sinh sinh viên tạo ra phần mềm di động và bán online
- Một công ty phát triển ô tô không người lái
- Một team hoặc trường đại học nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng

Khái niệm quản lí dự án:


- Quản lí dự án là việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng, công cụ và các kỹ thuật vào trong
các hoạt động của dự án để đáp ứng các yêu cầu của dự án.
- Ai là người thực hiện: Các quản trị dự án (Project Manager).
- Người quản trị không chỉ đáp ứng được các nhu cầu về phạm vi, thời gian, chi phí và các
mục tiêu chất lượng của dự án mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu, nhu cầu và các kì
vọng của những người tham gia trong dự án hoặc những người bị ảnh hưởng bởi dự án

Các vùng tri thức trong một dự án:


- Quản lí tích hợp: Các phương pháp lựa chọn dự án, các phương pháp luận quản lý dự án,
các kế hoạch quản lí dự án, phần mềm quản lí dự án, các điều lệ của dự án, …
- Quản lí phạm vi: Các phát biểu về phạm vi (mô tả) về dự án, các cấu trúc phân giã công
việc, các phân tích yêu cầu, kiểm soát thay đổi phạm vi dự án.
- Quản lí thời gian, lịch trình thực hiện dự án
- Quản lí chi phí dự án
- Quản lí chất lượng dự án
- Quản lí nguồn nhân lực, quản lí giao tiếp, truyền thông: Các buổi họp khởi động dự án,
giải quyết xung đột giữa các thành viên
- Quản lí giao tiếp giữa khách hàng với các thành viên trong nhóm
- Quản lí rủi ro
- Quản lí mua sắm
- Quản lí các bên liên quan trong dự án

Vai trò của dự án trong các công ty khác nhau


- Quản trị dự án trong một công ty tư vấn:
+ Lập kế hoạch, lịch trình thực hiện và điều khiển các hoạt động để hoàn thành các mục
tiêu đã được xác định bằng cách áp dụng các kĩ thuật, kiến thức và các kĩ năng quản lí để
làm thoả mãn các yêu cầu của dự án. Điều phối và tích hợp các cố gắng của các cá nhân
và của cả nhóm. Xây dựng các mối quan hệ tích cực chuyên nghiệp với khách hàng và
các đối tác
- Quản lí dự án trong một công ty dịch vụ tài chính:
+ Quản lí, thiết lập độ ưu tiên, phát triển và triển khai các giải pháp CNTT để đáp ứng
được các yêu cầu nhu cầu kinh doanh. Chuẩn bị và thực thi các kế hoạch dự án bằng cách
sử dụng phân mềm quản lí dự án theo một phương pháp luận chuẩn. Thiết lập các nhóm
người dùng cuối để kiểm tra, sử dụng các chức năng, định nghĩa và triển khai các dự án
đúng hạn và trong phạm vi ngân sách cho phép
- Quản lí dự án trong các công ty tư vấn phi lợi nhuận: Chịu trách nhiệm phân tích nghiệp
vụ, thu thập các yêu cầu, lập kế hoạch dự án, ước lượng ngân sách thực hiện, phát triển,
kiểm thử và triển khai. Chịu trách nhiệm làm việc với các nhà cung cấp nguồn lực khác
nhau để đảm bảo việc phát triển được hoàn thành đúng hạn đạt chất lượng cao và có chi
phí hợp lí và hiệu quả.

Các kĩ năng của quản lí dự án


- Có kiến thức về quản lí dự án
- Có kiến thức về các tiêu chuẩn quy định về lĩnh vực áp dụng
- Có kiến thức về môi trường thực hiện dự án
- Có kĩ năng và kiến thức quản lí chung
- Có kĩ năng giao tiếp

Các quy trình quản lí dự án:


- Các quy trình khởi tạo bao gồm định nghĩa, phân quyền trong dự án hoặc các giai đoạn
của dự án. Các quy trình khởi tạo được xảy ra tại mỗi giai đoạn của dự án
- Các quy trình lập kế hoạch bao gồm việc thiết lập một danh sách các công việc (lược đồ
công việc) để đảm bảo rằng dự án giải quyết được các yêu cầu của tổ chức. Các kế hoạch
có thể bao gồm một vài kế hoạch như: quản lí phạm vi, lịch trình, chi phí, mua sắm.
- Các quy trình thực hiện bao gồm việc điều phối con người và các nguồn lực khác để thực
hiện các kế hoạch khác nhau và tạo ra các sản phẩm, các dịch vụ, các kết quả trong từng
giai đoạn hay cả dự án
- Quy trình điều khiển và giám sát bao gồm tiến trình giám sát và đo thông thường để đảm
bảo rằng nhóm dự án đáp ứng được yêu cầu của dự án. Quản trị dự án và các thành viên
giám sát và đo tiến trình dựa trên các kế hoạch đã được lập và có thể thực hiện các hành
động điều chỉnh nếu cần thiết
- Quy trình đóng dự án (kết thúc dự án) bao gồm việc chấp nhận dự án và các giai đoạn
của dự án một cách chính thức và kết thúc nó một cách hiệu quả. Các hoạt động trong
giai đoạn này bao gồm: lưu trữ các file trong dự án, nghiệm thu hợp đồng, tài liệu hoá các
bài học, rút ra bài học kinh nghiệm, …

Các kiểu dự án hệ thống thông tin:


- Các dự án phát triển phần mềm: Xây dựng các phần mềm ứng dụng
- Các dự án triển khai các gói phần mềm: Cài đặt phần mềm,…
- Các dự án nâng cấp, tăng cường hệ thống
- Các dự án tư vẫn và phân tích nghiệp vụ
- Các dự án chuyển đổi hệ thống
- Các dự án cơ sở hạ tầng thông tin
- Các dự án thuê ngoài (thuê trong nội bộ)
- Các dự án phục hồi thảm hoạ
- Các dự án hệ thống thông tin nhỏ hơn

Vấn đề chính cần quản lý trong dự án:


- Con người
- Sản phẩm dịch vụ
- Quy trình
- Dự án (Các vấn đề khác của dự án)

Các vai trò trong một dự án:


1. Nhân sự (Con người)
- Giám đốc dự án (Senior managers): là người đưa ra và chịu trách nhiệm về ý tưởng kinh
doanh
- Quản trị dự án (Project managers): chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thúc đẩy, tổ chức, điều
khiển các thành viên trong dự án thực hiện các công việc
- Trưởng nhóm (Team leader)
- Thành viên (Member)

2. Sản phẩm, dịch vụ


- Phạm vi của sản phẩm, dịch vụ: Nhóm dự án cần khoanh vùng được phạm vi của sản
phẩm và dịch vụ mà dự án thực hiện bao gồm việc định lượng được các chức năng và dữ
liệu của sản phẩm và dịch vụ
- Phân rã bài toán (vấn đề): các bài toán lớn cần được phân rã thành các bài toán nhỏ hơn
3. Quy trình (mô hình)
- Quản trị dự án và các thành viên, phải chọn một quy trình, triển khai phù hợp với dự án
- Một số quy trình (mô hình) triển khai:
+ Mô hình thác đổ
+ Mô hình mẫu
+ Mô hình tăng dần
+ Mô hình xoắn ốc …
4. Dự án
- Nhóm dự án phải hiểu cái gì đang làm sai hoặc đi sai hướng để có thể phòng tránh và
phải hiểu làm thế nào cho đúng
5. Theo REEL [REE99] có một số dấu hiệu cho thấy dự án đang làm sai và có thể dẫn đến:
- Nhóm dự án không hiểu yêu cầu hoặc hiểu một cách sơ sài về những yêu cầu của khách
hàng.
- Phạm vi sản phẩm định nghĩa sơ sài
- Các thay đổi cũng được quản lí một cách sơ sài
- Thời hạn không khả thi (phi thực tế)
6. Lập kế hoạch dự án
- Đây là hoạt động trước bất cứ các hoạt động nào của dự án
- Nó bao gồm công việc đánh giá để xác định:
+ Kinh phí thực hiện dự án, hết bao nhiêu nguồn lực, bao nhiêu thời gian, có những rủi ro
gì khi thực hiện dự án, …
+ Người thực hiện: quản trị dự án
+ Tại sao cần lập kế hoạch dự án?
+ Việc lập kế hoạch dự án được bắt đầu từ việc khoanh vùng, xác định phạm vi của sản
phẩm dịch vụ của dự án
+ Kết quả của việc lập kế hoạch dự án là một tài liệu mô tả chi tiết các công việc thực
hiện, chi phí thực hiện, công thực hiện, thời gian thực hiện,…
7. Mục tiêu của lập kế hoạch dự án:
- Cung cấp một khung làm việc cho phép người quản lí có thể thực hiện các đánh giá hợp lí
về các nguồn lực, chi phí và lịch trình thực hiện
- Các hoạt động trong lập kế hoạch dự án:
+ Phạm vi dự án
+ Các nguồn lực:
 Các nguồn lực từ nhân sự
 Các nguồn lực từ môi trường thực hiện
+ Đánh giá chi phí và công của dự án
+ Lập lịch và theo dõi dự án
+ Đảm bảo chất lượng dự án
+ Quản lý cấu hình dự án
8. Phạm vi của sản phẩm dịch vụ

9. Các nguồn lực


- Nguồn nhận lực: Nhóm dự án cần xác định số người cần thực hiện dự án, phân chia vai
trò cho các thành viên trong dự án
- Các nguồn lực có thể tái sử dụng:
+ Các phần mềm thứ hãng thứ 3 hoặc các phần mềm, sản phẩm dịch vụ đã được phát
triển trước đây trong nội bộ tổ chức
+ Các tài liệu đặc tả
+ Các nguồn lực về môi trường thực hiện: Môi trường hỗ trợ dự án phát triển sản phẩm
dịch vụ: sự cộng tác kết hợp giữa phần cứng và phần mềm
10. Đánh giá chi phí phần mềm:
- Đánh giá trực tiếp: dựa vào số dòng code tốc độ thực thi và kích thước bộ nhớ
- Đánh giá gián tiếp: dựa trên độ phức tạp của chức năng, sự hiệu quả, độ tin cậy,…
Quy trình phát triển phần mềm

1. Quy trình phát triển phần mềm là gì


- Là một phương pháp phát triển hay sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ
- Các thành phần
+ Các thủ tục
+ Các hướng dẫn công việc
+ Các biểu mẫu: Các mẫu tài liệu, báo cáo, biên bản,…
+ Danh sách kiểm tra (Checklists)
+ Các công cụ hỗ trợ
- Các công việc chính
+ Đặc tả yêu cầu
+ Phát triển phần mềm: phân tích, lập trình
+ Kiểm thử phần mềm: kiểm tra và thử nghiệm hệ thống
+ Thay đổi/ hiệu chỉnh phần mềm

2. Các mô hình phát triển phần mềm


- Mô hình một phiên bản: khi kết thúc mô hình chỉ 1 phiên bản phần mềm dịch vụ được tạo
ra
+ Mô hình thác nước
+ Mô hình chữ V
- Mô hình nhiều phiên bản: khi thực hiện theo các mô hình này nhiều phiên bản của sản
phẩm dịch vụ được tạo ra
+ Mô hình mẫu
+ Mô hình tiến hoá
+ Mô hình lặp và tăng dần
+ Mô hình phát triển ứng dụng nhanh
+ Mô hình xoắn

3. Mô hình thác nước


- Mô hình thác nước là mô hình lâu đời được sử dụng rộng rãi. Mô hình này bào gồm một
trình tự có hệ thống các giai đoạn xử lí nối tiếp nhau trong việc phát triển triển khai sản
phẩm dịch vụ. Chi tiết các giai đoạn bao gồm
+ Giai đoạn 1: Khảo sát yêu cầu người sử dụng, trong giai đoạn này nhóm dự án làm việc
trực tiếp với khách hàng nhằm xác định chi tiết các yêu cầu đối với sản phẩm dịch vụ,
dựa trên phạm vi sản phẩm dịch vụ đã được khoanh vùng, xây dựng tài liệu yêu cầu
người sử dụng (URD – User Requirements Documents) tài liệu này thường là căn cứ để
nghiệm thu sản phẩm
+ Giai đoạn 2: Phân tích thiết kế: dựa trên tài liệu đã xây dựng từ giai đoạn 1, nhóm dự án
tiến thành thiết kế chi tiết các chức năng, cơ sở dữ liệu của hệ thống. Xây dựng 2 tài liệu:
tài liệu thiết kế chức năng/ đặc tả chức năng và tải liệu cơ sở dữ liệu
+ Giai đoạn 3: Lập trình xây dựng hệ thống: Dựa trên các tài liệu thiết kế nhóm dự án
tiến thành lập trình xây dựng các chức năng của hệ thống
+ Giai đoạn 4: Kiểm thử hệ thống: Nhóm dự án tiến thành kiểm tra thử nghiệm sản phẩm
dịch vụ đã xây dựng. Tiến hành hiệu chỉnh sản phẩm dịch vụ dựa trên các kết quả kiểm
thử
+ Giai đoạn 5: Cài đặt triển khai hệ thống: sản phẩm sau khi được hiệu chỉnh sẽ được
triển khai cài đặt phía khách hàng để chạy chính thức, đưa các sản phẩm vào chạy chính
thức.
+ Giai đoạn 6: Bảo hành bảo trì sản phẩm: Nhóm dự án hỗ trợ người sử dụng trong quá
trình sử dụng sản phẩm dịch vụ, có thể tiến hành sửa lỗi nếu có
- Ưu điểm mô hình thác nước: Mô hình thác nước được sử dụng rộng rãi, có một trình tự
rõ ràng, dễ hiểu. Kết quả của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau
- Nhược điểm: mô hình này đòi hỏi các yêu cầu được xác định rõ ngay từ đầu. Người sử
dụng không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm từ giai đoạn phân tích
thiết kế tới giai đoạn kiểm thử. Mô hình này chỉ nên áp dụng với các đội dự án chuyên
nghiệp, các yêu cầu của khách hàng được xác định ngay từ đầu và ít thay đổi

4. Mô hình mẫu
- Được bắt đầu bằng việc thu thập yêu cầu với khách hàng sau đó thực hiện thiết kế nhanh,
tập trung truyền tải các khía cạnh của chức năng thông qua các mẫu (prototype), điều này
giúp khách hàng có thể sớm hình dung ra các chức năng của hệ thống và giúp hoàn chỉnh
các yêu cầu đối với chức năng để đưa ra các yêu cầu chính xác hơn và giúp hoàn chỉnh
các yêu cầu đối với sản phẩm. Sau đó mới áp dụng quy trình thác nước vào các giai đoạn
sau
- Ưu điểm:
+ Giúp người sử dụng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống
+ Cải thiện sự liên lạc với nhóm dự án và khách hàng
- Nhược điểm:
+ Vì là thiết kế nhanh nên có thể các mẫu không truyền tải được hết các chức năng, đặc
điểm của phần mềm
+ Thiếu sự phân tích đánh giá cẩn thận về các khía cạnh của phần mềm, hệ thống

5. Mô hình tăng trưởng


- Trong mô hình này, nhóm dự án sẽ xây dựng từng phần (phân hệ - module) của toàn bộ
hệ thống phần mềm. Quá trình xây dựng đó áp dụng quy trình thác nước. Mỗi phân hệ
sau khi xây dựng xong sẽ được đưa vào sử dụng ngay
- Ưu điểm:
+ Rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng
+ Tăng chất lượng phần mềm
- Nhược điểm
+ Mô hình này không áp dụng được cho tất cả các dự án vì không phải dự án nào cũng có
thể phân chia thành các phần tăng trưởng nhỏ hơn để có thể phát triển và bàn giao tuần
tự.
+ Nếu phân chia hệ thống không tốt sẽ dẫn tới việc xung đột giữa các thành phần
+ Mô hình này thường áp dụng cho các dự án với đội ngũ phát triển quen thuộc với lĩnh
vực nghiệp vụ dự án, có nhiều kinh nghiệm và các hệ thống được phát triển trong một
thời gian dài, khách hàng cần triển khai sớm một số các thành phần

Lập lịch và theo dõi dự án


- Nhóm dự án lựa chọn một mô hình thực hiện, triển khai thích hợp với dự án
- Liệt kê các công việc mà dự án cần phải thực hiện, phù hợp với mô hình đã lựa chọn
- Với mỗi công việc, cần đánh giá xác định số lượng người để thực hiện và thời hạn để
thực hiện
- Gán trách nhiệm cho mỗi công việc
- Người thực hiện, quản trị dự án phải làm công việc này
- Tại sao việc lập lịch lại quan trọng
+ Vì trong một dự án có nhiều công việc cần phải được thực hiện, có những công việc có
thể thực hiện độc lập song song với nhau hoặc có những công việc phụ thuộc lẫn nhau và
phải thực hiện nối tiếp nhau. Sẽ rất khó hiểu và quản lí được công việc trong một dự án
nếu không có một lịch trình cụ thể.
- Sản phẩm của quá trình này là một lịch trình thực hiện của dự án và các thông tin liên
quan

Các nguyên tắc lập lịch trình dự án


Lập lịch dự án là một hoạt động phân phối các nguồn lực theo các giai đoạn của quy trình
triển khai đã chọn bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:
- Khoanh vùng: Dự án cần được phân chia thành các công việc, chức năng và hoạt động để
có thể quản lý được. Việc phân chia dựa trên việc phân tách sản phẩm và quy trình đã
chọn
- Xác định tính phụ thuộc: Nhóm dự án phải xác định sự phụ thuộc lẫn nhau của các công
việc, hoạt động. Có những công việc có thể thực hiện song song, độc lập. Có những công
việc phải thực hiện nối tiếp nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một số công việc không thể
được thực hiện khi có một công việc nào đó chưa hoàn thành.
- Phân phối thời gian: Các công việc đưa vào lịch trình cần phải xác định ngày bắt đầu và
ngày hoàn thành công việc
- Đảm bảo tính hợp lệ của nguồn nhân lực: Các nhân sự được sử dụng trong dự án phải
hợp lệ và không phân công thêm những nhân sự nằm ngoài dự án
- Phân công trách nhiệm công việc cho các thành viên trong dự án
- Xác định kết quả: Mỗi công việc đều phải có kết quả có thể là sản phẩm, tài liệu, một
phần của sản phẩm,…
- Xác định các mốc kiểm soát: tại các mốc kiểm soát, nhóm dự án sẽ kiểm tra, đánh giá,
thống nhất các kết quả đã đạt được của dự án tới thời điểm đó.
Quản lý rủi ro
- Rủi ro là gì: là một vẫn đề tiềm tàng khi xảy ra gây mất mát cho dự án
- Quản lý và phân tịch rủi ro là một chuỗi các bước giúp nhóm dự án hiểu và quản lí được
rủi ro
- Người thực hiện: quản trị dự án, thành viên dự án và khách hàng
- Tại sao việc quản lí phân tích rủi ro lại quan trọng vì xây dựng các sản phẩm dịch vụ
phần mềm là một công việc khó, nhiều thứ có thể làm sai. Do đó cần hiểu được các rủi ro
và tự đưa ra các biện pháp chủ động để tránh hoặc quản lí được chúng. Kết quả của quá
trình là một tập các rủi ro đã được xác định, một kế hoạch quản lý giám sát các rủi ro
- Các rủi ro đối với phần mềm: Rủi ro phần mềm có 2 đặc điểm
+ Tính không chắc chắn: Rủi ro có thể xảy ra hoặc không xảy ra
+ Tính mất mát: Nếu rủi ro trở thành hiện thực sẽ gây ra các hậu quả không mong muốn
hoặc mất mát sẽ xảy ra đối với dự án
- Phân loại rủi ro: có 2 cách phân loại rủi ro
+ Cách phân loại thứ 1: Rủi ro chia làm 3 loại
 Các rủi ro dự án: Đe doạ tới kế hoạch của dự án. Ví dụ rủi ro dự án: rủi ro về ngân
sách, lịch trình, nguồn lực, khách hàng và các yêu cầu của khách hàng, kích cỡ và độ
phức tạp của dự án, …
 Các rủi ro kĩ thuật: Đe doạ tới chất lượng và tính đúng hạn của sản phẩm mà dự án
làm ra. Ví dụ: Rủi ro về thiết kế, triển khai, lập trình, giao diện, kiểm thử, …
 Các rủi ro kinh doanh: Đe doạ tới khả năng sử dụng, bán được sản phẩm dịch vụ
+ Cách phân loại thứ 2: Rủi ro được chia làm 2 loại
 Rủi ro có thể đoán trước được
 Rủi ro không thể biết trước: thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, …
- Nhận biết, xác định rủi ro của dự án
+ Nhận biết rủi ro là một cố gắng có hệ thống để xác định các mối đe doạ đối với kế
hoạch của dự án và đối với dự án. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục đối
với các rủi ro đó.
+ Ví dụ:
Mã hiệu rủi ro Mô tả rủi ro Mực độ ảnh Biện pháp Biện pháp
hưởng tới dự án khắc phục phòng ngừa
01 Đội dự án chưa Cao Quản lý giám Đào tạo các
có kinh nghiệm sát và hướng kỹ năng trước
dẫn chi tiết khi bắt đầu
theo từng giai thực hiện
đoạn
Quản lý cấu hình phần mềm
- Quản lý cấu hình là gì: Là một tập các hoạt động được thiết kế để thay đổi
+ Người thực hiện: Thành viên dự án
+ Tại sao quản lý cấu hình lại quan trọng: Khi xây dựng một sản phẩm, dịch vụ hoặc
phầm mềm máy tính, nhiều thay đổi sẽ xảy ra. Do đó nhóm dự án cần phải quản lý các
thay đổi một cách hiệu quả
+ Sản phẩm, kết quả của giai đoạn là một bảng quản lý cấu hình của dự án
- Đơn vị cấu hình (Configuration Items – CI): Là các thông tin được tạo ra trong quá trình
thực hiện dự án. Ví dụ:
+ Sản phẩm, dịch vụ, chương tình máy tính
+ Các tài liệu kế hoạch dự án, URD, SRS, tài liệu thiết kế
+ Dữ liệu
- Các CI được phân loại, tổ chức thành các nhóm và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu với
một tên duy nhất
Baselines:
- Một baseline là một khái niệm quản lý cấu hình giúp nhóm dự án quản lý được các thay
đổi mà không làm cản trợ các thay đổi hợp lý, chính đáng
- Theo IEEE định nghĩa một baseline là
+ Một tài liệu đặc tả hoặc một sản phẩm, dịch vụ đã được xem xét đánh giá và thống nhất
một cách chính thức và được sử dụng cho các giai đoạn tiếp theo của dự án
+ Các tài liệu, các bản đặc tả chỉ được thay đổi thông qua 1 thủ tục hoặc 1 quy trình đã
được thống nhất trong dự án

Quy trình quản lý cấu hình:


- Quản lý cấu hình là một thành phần quan trọng trong đảm bảo chất lượng phần mềm. Nó
chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý các thay đổi. Có 5 công việc chính trong quy
trình quản lý cấu hình:
+ Nhận biết, xác định các CI: là các đối tượng cần quản lý thay đổi
+ Quản lý các phiên bản: Quản lý các phiên bản khác nhau của các CI được tạo ra trong
quá trình thực hiện dự án
+ Quản lý thay đổi: Quản lý các yêu cầu thay đổi cũng như quy trình, thủ tục quản lý thay
đổi trong dự án. Mỗi dự án cần có một quy trình quản lý thay đổi được thống nhất trong
dự án
+ Kiểm soát cấu hình: Bao gồm các hoạt động review kĩ thuật và những hoạt động kiểm
soát cấu hình khác
+ Báo cáo cấu hình: Các hoạt động lập báo cáo tình trạng quản lý cấu hình trong dự án

Quản lý thay đổi: trong quản lý thay đổi có 2 khái niệm:


- CCA (Change control authority) là một người hoặc một nhóm người có quyền quyết định
việc thay đổi có được thực hiện thay không
- ECO (Engineering change order)-yêu cầu thay đổi: các ECO được tạo ra khi các yêu cầu
thay đổi được phê duyệt, chấp nhận
Hệ thống quản lý cấu hình:
- Xác định các CI
- Xác định các baselines
- Xây dựng hệ thống thư mục cho dự án
- Phân quyền người dùng trên các thư mục
- Kiểm soát các hoạt động kiểm soát:
+ Baseline CI và dự án
+ Thực hiện check in / check out
+ Kiểm soát các thay đổi
+ Báo cáo cấu hình
+ Thực hiện việc sao chép backup

You might also like