You are on page 1of 4

Chương 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

BÀI 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CỦA CROM


I - Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Vị trí: + thuộc ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB
- Cấu hình electron nguyên tử
+ Z = 24: 1s22s22p63s23p63d54s1 hoặc viết gọn Ar3d54s1
Nhận xét: + hạt nhân có 24 proton, xung quanh hạt nhân có 24 electron.
+ thuộc loại nguyên tố d → nguyên tố kim loại chuyển tiếp.
+ có cấu hình electron bất thường
+ có 24 e được phân lớp vào 4 lớp (lớp K chứa 2 e, lớp L chứa 8 e, lớp M chứa 13 e và lớp N chứa
1e)
+ Cr nhường 2 e → Cr2+ : 1s22s22p63s23p63d4 hoặc viết gọn Ar3d4
Cr nhường 3 e → Cr3+ : 1s22s22p63s23p63d3 hoặc viết gọn Ar3d3
+ Số oxi hóa: Trong hợp chất, Cr có số oxi hóa từ +1 đến +6 (phổ biến +2, +3, +6)
II – Tính chất vật lí
- Chất rắn, có màu trắng ánh bạc, kim loại nặng (D = 7,2 g/cm3 > 5)
- Nóng chảy ở 18900C  Khó nóng chảy
- rất cứng (rạch được thủy tinh, cứng nhất trong số các kim loại, chỉ thua kim cương (mũi khoan, dao rạch
thủy tinh, bột mài)
- Kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối giống nhóm IA, Ba, Feα
III – Tính chất hóa học
- Crom là kim loại có tính khử trung bình, mạnh hơn sắt nhưng yếu hơn Zn
𝐶𝑟 Cr 2+ Cr 3+
Cr → Cr2+ + 2e
Cr → Cr3+ + 3e
(Tương tự Fe)
- Crom không bị oxi hóa trực tiếp lên số oxi hóa +6
1. Tác dụng với phi kim → tạo oxit hoặc muối
- Ở nhiệt độ thường, chỉ tác dụng với flo tạo CrF4 hoặc CrF5
Cr + 2F2 → CrF4
- Ở nhiệt độ cao, crom tác dụng được với O2, Cl2, S….
4Cr + 3O2 ⎯⎯→ 2Cr2O3
0
t

2Cr + 3Cl2 ⎯⎯→ 2CrCl3


0
t

2Cr + 3S ⎯⎯→ Cr2S3 khác Fe (Fe → FeS)


0
t

2. Tác dụng với nước.


+ Crom bền với không khí và nước do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. (giống Al)
 Ứng dụng
+ mạ Cr lên bề mặt sắt để bảo vệ sắt và dùng Cr để chế thép không gỉ.
3. Tác dụng với axit
a. Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
- Vì có màng oxit bảo vệ, Cr không tan ngay trong dung dịch loãng và nguội của axit HCl và H2SO4.
- Khi đun nóng màng oxit tan ra, Cr tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối Cr(II) khi không
có không khí.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
Cr + H2SO4 loãng → CrSO4 + H2
*Khi có không khí: 2CrSO4 + ½ O2 + H2SO4 → Cr2(SO4)3 + H2O
b. Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng
Cr + (H+ + NO3-, SO42-) ⎯⎯→ Cr3+ + sản phẩm khí + H2O
0
t

(HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng → NO, NO2


H2SO4 đặc nóng) → SO2
2Cr + 6H2SO4 ⎯⎯→ 2Cr2(SO4)3 + 3SO2↑+3H2O
0
t

Cr + 4HNO3 loãng→ Cr(NO3)3 + NO ↑ + 2H2O


* Cr không tác dụng với axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc, nguội do Cr bị thụ động hóa (giống Al, Fe)
Kết luận: + Cr có tính khử trung bình, mạnh hơn Fe nhưng yếu hơn Zn.
+ bền với nước và không khí do có màng oxit bảo vệ giống nhôm
+ bị thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội giống sắt, nhôm.
+ khác với nhôm thì Cr không tan trong dung dịch kiềm
. ỨNG DỤNG
- Sản xuất thép đặc biệt
- Dùng để mạ, bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và tạo vẻ đẹp cho đồ vật.
. SẢN XUẤT
- Trong tự nhiên, Cr không có ở dạng đơn chất chỉ có dạng hợp chất
- chiếm 0,03%khối lượng vỏ trái đất đứng thứ 21 trong vỏ trái đất
- Hợp chất phổ biến: Quặng cromit (FeO.Cr2O3) có lẫn Al2O3, SiO2 tách được Cr2O3.
- Dùng phương pháp nhiệt nhôm: thu được Cr (97%-99%)
Cr2O3 + 2Al ⎯⎯ → 2Cr + Al2O3
0
t

IV - HỢP CHẤT CỦA CROM


1. Hợp chất crom (II): (bổ sung thêm)
a. crom (II) oxit CrO: Màu đen
- CrO là một oxit bazơ.
CrO + 2HCl ⎯⎯ → CrCl 2 + H 2O
CrO + H 2SO 4 ⎯⎯ → CrSO 4 + H 2O
- CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3.
b. Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2
- Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng.
- Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3
+2 +3
4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O ⎯⎯ → 4Cr(OH)3
- Cr(OH)2 là một bazơ: tác dụng với dung dịch axit tạo muối crom (II)
Cr(OH)2 + 2HCl ⎯⎯ → CrCl2 + 2H2O
c. Muối crom (II)
Muối crom (II) có tính khử mạnh.
2CrCl2 + Cl2 ⎯⎯ → 2CrCl3
+2 +3
4CrCl2 + O2 + 4HCl → 4CrCl3 + 2H2O
2. Hợp chất crom (III)
a. Crom (III) oxit Cr2O3 (M = 152)
- Cr2O3 là chất rắn, màu lục thẩm, không tan trong nước
- Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc. tương tự Al2O3
Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O
Cr2O3 + 2NaOH đặc → 2NaCrO2 + H2O
Natricromit
(tượng tự: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O)
 Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh và dùng làm bột mài để đánh bóng kim loại.
b. Crom (III) hiđroxit Cr(OH)3 (M = 103)
- là chất rắn, màu lục xám, không tan trong nước
- là hiđroxit lưỡng tính: tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. tương tự Al(OH)3
Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O
Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O
+ Bị phân huỷ bởi nhiệt tạo oxit tương ứng: tương tự Al(OH)3, Fe(OH)3
2Cr(OH)3 ⎯⎯ t0
→ Cr2O3 + 3H2O
c. Muối crom (III)
- Muối crom (III) vừa có tính khử (trong môi trường kiềm) vừa có tính oxi hóa (trong môi trường axit).
+ Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa bị Zn khử thành muối crom (II)
2CrCl3 + Zn ⎯⎯
→ 2CrCl 2 + ZnCl 2
Cr2 (SO 4 )3 + Zn ⎯⎯
→ 2CrSO 4 + ZnSO 4
Pt ion thu gọn: 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+
+ Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử và bị chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom
(VI).
+ 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 +6NaBr + 4H2O
Hay 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- +6Br - + 4H2O
+ 2CrBr3 + 3Br2 + 16KOH → 2K 2CrO4 + 12KBr + 8H 2O
3+ −
Phương trình ion: 2Cr + 3Br2 + 16OH ⎯⎯ → 2CrO42− + 6Br − + 8H2O
- Phèn crom-kali K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O có màu xanh tím, được dùng để thuộc da, làm chất cầm màu trong
ngành nhuộm vải.
3. Hợp chất crom (VI)
a. Crom (VI) oxit CrO3 (M = 100)
- là chất rắn, màu đỏ thẫm
- CrO3 là oxit axit, khi tác dụng với nước tạo thành hỗn hợp axit cromic H2CrO4 và axit đicromic H2Cr2O7.
Hai axit này không thể tách ra ở dạng tự do, chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng bị
phân hủy thành CrO3.
CrO3 + H2O → H2CrO4 axit cromic
2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 axit đicromic
- CrO3 là chất oxi hóa mạnh. Một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, NH3, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp
xúc với CrO3, CrO3 bị khử thành Cr2O3.
2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O
4CrO3 + 3S → 3SO2 + 2Cr2O3
10CrO3 + 6P → 3P2O5 + 5Cr2O3
4CrO3 + 3C → 3CO2 + 2Cr2O3
C2H5OH + 4CrO3 → 2CO2 + 3H2O + 2Cr2O3
b. Muối cromat và đicromat: là những hợp chất bền
Muối cromat CrO42- Muối đicromat Cr2O72-
Ví dụ Natricromat (Na2CrO4) Natriđicromat (Na2Cr2O7)
Kalicromat (K2CrO4) Kaliđicromat (K2Cr2O7)
Màu sắc màu vàng (màu Ion cromat CrO4 ) 2-
màu da cam (màu Ion đicromat Cr2O72-)
Tính chất hóa học Có tính oxi hóa mạnh (trong môi trường axit bị khử về muối Cr(III)
K 2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H 2SO4 → Cr2 (SO4 )3 + 3Fe 2 (SO4 )3 + K 2SO4 + 7H 2O
K 2 Cr2 O7 + 6KI + 7H 2SO4 → Cr2 (SO4 )3 + 4K 2SO4 + 3I 2 + 7H 2O
K 2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 3CrCl3 + 3Cl2 + 7H 2O
K 2 Cr2 O7 + 3H 2S + 4H 2SO4 → Cr2 (SO4 )3 + K 2SO4 + 7H 2O + 3S
⎯⎯
→ Cr2O72− + H2O
- Trong dung dịch tồn tại cân bằng: 2CrO24− + 2H+ ⎯

Màu vàng màu da cam
+ Trong môi trường axit, cromat (màu vàng) chuyển hóa thành đicromat (màu da cam).
2K2CrO4 + H2SO4 ⎯⎯ → K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
+ Trong môi trường kiềm đicromat (màu da cam) chuyển hóa thành cromat (màu vàng).
K2Cr2O7 + 2KOH ⎯⎯ → 2K2CrO4 + H2O
- Kiến thức bổ sung:
+ (NH4)2Cr2O7 bị nhiệt phân theo phản ứng:
(NH4 )2 Cr 2O7 ⎯⎯t0
→ N2 + Cr2O3 + 4H2O
+ Phèn Crom: Cr2(SO4)3.K2SO4.24H2O
+ Cr2(SO4)3 + 6KOH → 2Cr(OH)3 + 3K2SO4
2Cr(OH)3 + 3Br2 + 10KOH → 2K2CrO4 + 6KBr + 8 H2O.
2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 + K2SO4
K2Cr2O7 + H2SO4 đặc → 2CrO3 + K2SO4 + H2O
VD: Thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 đến môi trường axit; sau đó
lại thêm tiếp từng giọt dung dịch NaOH loãng cho ñến môi trường kiềm. Nêu hiện tuợng vào giải thích
bằng các phương trình phản ứng?
Giải:
- Dung dịch K2CrO4 có màu vàng đậm ,có phản ứng trung hòa với quỳ, khi cho thêm axit chuyển sang màu
vàng da cam do phản ứng 2K2CrO4 + H2SO4 → K2Cr2O7 +K2SO4 + H2O
- Khi cho tiếp NaOH dến môi truờng kiềm màu của dung dịch lại chuyển từ màu vàng da cam sang vàng
đậm ,do phản ứng: K2Cr2O7 + 2NaOH → K2CrO4 +Na2CrO4 + H2O
Tóm lại:
Hợp chất crom (III) Hợp chất crom (VI)
Màu sắc Cr2O3 lục Cr(OH)3 Muối crom (III) CrO3 đỏ thẫm Muối Crom (VI)
thẫm lục xám Vàng CrO42-
Da cam Cr2O72-
Tính chất hóa học Là oxit Là hidroxit - có tính khử trong môi - là oxit axit - có tính oxi hóa
lưỡng lưỡng tính trường kiềm - có tính oxi mạnh
tính - có tính oxi hóa trong hóa mạnh
môi trường axit

You might also like