You are on page 1of 76

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành Cho Cán Bộ Hướng Dẫn)
-----
Họ và tên SV: PHÙNG VĂN TUẤN Mã số SV: 17020025
PHẠM HỮU NGHĨA Mã số SV: 17020074
Lớp: 20DT01
Ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử
Tên đề tài: THIẾT KẾ THANG MÁY 4 TẦNG SỬ DỤNG PLC S7-1200
Người hướng dẫn (tên đầy đủ): Th.S HỒ THANH TUẤN
1. Nội dung của đồ án
a. Nhận xét về hình thức cuốn báo cáo :
Số trang 53 Số chương 5
Số bảng số liệu 02 Số hình ảnh 32
Số tài liệu tham khảo 04 Sản phẩm 01

b. Nhận xét về nội dung (kiến thức, phương pháp mà sinh viên đã tìm hiểu, nghiên cứu
nhận xét ưu điểm và hạn chế)

............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
2. Ý nghĩa của đồ án
................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
3. Nhận xét đồ án (nhận xét về kiến thức, phương pháp mà sinh viên đã tìm hiểu, nghiên cứu, về
việc xây dựng ứng dụng demo, về thái độ, ưu điểm, hạn chế của từng sinh viên tham gia).
a. Ưu điểm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
b. Hạn chế:
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
4. Đề xuất, đánh giá
Đủ tiêu chuẩn bảo vệ Chưa đủ tiêu chuẩn bảo vệ
5. Đánh giá chung:
Điểm tối đa Điểm
NỘI DUNG
10

1. Hướng nghiên cứu (cách tiếp cận đề tài, quá trình thực hiện và 1.5
phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát)
2. Nội dung trình bày từ hướng nghiên cứu (đặt vấn đề, giải quyết vấn 1.0
đề)
3. Sự phù hợp của phương pháp (giá trị khoa học, thực tiển của kết quả 3.0
nghiên cứu)
4. Phạm vi phân tích (tính mới, tính sáng tạo, độc đáo của đề tài) 2.0

5. Kết quả đạt được và kiến nghị (kết quả nghiên cứu, tóm tắt, kiến nghị 1.0
của đề tài)
6. Hình thức (định dạng, cấu trúc, nội dung, mục lục và tài liệu tham 1.5
khảo)

CB HƯỚNG DẪN
III
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(Dành cho Cán Bộ Phản Biện)
-----
Họ và tên SV: PHÙNG VĂN TUẤN Mã số SV: 17020025
PHẠM HỮU NGHĨA Mã số SV: 17020074
Lớp: 20DT01
Ngành: Kỹ thuật Điện – Điện tử
Tên đề tài: THIẾT KẾ THANG MÁY 4 TẦNG SỬ DỤNG PLC S7-1200
Người phản biện (tên đầy đủ):
1. Nội dung của đồ án
c. Nhận xét về hình thức cuốn báo cáo :
Số trang __________ Số chương __________
Số bảng số liệu __________ Số hình vẽ __________
Số tài liệu tham khảo __________ Sản phẩm __________

d. Nhận xét về nội dung (kiến thức, phương pháp mà sinh viên đã tìm hiểu, nghiên cứu
nhận xét ưu điểm và hạn chế)

............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
2. Ý nghĩa của đồ án
................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
3. Nhận xét đồ án (nhận xét về kiến thức, phương pháp mà sinh viên đã tìm hiểu, nghiên
cứu, về việc xây dựng ứng dụng demo, về thái độ, ưu điểm, hạn chế của từng sinh viên

IV
tham gia).
a. Ưu điểm:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
b. Hạn chế:
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
4. Đề xuất, đánh giá
Đủ tiêu chuẩn bảo vệ Chưa đủ tiêu chuẩn bảo vệ

5. Câu hỏi (phản biện đặt 02 câu hỏi):


............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Đánh giá chung:
Điểm tối đa Điểm
NỘI DUNG
10

1. Hướng nghiên cứu (cách tiếp cận đề tài, quá trình thực hiện và 1.5
phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát)
2. Nội dung trình bày từ hướng nghiên cứu (đặt vấn đề, giải quyết vấn 1.0
đề)
3. Sự phù hợp của phương pháp (giá trị khoa học, thực tiển của kết 3.0
quả nghiên cứu)
4. Phạm vi phân tích (tính mới, tính sáng tạo, độc đáo của đề tài) 2.0

5. Kết quả đạt được và kiến nghị (kết quả nghiên cứu, tóm tắt, kiến 1.0
nghị của đề tài)
6. Hình thức (định dạng, cấu trúc, nội dung, mục lục và tài liệu tham 1.5
khảo)

CB PHẢN BIỆN

VI
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Bình Dương.
- Thầy cô khoa Điện – Điện tử.
Lời đầu tiên, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu
Trường Đại học Bình Dương cùng với quý Thầy/Cô trong khoa Điện-Điện tử đã truyền
đạt cho em những kiến thức vô cùng bổ ích, tận tình chỉ dạy, giúp đỡ em trong quá
trình học tập rèn luyện và hoàn thiện đồ án. Đó là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất,
là hành trang quý giá để em hoàn thành đồ và tự tin bước tiếp vào con đường sắp tới.
Em xin gửi lời cảm ơn thầy Th.s Nguyễn Than Tuấn đã tạo điều kiện và cho phép
em được thực hiện đồ án tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh
Tuấn đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo
luận nguyên cứu về đề tài. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, đồ án này của em
đã hoàn thành một cách tốt nhất.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên chia sẻ về mặt vật chất cũng
như tinh thần tạo động lực để em thực hiện đồ tài này.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, do còn hạn chế về kiến thức cũng như kỹ
năng thực tế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót. Em kính mong thầy cô và bạn bè có
những ý kiến đóng góp quý báu để kiến thức trong lĩnh vực được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Điện – Điện tử thật dồi dào sức
khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh tốt đẹp của mình và truyền đạt kiến thực
cho thế hệ mai sau.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện

VII
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

TÊN ĐỀ TÀI: Thang máy 4 tầng sử dụng plc S7 1200


Cán bộ hướng dẫn (CBHD): Hồ Thanh Tuấn

Thời gian thực hiện: Từ ngày………………..đến ngày……………

Sinh viên thực hiện:


Phùng Văn Tuấn – MSSV: 17020025
Phạm Hữu Nghĩa – MSSV: 17020074

Nội dung đề tài: (Mô tả chi tiết lý do, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa, đối tượng, phương pháp thực
hiện, kết quả mong đợi của đề tài)
- Hiện nay, công nghệ đang dần phát triển Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì không
ít các nhà cao tầng đã mọc lên và dĩ nhiên ta không thể dùng đôi bàn chân để leo lên
rồi lại leo xuống hàng ngày trong những toà nhà đó. Để giải quyết vấn đề này, người ta
đã nghĩ đến thang máy. Sử dụng thang máy vừa tiết kiệm thời gian vừa tốn ít công sức
đồng thời tạo nên vẻ mỹ quan kiến trúc và sự hiện đại hoá của các toà nhà. Nên việc
tìm hiểu và phát triển thang máy là một vấn đề cần thiết. - Thang máy là công cụ dùng
để chuyên chở người, hàng hoá từ độ cao này đến độ cao khác theo chu kỳ. Bên ngoài
và bên trong thang máy đều có các nút điều khiển và hướng dẫn sử dụng. - Hiện nay
có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường thang máy ở nước ta nên việc cạnh tranh
diễn ra hết sức gay gắt. Do đó, theo em việc tìm hiểu để phát triển và đổi mới kiểu
dáng cũng như chất lượng của thang máy là một vấn đề hết sức cần thiết của các công
ty đó. Mà vấn đề cần quan tâm đầu tiên khi cải tạo và nâng cấp một hệ thống thang
máy là thay thế hệ thống điều khiển cũ sử dụng relay bằng một thiết bị điều khiển có
thể lập trình được (chẳng hạn như là PLC) nhằm làm cho mạch điều khiển của hệ
thống trở nên gọn, nhẹ, hoạt động chính xác, đáng tin cậy và quan trọng nhất là dễ
dàng thay đổi cấu hình hệ thống khi có yêu cầu. PLC là một thiết bị điều khiển công
nghiệp đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Chính vì những lẽ đó mà em chọn
đề tài: “ Thiết Kế Thang Máy 4 Tầng
- Mục tiên của bọn em là sẽ hoàn thành việc nghiên cứu plc s7 1200, nâng cao kiến
thức, nghiên cứu nghuyên lý hoạt động thang máy :
- Đèn hiển thị số
- Giới thiệu, tìm hiểu về các lệnh timer, công tắc hành trình
- Nút điều khiển ở các tầng
- Báo cháy, có chuông thông báo sự cố, dừng khẩn cấp
- Khi đóng cửa gặp vật cản sẽ tự mở cửa thông qua cảm biến
- Phạm vi đề tài THANG MÁY 4 TẦNG là một đề tài đã được nghiên cứu và phát triển từ
lâu, cực kì phổ biến hiện nay trong các chung cư, nhà máy xí nghiệp đều có thiện cả về
VIII
chất lượng và thẩm mỹ, thang máy hiện nay ứng rất phổ biến:
- Hệ thống điều khiển: plc S7 1200, máy tính, các nút ấn,
Kế hoạch thực hiện:

Ngày / Tuần Nội dung công việc thực hiện


Tuần 1-2 - Nhận đề tài, viết đề cương
- Phân tích đề tài
- Tính toán chọn thiết bị
Tuần 3-4 - Sau khi chọn thiết bị lên kế hoạch đi mua
motor, nút ấn, đèn báo, thanh sắt, biến tần,
công tắc hành trình, cảm biến,….
- Lập trình plc, mô phỏng
- Gặp thầy hướng dẫn xin ý kiến, mượn plc
Tuần 5-6 - Mua các thiết bị còn thiếu khác
- Thiết kế sơ đồ nguyên lý hoạt động
- Hoàn thiện phần điều khiển, khắc phục sự
cố
Tuần 7-8 - Bố trí bản vẽ các thiết bị, vẽ phần cứng tính
toán kích thước trên aotucad
- Lắp ráp hoàn thiện phần cứng, khắc phục sự
cố
- Test mô hình và khác phục lỗi
Tuần 9-10 - Test mô hình và khác phục lỗi
- Lắp ráp dần đưa mô hình hoàn thiện
- Viết báo cáo
Tuần 11-12 - Hoàn thiện mô hình
- Hoàn thiện báo cáo, chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình thực hiện có khó khăn gặp thầy hướng dẫn hàng tuần

Bình Dương, ngày….tháng …..năm…..


TRƯỞNG KHOA CB HƯỚNG DẪN
(Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC

IX
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP................I
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP........................III
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. VI
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT...........................................................................................VII
MỤC LỤC..................................................................................................................IX
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................XII
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................XIII
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................XIV
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................XV
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................XVI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................XVII
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY............................................................1
1.1. Khái niệm chung về thang máy.........................................................................1
1.2. Lịch sử phát triển...............................................................................................1
1.2.1. Lịch sử phát triển thang máy thế giới.............................................................1
1.2.2. Lịch sử phát triển thang máy trong nước........................................................2
1.2.3. Thang máy trong tương lai.............................................................................2
1.3. Cấu trúc và trang thiết bị thang máy................................................................3
1.3.1. Cấu trúc tổng thể............................................................................................3
1.3.2. Trang thiết bị trong buồng máy......................................................................4
1.3.3. Thiết bị lắp đặt trong giếng thang máy...........................................................5
1.3.4. Các thiết bị khác............................................................................................7
1.3.5. Thiết bị cảm biến thang máy..........................................................................8
1.4. Phân loại thang máy.........................................................................................10
1.4.1. Theo công dụng (TCVN 5744 – 1993)........................................................10
1.4.2. Phân loại theo vị trí đặt bộ tời kèo...............................................................11
1.4.3. Phân loại theo thông số cơ bản.....................................................................11
1.4.4. Phân loại theo hệ thống vận hành.................................................................12
1.4.5. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin.......................................................12
1.5. Trạng thái hoạt động của thang máy..............................................................13
1.5.1. Thang máy hoạt động bình thường..............................................................13
1.5.2. Thang máy sự cố..........................................................................................13
1.6. Yêu cầu kỹ thuật...............................................................................................13
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................14
2.1. Tổng quan về PLC............................................................................................14
2.1.1. Giới thiệu chung...........................................................................................14
2.1.2. Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình...........................................................14
2.1.3. Một số loại PLC hiện nay.............................................................................14
2.2. Giới thiệu PLC S7 1200....................................................................................16
2.2.1. Tìm hiểu về PLC S7 1200 CPU 1212C........................................................19
2.2.2. Chức năng....................................................................................................20
Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH.................................................21
3.1. Giới thiệu về các thiết bị sử dụng....................................................................21
3.1.1. Bộ điều khiển...............................................................................................21
3.1.2. Động cơ kéo cabin thang máy......................................................................22
3.1.3. Động cơ kéo cửa cabin.................................................................................23
3.1.4. Bộ nguồn......................................................................................................23
3.1.5. Relay trung gian...........................................................................................25
3.1.6. Công tắc hành trình......................................................................................25
3.1.7. Nút nhấn.......................................................................................................26
3.1.8. Đén báo........................................................................................................27
3.1.9. Load cell và mạch khuếch đại......................................................................27
3.1.10. Đèn báo số.................................................................................................28
3.1.11. Cảm biến từ................................................................................................28
3.2. Thi công mô hình..............................................................................................29
3.2.1. Thi công phần cơ..........................................................................................29
3.2.2. Mô hình thang máy......................................................................................30
Chương 4. SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN, CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN, GIAO
DIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT.......................................................................33
4.1. Sơ đồ thuật toán...............................................................................................33

XI
4.1.1. Đưa thang máy về tầng 1 khi bắt đầu hoạt động..........................................33
4.1.2. Sơ đồ đóng mở cửa......................................................................................34
4.1.3. Gọi tầng khi đang ở tầng 1...........................................................................35
4.1.4. Ưu tiên chọn / gọi tầng.................................................................................36
4.2. Quy định ngõ vào ra kết nối với PLC.............................................................37
4.2.1. Quy định ngõ vào, ra....................................................................................37
4.2.2. Sơ đồ đấu nối PLC.......................................................................................39
4.3. Nguyên lý hoạt động.........................................................................................40
4.4. Chương trình điều khiển hệ thống..................................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................54
5.1. Kết luận.............................................................................................................54
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................54

XII
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Thuật ngữ Tiếng Việt

1 CTHT Công tắc hành trình

2 ĐC Động cơ

3 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

4 ĐB Đèn báo

5 CB Cảm biến

XIII
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Quy định ngõ vào..........................................................................................37
Bảng 4.2 Quy định ngõ ra.............................................................................................38

XIV
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ thuật toán khi bắt đầu.........................................................................33
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ đóng mở cửa cabin.............................................................................34
Sơ đồ 4.3 Sơ đồ chọn gọi tầng......................................................................................35
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ ưu tiên gọi tầng...................................................................................36
Sơ đồ 4.5 Sơ đồ đấu nối PLC.......................................................................................39

XV
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Kết cấu cơ khí thang máy................................................................................3
Hình 1.2 Máy kéo thang máy Fufi..................................................................................4
Hình 1.3 Buồng thang máy (Cabin)................................................................................5
Hình 1.4 Cáp tải thang máy............................................................................................6
Hình 1.5 Ray dẫn hướng.................................................................................................6
Hình 1.6 Đối trọng thang máy........................................................................................7
Hình 1.7 Ngàm trượt và ngàm con lăn............................................................................7
Hình 1.8 Giảm chấn thang máy......................................................................................8
Hình 1.9 Cảm biến cửa thang máy.................................................................................9
Hình 1.10 Cảm biến dừng tầng.......................................................................................9
Hình 1.11 Cảm biến trọng lượng..................................................................................10
Hình 2.1 PLC Hãng Siemens........................................................................................15
Hình 2.2 PLC Schneider...............................................................................................15
Hình 2.3 PLC hãng Mítubishi.......................................................................................16
Hình 2.4 PLC S7 1200 CPU 1212C.............................................................................19
Hình 3.1 PLC S7 1200 CPU 1212C AC/DC/RLY.......................................................21
Hình 3.2 MODULE S7 1200 SM 1223 DC DC............................................................22
Hình 3.3 Động cơ kéo cabin thang máy........................................................................22
Hình 3.4 Động cơ kéo cửa cabin thang máy.................................................................23
Hình 3.5 Nguồn 12VDC 30A.......................................................................................24
Hình 3.6 Nguồn 24VDC 10A.......................................................................................24
Hình 3.7 Relay trung gian 24VDC...............................................................................25
Hình 3.8 Công tắc hành trình........................................................................................26
Hình 3.9 Nút nhấn........................................................................................................26
Hình 3.10 Đèn báo trạng thái........................................................................................27
Hình 3.11 Mạch khuyết đại..........................................................................................27
Hình 3.12 Đèn báo số...................................................................................................28
Hình 3.13 Cảm biến từ.................................................................................................29
Hình 3.14 Hoàn thiện phần khung................................................................................30
Hình 3.15 Cơ cấu nâng/ hạ buồng thang.......................................................................31
Hình 3.16 Cơ cấu đóng/ mở cửa buồng thang máy.......................................................31
Hình 3.17 Đối trọng thang máy....................................................................................32

XVI
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, phương tiện di
chuyển là vấn đề quan tâm hàng đầu. Phương tiện di chuyển là thiết bị, máy móc…
góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, đẩy mạnh nhanh hiệu quả công việc giúp mang
lại nhiều lợi ích.
Chính vì lý do thiết thực ấy, nên nhóm em đã chọn đề tài nghiên cứu về mô hình
thang máy. Nhắc đến thang máy thì không còn xa lạ với chúng ta nữa, nó gắn liền với
cuộc sống của chúng ta. Thang máy trong các khu công nghiệp, trong các ngành xây
dựng và hơn nữa là các nhà cao tâng, gần nhất là Trường Đại Học Bình Dương đã lắp
đặt thang máy thuận tiện cho việc di chuyển của sinh viên và giáo viên,…
Mục tiêu của nhóm em với đề tài thang máy là hiểu rõ hơn về lịch sử, cấu trúc,
nguyên lý hoạt động của thang máy để trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm chuyên
môn kỹ năng…giúp chuẩn bị tốt cho công việc tương lai và đồng thời thiết kế, thi công
thang máy sử dụng PLC trong điều khiển và vận hành.
Nhóm em đã cố gắng hoàn thiện thật tốt Đồ án tốt nghiệp này, đồ án này góp
phần để lại những kỷ niệm đẹp, đậm chất sinh viên ngành Điện – Điện tử nói riêng và
Trường đại học Bình Dương nói chung.

XVII
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) https://cibeslift.com.vn/cam-nang/lich-su-phat-trien-cua-nganh-thang-may-the-gioi
(2) https://mesidas.com/plc-s7-1200/
(3) https://thangmayhoangtrieu.com.vn/kham-pha-he-thong-thang-may-dem-tu-
truong.html
(4) https://tailieu.vn/doc/giao-trinh-plc-499305.html

XVIII
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY


1.1. Khái niệm chung về thang máy
Thang máy là một loại phương tiện vận chuyển người, vật dùng rất phổ biến và
quan trọng trong các khu chung cư, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại… nó
có tần suất lưu thông không hề thua kém bất kì loại phương tiện giao thông nào hiện
nay.
Ngày nay, thang máy và máy nâng được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất
của nền kinh tế quốc dân như trong ngành khai thác hầm mỏ, trong ngành xây dựng,
luyện kim, công nghiệp nhẹ…. Ở những nơi đó thang máy và máy nâng được sử dụng
để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, đưa công nhân tới nơi làm việc có tốc độ cao khác
nhau…. Nó đã thay thế sức lực của con người và mang lại năng suất cao.
Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong các tòa
nhà cao tầng, trong các khách sạn, siêu thị, công sở và trong các bệnh viện…. Hệ thống
thang máy đã giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực…..
Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ
đẹp và tiện nghi của công trình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định đối với các
toà nhà cao trên 6 tầng trở lên phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi
lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy
trang bị cho công trình so với tổng giá thành công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là
hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn… tuy số
tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn hơn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc
để phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trong nhà. Nếu vấn đề này không
được giải quyết thì các dự án xây dựng các tòa nhà cao tầng sẽ không thành hiện thực.
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều
kiện để đưa vào sử dụng mà còn phải đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy
như: điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông
báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tắc an toàn của cửa cabin, khoá
an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất nguồn điện….
1.2. Lịch sử phát triển
1.2.1. Lịch sử phát triển thang máy thế giới
Thang máy đầu tiên xuất hiện trên thế giới được chế tạo dưới triều đại vua Louis
XV, ở Versailles vào năm 1743. Đây là công trình được xây dựng để phục vụ cho riêng
quốc vương...[1] Bởi đây là công trình đầu tiên nên kết cấu vẫn còn khá thô sơ, kỹ
thuật này dựa trên sự đối trọng nên việc sử dụng ít tốn sức lực.
Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Cuối thế kỷ 19, trên thế giới chỉ có một vài hãng thang máy ra đời như: OTIS,
Schindler. Hãng OTIS (Mỹ) đã chế chiếc thang máy hiện đại đầu tiên và đưa vào sử
dụng vào năm 1853. Đến năm 1874, hãng thang máy Schindler (Thụy Sĩ) cũng đã chế
tạo thành công những thang máy khác. Lúc đầu bộ tời kéo chỉ có một cấp tốc độ, cabin
có kết cấu đơn giản, cửa tầng đứng bằng tay, tốc độ di chuyển của cabin thấp.
Đầu thế kỷ 20, có nhiều hãng thang máy khác ra đời như KONE (Phần Lan),
MSUBISI, NIPON, ELEVATOR,…(Nhật Bản), THYSEN (Đức), SABIEM (Ý)… đã
chế tạo các loại thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm dịu hơn.
Cho tới những năm 1975 tốc độ của thang máy trên thế giới đã đạt tới
400m/phút, những thang máy lớn với tải trọng lên tới 25 tấn đã được chế tạo thành
công. Sản phẩm tự động liên quan về thang máy bắt đầu cải tiến, băng chuyền, thang
cuốn lần lượt xuất hiện.
1.2.2. Lịch sử phát triển thang máy trong nước
Trước đây, thang máy đều do Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu cung cấp
cho nước ta. Chúng được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, thiết bị… trong công
nghiệp và chuyên chở người trong các nhà cao tầng, bệnh viện. Tuy nhiên số lượng còn
rất khiêm tốn.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng thang máy tăng mạnh, một số
hãng thang máy đã ra đời nhằm cung cấp, lắp đặt thiết bị thang máy theo hai hướng là:
- Nhập thiết bị toàn bộ của các hãng nước ngoài, thiết bị hoạt động tốt, tin cậy
nhưng giá thành rất cao.
- Trong nước tự chế tạo phần điều khiểu và một số phần cơ khí đơn giản khác.
Bên cạnh đó, một số hãng thang máy nổi tiếng ở các nước như: OTIS (Hoa Kỳ),
NIPPON (Nhật Bản), HUYNDAI (Hàn Quốc), Techno (Italia)... đã giới thiệu và bán
sản phẩm thang máy vào nước ta. Về công nghệ thì các hãng luôn đổi mới còn mẫu mã
thì phổ biến ở hai dạng:
- Hệ thống truyền động dùng động cơ điện với đối trọng thông thường.
- Hệ thống nâng hạ buồng thang bằng thủy lực.
1.2.3. Thang máy trong tương lai
Trong tương lại không xa với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại,
thang máy sẽ phát triển và nâng cấp đạt tầm cao mới.
Thang máy sẽ hướng tới sử dụng đệm từ trường của nam châm thay cho dây cáp
thông thường được một công ty của Đức phát triền. Ông Andreas Schierebeck, giám
đốc điều hành Công ty thang máy Thyssenkrupp cho biết: “Đây là hệ thang máy đầu

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

tiên hoạt động mà không cần cáp, thang máy không chỉ đi lên và đi xuống mà còn có
thể di chuyển sang trái hoặc phải… và có nhiều cabin hơn”[2].
1.3. Cấu trúc và trang thiết bị thang máy
1.3.1. Cấu trúc tổng thể
Các loại thang máy hiện đại có cấu trúc phức tạp nhằm nâng cao tính tin cậy, an
toàn, tiện lợi trong vận hành. Thang máy gồm một số bộ phận chức năng như sau:
- Cơ cấu dẫn động.
- Cabin cùng hệ thống treo cabin
- Cơ cấu đóng, mở cabin và hệ thống phanh an toàn khi thang máy gặp sự cố.
- Giảm cấn đặt ở đáy giếng.
- Ray dẫn hướng và đối trọng.
- Tủ điện và hệ thống điều khiển.
- Hệ thống các thiết bị an toàn và nhiều thiết bị khác.
Tất cả các bộ phận trên được bố trí phù hợp nhằm mục đích hoàn thiện và nâng
cao độ an toàn tuyệt đối của thang trong quá trình vận hành.
Bố trí các thiết bị của một thang máy được biểu diễn trên hình 1.1

Hình 1.1 Kết cấu cơ khí thang máy

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

1.3.2. Trang thiết bị trong buồng máy


1.3.2.1. Cơ cấu nâng, hạ
Cơ cấu nâng hạ buồng thang gồm có các bộ phận sau:
- Motor kéo (thường là động cơ không đồng bộ ba pha).
- Bánh kéo (traction sheave) hay pulley quấn cáp.
- Thiết bị biến đổi tốc độ (hộp số máy kéo).
- Phanh hãm điện từ, bánh răng sự cố.
Thường lắp đặt ở phòng máy trên nóc giếng thang, là khâu dẫn động hộp giảm tốc
theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo cabin lên xuống.
Motor kéo được liên kết với cabin và đối trọng bằng các sợi cáp nâng thông qua hệ
thống puli ma sát của motor và các puli trên hệ thống treo của cabin và đối trọng. Khi
motor kéo hoạt động, puli ma sát quay và truyền chuyển động đến cáp nâng làm cabin
và đối trọng chuyển động lên hoặc xuống dọc theo giếng thang.

Hình 1.2 Máy kéo thang máy Fufi


1.3.2.2. Tủ điều khiển
Tủ điện thang máy là một trong những bộ phận quan trọng cho quá trình hoạt động
của thang máy, nếu bộ phận máy kéo được ví như trái tim thì tủ điện là “ bộ não” điều
khiển toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy. Tủ chứa các thiết bị đóng ngắt, điều
khiển và giám sát hoạt động của thang gồm mạch điều khiển chính (PLC hoặc VDK),
biến tần, cầu chì các loại, công tắc tơ và các loại rơle trung gian....
Tủ điện có tác dụng điều khiển và phối hợp cùng các thiết bị khác để cho thang
máy hoạt động an toàn và theo đúng mong muốn của nhân viên kỹ thuật.
Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

1.3.3. Thiết bị lắp đặt trong giếng thang máy


1.3.3.1. Buồng thang (Cabin)
Buồng thang là phần không gian được giới hạn bởi 4 vách. Đây cũng là nơi cho
người đứng hoặc đặt hàng hóa vào khi cần di chuyển lên xuống. Buồng thang di
chuyển 8 trong giếng thang máy dọc theo các thanh dẫn hướng. Bên trong buồng thang
được lắp đặt các nút điều khiển chọn tầng có đèn, đèn chiếu sáng, loa báo trạng thái,
nút báo sự cố…Ngoài ra, buồng thang có lắp đặt phanh bảo hiểm, động cơ truyền động
đóng - mở cửa buồng thang.

Hình 1.3 Buồng thang máy (Cabin)


1.3.3.2. Cáp tải
Có cấu tạo bằng sợi thép cacbon tốt có giới hạn bền 1400 – 1800 N/mm2. Trong
thang máy thường dùng từ 3 đến 6 sợi cáp bện lại với nhau. Cáp nâng thường được lựa
chọn theo điều kiện sau: Smax*n ≤ Sd
Trong đó:
- SMax : Lực căng cáp lớn nhất trong quá trình làm việc của thang máy.
- Sd : Tải trọng phá hỏng cáp do nhà chế tạo xác định và cho trong bảng cáp tiêu
chuẩn tuỳ thuộc vào loại cáp, đường kính cáp và giới hạn bền của vật liệu sợi
thép bện cáp.
- n : Hệ số an toàn bền của cáp, lấy không nhỏ hơn giá trị quy định trong tiêu
chuẩn, tuỳ thuộc vào tốc độ, loại thang máy và loại cơ cấu nâng.

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 1.4 Cáp tải thang máy.


1.3.3.3. Ray dẫn hướng
Ray dẫn hướng là thiết bị được sử dụng để dẫn cabin và đối trọng di chuyển lên
xuống dọc theo phương đứng của thang máy. Bộ phận này đảm bảo cho cabin và đối
trọng luôn cố định ở vị trí của chúng mà không dịch chuyển theo phương ngang trong
quá trình hoạt động.

Hình 1.5 Ray dẫn hướng.

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

1.3.3.4. Đối trọng


Đối trọng là khối nặng treo vào đầu cáp tải để tạo lực ma sát giữa rãnh cáp của
puly và cáp tải, đồng thời đối trọng còn có tác dụng cân bằng với khối lượng cabin và
50% tải. Nhờ đó mà motor làm việc nhẹ hơn, hiệu suất cao.
Cấu tạo đối trọng bao gồm: Khung đối trọng, shoe dẫn hướng, board gang, rail dẫn
hướng, giảm chấn đối trọng.

Hình 1.6 Đối trọng thang máy.


1.3.4. Các thiết bị khác
1.3.4.1. Ngàm dẫn hướng
Có hai loại ngàm dẫn hướng: ngàm trượt và ngàm con lăn. Bộ phận này đảm bảo
đối trọng và cabin không bị dịch chuyển sang phương ngang quá giá trị cho phép trong
quá trình hoạt động đồng thời giúp dẫn hướng cho cabin và đối trọng theo phương
đứng.

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 1.7 Ngàm trượt và ngàm con lăn


1.3.4.2. Giảm chấn
Giảm chấn thang máy là thiết bị an toàn được đặt dưới hố thang mà khi thang máy
có sự cố xảy ra làm thang máy chạy quá tốc độ theo chiều xuống thì giảm chấn là hệ
thống an toàn cuối cùng để cabin ngồi lên làm giảm bớt những tác động trực tiếp tới
thang máy.
Các loại giảm chấn thang máy được sử dụng phổ biến hiện nay được cấu tạo từ lò
xo hoặc cao su. Chất liệu này có khả năng đàn hồi tốt, giúp đảm bảo an toàn hiệu quả
cao. Có 3 loại giảm chấn được sử dụng nhiều nhất: Giảm chấn thủy lực, lò xo và cao
su.

Hình 1.8 Giảm chấn thang máy


1.3.5. Thiết bị cảm biến thang máy
1.3.5.1. Cảm biến cửa
Cảm biến cửa thang máy (hay còn được gọi là photocell) được lắp đặt ở 2 bên cửa
thang. Thiết bị này là cảm biến quang học, giúp phát hiện vật cản khi đóng mở cửa để
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh tình trạng kẹt cửa, mất an toàn cửa hay kẹp
người trong lúc thiết bị hoạt động, giảm thiểu tai nạn không mong muốn.
Hiện nay, hệ thống cảm biến cửa thang máy có 2 dạng: dạng thanh và dạng điểm.

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 1.9 Cảm biến cửa thang máy


1.3.5.2. Cảm biến dừng tầng
Đây là thiết bị quạn trọng trong thang máy nhằm đảm bảo việc xác định được vị trí
dừng thang chuẩn xác để cửa cabin thang máy ăn khớp với vị trí cửa tầng.
Sau khi người dùng ấn nút gọi tầng, hệ thống cảm biến dừng tầng thang máy sẽ
hoạt động. Bộ phận này sẽ nhận biết và xác định được tầng cần đến, dừng đúng tầng
sao cho giếng thang và mặt sàn tầng bằng nhau, tạo thuận lợi cho hành khách di
chuyển. Đối với thang máy chở hàng, đây có lẽ là bộ phận quan trọng nhất bởi các thiết
bị vận chuyển hàng thường có bánh xe và dễ dàng được di chuyển khi sàn tầng và sàn
cabin bằng nhau.

Hình 1.10 Cảm biến dừng tầng

Đồ án tốt nghiệp
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

1.3.5.3. Cảm biến trọng lượng


Hệ thống cảm biến tải trọng của thang máy được trang bị với nhiệm vụ chính là tạo
ra tín hiệu điện, với độ lớn tỉ lệ thuận với lực đo được trong thực tế, đảm bảo phát hiện
tình trạng vượt tải dễ dàng và kịp thời hơn. Bộ phận cảm biến trọng lượng được lắp đặt
bên dưới sàn, hoạt động tương tự như một chiếc cân di động. Bộ phận này được kết nối
với thiết bị cảnh báo của thang, khi quá tải trọng quy định thang sẽ dừng hoạt động và
phát ra tín hiệu báo quá tải. Chỉ khi trọng lượng nằm trong tải trọng cho phép thang
mới tiếp tục hoạt động bình thường.
Cảm biến trọng lượng thang giúp giảm tối đa tình trạng quá tải, tiềm ẩn nguy cơ
rơi tự do, đứt cáp gây mất an toàn cho người sử dụng và ảnh hưởng đến chính độ bền
của thang máy.

Hình 1.11 Cảm biến trọng lượng


1.4. Phân loại thang máy
Thang máy hiện nay đã được thiết kế và chế tạo rất đa dạng với nhiều kiểu, nhiều
loại khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng của từng công trình. Thang máy có
thể phân loại thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào các tính chất, chức năng như: phân loại
theo hệ dẫn động cabin, theo vị trí đặt bộ kéo tời, theo hệ thống vận hành, theo công
dụng… Dưới đây là một số phân loại:
1.4.1. Theo công dụng (TCVN 5744 – 1993)

 Thang máy được chia làm 5 loại:


- Thang máy chuyên chở người: Loại này chuyên vận chuyển hành khách trong
các khách sạn, công sở, nhà nghỉ, các khu chung cư, trưường học, tháp truyền
hình... Gia tốc cho phép được quy định theo cảm giác của hành khách. Gia tốc
tối ưu là: a < 2m/s2.

Đồ án tốt nghiệp 10
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

- Thang máy thiết kế chủ yếu để chuyên chở người nhưng có tính đến hàng hóa
mang kèm theo người: Loại này thường được dùng cho các siêu thị, khu triển
lãm…
- Thang máy chuyên chở bệnh nhân: 14 Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện,
các khu điều dưỡng,….Đặc điểm của nó là kích thước thông thủy cabin phải đủ
lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ,
nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi kèm. Phải đảm bảo rất an toàn, sự tối ưu về
độ êm khi dịch chuyển, thời gian dịch chuyển, tính ưu tiên đúng theo các yêu
cầu của bệnh viện…. Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn
kích thước và tải trọng cho lại thang máy này.
- Thang máy thiết kế chuyên chở hàng hóa nhưng thường có người đi kèm theo:
Loại này thường dùng cho các nhà máy, công xưởng, kho… đáp ứng được các
điều được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động của
môi trường làm việc: độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, sự ăn mòn…. Thang
máy dùng cho nhân viên khách sạn chủ yếu chở hàng nhưng có người đi kèm để
phục vụ.
- Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm: Loại này dùng để chở vật
liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập thể… Đặc điểm của thang máy này
chỉ có điều khiển ngoài cabin (trước các cửa tầng). Còn các loại thang máy khác
nêu ở trên vừa điều khiển trong cabin vừa điều khiển ngoài cabin.
1.4.2. Phân loại theo vị trí đặt bộ tời kèo

 Đối với thang máy điện


- Thang máy có bộ tời kéo đặt phía trên giếng thang.
- Thang máy có bộ tời kéo đặt dưới giếng thang.
- Đối với thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì bộ
tời dẫn động đặt ngay trên nóc cabin.
 Đối với thang máy thuỷ lực
- Buồng đặt tại tầng trệt.
1.4.3. Phân loại theo thông số cơ bản

 Theo tốc độ di chuyển của cabin


- Thang máy tốc độ thấp: v < 1 m/s.
- Thang máy tốc độ trung bình: v = 1  2,5 m/s. Thường dùng cho các nhà có số
tầng từ 6  12 tầng.
- Thang máy tốc độ cao: v = 2,5  4 m/s. Thường dùng cho các nhà có số tầng lớn
hơn 16 tầng.
- Thang máy tốc độ rất cao (siêu tốc): v = 5m/s. Thường dùng trong các toà tháp
cao tầng.

Đồ án tốt nghiệp 11
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Theo khối lượng vận chuyển của cabin


- Thang máy loại nhỏ: Q < 500 kg. Hay dùng trong thư viện, trong các nhà hàng
ăn uống để vận chuyển sách hoặc thực phẩm.
- Thang máy loại trung bình: Q = 500  1000 Kg.
- Thang máy loại lớn: Q = 1000  1600 kg.
- Thang máy loại rất lớn Q > 1600 Kg.
1.4.4. Phân loại theo hệ thống vận hành.

 Theo mức tự động.


- Loại nửa tự động.
- Loại tự động.
 Theo tổ hợp điều khiển
- Điệu khiển đơn
- Điều khiển kép
- Điều khiển theo nhóm.
 Theo vị trí điều khiển
- Điều khiển trong cabin
- Điều khiển ngoài cabin
- Điều khiển cả trong và ngoài cabin
1.4.5. Phân loại theo hệ thống dẫn động cabin

 Thang máy dẫn động điện


Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm tốc tới
puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà hành trình lên
xuống của nó không bị hạn chế. Ngoài ra, còn có loại thang máy dẫn động cơ cabin lên
xuống nhờ bánh răng thanh răng (chuyên để chở người phục vụ xây dựng các công
trình cao tầng).
 Thang máy thủy lực (bằng xylanh – pittong)
Đặc điểm của loại này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ xylanh - pittông thủy lực
nên hành trình bị hạn chế. Hiện nay thang máy thủy lực với hành trình tối đa khoảng
18m. Vì vậy không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc dù kết cấu đơn giản,
tiết diện giếng thang nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so với dẫn động cáp, chuyển động
êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của công trình khi có cùng số tầng phục vụ
vì buồng máy đặt ở tầng trệt.
 Thang máy nén khí.

Đồ án tốt nghiệp 12
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

1.5. Trạng thái hoạt động của thang máy


1.5.1. Thang máy hoạt động bình thường
Cửa thang máy phải đóng kín khi buồng thang đang chuyển động và khi chưa dừng
hẳn. Sau khi mở cửa tại tầng có yêu cầu để khách ra vào, cửa buồng thang chỉ đóng lại
nếu chưa quá tải và không còn khách hay hàng hóa nào di chuyển qua cửa buồng
thang. Lực đóng cửa có giá trị nhỏ để đảm bảo không gây tổn thương cho hành khách
hay hư hỏng cho hàng hóa.
1.5.2. Thang máy sự cố
Nếu xảy ra tình trạng mất điện đèn chiếu sáng khẩn cấp của cabin sẽ bật, cabin
được trang bị chức năng cứu hộ tự động khi mất điện sẽ tự động di chuyển và dừng ở
tầng gần nhất bằng cách sử dụng nguồn điện ắc quy và mở cửa để tạo điều kiện sơ tán
hành khách.
Nếu xảy ra tình trạng hỏa hoạn với thang máy có trang bị chức năng hoạt động khi
có hỏa hoạn, thang máy nhận được tin hiệu từ báo động hỏa hoạn của tòa nhà, tất cả
các cabin trong cùng nhóm đi đến tầng để sơ tán hành khách.
1.6. Yêu cầu kỹ thuật
Thang máy hoạt động ổn định, phục vụ tốt cho người sử dụng, cần phải đáp ứng
các yêu cầu sau:
- An toàn: Đối tượng phục vụ của thang máy là phục vụ trực tiếp con người. Vì
vậy an toàn là yêu cầu quan trọng nhất. Nó đảm bảo tính mạng và sức 17 khoẻ
của người sử dụng. Vấn đề an toàn là đưa ra mọi khả năng, mọi tình huống có
thể xảy ra trong khi sử dụng thang máy để tính toán và có biện pháp đề phòng,
xử lý thích hợp nhanh chóng.
- Độ tiện nghi: thang máy hiện đại, các trang thiết bị giúp hành khách được thoải
mái như: chiếu sáng, quạt thông gió, máy lạnh... và diện tích sử dụng mỗi người
trong cabin cũng là những yếu tố cần thiết.
- Độ tin cậy: Tuổi thọ làm việc của các bộ phận cao, ít hư hỏng. Xử lý đúng, đáp
ứng chính xác các yêu cầu của người sử dụng. Các thiết bị, các thành phần được
điều khiển đồng bộ và thống nhất với nhau.
- Độ dừng tầng chính xác của cabin: Buồng thang của thang máy phải dừng chính
xác so với mặt bằng của tầng khi có lệnh dừng giúp giảm thời gian ra vào của
khách hàng từ đó tăng hiệu suất. Đối với thang máy chở hàng phải thêm chức
năng giữ tầng để thêm thời gian bốc dỡ hàng hóa.
- Đáp ứng mong nhu cầu khách hàng: Thang máy phải đáp ứng các nhu cầu hành
khách của nhiều tầng khác nhau theo thứ tự ưu tiên phù hợp sao cho tối ưu nhất.
Thang máy phải phục vụ tốt lượng hành khách lớn nhất trong giờ cao điểm.
Đồ án tốt nghiệp 13
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về PLC
2.1.1. Giới thiệu chung
PLC (Programmable Logic Control) là thiết bị có thể lập trình được thiết kế
chuyên dùng trong công nghiệp để điều khiển các tiến trình xử lí từ đơn giản đến phức
tạp, tuỳ thuộc vào người điều khiển mà có thể thực hiện một loạt các chương trình hoặc
sự kiện này được kích hoạt bởi các tác nhân kích thích (hay còn gọi là ngõ vào) tác
động vào PLC hoặc qua các bộ định thời (Timer) hay các sự kiện được đếm qua bộ
đếm. Khi một sự kiện được kích hoạt nó PLC bật ON, OFF hoặc phát ra một chuỗi
xung ra các thiết bị bên ngoài được gắn vào ngõ ra của PLC.
Hiện nay PLC đã được nhiều hãng khác nhau sản xuất như: Siemens, Omron,
Mitsubishi, Pesto, Alan Bradley, Shneider. Hitachi, …. Mặt khác ngoài PLC cũng đã
bổ sung thêm các thiết bị mở rộng khác như: Các cổng mở rộng AI (Analog Input), DI
(Digital Input), các thiết bị hiển thị, các bộ vào[3]
2.1.2. Đặc điểm của bộ điều khiển lập trình
Sự phát triển những hệ thống điều khiển lập trình được (programmable control
systems) hệ thống sử dụng CPU và bộ nhớ để điều khiển máy móc hay quy trình sản
xuất. PLC tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa trên việc lập
trình trên các lệnh logic cơ bản, thực hiện những tác vụ khác như định thời, đếm, …
làm tăng khả năng điều khiển cho những hoạt động phức tạp, ngay cả với loại PLC nhỏ
nhất.
Việc sử dụng PLC cho phép chúng ta hiệu chỉnh hệ thống điều khiển mà không cần
có sự thay đổi nào về mặt kết nối dây, sự thay đổi chỉ là thay đổi chương trình điều
khiển trong bộ nhớ thông qua thiết bị lập trình chuyên dùng. Hơn nữa, chúng ta còn có
ưu điểm là thời gian lắp đặt và đưa vào hoạt động nhanh hơn so với những hệ thống
truyền thống mà đòi hỏi cần phải thực hiện việc nối dây phức tạp giữa các thiết bị rời.
Tuy nhiên, khi dùng PLC điều khiển những thiết bị có công suất lớn cần phải có mạch
điện tử công suất trung gian gắn thêm vào.
2.1.3. Một số loại PLC hiện nay
 PLC siemens: Sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ tốt cho nhu
cầu nhà máy, lập trình dễ dàng, gọn nhẹ, dung lượng lớn,… dễ dàng bảo quản
sửa chữa 19 và có giá cả cạnh tranh. PLC siemens có các dòng sản phẩm phổ
biến : S7-200, S7-300, S7-400, S7-1200, S7-1500.

Đồ án tốt nghiệp 14
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 2.1 PLC Hãng Siemens


 PLC Schneider: được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng nhất.
Sức mạnh sử lý và kích thước bộ nhớ là lý tưởng cho mục tiêu các ứng dụng
hiệu suất cao. Phần mềm lập trình của SoMachine rất mạnh mẽ và trực quan,
giúp bạn 20 nhanh chóng tạo ứng dụng mà không tốn nhiều thao tác. Có 5 dòng
sản phẩm chính: PLC Modicon M2xx, PLC Modicon M580 ePAC, PLC
Modicon M340, PLC Modicon Quantum, PLC Modicon Preminum.

Hình 2.2 PLC Schneider


Đồ án tốt nghiệp 15
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 PLC Mitsubishi: sản phẩm thuộc tập đoàn Mitsubishi của Nhật Bản, được ứng
dụng rộng rãi trong điều khiễn các hệ thống trong công nghiệp, từ đơn giản đến
phức tạp. Các sản phẩm phổ biến của hãng: PLC MITSUBISHI FX1N, PLC
MITSUBISHI FX2N…

Hình 2.3 PLC hãng Mitsubishi


2.2. Giới thiệu PLC S7 1200

Hình 2.4 PLC S7 1200

Đồ án tốt nghiệp 16
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

S7-1200 của Siemens là một sự lựa chọn thông minh cho các giải pháp tự động hóa
nhỏ gọn với các tùy chọn mở rộng truyền thông và các chức năng tương thích khác.
Chúng có sẵn trong các phiên bản tiêu chuẩn và an toàn, cũng như được thiết kế đặc
biệt nhỏ gọn và tiết kiệm không gian.
Siemens cho ra dòng sản phẩm S7-1200 vào năm 2009 để thay thế cho dòng S7-
200. So với S7-200 thì S7-1200 có nhiều tính năng nổi trội hơn.
S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp, được tích hợp sẵn các
đầu vào/ra (DI/DO). Cung cấp một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập
vào cả CPU và chương trình điều khiển.
S7-1200 cung cấp cổng PROFINET – hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP. Ngoài ra,
có thể dùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc RS232.
Với thiết kế theo dạng module, tính năng cao, dòng sản phẩm SIMATIC S7-
1200 thích hợp với nhiều ứng dụng tự động hóa khác nhau, cấp độ từ nhỏ đến trung
bình. Đặc điểm nổi bật là PLC S7-1200 được tích hợp sẵn cổng truyền thông Profinet
(Ethernet), sử dụng chung một phần mềm Simatic Step 7 Basic cho việc lập trình PLC
và các màn hình HMI. Điều này giúp cho việc thiết kế, lập trình, thi công hệ thống điều
khiển được nhanh chóng, đơn giản.Phần mềm lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic –
hỗ trợ ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong
TIA Portal của Siemens.
 Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:
- 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống
như điều khiển AC hoặc DC phạm vi rộng.
- 2 mạch tương tự và số mở rộng điều khiển mô-đun trực tiếp trên CPU làm giảm
chi phí sản phẩm .
- 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau.
- 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
- Bổ sung 4 cổng Ethernet.
- Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24
VDC.
 Ứng dụng của PLC Siemens S7 - 1200:
- Hệ thống băng tải.
- Điều khiển đèn chiếu sáng.
- Điều khiển bơm cao cấp.
- Máy in.
- Máy đóng gói.
- Máy dệt.
- Máy trộn…

Đồ án tốt nghiệp 17
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Đồ án tốt nghiệp 18
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Board tín hiệu của PLC S7-1200


Board tín hiệu – một dạng module mở rộng tín hiệu vào/ra với số lượng tín hiệu ít,
giúp tiết kiệm chi phí cho các ứng dụng yêu cầu mở rộng số lượng tín hiệu ít.
Gồm các Board:
1 cổng tín hiệu ra analog 12 bit (+- 10VDC, 0-20mA).
2 cổng tín hiệu vào + 2 cổng tín hiệu ra số, 0.5A.
 Modules mở rộng tín hiệu vào/ra
Các module mở rộng tín hiệu vào/ra được gắn trực tiếp vào phía bên phải của CPU.
Với dải rộng các loại module tín hiệu vào/ra số và analog, giúp linh hoạt trong sử dụng
S7-1200. Tính đa dạng của các module tín hiệu vào/ra sẽ được tiếp tục phát triển.
 Module truyền thông
Bên cạnh truyền thông ethernet được tích hợp sẵn, CPU s7-1200 có thể mở rộng
được 3 moulde truyền thông khác nhau, giúp cho việc kết nối được linh hoạt. Tại thời
điểm Siemens giới thiệu PLC S7-200 ra thị trường, có các module RS232 va RS485,
hỗ trợ các protocol truyền thông như modbus, USS…
 Giao tiếp
Giao tiếp PROFINET với:
- Các thiết bị lập trình
- Thiết bị HMI
- Các bộ điều khiển SIMATIC khác
- Hỗ trợ các giao thức kết nối:
- TCP/IP
- SIO-on-TCP
- Giao tiếp với S7

Đồ án tốt nghiệp 19
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

2.2.1. Tìm hiểu về PLC S7 1200 CPU 1212C

Hình 2.4 PLC S7 1200 CPU 1212C


- Có sẵn 3 biến thể và cấu hình chi tiết của 3 loại:
CPU 1212 6ES7212-1AE40-0XB0
DC/DC/DC SIMATIC S7-1200, CPU 1212C, COMPACT CPU, DC/DC/DC,
ONBOARD I/O: 8 DI 24V DC; 6 DO 24 V DC; 2 AI 0 – 10V DC,
POWER SUPPLY: DC 20.4 – 28.8 V DC, PROGRAM/DATA
MEMORY: 75 KB
CPU 1212 6ES7212-1HE40-0XB0
DC/DC/Rela SIMATIC S7-1200, CPU 1212C, COMPACT CPU, DC/DC/RLY,
y ONBOARD I/O: 8 DI 24V DC; 6 DO RELAY 2A; 2 AI 0 – 10V DC,
POWER SUPPLY: DC 20.4 – 28.8 V DC, PROGRAM/DATA
MEMORY: 75 KB
CPU 1212 6ES7212-1BE40-0XB0
AC/DC/Rela SIMATIC S7-1200, CPU 1212C, COMPACT CPU, AC/DC/RLY,
y ONBOARD I/O: 8 DI 24V DC; 6 DO RELAY 2A; 2 AI 0 – 10V DC,
POWER SUPPLY: AC 85 – 264 V AC AT 47 – 63 HZ,
PROGRAM/DATA MEMORY: 75 KB

Đồ án tốt nghiệp 20
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

- Bộ nhớ: 75 KB work memory và 2 MB Load memory


- 4 bộ đếm xung tốc độ cao với tối đa ( 3 100 kHz và 1 30 kHz)
- Tích hợp I/O: 8 DI, 6 DQ và 2 AI: Tích hợp I/O: 8 DI, 6 DQ và 2 AI: 1 signal
board (SB), 2 signal modules (SM), 3 communication modules (CM)
2.2.2. Chức năng

 Các chức năng cơ bản như logic nhị phân, phân bổ kết quả, lưu, đếm, tạo thời
gian, tải, truyền, so sánh, dịch chuyển, xoay, tạo phần bổ sung, gọi chương trình con
(với các biến cục bộ).
 Các lệnh giao tiếp tích hợp (ví dụ: giao thức USS, Modbus RTU, giao tiếp hoặc
Freeport).
 Các chức năng thân thiện với người dùng như điều chế độ rộng xung, chức năng
chuỗi xung, chức năng số học, số học dấu phẩy động, điều khiển vòng kín PID, chức
năng nhảy, chức năng vòng lặp và chuyển đổi mã
 Các hàm toán học, ví dụ: SIN, COS, TAN, LN, EXPChức năng đếm thân thiện
với người dùng kết hợp với bộ đếm tích hợp và các lệnh đặc biệt cho bộ đếm tốc độ
cao mở ra các lĩnh vực ứng dụng mới cho người dùng.
 Các ngắt được kích hoạt theo cạnh (được kích hoạt bằng cách tăng hoặc giảm
các cạnh của tín hiệu quy trình trên đầu vào ngắt) hỗ trợ phản ứng nhanh chóng với các
sự kiện của quy trình.
 Ngắt bộ đếm có thể được kích hoạt khi đạt đến điểm đặt hoặc khi hướng đếm
thay đổi.
 Ngắt giao tiếp cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng và dễ dàng với các thiết
bị ngoại vi như máy in hoặc máy đọc mã vạch.

Đồ án tốt nghiệp 21
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH


3.1. Giới thiệu về các thiết bị sử dụng
3.1.1. Bộ điều khiển
 Mô hình sử dụng PLC S7-1200 CPU 1212C AC/DC/RLY:

Hình 3.1 PLC S7 1200 CPU 1212C AC/DC/RLY.


 Tính năng và dung lượng:
- Kích thước vật lý (mm): 90 x 100 x 75
- Bộ nhớ làm việc: 25 kB
- Bộ nhớ nạp: 1MB
- Bộ nhớ giữ lại: 2kB
- Kiểu số: 6 ngõ vào
- Kiểu tương tự: 2 ngõ ra
- Bộ nhớ bit (M): 4098byte
- Bộ nhớ mở rộng các module tín hiệu: 2
- Các module truyển thống: 3 ( mở rộng về bên trái )
- Các bộ đếm tốc độ cao: 4
- Đơn pha: 3 tại 100 kHZ
- Các ngõ ra xung 2
- Thẻ nhớ: thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)
- Thời gian lưu giữ đồng hồ thời gian thực: Thông thường 10 ngày/ ít nhất 6 ngày
tại 400C

Đồ án tốt nghiệp 22
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Thêm MODULE S7 1200 SM 1223 DC DC

Hình 3.2 MODULE S7 1200 SM 1223 DC DC


- Thông số: Digital I/O SM 1223, 16 DI/16 DO, 16 DI 24 V DC, Sink/Source, 16
DO, relay 2 A
- Kích thước (cm): 8,6 x 11 x 8.6
- Khối lượng: 0.21 Kg
3.1.2. Động cơ kéo cabin thang máy
Với kích thước cabin nhỏ và tải trọng không đáng kể, vấn đề sử dụng động cơ
điện cho băng tải củng không đặt nặng vấn đề công suất. Động cơ em chọn ở đây là
động cơ điện giảm tốc một chiều, được dùng rất phổ biến.

Hình 3.3 Động cơ kéo cabin thang máy


Đồ án tốt nghiệp 23
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Thông số kỹ thuật:
- Điện áp: 12VDC.
- Tốc độ : 60 vòng/phút
- Công suất 90W.
- Lực kéo 85Nm
3.1.3. Động cơ kéo cửa cabin
Động cơ giảm tốc đóng mở cửa buồng thang máy
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp: 12VDC
- Công suất: 13W
- Tốc độ: 400 – 700 vòng/phút
- Lực kéo: 2.5Nm

Hình 3.4 Động cơ kéo cửa cabin thang máy


3.1.4. Bộ nguồn
- Nguồn 220VAC cấp cho toàn bộ hệ thống.
- Nguồn 24VDC 10A cấp cho PLC, nút ấn, đèn báo và relay,…
- Nguồn 12VDC 30A cấp cho động cơ kéo cabin và động cơ kéo cửa cabin.

Đồ án tốt nghiệp 24
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 3.5 Nguồn 12VDC 30A

Hình 3.6 Nguồn 24VDC 10A

Đồ án tốt nghiệp 25
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

3.1.5. Relay trung gian


Là loại thiết bị có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại chúng
với kích thước nhỏ. Thiết bị được lắp đặt ở vị trí trung gian nằm giữa thiết bị điều
khiển công suất nhỏ và thiết bị công suất lớn hơn. Vai trò cách ly mạch điều khiển với
mạch động lực, cách ly cấp điện áp… Trên thị trường với nhiều relay tùy theo nhu cầu
sử dụng:
- Mức điện áp hoạt động trong môi trường công nghiệp 5VDC, 12VDC, 24VDC,
110VAC, 220VAC.
- Với loại 1 tiếp điểm, 2 tiếp điểm, 4 tiếp điểm, thường quy chuẩn chân như relay
8 chân, 14 chân …
Mô hình sử dụng 11 relay trung gian 24VDC, 8 chân để đảo chiều động kéo cabin
thang máy, đóng/mở cửa và cấp điện đèn báo.

Hình 3.7 Relay trung gian 24VDC


3.1.6. Công tắc hành trình
Công tắc hành trình hay còn gọi công tắc giới hạn hành trình là dạng công tắc dùng
để giới hạn hành trình của các bộ phận chuyển động nào đó trong một cơ cấu hay một
hệ thống. Nó có cấu tạo như công tắc điện bình thường, vẫn có chức năng đóng và mở
nhưng có thêm cần tác động để cho các bộ phận chuyển động tác động vào làm thay
đổi trạng thái của tiếp điểm bên trong nó. Công tắc hành trình sẽ không duy trì trạng
thái, khi không còn tác động nữa chúng sẽ trở về vị trí ban đầu.
Công tắc hành trình có tác dụng giống như nút ấn động tác ấn bằng tay được thay
thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho quá trình chuyển động cơ
khí thành tín hiệu điện.

Đồ án tốt nghiệp 26
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Trong mô hình sử dụng công tắc hành trình dùng để đóng ngắt đóng ngắt tiếp điểm
điều khiển tín hiệu đầu vào PLC giúp nhận biết vị trí cabin và đóng mở cửa của thang
máy.

Đồ án tốt nghiệp 27
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 3.8 Công tắc hành trình.


3.1.7. Nút nhấn
Là loại công tắc đơn giản để đóng ngắt các thiết điện, máy móc hoặc điều khiển
hoạt động các thiết bị điện tử…
Trong thang máy nút nhấn sử dụng để chọn tầng bên trong buồng thang hoặc gọi
thang lên xuống ở từng tầng.

Hình 3.9 Nút nhấn

Đồ án tốt nghiệp 28
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

3.1.8. Đén báo


Đèn báo led là một loại đèn báo hiệu được thiết kế nhỏ gọn. Với mục đích sử dụng
để báo hiệu trạng thái hoạt động, đèn báo lên, đèn báo xuống, đèn báo quá tải.

Hình 3.10 Đèn báo trạng thái


3.1.9. Load cell và mạch khuếch đại
Được sử dụng ở buồng thang để xác định khối lượng hành khách lên tránh quá tải
gây ra đứt cáp hoặc các vấn đề liên quan khác. Khi hành khách đi vào quá cân sẽ ko thể
đóng cửa.
Ở mô hình sử dụng loadcell 5kg và module khuếch đại load cell JY-S60/E10 đầu
ra 0-5V 0-10V 4-20mA. Điện áp hoạt động của mạch 24VDC, độ nhạy 2mV/V.

Hình 3.11 Mạch khuyết đại

Đồ án tốt nghiệp 29
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

3.1.10. Đèn báo số


Thông số 4 bộ đèn báo số:
- Đèn báo số có chiều dài 32.5cm
- Hiển thị: kĩ thuật số
- Màu hiển thị: Đỏ
- Kích thước hiển thị: 20mm (cao) x 14mm (rộng) x 20mm (sâu)
Đèn báo số là thiết bị quan trọng giúp hiển thị vị trí thang máy đang ở vị trí nào

Hình 3.12 Đèn báo số


3.1.11. Cảm biến từ
Cảm biến từ là cảm biến thuộc nhóm cảm biến tiệm cận, là thiết bị dựa trên nguyên
lý cản biến từ. Nó phát hiện ra vật thể mang từ tính. Cảm biến từ tạo ra từ trường xung
quanh nó khi đó nếu phát hiện vật thể kim loại nào gần đó sẽ bị từ trường phát hiện,
sau đó đưa tín hiệu về trung tâm.
Khi thang máy đóng cửa gặp vật cản sẽ tự động mở cửa, dùng cảm biến từ để mô
phỏng trạng thái gặp vật cản của thang máy.

Đồ án tốt nghiệp 30
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 3.13 Cảm biến từ


3.2. Thi công mô hình
3.2.1. Thi công phần cơ
Mô hình sử dụng sắt hình vuông (2-2cm) để làm khung, thanh trượt nhôm được cố
định vào hai bên của khung để cabin và đối trọng trượt lên theo hướng đã định sẵn.
Bản điều khiển được bố trí lắp đặt phía trên tầng 4 để dễ dàng đi dây và tối ưu. Hệ
thống mạch động lực được lắp đặt và bao bọc chắc chắn tránh hiện tượng rò điện gây
nguy hiểm khi vận hành.
Các thanh sắt được bắn vít cô định chắc chắn
Mô hình gồm 4 tầng:
- Tầng 1 (dưới cùng).
- Tầng 2 (trung gian thứ 2)
- Tầng 3 (trung gian thứ 3)
- Tầng 4 (trên cùng)

Đồ án tốt nghiệp 31
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 3.14 Hoàn thiện phần khung


3.2.2. Mô hình thang máy
3.2.2.1. Khối chuyển động
 Cơ cấu nâng hạ thang máy:
Hệ thống truyền động nâng hạ buồng thang được kéo bởi động cơ 12VDC có hộp
giảm tốc thông qua hệ thống dây cáp và líp buly dẫn hướng. Cabin treo ở đầu dây cáp
vị trị motor , đầu cáp còn lại đối diện sẽ gắn đối trọng, đoạn ở giữa sẽ vòng qua puly
chính của động cơ kéo và puly phụ dẫn hướng đối trọng. Khi puly quay thì 1 đầu dây
cáp sẽ cuốn vào, đầu còn lại sẽ duỗi ra có nghĩa là cabin đi lên thì đối trọng sẽ đi xuống
và ngược lại. Puly phụ giúp chuyển hướng cáp nâng để cabin và đối trọng ở 2 vị trí
thuận lợi khi di chuyển đồng thời làm giảm moment kéo cho động cơ.

Đồ án tốt nghiệp 32
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Hình 3.15 Cơ cấu nâng/ hạ buồng thang.


 Cơ cấu đóng – mở cửa buồng thang
Được thiết kế một vòng kín giữa động cơ 12VDC có hộp giảm tốc và líp dẫn. Hai
cửa buồng thang được gắn cố định trên dây xích, 1 cửa ở trên và 1 cửa ở dưới để đảm
bảo ra vào cùng lúc. Khi nhận được tín hiệu mở cửa từ PLC thì động cơ sẽ quay thuận
đến khi chạm CTHT mở cửa (vị trí 2) rồi dừng động cơ và khi có tín hiệu đóng thì
động cơ đảo chiều quay ngược về chạm CTHT đóng cữa (vị trí 1) để dừng động cơ.

Hình 3.16 Cơ cấu đóng/ mở cửa buồng thang máy.

Đồ án tốt nghiệp 33
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

3.2.2.2. Khối chọn tầng


- Khối chọn tầng gồm1 đến 4 tầng hiển thị cho mỗi tầng lên / xuống,
- Đèn báo thang máy hoạt động
- Đèn báo quá trọng lương cho phép
3.2.2.3. Khối gọi tầng
Khối này được bố trí từ tầng 1 đến tầng 4
- Tầng 1 chỉ có 1 nút nhấn gọi tầng đi lên.
- Tầng 2 và 3 có hai nút gọi tầng lên và xuống.
- Tầng 4 chỉ có một nút nhấn đi xuống.
3.2.2.4. Bảng điều khiển
Các khối được liên kết và điều khiên bởi bảng điều khiển ở trung tâm bởi PLC S7
1200
Bảng điều khiển gồm: 1 aptomat đóng ngắt 220VAC, 1 khối nguồn 24VDC, 1
nguồn 12VDC,
3.2.2.5. Đối trọng thang máy
Đối trọng thang máy là bộ phận dùng để cân bằng trọng lượng với trọng lượng
cabin. Được liên kết với cabin thông qua cáp tải.

Hình 3.17 Đối trọng thang máy

Đồ án tốt nghiệp 34
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Chương 4. SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN.


4.1. Sơ đồ thuật toán
4.1.1. Đưa thang máy về tầng 1 khi bắt đầu hoạt động
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ thuật toán khi bắt đầu

Bắt đầu

S
Kiểm tra đã
đóng cửa

Thang máy đi xuống


tầng 1
S

Chạm CTHT
1

Thang máy về tầng 1

Kết thúc

Đồ án tốt nghiệp 35
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.1.2. Sơ đồ đóng mở cửa


Sơ đồ 4.2 Sơ đồ đóng mở cửa cabin

Lệnh mở

S
Dừng thang máy

Mở cửa
S

Chạm CTHT

Đ
Dừng mở
cửa 3s
Đ

Có quá tải

S
Đóng cửa
S

Chạm CTHT

Kết thúc

Đồ án tốt nghiệp 36
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.1.3. Gọi tầng khi đang ở tầng 1


Sơ đồ 4.3 Sơ đồ chọn gọi tầng

Bắt đầu

Đóng cửa

Đ
Chọn gọi đến
tầng thứ 1

Thức hiện ưu tiên

Đến tầng gọi/ chọn

Dừng thang máy và


thức hiện đóng mở cửa

Kết thúc

Đồ án tốt nghiệp 37
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.1.4. Ưu tiên chọn / gọi tầng


Sơ đồ 4.4 Sơ đồ ưu tiên gọi tầng

Chọn / gọi
tầng

Lưu vị trí và cho thang máy


di chuyển

Ưu tiên cùng chiều


di chuyển ưu tiên

S Thang máy di chuyển lên/ xuống với


ưu tiên trước đó S

Tầng cuối gọi đi


lên xuống

Đảo chiều di chuyển


cabin

Kết thúc

Đồ án tốt nghiệp 38
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.2. Quy định ngõ vào ra kết nối với PLC


4.2.1. Quy định ngõ vào, ra
Bảng 4.1 Quy định ngõ vào
STT Đầu vào Qui định tên
1 I0.0 CTHT_MỞ_CỬA
2 I0.1 CTHT_ĐÓNG_CỬA
3 I0.2 CTHT_1
4 I0.3 CTHT_2
5 I0.4 CTHT_3
6 I0.5 CTHT_4
7 I0.6 GỌI_TẦNG_1_LÊN
8 I0.7 GỌI_TẦNG_2_LÊN

9 I1.0 GỌI_TẦNG_2_XUỐNG
10 I1.1 GỌI_TẦNG_3_LÊN

11 I1.2 GỌI_TẦNG_3_XUỐNG
12 I1.3 GỌI_TẦNG_4_XUỐNG
13 I1.4 CHỌN_TẦNG_1
14 I1.5 CHỌN_TẦNG_2

15 I1.6 CHỌN_TẦNG-3

16 I1.7 CHỌN_TẦNG-4

17 I2.0 NÚT_NHẤN_MỞ CỬA

18 I2.1 CB_CẤM_ĐÓNG CỬA

19 I2.2 NÚT_NHẤN_ĐÓNG CỬA

Đồ án tốt nghiệp 39
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Bảng 4.2 Quy định ngõ ra


STT Đầu ra Quy định tên
1 Q0.0 ĐC_LÊN
2 Q0.1 ĐC_XUỐNG
3 Q0.2 ĐC_MỞ_CỬA
4 Q0.3 ĐC_ĐÓNG_CỬA
5 Q0.4 ĐÈN_BÁO_LÊN
6 Q0.5 ĐÈN_BÁO_XUỐNG
7 Q1.0 ĐB_QUÁ_TẢI
8 Q1.1 ĐB_HOẠT ĐỘNG
9 Q1.2 HIỂN_THỊ_SỐ_1
10 Q1.3 HIỂN_THỊ_SỐ_2
11 Q1.4 HIỂN_THỊ_SỐ_3
12 Q1.5 HIỂN_THỊ_SỐ_4
13 Q1.6 CÒI_BÁO_CHÁY

Đồ án tốt nghiệp 40
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.2.2. Sơ đồ đấu nối PLC

Đồ án tốt nghiệp 41
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Sơ đồ 4.5 Sơ đồ đấu nối PLC

Đồ án tốt nghiệp 42
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

4.3. Nguyên lý hoạt động


Sau khi bật CB (Circuit Breaker) cấp điện cho toàn hệ thống. PLC khởi động ta
nạp chương trình trên PLC.
Khi vị trí buồng thang ở tầng 1 hành khách nhấn gọi tầng 1 đi lên trên mô hình
thực tế cửa lúc này sẽ mở và đóng sau 5 giây. Sau khi vào trong cabin hành khách tiếp
tục nhấn và lựa chọn tầng mong muốn đi đến. Thang máy sẽ di chuyển theo số tầng đã
được chọn. Tương tự khi buồng thang ở các vị trí tầng 2,3,4.
Khi thang máy đang ở tầng 1 và hành khách đang ở tầng 2,3 đi lên/ xuống, tầng 4
đi xuống. Buồng thang sẽ di chuyển lên ưu tiên tầng gần nhất và đến các tầng còn lại.
Trong quá trình đi lên đèn báo thang máy đi lên sẽ hoạt động và đến tầng yêu cầu
sẽ tắt đèn. Tương tự khi đi xuống đèn sẽ báo đi xuống.
Sau khi đã đưa khách hàng đến tầng mong muốn thì thang sẽ reset gọi và chọn tầng
trước đó.
Trong quá trình thang hoạt động, nếu số lượng hành khách vào buồng thang nhiều
khối lượng tăng quá cho phép thì thang sẽ không đóng cữa. Trọng lượng giảm đi và
trong mức cho phép thì đóng cữa hoạt động lại bình thường.Trong quá trình đóng cửa
nếu có vật chặn ở cửa, cửa thang máy sẽ tự động mở ra. Báo cháy hoạt động thang máy
sẽ đưa khách về tầng 1 để thoát.
4.4. Chương trình điều khiển hệ thống
 Network 1: Lệnh CTHT

Đồ án tốt nghiệp 43
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 2: Gán vị trí tầng

 Network 3: Lệnh gọi từng tầng

Đồ án tốt nghiệp 44
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 4: Lệnh gọi tầng 1 đến 4

 Network 5: Hướng lên của thang máy

Đồ án tốt nghiệp 45
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 6: Động cơ lên

Đồ án tốt nghiệp 46
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Đồ án tốt nghiệp 47
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 7: Hướng xuống của thang máy

Đồ án tốt nghiệp 48
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 8: Động cơ xuống.

 Network 9: Lệnh resert bit chọn/ gọi tầng 1

 Network 10: Lệnh resert bit chọn/ gọi tầng 2

Đồ án tốt nghiệp 49
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 11: Lệnh resert bit chọn/ gọi tầng 3

 Network 12: Lệnh resert bit chọn/ gọi tầng 4

Đồ án tốt nghiệp 50
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 13: Lệnh dừng tầng

Đồ án tốt nghiệp 51
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Wetwork 14: Lệnh mở cửa

 Network 15: Time đóng cửa

Đồ án tốt nghiệp 52
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 16: Lệnh đóng cửa

Đồ án tốt nghiệp 53
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 17: Lệnh reset cấm mở cửa

Đồ án tốt nghiệp 54
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 18: Đèn báo trạng thái

 Network 19: Đèn báo trọng lượng và đèn báo hoạt động

Đồ án tốt nghiệp 55
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 20: Hiển thị số

Đồ án tốt nghiệp 56
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

 Network 21: Hệ thống báo cháy

 Network 22: Mạch cân load cell

Đồ án tốt nghiệp 57
Trường Đại Học Bình Dương Khoa Điện – Điện Tử

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận
Trong quá trình thực hiện Đồ án “Thiết kế và thi công mô hình thang máy 4 tầng
điều khiển và giám bằng S7 – 1200 ” đã giúp em hiểu rõ hơn về các kiến thức lý thuyết
đã được học trên lớp cũng như trong quá trình thực hành môn điều khiển tự động.
Thiết kế mô hình trên phần mềm kết hợp với việc cho chạy thực tế đã giúp em nắm
vững kiến thức chung. Việc thực hiện trên mô hình là vô cùng hưu ích và tiện lợi, bởi
lẽ thực hiện trên mô hình giúp sinh viên có thể tiếp cận thang máy thực tế một cách chủ
động hơn, làm quen với nguyên lý hoạt động và dễ dàng khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Cùng với đó những kỹ năng như tin học văn phòng, thuyết trinh và làm việc nhóm
cũng rất quan trọng trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
5.2. Kiến nghị
Trong suốt quá trình thực hiện đồ án “ Thiết kế thi công mô hình thang máy 4 tầng
sử dụng PLC S7 1200 “, một số vấn đề khó khăn và công việc đã hoàn thành :
Khó khăn:
- Mô hình còn nhiều khuyết điểm về mặt thẩm mỹ.
- Còn nhiều chức năng chưa được tích hợp.
- Chưa hoàn thiệt được hệ thống báo cháy và quá tải.
Công việc hoàn thành:
- Hoàn thành đồ án đúng hạn.
- Thiết kế và chế tạo thành công mô hình.
- Lập trình chạy đúng yêu cầu đặt ra.
- Tìm hiểu và hiểu sâu được cách sử dụng PLC.
- Thực hiện đầy đủ yêu cầu của giáo viên đề ra.
Hướng phát triển của đề tài:
- Thêm chức năng mở đóng cửa, bật cảnh báo,..
- Nâng cấp hệ thống đóng cửa từng tầng.
- Nâng cấp hệ thống cơ khi.
- Nâng cấp chương trình, hệ thống điều khiển và giám sát Wincc.
- Nâng cấp hệ thống báo cháy và quá

Đồ án tốt nghiệp 58

You might also like