You are on page 1of 110

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DU LỊCH

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA


CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH
TẠI TỈNH VĨNH LONG

CBHD: ThS. Võ Thanh Tuấn


Sinh viên: Trương Lê Phan
Mã số sinh viên: 19015060

Vĩnh Long - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN


Em tên là Trương Lê Phan sinh viên ngành Du lịch khóa 44 thuộc lớp đại học
Du lịch 2019 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Em xin cam đoan toàn
bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này là sản phẩm của em
và được hoàn thiện với sự trung thực dưới sự hướng dẫn tận tình khách quan của
Thầy Th.S. Võ Thanh Tuấn. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình
thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình.

Tất cả sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của sản phẩm nghiên cứu
này đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo.

Tác giả

Trương Lê Phan
ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Lữ hành
tại tỉnh Vĩnh Long” là nội dung mà em đã nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau
thời gian theo học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long Khoa Sư phạm
Kỹ thuật & Xã hội Nhân văn, Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận,
em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ Quý Thầy Cô, anh chị, gia đình và
bạn bè. Để luận văn thành công nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, khoa Sư phạm Kỹ thuật & Xã
hội Nhân văn đã tạo môi trường học tập và rèn luyện tốt, cung cấp cho em những kiến
thức và kỹ năng bổ ích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện khóa luận.

Thầy Th.S.Võ Thanh Tuấn là người thầy tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Thầy đã có những
trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.

Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên nhà trường
đã tạo cơ hội cho em được công tác tại trường để có những kiến thức, kinh nghiệm
trong thực tế để có thông tin hữu ích cho khóa luận.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện
tốt nhất để em có thể nỗ lực hoàn thành tốt bài nghiên cứu.

Tác giả khóa luận

Trương Lê Phan
iii

NHẬN XÉT CỦA GVHD

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SPKT VĨNH LONG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Long, ngày …. tháng …. năm 202

BẢN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP


I. THÔNG TIN CHUNG
Họ tên: Võ Thanh Tuấn, Học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Hướng dẫn sinh viên: Trương Lê Phan
Mã số sinh viên: 19015060 Ngành: Du lịch
Tên đề tài hướng dẫn: Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long.
II. NHẬN XÉT
1. Ưu điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Hạn chế:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
III. ĐÁNH GIÁ (Các đánh giá có điểm lẻ đến 0.1; điểm cuối cùng làm tròn đến 1
chữ số thập phân)
Điểm Điểm
TT Nội dung đánh giá tối đa đánh
giá
Hình thức trình bày quyển thuyết minh và bản vẽ (Theo
1 quy định của nhà trường, không có lỗi chính tả, ngắn gọn, 2.0
mạch lạc, xúc tích ...)
2 Ý thức và thái độ trong thực hiện đề tài. 1.0
iv

Khả năng và bản lĩnh xử lý, giải quyết vấn đề của sinh viên
3 1.0
trong thực hiện đề tài.
Thực hiện các nội dung của đề tài (Về nội dung chuyên
môn và khoa học cũng như về phương pháp nghiên cứu, xử
4 3.0
lý vấn đề của ĐA, KLTN có gì đúng, sai, có gì mới, mức độ
sáng tạo)
Mối liên hệ với những vấn đề liên quan (cơ sở lý thuyết và
5 1.0
các hướng nghiên cứu khác có liên quan)
Tính ứng dụng thực tiễn (phạm vi và mức độ ứng dụng,
6 2.0
triển vọng của đề tài, tính mới, tính sáng tạo ...)
Tổng số 10

IV. KẾT LUẬN:


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Th.S. Võ Thanh Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GVHD ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................vi
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
6. Lược sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................4
7. Kết cấu khóa luận ..................................................................................................6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................7
1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch, doanh nghiệp du lịch, chuyển đổi số
và quản lý doanh nghiệp ...........................................................................................7
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến Du lịch ................................................................. 7
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến doanh nghiệp lữ hành ....................................... 11
1.1.3. Khái niệm về chuyển đổi số ............................................................................ 13
1.1.4. Các định nghĩa về quản lý doanh nghiệp ........................................................ 15
1.1.5. Vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của Việt Nam ....................... 16
1.1.6. Vai trò của chuyển đổi số đối với du lịch Việt Nam ....................................... 19
1.1.7. Vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long .............. 20
1.1.8. Vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy sử phát triển du lịch tỉnh Vĩnh
Long .......................................................................................................................... 21
Tiểu kết chương 1. ...................................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG....................................23
2.1. Tổng quan tỉnh Vĩnh Long về chuyển đổi số .................................................23
2.1.1. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................................ 23
2.1.2. Thực trạng triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long .................. 27
2.1.3. Các công nghệ có thể áp dụng vào chuyển đổi số tại tỉnh Vĩnh Long ............ 31
2.2. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long ................................................................................................................32
2.2.1.Tình hình chung của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. ............... 32
2.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long ............................................................................ 35
2.2.3. Các kế hoạch đầu tư và hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Long đối với việc chuyển đổi số
tại các doanh nghiệp lữ hành ..................................................................................... 53
2.3. Đánh giá chung về việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số của các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. .......................................................................55
2.3.1. Thế mạnh của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh long ...................................................................................................... 55
2.3.2.Điểm yếu của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh long ........................................................................................................... 59
2.3.3. Cơ hội của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh long ........................................................................................................... 61
2.3.4. Thách Thức việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh long. .......................................................................................................... 64
Tiểu kết chương 2. ...................................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG....................................68
3.1 Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long. ...............................................................................................................68
3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 68
3.2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long ........................................................................72
3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược, nâng cao nhận thức và đào tạo về
chuyển đổi số cho cán bộ, nhân viên ........................................................................ 72
3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống quản lý thông minh ........... 75
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng Phát triển ứng dụng di động và trang web du lịch
chuyên nghiệp ........................................................................................................... 76
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường bảo mật thông tin và an toàn giao dịch trực tuyến
................................................................................................................................... 79
3.3. Đề xuất - Kiến nghị ..........................................................................................80
3.3.1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ................................................................... 81
3.3.2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ..................................................................... 81
3.3.3. Sở Thông tin và Truyền thông ........................................................................ 82
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1
Bảng câu hỏi khảo sát ...............................................................................................1
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


5G 5th Generation Mạng di động thế hệ thứ 5
AI Artificial intelligence Trí tuệ nhân tạo
AR Augmented Reality Thực tế ảo tăng cường
BĐKH - Biến đổi ký hậu
CAGR Compound Annual Growth Rate Tốc độ tăng trưởng kép
CĐS - Chuyển đổi số
CNS - Công nghệ số
CBCCVC - Cán bộ công chức viên chức
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
CSDL - Cơ sở dữ liệu
DN Doanh nghiệp
ĐBSCL - Đồng bằng sông Cửu Long
ESB Enterprise Service Bus Hệ thống kết nối trung tâm
Hệ thống công cụ tập hợp các
GIS Geographic Information Systems
quy trình
HBR Harvard Business Review Harvard Business Review
IOT Internet of Things Internet kết nốt vạn vật
IT Information Technology Công nghệ thông tin
LAN Local Area Network Mạng máy tính nội bộ
Local Government Service Hệ thống thông tin quy mô cấp
LGSP
Platform thấp
National Government Service Kết nối liên thông các hệ thống
NGSP
Platform thông tin
Chuyển đổi số trong doanh
SMEs Small and Medium Enterprise
nghiệp nhỏ
SSO Single Sign-On Trục xác thực
UBND - Ủy ban nhân dân
VR Virtual Reality Thực tế ảo
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng 2.1 Thống kê thị trường hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................33
Bảng 2.2: Thống kê tổng số lao động tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................34
Bảng 2.3: Thể hiện số năm hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................34
Bảng 2.4: Thống kê mức độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh
Long ..........................................................................................................................36
Bảng 2.5: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động kế toán ........................38
Bảng 2.6: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý nhân sự ..........39
Bảng 2.7: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý kho hàng ........40
Bảng 2.8:Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động hoạt động lưu trữ bảo mật
– an toàn thông tin .....................................................................................................40
Bảng 2.9: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động tương tác khách hàng bán lẻ .......42
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng CĐS trong kinh doanh đối tác .....................................43
Bảng 2.11: Mức độ sử dụng CĐS trong dịch vụ hậu mãi sau kết thúc Tour ............44
Bảng 2.12: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý nhân sự ......................................45
Bảng 2.13: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý kế toán .......................................46
Bảng 2.14: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Data khách hàng ........................47
Bảng 2.15: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Tour du lịch ...............................48
Bảng 2.16: Mức độ ứng dụng CNS trong an toàn thông tin ....................................50
Bảng 2.17: Mức độ ứng dụng CNS trong bán hàng – kinh doanh ............................51
Bảng 2.18: Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành sau khi áp dụng
CĐS ...........................................................................................................................52
Bảng 2.19: Đo lường hiệu quả doanh thu của doanh nghiệp lữ hành sau khi áp dụng
CĐS ...........................................................................................................................52
vii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phân bố thị trường của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long 33
Biểu đồ 2.2: Thể hiện số năm hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................35
Biểu đồ 2.3: Thống kê mức độ CĐS của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long .....37
Biểu đồ 2.4: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động kế toán ....................38
Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý nhân sự ......................39
Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động lưu trữ bảo mật – an toàn thông
tin ...............................................................................................................................41
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động tương tác khách hàng
bán lẻ .........................................................................................................................42
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong kinh doanh đối tác .......................43
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong dịch vụ hậu mãi sau kết thúc Tour
...................................................................................................................................44
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý nhân sự .......................46
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý kế toán........................47
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Data khách hàng ........48
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu ứng dụng CNS trong quản lý Tour du lịch.............................49
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu ứng dụng CNS trong an toàn thông tin ..................................50
Biểu đồ 2. 15: Cơ cấu ứng dụng CNS trong bán hàng – kinh doanh ........................51
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thế kỷ 21 - thế kỷ của các phát minh vĩ đại thể hiện trình độ văn minh đỉnh
cao của nhân loại. Hiện tại thế giới đã và đang thực hiện cuộc cách mạng lần thứ 4
(Cách mạng công nghiệp 4.0), cuộc cách mạng này mở ra một kỷ nguyên số nơi con
người được giải phóng bản thân ra khỏi nền kinh tế thủ công truyền thống và mở ra
thế giới mới về nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế này vận hành cốt lõi dựa vào mạng
lướt Internet kết nối vạn vật chuyển toàn bộ thông tin vào không gian lưu trữ và các
công cụ và thuật toán số. Hiện tại thế giới vẫn còn nằm trong giai đoạn chuyển giao
giữa nền kinh tế truyền thống và nền kinh số hóa. Vì vậy, trên thế giới các nước sớm
phát triển các công nghệ quản lý thông tin và nắm được thời cơ luôn đi đầu và lấy đó
làm lợi thế tiến sâu vào nền kinh tế số. Nếu muốn đi đầu trong thời đại mới việc
chuyển đổi số là vô cùng quan trọng và đó là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát
triển của thời đại hiện nay. Vừa qua Đại dịch Covid-19 đã làm bật tính tất yếu của xu
hướng này. Quy mô thị trường chuyển đổi kỹ thuật số toàn cầu được đánh giá là
608,72 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm (CAGR) là 23,1% từ năm 2022 đến năm 2030.1

Với vai trò là ngành công nghiệp xanh của thế giới ngành Du lịch đặc biệt là
du lịch lữ hành cũng đã và đang tham gia vào đường đua số hóa chính mình để bắt
kịp xu hướng tất yếu của thời đại phẳng. Tại Việt Nam, chuyển đổi số ngành du lịch
đã được thực hiện từ nhiều năm qua và được đẩy mạnh hơn trong giai đoạn mới. Có
nhiều ví dụ về việc áp dụng công nghệ số vào quản lý và kinh doanh du lịch của các
doanh nghiệp Việt Nam như: Công ty Du lịch AZA Travel đã chuyển sang mô hình
đào tạo trực tuyến cho các khóa học về kinh doanh du lịch; Lux Group đã số hóa toàn
bộ quy trình chuẩn của doanh nghiệp; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai
ứng dụng Du lịch Việt Nam An toàn để kiểm soát diễn biến dịch bệnh và phục vụ
khách du lịch.

1
Khánh Nguyễn 2022, Thị trường Chuyển đổi số tại ở một số quốc gia trên thế giới, Cục chuyển đổi số Quốc gia
2

Hòa chung sự phát triển tất yếu của ngành Du lịch nước nhà thì ngành Du lịch
địa phương cụ thể là tỉnh Vĩnh Long luôn bám sát quá trình chuyển đổi số của nước
nhà nhằm đổi mới phát huy các giá trị nội sinh. Đó là việc làm và là xu hướng tất yếu
trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế xanh như du lịch. Xác định bước trên
con đường đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà đóng vai trò hết sức quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ này.

Tại tỉnh Vĩnh Long có 13 doanh nghiệp lữ hành trong đó 11 doanh nghiệp lữ
hành nội địa và 2 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đây là tính hiệu khả quan khi trải qua
đại dịch Covid -19 các doanh nghiệp này vẫn đứng vững trong thị trường địa phương
đây là thành tích rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình chuyển đổi số trong các
doanh nghiệp lữ hành tại Vĩnh Long còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo báo
cáo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, hiện nay chỉ có 10% số doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và kinh
doanh du lịch. Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu sử dụng phương tiện truyền thống
như điện thoại, email, fax để liên lạc với khách hàng và đối tác. Nhận thấy những khó
khăn và thách thức đối với ngành Du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung và nội tại doanh
nghiệp lữ hành tỉnh nói riêng.

Với mong muốn tìm ra giải pháp thiết thực về chuyển đổi số trong Du lịch tỉnh
Vĩnh Long từ đó ứng dụng các công nghệ phù hợp vào trong quy trình làm việc của
các doanh nghiệp lữ hành tỉnh nhà nên tác giả thực hiện công trình nghiên cứu khoa
học với đề tài “Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Lữ hành
tại tỉnh Vĩnh Long” Thông qua đề tài nghiên cứu khoa học này góp phần vào sự phát
triển chung ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, nghiên cứu này giúp làm sở
khoa học cho những nghiên cứu sau với các góc nhìn sâu sắc, quan trọng hơn.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long" là nghiên cứu tình hình ứng dụng chuyển
đổi số và đánh giá hiệu quả của các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất các giải pháp ứng dụng chuyển đổi
3

số phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long nâng cao hiệu
quả kinh doanh và cạnh tranh trong thị trường ngành du lịch hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

3.1. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện
từ 28/03/2023 đến 28 tháng 6 năm 2023 tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành của tỉnh
Vĩnh Long.

3.2. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc đánh giá tình
hình ứng dụng chuyển đổi số và đề xuất các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số phù
hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh Long. Nghiên cứu sẽ đánh giá các ứng dụng và hệ thống quản lý, bao
gồm website, phần mềm, mạng xã hội, email, SMS, đặt phòng trực tuyến, thanh toán
trực tuyến và các giải pháp chuyển đổi số khác để tìm hiểu về tình hình ứng dụng
chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

Đánh giá thực trạng ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số phù hợp cho các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long cụ thể:

Nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp về website, phần mềm, mạng xã hội,
quảng cáo trực tuyến, đặt phòng và thanh toán trực tuyến, quản lý dữ liệu khách hàng,
quản lý tài chính và quản lý chất lượng dịch vụ phù hợp để cải thiện hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.
4

5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin: Tổng hợp và phân tích các số
liệu sơ cấp và thứ cấp và các báo cáo liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực du
lịch, cũng như các quy định, chính sách của nhà nước về chuyển đổi số trong doanh
nghiệp.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: tác giả tiến hành điều tra và thu thập dữ liệu
từ các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long thông qua phỏng vấn, khảo sát trực
tiếp và sử dụng các công cụ khác như bảng câu hỏi, tổng hợp và phân tích dữ liệu thu
thập từ bảng câu hỏi của tác giả từ tháng 28/03/2023 đến 28 tháng 6 năm 2023.

Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đặt ra kết quả mong đợi: Thứ nhất, kết quả
nghiên cứu có thể trở thành cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu về sau liên quan đến
vấn đề chuyển đổi số các doanh nghiệp lữ hành nói riêng và mở rộng ra là các doanh
nghiệp trong những lĩnh vực khác; Thứ hai, qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở xem
xét cho các doanh nghiệp trong thực tiễn về xây dựng chiến lược chuyển đổi số phù
hợp, là động lực giúp chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long; Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng có thể đề xuất một
số gợi ý giải pháp đối với các doanh nghiệp.

6. Lược sử vấn đề nghiên cứu

Trước đề tài nghiên cứu này có những nghiến cứu nổi bật về chuyển đổi số
trong du lịch như như:

1. Bùi Thanh Khoa và cộng sự (2021) nghiên cứu về “Ý định sử dụng ứng
dụng di động để lựa chọn dịch vụ du lịch của giới trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số” :
Kết quả nghiên cứu ngoài khẳng định lại kết quả của mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM) được đề xuất bởi Davis (1986), thì còn chỉ ra rằng tính cách đổi mới của du
khách là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tích cực đến quá trình chấp nhận lựa chọn khi
đi du lịch của du khách thế hệ Z. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp cho các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch khi xây dựng, hoặc sử dụng
các ứng dụng di động để quảng bá.
5

2. Lê Thị Hạnh (2022), “Chuyển đổi số thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng đào tạo luật ở Việt Nam – Thực tiễn và kinh nghiệm từ trường đại học luật
Hà Nội”: trong bài báo này tác giả đưa ra các khái niệm liên quan đến CĐS, mô hình
chuyển đổi số thư viện trong các cơ sở giáo dục đai học. Kèm theo đó, tác giả của bài
báo này đưa các nhận xét đánh giá và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển CĐS.

3. Lê Hữu Nghĩa, Đổ Thị Tố Oanh, Nguyễn Thị Mỹ Nhân (2021),“Chuyển đổi


số trong ngành du lịch Việt Nam”: Bài báo này xoáy sâu vào hệ thống các khái niệm
liên quan đến CĐS và đồng thời đưa ra các đánh giá nhận xét chung về CĐS Việt
Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng dự báo xu hướng phát triển du lịch lấy các giải pháp
CĐS làm nền tảng.

4. Võ Hữu Hòa (2021), “Chuyển đổi số của các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, dịch vụ tại Đà Nẵng hiện nay”: trong bài báo này tác giả đã đề cập đến các khai
niệm liên quan đến CĐS và tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số từ đó đưa ra đánh
giá chung về thực trạng CĐS ở doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng.

5. Vũ Thị Hường, Nguyễn Thị Huế (2019), “Ngành du lịch Việt Nam trong
bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0”: Ở nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về tác
động của cách mạnh công nghiệp 4.0 với ngành du lịch; Cơ hội và thách thức đối với
ngành du lịch Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, nghiên cứu
này đưa ra một số giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện
đại mới.

6. Phan Huy Xu và Nguyễn Tuyên Linh (2021), “Sử dụng công nghệ chuyển
đổi số cho ngành Du lịch Việt Nam”: Bài viết đề cập những khái niệm về chuyển đổi
số, phân tích thế mạnh của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp du lịch, trình bày tình
hình chuyển đổi số hiện nay, những mặt tích cực và những hạn chế về chuyển đổi số
của doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Bài viết nêu một vài giải pháp để đẩy mạnh
chuyển đổi số trong các doanh nghiệp du lịch nhằm phục hồi tăng trưởng du lịch và
đưa du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhìn chung, các đề tài đều có quan điểm chung là nghiên cứu về chuyển đổi
số trong hoạt động du lịch và dự báo xu hướng chuyển đổi số trong du lịch tại Việt
6

Nam bao gồm: tiện ích hỗ trợ du lịch thông minh trở nên phổ biến; tính cá nhân hoá
ngày càng được khuếch đại; bùng nổ nền kinh tế dịch vụ chia sẻ, nhiều nền tảng quản
lý tích hợp cho các doanh nghiệp lữ hành ra đời; làn sóng công việc mới tác động tích
cực và tiêu cực đến nguồn lực lao động; chiến lược tiếp thị điểm đến dựa vào người
dùng; điểm đến du lịch thông minh được đầu tư.

7. Kết cấu khóa luận

Nội dung khóa luận bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận: Nghiên cứu về cơ sở lý luận chung của đề tài gồm


các khái niệm, định nghĩa cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu làm nền tảng khoa
học giúp tiến sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long: Nghiên cứu về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Từ tình hình nghiên cứu thực tế làm cơ sở
khoa học để đề xuất các giải pháp và đánh giá tình hình ứng dụng chuyển đổi số trong
các doanh nghiệp lữ hành tại địa phương

Chương 3: Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long: Đề xuất các giải pháp thiết thực mang tính ứng dụng cao
trong hoạt động kinh doanh, quản lý của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.
7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch, doanh nghiệp du lịch, chuyển đổi số
và quản lý doanh nghiệp

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến Du lịch

1.1.1.1. Du lịch

Tiếp cận dưới góc độ nhu cầu: “Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục
đích kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm
được”.2

Nhìn từ góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.3

Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp: Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau:
Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở
tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.”4

2 Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
3
Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
4
Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
8

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của
cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn
một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”5

Tóm lại, du lịch là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận xuất phát từ tính chất
phong phú và sự phát triển của hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng
mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng các khái niệm đó một cách phù hợp.

1.1.1.2. Tài nguyên du lịch

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm
du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.6

1.1.1.3.Chương trình du lịch

Khái niệm về chương trình du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực
từ 01-01-2006, tại mục 13 Điều 4 giải thích từ ngữ: “Chương trình du lịch là lịch
trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách
du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”

1.1.1.4. Khách du lịch

“Là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở
thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục đích như nghỉ dưỡng,
tham quan, thăm viếng gia đình, tham gia hội nghị, tôn giáo, thể thao, ngoại trừ mục
đích đến để làm việc kiếm sống hoặc cư trú lâu dài”.

Theo Chương I, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến”

5
Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
6
Quốc hội 2017, Luật Du lịch 2017, Việt Nam
9

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại
trừ mục đích kiếm tiền”7

❖ Khách tham quan

Là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 giờ và không
lưu trú qua đêm với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du
lịch.

Trong công tác thống kê, người ta thường phân biệt khách du lịch với các loại
khách khác và các đối tượng không phải là khách du lịch

❖ Phân loại du khách

Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

Khách du lịch quốc tế

Chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam đã khái niệm khách du lịch quốc
tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.8

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch quốc tế là những người lưu trú
ít nhất là một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường
trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến”.9

❖ Khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:

- Khách du lịch quốc tế đến : Là người nước ngoài và người của một quốc gia
nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch. Loại khách này sử dụng ngoại

7
Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
8
Quốc hội 2017, Luật Du lịch 2017, Việt Nam
9
Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2005
10

tệ để mua hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: người Pháp và Việt kiều Pháp vào Việt Nam du
lịch.

- Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài: Là công dân của một quốc gia và người
nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch. Ví dụ: người Việt
Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch đến nước khác (Mỹ, Thái
Lan...)

❖ Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nơi đến
của họ cũng chính là nước mà họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt với
những người lữ hành trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và
thời gian chuyến đi (tùy theo chuẩn mực từng quốc gia).

Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở thường xuyên
của họ ít nhất 50 dặm, tức khoảng 80km (tính trên một chiều) với những mục đích
khác nhau ngoài việc đi làm hằng ngày.

Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư
trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục
đích: giải trí, sức khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình thức.

Theo chương V, Điều 34 Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là
công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới: “Khách du lịch nội địa là người đang sống
trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư
trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá
một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến”.

Mặc dù có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch, khách du lịch quốc
tế, khách du lịch nội địa, song xét một cách tổng quát chúng đều có một số điểm
chung nổi bật như sau:
11

Khách du lịch phải là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (ở đây
tiêu chí quốc tịch không quan trọng, mà là tiêu chí nơi cư trú thường xuyên).

Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích
lao động để được kiếm tiền ở nơi đến.

Thời gian lưu lại ít nhất là 24 giờ (có nghỉ qua đêm), nhưng không được quá
một năm (có quốc gia qui định ngắn hơn). Như vậy, những người lưu lại trong ngày
chỉ được thống kê là khách tham quan đối với nơi đến.

1.1.2. Các khái niệm liên quan đến doanh nghiệp lữ hành

1.1.2.1. Doanh nghiệp lữ hành

Theo Edgar Robger: “Doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sản xuất, gián
tiếp hay trực tiếp bán các loại dịch vụ, đáp ứng các loại thông tin, làm tư vấn cho du
khách khi lựa chọn các loại dịch vụ ấy”.10

A-Policeman cho rằng: “Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một tổ chức
có đủ tư cách pháp nhân, được quản lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi
nhuận thương mại thông qua việc tổ chức tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại
dịch vụ, hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du lịch hưởng hoa hồng cũng như
bán các loại dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du lịch đó”.11

Gunter W. Eric đưa ra định nghĩa sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh
nghiệp cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên quan đến việc tổ chức, chuẩn
bị một hành trình du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết về mặt nghề nghiệp
(thông qua hình thức thông tin tư vấn) hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của các
khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ
thực hiện một hành trình du lịch”.12

Acen Georgiev nói: “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ chức và
bán cho những dân cư địa phương hoặc không phải là dân cư địa phương (nơi doanh

10 Giáo trình Nghiệp vụ Lữ hành 2021, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
11 Giáo trình Nghiệp vụ Lữ hành 2021, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
12 Giáo trình Nghiệp vụ Lữ hành 2021, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
12

nghiệp đăng ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá nhân có kèm theo những
dịch vụ lưu trú cũng như các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến chuyến đi du
lịch; Làm môi giới bán các hành trình du lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản
xuất bởi các doanh nghiệp khác”.13

Tóm lại: Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị kinh doanh thông qua việc sắp xếp
các dịch vụ du lịch riêng lẻ như vận chuyển du khách, bố trí nơi lưu trú, kinh doanh
ăn uống, tổ chức tham quan, hoạt động vui chơi giải trí,...tổng hợp thành một sản
phẩm chương trình du lịch hoàn chỉnh và được giới thiệu tới khách hàng có nhu cầu
thông qua mạng lưới đại lý du lịch bán trực tiếp

1.1.2.2. Công ty du lịch

Công ty du lịch lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh
chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch
trọn gói cho du khách.

Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán
sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh
doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên
cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.

1.1.2.3. Đại lý du lịch

Đại lý du lịch : là đơn vị được thành lập có chức năng kinh doanh, bán các
chương trình du lịch của doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin và tư vấn cho
khách du lịch của doanh nghiệp để lấy hoa hồng từ việc phải lên kế hoạch và sắp xếp
lịch trình du lịch của họ, từ mua gói tour đến đặt vé máy bay và khách sạn.

13 Giáo trình Nghiệp vụ Lữ hành 2021, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
13

1.1.3. Khái niệm về chuyển đổi số

1.1.3.1. Chuyển đổi số

Theo trang Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho
các chuyên gia CNTT, khái niệm chuyển đổi số là “cách sử dụng công nghệ để thực
hiện lại quy trình sao cho hiệu quả hơn”14

Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức
tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” 15

Theo FPT: “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình
truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn
(Big Data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây (iCloud)… thay đổi phương
thức điều hành, lãnh đạo quy trình làm việc, văn hóa công ty”. 16

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận
được nhiều khách hàng… Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh doanh nghiệp
được nâng cao” .

Vậy chuyển đổi số có thể hiểu theo nghĩa sau: Chuyển đổi số là sự chuyển đổi
sâu sắc về phương thức kinh doanh, quản lý, điều khiển truyền thống sang phương
thức hiện đại nhằm nâng cao doanh thu và giá trị mới cho doanh nghiệp.

1.1.3.2. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT (Information Technology) là thuật ngữ
bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và
xử lý dữ liệu cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin.

14 Tech Republic – Tạp chí trực tuyến, cộng đồng xã hội dành cho các chuyên gia CNTT
15 https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-gi
16 https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-gi
14

1.1.3.3. E-commerce

E-commerce (viết tắt của electronic commerce) còn được biết đến với tên gọi
thương mại điện tử. Đây là quá trình phân phối hàng hóa, mua hoặc bán các sản phẩm
trực tuyến Mô hình E-commerce cho phép người sử dụng trao đổi đa dạng các loại
sản phẩm trên thị trường

1.1.3.4. Mạng lưới IoT

Mạng lưới IoT là viết tắt của Internet of Things có nghĩa là Internet vạn vật.
Hay cụ thể hơn nữa là mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là mạng lưới thiết bị
kết nối Internet. Đây là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được
gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh”), phòng ốc và các trang thiết bị khác
được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng
với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền
tải dữ liệu.

1.1.3.5. Big Data

Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các
phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý
dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý.

1.1.3.6. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy
chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng
Internet.

1.1.3.7. Kinh doanh số

Kinh doanh số là quá trình áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào việc tạo ra quy
trình, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mới. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là quá trình
áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp,
15

từ việc phát triển sản phẩm, quản lý nhân sự, quản lý tài chính cho đến việc tiếp thị
và bán hàng. 17

1.1.3.8. Quy trình số


Quy trình số là các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ
liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối
ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo
cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình
kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp .18

1.1.4. Các định nghĩa về quản lý doanh nghiệp

1.1.4.1. Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh có thể hiểu theo nghĩa sau: Chiến lược kinh doanh là
một tập hợp các động thái và hành động cạnh tranh mà doanh nghiệp sử dụng để thu
hút khách hàng, cạnh tranh thành công, tăng cường hiệu suất và đạt được các mục
tiêu của tổ chức. Nó vạch ra cách thức kinh doanh nên được tiến hành để đạt được
những mục đích mong muốn.19

Một số định nghĩa khác cho chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh là tập hợp các kế hoạch, hành động và mục tiêu rõ ràng.
Nhằm vạch ra cách thức một doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong một thị trường cụ thể
hoặc các thị trường.

Chiến lược kinh doanh là một bản phác thảo các hành động và quyết định mà
một công ty có kế hoạch thực hiện để đạt được các mục tiêu và mục tiêu của mình.
Nhằm xác định những gì công ty cần làm để đạt được mục tiêu của mình.

17 PACE Institute of Management. (n.d.). Kinh doanh số là gì? Tầm quan trọng của kinh doanh số.
18
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (n.d.). Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số - Giai đoạn 2021-2025.
19
Unica.vn. Trong bài viết “Chiến lược kinh doanh là gì?
16

1.1.4.2. Quản lý tài nguyên

Theo PMBOK (Project Management Body of Knowledge - cuốn “kinh thánh”


về kiến thức quản lý cho các cấp lãnh đạo), quản trị tài nguyên được định nghĩa là
hoạt động xác định các nguồn lực cần thiết (con người, công cụ, nguyên vật liệu…)
và phân bổ chúng hợp lý để hoàn thành dự án hiệu quả

1.1.4.3. Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc
doanh nghiệp. Việc quản lý nhân sự bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục
tiêu làm việc. Nhà lãnh đạo hay người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách
nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được
mục tiêu kinh doanh

1.1.4.4. Quản trị tài chính

Quản trị tài chính hay còn được gọi là quản lý tài chính. Hiểu một cách đơn
giản, quản lý (quản trị) tài chính là quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Bao gồm
nguồn vốn tiền mặt, tài sản và các quan hệ tài chính như khoản phải thu, khoản nợ
cần trả… nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.1.5. Vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của Việt Nam
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC… đều
chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động
của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó
là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian
dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo
cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… những
điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp
được nâng cao.
17

❖ Đối với Chính phủ


Chuyển đối số sử dụng dữ liệu và hệ thống công nghệ số nhằm thay đổi trải nghiệm
người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Việc thay đổi hệ thống
công nghệ cũng làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình và phương thức hoạt động của bộ
máy cơ quan nhà nước. nghiệm người sử dụng với các dịch vụ công do Nhà nước
cung cấp
Chuyển đổi số cũng đang dần thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo,
những người đứng đầu các quốc gia, tổ chức, có khả năng quyết định hướng đi và
sự thành công của quốc gia và tổ chức. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã đầu
tư rất nhiều vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho quá trình
chuyển đổi số trước những lợi ích mà nó đem lại. Chính phủ các nước dần ứng
dụng chuyển đổi số vào công tác xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”.
Đồng thời cũng đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp áp
dụng những thành tựu của chuyển đổi số vào quá trình vận hành kinh doanh doanh
nghiệp. Đối với hoạt động nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, các bộ máy chính quyền
của nhiều quốc gia đã ngay lập tức áp dụng chuyển đổi số khi nhận thức được tầm
quan trọng của nó.
Trước xu hướng đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang từng bước áp dụng vào
công tác quản lý và xây dựng chính phủ điện tử với các chính sách – pháp luật đang
được sửa đổi nhằm có hệ thống pháp lý phù hợp với xu hướng hiện nay. Bên cạnh
đó, Chính phủ Việt Nam còn khuyến khích các ngành/nghề, doanh nghiệp áp dụng
chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, như: Chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi
số trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, trong công tác
truyền thông,…
Tuy vậy, Chính phủ cũng cần phải hoạch định lại các chiến lược chuyển đổi
số quốc gia cho phù hợp và nhất quán nhằm định hướng phát triển kinh tế – xã hội
số. Trên cơ sở đó, xây dựng các chiến lược chuyển đổi số trong từng ngành, từng
lĩnh vực, từng doanh nghiệp,… đảm bảo quá trình công nghiệp hóa, chuyển đổi hóa
và tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó các cơ quan nhà nước – doanh nghiệp – trường
đại học, viện nghiên cứu giữ vai trò nòng cốt.
18

❖ Đối với doanh nghiệp


Có thể thấy rõ, chuyển đổi số mang rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp,
như:
– Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban trong doanh nghiệp: Khi ứng
dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp
được kết nối với một nền tảng hệ thống công nghệ đồng nhất. Mỗi phòng ban vẫn
có các phần mềm riêng để phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn có thể
giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ. Điều này sẽ
giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra,
giúp cho sự vận hành trong doanh nghiệp không bị tắc nghẽn không rõ nguyên
nhân, gây tác động xấu đến doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ,
lượng hàng bán được giảm sút,…
– Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp:
Tham gia quá trình chuyển đổi số, CEO của doanh nghiệp sẽ có thể chủ động và
dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp, như: nhân viên ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, khách hàng tìm hiểu
sản phẩm sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, điều này sẽ
giúp giảm sự chậm trễ, giúp CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn
so với trước đó.
– Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai
thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công
việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp
không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có
thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan
trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng
công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần,
cuối tháng hoặc cuối quý.
– Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa
sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng.
Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác
trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh
19

nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương
tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…
Những lợi ích dễ dàng nhận biết nhất của chuyển đổi số với doanh nghiệp
đó là giảm chi phí vận hành, tiếp cận khách hàng trong thời gian dài, lãnh đạo dễ
dàng báo cáo kịp thời và tối ưu hóa được năng suất công việc cho nhân viên…
Những điều này làm tăng tính hiệu quả cũng như sự cạnh tranh tổ chức, doanh
nghiệp được nâng cao.
10 lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp
Chuyển đổi số tạo cơ hội kết hợp các phương pháp thực hành và cách thức
thực hiện để tạo ra các kỹ thuật, kỹ năng và nguồn thu nhập mới. Dưới đây là một
số lợi ích chính của nó:
1. Làm giảm chi phí nhờ tiết kiệm thời gian trong các quy trình.
2. Phân cấp sản xuất bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và liên
lạc từ xa.
3. Cải thiện hiệu quả hoạt động và năng suất.
4. Mở ra cánh cửa cho các cơ hội kinh doanh và doanh thu mới, cho phép tạo ra
các sản phẩm và dịch vụ mới
5. Làm tăng tốc độ phản ứng với những thay đổi của nhu cầu trên thị trường
6. Tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho công ty bằng cách nâng cao chất lượng của các
sản phẩm được sản xuất
7. Thúc đẩy văn hóa đổi mới, chuẩn bị cho công ty để lường trước bất kỳ sự gián
đoạn nào
8. Cải thiện sự tích hợp và hợp tác nội bộ bằng cách tạo điều kiện giao tiếp giữa
các bộ phận
9. Hỗ trợ cho việc ra quyết định bằng cách đào sâu phân tích dữ liệu (Big Data)
10. Thu hút tài năng mới, thúc đẩy sự công nhận của các hệ thống và đánh thức sự
quan tâm của các chuyên gia chuyên ngành

1.1.6. Vai trò của chuyển đổi số đối với du lịch Việt Nam

Chuyển đổi số đang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Dưới đây là một số cách mà chuyển đổi số đã
góp phần tạo nên những thay đổi lớn đối với du lịch Việt Nam:
20

- Cải thiện hạ tầng thông tin du lịch: Thông qua việc chuyển đổi số, hạ tầng
thông tin và dữ liệu về du lịch Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, giúp việc quảng
bá và tiếp thị du lịch trở nên dễ dàng hơn
- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng: Với sự phổ biến của internet và thiết
bị di động, chuyển đổi số đã giúp ngành du lịch Việt Nam mở rộng phạm vi tiếp cận
khách hàng, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới
- Tăng cường trải nghiệm khách hàng: Công nghệ số đã giúp nâng cao trải
nghiệm của du khách khi tham quan Việt Nam. Điển hình là việc sử dụng ứng dụng
di động và trí tuệ nhân tạo để cung cấp thông tin, hướng dẫn và dịch vụ du lịch cá
nhân hóa
- Đẩy mạnh quy mô kinh doanh du lịch trực tuyến: Chuyển đổi số đã tạo ra
nhiều cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam trong việc phát triển thương mại điện tử,
giúp quy mô kinh doanh của ngành du lịch trực tuyến tăng lên đáng kể.

1.1.7. Vai trò của chuyển đổi số đối với sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long
Chuyển đổi số đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung và vô cùng
quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều công nghệ mới ra đời song song đó là sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ thông tin truyền thông và internet, chuyển đổi số đã
và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển và cải thiện hiệu quả quản lý, sản xuất, đổi mới
quy trình tiết kiệm thời gian và giải phóng sức long động tạo tiền nâng cao chất lượng
cuộc sống nói chung và cho môi trường doanh nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh hiện
nay Vĩnh Long là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để nghiên
cứu và phát triển các công nghệ số và ứng dụng và tiến trình chuyển đổi số vào mọi
mặt của đời sống xã hội.

Theo tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thì theo tác giả vai trò của chuyển đổi
số hết sức quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tỉnh nhà với các vai trò
lớn sau đây:

- Vai trò thứ nhất, chuyển đổi số có vai trò hỗ trợ tăng cường sự liên kết, kết
nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và các cấp chính quyền trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long. Bằng phương tiện công nghệ thông tin, internet và các công nghệ
21

mới như: IoT, trí tuệ nhân tạo, Big Data,... và mới đây nhất là mạng 5G, nhờ đó mà
các tổ chức, cá nhân có thể giao tiếp, kết nối và chia sẻ dữ liệu, thông tin của các cá
nhân, tổ chức một cách hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện hơn gấp nhiều lần so với
trước đây. Điều này giúp tăng cải thiện hiệu quả của các hoạt động sản xuất, mua bán,
kinh doanh, dịch vụ và quản lý hành chính trong các cơ quan và doanh nghiệp trong
địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

- Vai trò thứ hai, việc chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh
nghiệp và cá nhân. Từ việc áp dụng các giải pháp số hiện đại các cá nhân, tổ chức
doanh nghiệp có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh như quảng cáo, quảng
bá và đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng qua đó làm mới và khẳng định lại thương
hiệu của cá nhân và doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc chuyển đổi số sẽ tạo
ra rất nhiều cơ hội việc làm đối với người lao động trong địa bàn tỉnh nói riêng và thu
hút cả nguồn lao động ở các tỉnh thành lân cận nói chung.

- Thứ ba, chuyển đổi số góp phần nâng tầm chất lượng cuộc sống của người
dân tỉnh Vĩnh Long nhờ vào việc áp dụng đúng đắn các giải pháp công nghệ số và
các lĩnh vực phục vụ đời sống như: Du lịch, Thương mại, Y tế, giáo dục đào tạo,...
Bên cạnh đó, việc áp dụng các công nghệ số hóa thay thế các phương thức truyền
trong lỗi thời giúp đời sống người dân trở nên thuận tiện mọi việc như chuyển tiền,
thanh toán hóa đơn, mua hàng, thủ tục giấy tờ trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm được nhiều thời gian hơn so với trước đây.

Ngoài các vai trò quan trọng tác giả đề cập ở trên thì chuyển đổi số giúp nâng
cao và tăng cường tính minh bạch, công bằng chống quan liêu, giúp kiện toàn hệ
thống chính trị địa phương và các cấp cơ sở. Nhờ vào các giải pháp chuyển đổi số và
quy trình làm việc ở các cơ quan chính quyền trở nên tinh gọn dễ tiếp cận người dân
và giải phóng sức lao động cho cán bộ công nhân viên. Từ đó, giúp đời sống nhân
dân cải thiện tốt hơn và là vai trò to lớn trong việc phát triển Du lịch tỉnh Vĩnh Long.

1.1.8. Vai trò của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy sử phát triển du lịch tỉnh
Vĩnh Long

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
cầu, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng trong mọi lĩnh vực, trong đó có ngành du
22

lịch. Đặc biệt, ở Việt Nam, việc chuyển đổi số trong ngành du lịch không chỉ đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn góp phần nâng cao
hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Trong số các địa phương,
tỉnh Vĩnh Long - nơi nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch sinh thái và văn hóa - đã
nhận ra tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và đang tích cực áp dụng công nghệ
để cải tiến và phát triển ngành du lịch của mình. Chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội
để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tại tỉnh Vĩnh Long. Dưới đây là một số
lợi ích chính:
Nâng cao khả năng tiếp thị và quảng bá: Thông qua việc chuyển đổi số,
Vĩnh Long có thể quảng bá các địa điểm du lịch, sự kiện, và trải nghiệm du lịch một
cách hiệu quả hơn trên các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web du lịch, và
ứng dụng di động.
Cải thiện trải nghiệm du khách: Công nghệ số cho phép cung cấp dịch vụ
du lịch tốt hơn và cá nhân hóa hơn cho du khách. Điều này có thể bao gồm việc cung
cấp thông tin du lịch trực tuyến, hỗ trợ đặt tour và đặt phòng trực tuyến, và cung cấp
hướng dẫn du lịch tương tác.
Tối ưu hóa quản lý du lịch: Công nghệ số cũng giúp cải thiện việc quản lý
và điều hành du lịch tại Vĩnh Long. Ví dụ, việc thu thập và phân tích dữ liệu số có
thể giúp lãnh đạo du lịch hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của du khách, cung cấp
thông tin quan trọng để lên kế hoạch và đưa ra quyết định.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Chuyển đổi số cũng giúp thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long. Khi lượng khách du lịch tăng lên nhờ khả năng tiếp
thị trực tuyến hiệu quả hơn, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế ở địa phương.

Tiểu kết chương 1.

Chương 1 đã dùng phương pháp nghiên cứu lý thuyết tìm hiểu và phân tích
các tài liệu, nghiên cứu, Internet, báo cáo liên quan đến chuyển đổi số trong lĩnh vực
du lịch, cũng như các quy định, chính sách của nhà nước về chuyển đổi số trong doanh
nghiệp để hoàn thiện hệ thống lý thuyết làm cơ sở lý luận trong xuyên suốt đề tài
nhằm hướng đến hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục đích nghiên cứu ban đầu đã
đề ra.
23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC


DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

2.1. Tổng quan tỉnh Vĩnh Long về chuyển đổi số

2.1.1. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu
và ở trung tâm khu vực ĐBSCL, vị trí giáp giới như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
- Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;
- Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;
- Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ.

Tọa độ địa lý tỉnh Vĩnh Long 9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ


104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.

Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ,
Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh
Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).

Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiệp
118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiệp 33.050,5ha, chiếm 21,74%. Trong
đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự
nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha,
chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.

2.1.1.2. Dân số - lao động.

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 là 1.029,02 người (nam 506.97 nữ
522,05; thành thị 173.720, nông thôn 866.780, chiếm 6,8% dân số vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số 684 người/km2; thành phố
Vĩnh Long có mật độ dân số cao nhất với 2.934 người /km2; thấp nhất là huyện Trà
24

Ôn với 509 người/km2. Người Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác chiếm
2,7% (người Khmer 21.820 người, chiếm gần 2,1%, người Hoa 4.879 người và các
dân tộc khác 216 người). Người Kinh phân bố đều ở các nơi; người Khmer sống tập
trung ở 48 ấp, 10 xã và 01 thị trấn thuộc 04 huyện Trà Ôn, Tam Bình, thị xã Bình
Minh, Vũng Liêm; người Hoa tập trung ở thành phố Vĩnh Long và các thị trấn.

Lao động từ 15 tuổi trở lên 630.195 người (nam 338.081, nữ 292.024; thành
thị 87.514, nông thôn 542.940). Lao động từ 15 tuổi đang làm việc 613.045 người
(thành thị 89.902 lao động, nông thôn 523.143 lao động); nhà nước 30.983 người
(5.05%), ngoài nhà nước 566.020 người (92,33%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
16.042 người (2,62%).

2.1.1.3. Địa hình

Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao trình khá
thấp so với mực nước biển (cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích
tự nhiên), toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao
trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa
hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông
Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Nhìn chung, địa thế của
tỉnh trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam, chịu ảnh
hưởng của nước mặn, lũ không lớn, có thể chia ra 3 cấp như sau:

- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu,
sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng
đất giồng gò của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn.

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu
là đất 2-3 vụ lúa cao sản với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao, trong đó
vùng phía Bắc quốc lộ 1A l chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm.

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp
trũng, ngập sâu.
25

Với điều kiện địa hình này, trong tương lai khi BĐKH toàn cầu sẽ ảnh hưởng
đến khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, BĐKH với kịch bản
mực nước biển dâng 1m, qua tính toán sẽ có các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn bị ảnh
hưởng do nhiễm mặn và có khoảng 606 km2 (gần 40% diện tích) đất ở khu vực trung
tâm tỉnh bị ngập, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hoạt động nuôi trồng và đánh
bắt thuỷ sản, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, các công trình
xây dựng, nhà cửa,..); ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và môi trường
sinh thái, ĐDSH của địa phương.

2.1.1.4. Thời tiết - khí hậu - thủy văn

Thời tiết - khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm
nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của tỉnh Vĩnh Long qua các năm biến động từ
27,3 – 28,4 0C. Nhiệt độ trung bình các tháng xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều
năm từ 0,4-1,0oC. Nhiệt độ cao nhất là 36,9oC, thấp nhất là 17,7oC và biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm bình quân là 7,30oC.

Bức xạ trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày
là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình
quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Nhiệt độ và bức xạ dồi dào là điều kiện cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt

- Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, trong tháng 9, độ ẩm đạt cao nhất là
90% và tháng thấp nhất là 74% (tháng 3,4).

- Số ngày mưa bình quân trong năm là 100 – 115 ngày với lượng mưa trung
bình 1.300 – 1.690 mm/năm. Lượng mưa ở mùa khô xấp xỉ và cao hơn trung bình
nhiều năm nhưng lượng mưa mùa mưa lại xấp xỉ và thấp hơn trung bình nhiều năm.
Nhìn chung, trong các tháng mùa mưa, lượng mưa tháng ở hầu hết các nơi trong tỉnh
chỉ từ 35 - 50%, thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
26

Tỉnh Vĩnh Long qua các năm không có các dạng khí hậu cực đoan mặc dù ở
một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh vào mùa mưa hoặc mưa trái mùa
trên diện rộng, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới biển Đông gây mưa nhiều ngày.

Thuỷ văn: tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông thông qua 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu cùng với sông Măng
Thít và hệ thống kênh rạch. Cụ thể:

- Sông Cổ Chiên là nhánh của sông Tiền, có chiều dài 90km, đoạn đi qua Vĩnh
Long mặt cắt sông rộng trung bình 1.700m, độ sâu 7 – 10m, lưu lượng dao động từ
1.814 – 19.540m3/s.

- Sông Hậu là nhánh lớn thứ hai của sông Mê Kông chảy qua địa phận Việt
Nam với chiều dài khoảng 75km, lưu lượng bình quân dao động từ 1.154 –
12.434m3/s.

- Sông Măng Thít nối sông Tiền và sông Hậu, cửa sông ở phía sông Tiền lớn
hơn phía sông Hậu. Do tác động của triều cường từ sông Cổ Chiên và sông Hậu, sông
Mang Thít chảy theo hai chiều nước vào và ra ở hai cửa sông, cụ thể khi triều cường
lên nước chảy vào từ hai cửa sông Quới An và Trà Ôn; khi triều cường xuống nước
sông chảy ra từ 2 cửa trên, vùng giáp nước 2 chiều là cửa Ba Kè (ngã ba Thầy Hạnh)
cách sông Hậu 17km. Sông Măng Thít không bị ảnh hưởng mặn nên có nước ngọt
quanh năm, thuận lợi cho quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt
của nhân dân địa phương. Tuy nhiên do cao trình đất ở vùng phía Bắc sông Măng
Thít thấp trũng nên vấn đề thoát nước sẽ khó hơn.

Mực nước và biên độ triều trên các sông khá cao, cường độ triều truyền mạnh,
vào mùa lũ biên độ triều khoảng 70 - 90 cm và vào mùa khô, biên độ triều dao động
114 – 140cm, kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng nên có khả năng tưới tiêu
tự chảy tốt, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm
canh tăng vụ và thích hợp cho đa dạng sinh học tự nhiên phát triển. Tuy nhiên, do
lượng mưa chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ khu vực
27

thượng nguồn của sông Mê Kông tạo nên những khu vực bị ngập úng cục bộ, ảnh
hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người
dân và môi trường sinh thái khu vực.

2.1.2. Thực trạng triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.1.2.1. Về nhận thức, thể chế, môi trường pháp lý

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, thời gian qua tỉnh
Vĩnh Long đã ban hành một số văn bản quan trọng để làm nền tảng pháp lý triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, nổi bật như: Quy hoạch phát triển
Công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động
giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch hành động số 40/KH-
UBND, ngày của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số
17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết
số 19-NQ/TU, ngày 26/5/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ về phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm
2030; Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND, ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Long
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo
đảm an toàn thông tin mạng tin học diện rộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ban hành
kèm theo Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND ngày 29/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh
Long; Kế hoạch số 37/KH-UBND, ngày 29/6/2020 của UBND tỉnh về Phát triển
doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 và định
hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 20/8/2020 của UBND tỉnh
về triển khai “Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 -2025 và định hướng đến năm
2030;…. Nhờ đó, các chương trình, dự án, nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin
luôn được triển khai thuận lợi.
28

2.1.2.2. Về hạ tầng nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin

a) Hạ tầng công nghệ thông tin

Mạng diện rộng của tỉnh đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã, hoạt động ổn định thông suốt; 100% sở, ban, ngành, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã có xây dựng hệ thống mạng LAN kết nối mạng WAN của tỉnh,
tỷ lệ máy tính kết nối Internet đạt 98% (trừ máy tính soạn thảo văn bản mật). Tỷ lệ
máy tính/CBCC sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện đạt 100%, UBND cấp
xã đạt trên 95% (79% đáp ứng yêu cầu sử dụng trong triển khai chính quyền số). Tỷ
lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt virus đạt 100%; hệ thống đảm bảo an toàn
thông tin (tường lửa) được triển khai cho 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện,
cấp xã.

Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh vận hành ổn định, gồm các hệ thống: hệ thống
giám sát mạng, thiết bị mạng; các cổng/trang của các sở, ban, ngành trong tỉnh,
UBND cấp xã; hệ thống thư điện tử của tỉnh; Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin
một cửa điện tử; phần mềm đăng ký kinh doanh; các CSDL dùng chung của tỉnh và
các ứng dụng trong thí điểm dịch vụ đô thị thông minh. Trong đó, kết nối mạng hệ
thống mạng Chính phủ qua đường truyền số liệu chuyên dùng 1000Mbps; publish
các ứng dụng của tỉnh ra internet qua 02 đường truyền cáp quang 100Mbps; có 07
đường truyền cáp quang 70Mbps phục vụ cho người dùng trên mạng WAN truy cập
Internet.

Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cáp tỉnh LGSP giai đoạn 1 đã được hoàn
thiện, đưa vào vận hành, gồm: Trục tích hợp, trục kết nối ESB; Trục xác thực dữ liệu
(Identity Management) và đã kết nối với nền tảng NGSP; hoàn thành kết nối VNPost
để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch
vụ bưu chính công ích; đang thực hiện kết nối hệ thống thanh toán trực tuyến với
Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Trục xác thực (SSO) đã kết nối các ứng dụng dùng chung: hệ thống thư điện
tử của tỉnh, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, hệ thống
trang thông tin điện tử, hệ thống hỗ trợ tham gia cộng đồng, tra cứu thông tin GIS cơ
29

bản, cơ sở dữ liệu an toàn vệ sinh thực phẩm và một số dịch vụ trong triển khai thí
điểm đô thị thông minh.

b) Hạ tầng bưu chính, viễn thông

Hạ tầng bưu chính, viễn thông tiếp tục được đầu tư phát triển, các điểm phục
vụ về bưu chính được phân bổ đều các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm
tạo thuận lợi cho giao dịch phục vụ người dân; Tổng số thuê bao điện thoại toàn mạng
ước đạt 998.751 thuê bao tăng 117 % so với năm 2015, tỷ lệ dân số sử dụng điện
thoại: 98 máy/100 dân (trong đó điện thoại cố định là 23.256 thuê bao; điện thoại di
động là 975.495 thuê bao); Số thuê bao Internet ước đạt 138.985 thuê bao, tăng 268%
so với năm 2015.

Hệ thống truyền thanh cơ sở được quan tâm và đầu tư: 8 đài truyền thanh
huyện, thị xã, thành phố với 11 máy phát FM, 65 Amply tăng âm truyền thanh, 1511
loa truyền thanh không dây và 1437 loa truyền thanh có dây, đảm bảo mỗi khóm ấp
có từ 1 cụm loa trở lên kịp thời thông tin tuyên truyền đến người dân những chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các thông tin thiết yếu khác….

2.1.2.3. Về ứng dụng CNTT phát triển kinh tế xã hội

Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý của
ngành y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân được đầu tư mạnh mẽ, hầu hết các bệnh
viện, trung tâm y tế đều đã đưa vào sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện, hệ thống
hội chẩn từ xa phục vụ tốt cho công tác hỗ trợ của các bệnh viện tuyến trên cho các
bệnh viện tuyến dưới, đồng thời đáp ứng tốt cho yêu cầu đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm điều trị cho đội ngũ kế
cận.

Tỉnh đã hỗ trợ phát triển 8 website thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh; xây dựng trang Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương
hỗ trợ cung cấp thông tin doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, tạo cơ hội giao thương,
thực hiện các giao dịch qua mạng Internet thông qua Sàn giao dịch thương mại điện
tử của tỉnh, thực hiện giới thiệu lên Sàn thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm của
tỉnh, hỗ trợ cung cấp thông tin, các chương trình xúc tiến thương mại cho doanh
30

nghiệp, cập nhật dữ liệu,... Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành Công Thương
Vĩnh Long đã đi vào hoạt động đến nay đã có hơn 150 doanh nghiệp tham gia, giới
thiệu hơn 660 sản phẩm, giúp cho các đối tác trong và ngoài nước tìm kiếm thông tin
về doanh nghiệp và sản phẩm được dễ dàng. Tạo một môi trường kinh doanh trực
tuyến lành mạnh, giúp doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực sản xuất kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, cung cấp các thông tin thương mại, bản tin xuất nhập khẩu,…

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng thư điện tử trong hoạt động
giao dịch và trao đổi thông tin; đa số doanh nghiệp có trang thông tin điện tử riêng,
cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm, mua bán và trao đổi các
dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; ứng dụng các
phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh.

Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại
điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, trong đó, các
siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng
thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; các đơn vị
cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh chấp nhận
thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua phương tiện điện tử; cơ sở kinh doanh
trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát
triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực đấu thầu qua mạng: Đến nay, việc đăng tải thông tin trong đấu
thầu, thông tin nhà thầu, nhà đầu tư đã được các chủ đầu tư của tỉnh, các bên mời thầu
thực hiện đúng theo các quy định hiện hành về đấu thầu; 100% các gói thầu áp dụng
hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh
đã được đăng tải thông tin mời thầu trên Báo Đấu thầu theo quy định; tỷ lệ hồ sơ thực
hiện đấu thầu qua mạng tăng lên đáng kể.

2.1.2.4. Về nhân lực CNTT

Tổng số CBCC chuyên trách, phụ trách CNTT của tỉnh 197 người; Tỷ lệ
CBCCVC của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT
cơ bản trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng
31

chỉ tin học ứng dụng A, B đã cấp đạt 100%. 100% cán bộ chuyên trách CNTT của
sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trình độ đại học CNTT trở lên.

Công tác đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực CNTT được quan tâm , tổ chức tập
huấn, hướng dẫn ứng dụng CNTT cho sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND
cấp xã gồm 75 lớp với 1.553 lượt CBCCVC tham dự (Hệ thống thông tin Một cửa
điện tử cấp xã; ứng dụng thí điểm của dịch vụ đô thị thông minh; Tổ chức 01 hội thi
“Tuyên truyền ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính năm 2020”
với tổng số 23 đơn vị đăng ký, 739 thí sinh tham gia; Tổ chức 01 Hội thảo “Giải pháp
chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước năm 2020” với 150 lượt người tham dự.

2.1.3. Các công nghệ có thể áp dụng vào chuyển đổi số tại tỉnh Vĩnh Long

2.1.3.1. Internet of Things (IoT)

Internet of Things là công nghệ đang được phát triển trên toàn cầu và được
tỉnh Vĩnh Long nắm bắt được vai trò quan trọng và áp dụng vào việc quản lý, chia sẻ,
thu thập thông tin và kết nối với hầu hết các thiết bị số có trang bị hệ thống mạng
internet. Công nghệ này còn có cái tên rất dễ hiểu là internet kết nối vạn vật. Một ví
dụ cho công nghệ này là chúng ta có thể thông qua chiếc Smartphone có kết nối Wifi
hoặc mạng internet 3G, 4G hoặc 5G thì chúng ta có thể truy cập vào các trong cổng
giao tiếp điện tử của các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, trường
học,... để tra cứu và làm thủ tục giấy tờ theo yêu cầu như hộ chiếu điện tử, nộp đơn
nhập học,...

2.1.3.2. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) hay có tên viết tắt là AI.
Trong gần 1 năm trở lại đây cụ thể là từ cuối năm 2022 và trong 6 tháng đầu năm
2023 trí tuệ nhân tạo đang được các ông lớn của các tập đoàn công nghệ như Google
và Microsoft để ý và phát triển và tạo ra nhiều tiếng vang lớn đại và đánh dấu những
bước chân đầu tiên của nhân loại vào kỷ nguyên số hóa và tự động hóa. Vĩnh Long
cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bắt kịp xu hướng hội nhập tỉnh nhà đã bước đầu
áp dụng thử nghiệm vào các hoạt động như chăm sóc khách hàng tự động, trả lời giải
đáp thắc mắc người dân, hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin
32

biến động thị trường từ đó góp phần giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định
đúng đắn.

2.1.3.3. Blockchain

Blockchain là một giải pháp công nghệ liên quan đến lĩnh vực an toàn và bảo
mật thông tin đáng tin cậy tại Vĩnh Long đã tiếp cận và đưa công nghệ này và hoạt
động kinh doanh, giao dịch. Ví dụ cho phạm vi và công dụng của công nghệ này tại
Vĩnh Long là áp dụng bảo mật thông tin vào thương mại điện tử, giao dịch qua ngân
hàng số và bảo vệ thông tin cá nhân người dân khỏi tấn công của các tin tặc nhầm lợi
dụng và mục đích bất chính giảm thiểu rủi ro trong giao dịch điện tử.

2.1.3.4 . Big Data

Big Data là giải pháp công nghệ số giúp các các cá nhân, doanh nghiệp thu
thập và phân tích dữ liệu lớn để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các chiến lược hay các
quyết định kinh doanh với xác suất thành công khả thi nhất. Tại tỉnh Vĩnh Long công
cụ này được áp dụng vào chủ yếu là vào lĩnh vực kinh doanh. Trong thực tế thông tin
của khách hàng hết sức đa dạng và đó là nguồn thông tin vô cùng to lớn đề các doanh
nghiệp hướng đến phục vụ và khai thác đối tượng khách hàng tiềm năng.

Các công nghệ nêu trên là các công nghệ lớn bên cạnh còn nhiều các công
nghệ chuyên sâu dựa trên nền tảng của 4 công nghệ này điều này nói lên sự hội nhập
và phát triển trong xu hướng thời đại mới mới.

2.2. Thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long

2.2.1.Tình hình chung của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

Tỉnh Vĩnh long là một trong các điểm đến du lịch nổi tiếng tại miền Tây nam
bộ tỉnh nhà tập trung vào khai thác loại hình du lịch sinh thái với nhiều địa điểm du
lịch nổi tiếng và là quê hương của các thiên tài kiệt xuất như: Phạm Hùng, Võ Văn
Kiệt, Trần Đại Nghĩa cộng với nền kinh tế đang phát triển con người hiền hòa, hiếu
khách tạo nên thế và lực cho du lịch tỉnh nhà phát triển.
33

Trong xu hướng hội nhập quốc tế và chuyển giao giai đoạn giữa các công nghệ
lỗi thời bằng các công nghệ hiện đại tiên tiến, các doanh nghiệp du lịch lữ hành sở tại
đang từng bước chuyển mình hướng đến các đối tượng khách ở thị trường quốc tế
nhằm nâng cao nghiệp vụ và khẳng định vị thế cá nhân nói riêng và phát triển du lịch
tỉnh nhà nói chung.

Bảng 2.1 Thống kê thị trường hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long

Thị trường khách du lịch Tỷ lệ %

Cả hai thị trường 41.7

Nội địa 50

Quốc tế 8.3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

8,3%

41,7%

50,0%

Cả hai thị trường Nội địa Quốc tế

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phân bố thị trường của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long

Về thị trường khách mà các doanh nghiệp hướng đến rất đa dạng với 50%
doanh nghiệp lữ hành hướng đến khách hàng nội địa đây là thị trường nội sinh truyền
thống giúp các doanh nghiệp ổn định vị trí của mình ở trong nước và có 41.7% doanh
nghiệp khai thác cả hai thị trường nội địa và quốc tế. Đây được xem là nước đi đầy
34

hy vọng chuyển mình hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp bên cạnh những tín hiệu
khả quan trong nước thì có một bộ phận doanh nghiệp lữ hành ( 8.3%) đã chuyển
dịch sang phục vụ thị trường khách quốc tế đây được xem là một thành tựu của du
lịch tỉnh nhà đối với việc phục vụ thị trường khách hàng khó tính.

Về số lao động tại các doanh nghiệp lữ hành cũng phản ánh sự trưởng thành
của các doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long về quy mô nhân sự .Thông qua cuộc khảo sát
thực tế tại các doanh nghiệp từ đó dựa vào kết quả được thể hiện ở bảng 2.2 để đưa
ra nhận xét về quy mô nhân sự của các doanh nghiệp. Có 30% doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh Long có dưới 10 lao động điều này cho thấy hiện tại các doanh nghiệp
này còn ở giai đoạn đầu non trẻ và thuộc nhóm các doanh nghiệp nhỏ tại Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, có 70% doanh nghiệp có từ 10 - 100 lao động, điều này phản ánh quy
mô doanh nghiệp mới quy mô vừa có khả năng thích ứng nhanh chóng đối với thị
trường. Tuy nhiên, tại doanh nghiệp lữ hành tại Vĩnh Long cần nâng cao năng lực
nhân sự để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ.

Bảng 2.2: Thống kê tổng số lao động tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long

Tổng số lao động Tỉ lệ (%)

Dưới 10 lao động 30


Từ 10 – 100 lao động 70
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

Về số năm hoạt động, theo thống kê lấy từ cuộc điều tra khảo sát tại doanh
nghiệp cho thấy có 40% ( doanh nghiệp hoạt động khoảng 5 - 10 năm), 30% (dưới 3
năm) và 30% (trên 10 năm hoạt động) các chỉ số thống kê trên được thể hiện ở bảng
2.3 và biểu đồ 2.2 Sự đa dạng này cho thấy sự phát triển của các doanh nghiệp và là
sự khẳng định vững chắc về thị trường du lịch tỉnh nha.

Bảng 2.3: Thể hiện số năm hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long
Số năm hoạt động Tỷ lệ (%)

Dưới 3 năm 30

5 – 10 năm 40
35

Trên 10 năm 30

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

100
90
80
70
60
40%
50
30% 30%
40
30
20
10
0
Dưới 3 năm 5 – 10 năm Trên 10 năm
Phần trăm (%) 30 40 30

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.2: Thể hiện số năm hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long

Nhìn chung, các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long có những cơ hội tiềm
năng du lịch vô cùng to lớn được thể hiện về quy mô nhân sự, số năm hoạt động và
thị trường khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Từ những lợi thế trên, để khai
thác, tận dụng tối đa, doanh nghiệp lữ hành cần liên tục cập nhật xu hướng phát triển,
xu hướng công nghệ số để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu
quả kinh doanh.

2.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long

2.2.2.1. Mức độ ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long
Tại Vĩnh Long, việc ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành đã
có những bước tiến đáng kể. Bên cạnh đó cũng đối mặt với nhiều thách thức và khó
khăn cần được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khắc phục. Dựa vào cuộc khảo sát
36

điều tra thực tế tại các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh thể hiện ở bảng 2.4 và
thể hiện trực quan ở biểu đồ 2.3 cho thấy: Có 63,64% doanh nghiệp lữ hành đang
thực hiện chuyển đổi số điều này nói lên chuyển đổi số đã trở thành một mục tiêu
trong chiến lược thay đổi hình ảnh của phần đông các doanh nghiệp lữ hành, khẳng
định vai trò quan trọng song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, 9.10% doanh nghiệp lữ hành có ý định không chuyển đổi số và đây cũng là 1
trong những biểu hiện của sự lạc hậu hoặc trong nhận thức của doanh nghiệp chưa
được nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của các giải pháp chuyển đổi số. Như vậy,
trong tương lai cần có các giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp cùng nhau hỗ trợ
phát triển để du lịch Vĩnh Long khẳng định vị thế. Qua khảo sát có 18.18% doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long đã có chuẩn bị tiến vào cuộc đua công nghệ và
chiều lòng khách hàng họ đã có kế hoạch và lộ trình để tiến hành chuyển đổi số. Điều
này dự báo tín hiệu khả quan và một lần nữa khẳng định chuyển đổi số là một xu
hướng tất yếu của xã hội. Bên cạnh những tín hiệu khả quan thì đã có 1 bộ phận nhỏ
doanh nghiệp lữ hành đã hoàn tất chuyển đổi số, 9.09% là con số không lớn nhưng
nó thể hiện tầm nhìn và vị thế cá nhân của các doanh nghiệp và minh chứng cho tầm
quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Thống kê mức độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh
Long

Mức độ chuyển đổi số Tỷ lệ%

Đang thực hiện chuyển đổi số 63,63

Vừa hoàn thiện chuyển đổi số 9,09


Không có ý định chuyển đổi số 9,10
Đã có kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số 18,18
37

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

100 63,63%
80
60 9,09% 9,1% 18,18%
40
20
0
Đang thực hiện Vừa hoàn thiện Không có ý Đã có kế hoạch
chuyển đổi số chuyển đổi số định chuyển và lộ trình
đổi số chuyển đổi số
Tỷ lệ% 63,63 9,09 9,1 18,18

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.3: Thống kê mức độ CĐS của doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long

2.2.2.2. Mức độ sử dụng các phương tiện công nghệ hỗ trợ của các doanh nghiệp lữ
hành tỉnh Vĩnh Long

Để làm sáng tỏ thực trạng tình hình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long, trong phần này tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng
câu hỏi để nắm được mức độ sử dụng các phương tiện công nghệ số hỗ trợ của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh vĩnh Long là quản lý đối nội và quản lý đối ngoại.

❖ Về quản lý đối nội:

- Hoạt động kế toán: Từ bảng 2.5 kết hợp biểu đồ 2.4 được đúc kết từ cuộc
khảo sát thực tế cho thấy ở hoạt động này được các doanh nghiệp đều sử dụng các
công nghệ hỗ trợ và mức độ sử dụng ở mức cao cụ thể thể hiện có 50% doanh nghiệp
thường xuyên sử dụng các công cụ và giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động kế
toán và 41.7% rất thường xuyên sử dụng. Điều này chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động
kế toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có 8.3% doanh nghiệp lữ hành rất ít sử dụng
các giải pháp số cho hoạt động, qua đó nói lên việc khó đổi mới thói quen cũ trong
quy trình làm việc. Từ những con số trên đã thể hiện một cách khách quan về sự quan
tâm của các doanh nghiệp về tính minh bạch và chính xác trong hoạt động kế toán.
38

Bảng 2.5: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động kế toán
Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động kế toán Tỷ lệ %

Thường xuyên 50

Rất thường xuyên 41.7

Rất ít sử dụng 8.3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

100
90
80
70
50%
60 41,7%
50
40
30
8,3%
20
10
0
Thường xuyên Rất thường xuyên Rất ít sử dụng
Tỷ lệ % 50 41,7 8,3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.4: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động kế toán

- Hoạt động quản lý nhân sự: ở hoạt động này, các doanh nghiệp vẫn chưa
thực sự quan tâm đến việc sử dụng các giải pháp số mặc dù từ bảng 2.6 và biểu đồ
2.5 thể hiện rằng mức độ của tầng suất sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường
xuyên đều là 41.7% đây là một con số phản ánh rất khả quan. Bên cạnh đó, có 16.6%
vẫn còn rất ít sử dụng trong khi đó quản lý nhân sự rất cần nhiều nguồn lực vận hành
thì mới đạt hiệu quả cao trong công tác quản trị. Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành cần
nỗ lực thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động này nhiều hơn.
39

Bảng 2.6: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý nhân sự

Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý nhân sự Tỷ lệ %

Thường xuyên 41.7

Rất thường xuyên 41.7

Rất ít sử dụng 16.6

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

100
90
80
70
60
41,7% 41,7%
50
40
30 16,6%

20
10
0
Thường xuyên Rất thường xuyên Rất ít sử dụng
Tỷ lệ % 41,7 41,7 16,6

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý nhân sự

- Hoạt động quản lý kho hàng: qua khảo sát cho thấy mức độ sử dụng rất
thường xuyên chiếm 25.0% và thường xuyên sử dụng là 41.7%. Bên cạnh đó mức độ
rất ít sử dụng là 8.3% và 25.0% là không sử dụng các giải pháp công nghệ số (Bảng
2.7). Ở hoạt động này cần được chú trọng vì các hàng hóa cần có hệ thống quản lý
thời hạn sử dụng như nước uống, phiếu giảm giá, quà lưu niệm,....
40

Bảng 2.7: Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động quản lý kho hàng
Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động hoạt động quản
Tỷ lệ %
lý kho hàng
Thường xuyên 41.7

Rất thường xuyên 25

Không sử dụng 25

Rất ít sử dụng 8.3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

- Lưu trữ, bảo mật an toàn thông tin đối tác, khách hàng: Mức độ sử dụng
công nghệ hỗ trợ trong việc lưu trữ và bảo mật thông tin khá cao, với 33.4% doanh
nghiệp rất thường xuyên và 50% thường xuyên sử dụng công nghệ bảo mật an toàn
thông tin của đối tác, khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn 8.3% doanh nghiệp rất ít sử
dụng và không sử dụng công nghệ trong việc lưu trữ và bảo mật thông tin. Điều này
cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đã chú ý đến việc bảo vệ thông tin đối tác và
khách hàng nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả
doanh nghiệp (Bảng 2.8 và biểu đồ 2.6).

Bảng 2.8:Thống kê mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động hoạt động lưu trữ bảo mật
– an toàn thông tin
Mức độ sử dụng các phương tiện CĐS trong hoạt
Tỷ lệ %
động lưu trữ bảo mật – an toàn thông tin
Thường xuyên 50

Rất thường xuyên 33.4

Rất ít sử dụng 8.3

Không có 8.3
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

Biểu đồ 2. SEQ Biểu_đồ_2. \* ARABIC 7: Thể hiện mức độ sử dụng các


công nghệ vào trong bảo mật thông tin
41

100
90
80
70 50%
60
50 33,4%
40
30 8,3% 8,3%
20
10
0
Thường xuyên Rất thường Rất ít sử dụng Không có
xuyên
Tỷ lệ % 50 33,4 8,3 8,3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.6: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động lưu trữ bảo mật – an toàn thông
tin

Như vậy, mức độ sử dụng các phương tiện công nghệ hỗ trợ trong các hoạt
động quản lý đối nội của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long đang ở mức
trung bình đến khá. Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư và áp dụng công nghệ
trong hoạt động kế toán và bảo mật thông tin. Trong khi đó, việc ứng dụng công nghệ
trong quản lý nhân sự và quản lý kho hàng cần được nâng cao hơn nữa. Để cải thiện
tình hình này, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ CĐS trong tất cả
các lĩnh vực về quản lý đối nội, quản lý nhân sự và quản lý kho hàng để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động.

❖ Về quản lý đối ngoại

- Trong tương tác khách hàng bán lẻ, bao gồm trả lời tự động, đặt tour online,
thanh toán trực tuyến: Có 50% doanh nghiệp sử dụng rất thường xuyên, 41,7% sử
dụng thường xuyên và chỉ có 8,3% là rất ít sử dụng. Điều này minh chứng cho việc
các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long đã nhận thấy tầm quan trọng của việc
tiếp cận khách hàng qua các kênh mạng truyền thông đa phương tiện. Bên cạnh đó,
còn một số ít doanh nghiệp vẫn giữ thói quen tiếp cận truyền thống và điều này rất có
thể sẽ ảnh hưởng xấu đến lượng khách hàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp.
42

Bảng 2.9: Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động tương tác khách hàng bán lẻ
Mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động tương tác
Tỷ lệ %
khách hàng bán lẻ
Rất thường xuyên 50,0
Thường xuyên 41,7
Rất ít sử dụng 8,3
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

8,3%

50,0%
41,7%

Rất thường xuyên Thường xuyên Rất ít sử dụng

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.7: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong hoạt động tương tác khách hàng
bán lẻ
- Trong hoạt động kinh doanh đối tác: Sau quá trình tìm hiểu kết hợp đưa ra
các câu hỏi khảo sát liên quan đến khía cạnh này này từ đó cho ra kết quả thực tế. Áp
dụng công nghệ hỗ trợ đã giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và
mở rộng mối quan hệ đối tác. Số liệu bảng 2.10 và biểu đồ 2.8 cho thấy 50% doanh
nghiệp rất thường xuyên sử dụng công nghệ, 41,7% thường xuyên và chỉ 8,3% rất ít
sử dụng. Điều này thể hiện các doanh nghiệp rất chú trọng trong việc hợp tác liên kết
qua các nền tảng số.
43

Bảng 2.10: Mức độ sử dụng CĐS trong kinh doanh đối tác

Mức độ sử dụng CĐS trong kinh doanh đối tác Tỷ lệ %

Rất thường xuyên 50,0

Thường xuyên 41,7

Rất ít sử dụng 8,3


(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

8,3%

50,0%
41,7%

Rất thường xuyên Thường xuyên Rất ít sử dụng

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.8: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong kinh doanh đối tác

- Dịch vụ hậu mãi sau kết thúc tour: giới thiệu tour mới, khuyến mãi, gửi thư
chúc mừng sinh nhật, ngày lễ tự động và online,… đây là hoạt động rất cần nhiều thời
gian để thực hiện. Tuy nhiên, số liệu cho thấy 50% doanh nghiệp thường xuyên sử
dụng, 33,3% rất thường xuyên sử dụng và 8,3% rất ít sử dụng, không có sử dụng
CĐS. Điều này phản ánh hoạt động và chiến lược của các doanh nghiệp có tín hiệu
khả quan. Các doanh nghiệp đều ứng dụng các giải pháp số vào quy trình chăm sóc
khách hàng thông qua đó. Thu thập các thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên
cạnh đó,vẫn chưa còn một số doanh nghiệp chưa thật sự “tha thiết” với hoạt động này
(Bảng 2.11 và biểu đồ 2.9).
44

Bảng 2.11: Mức độ sử dụng CĐS trong dịch vụ hậu mãi sau kết thúc Tour
Mức độ sử dụng CĐS trong dịch vụ hậu mãi sau
Tỷ lệ %
kết thúc Tour
Thường xuyên 50,0
Rất ít sử dụng 8,3
Rất thường xuyên 33,4
Không sử dụng 8,3
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

8,3%

33,4% 50,0%

8,3%

Thường xuyên Rất ít sử dụng Rất thường xuyên Không sử dụng

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.9: Cơ cấu mức độ sử dụng CĐS trong dịch vụ hậu mãi sau kết thúc Tour

Nhìn chung, các số liệu trên cho thấy mức độ sử dụng công nghệ trong các
hoạt động quản lý đối ngoại của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long đạt mức
khoảng khá đến cao. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị
trường, các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong tất cả các
lĩnh vực quản lý đối ngoại, đặc biệt là trong dịch vụ hậu mãi để duy trì và phát triển
mối quan hệ với khách hàng và đối tác.

Tuy vậy, ở cả hai mặt đối nội và đối ngoại vẫn chưa thật sự đồng bộ sử dụng
CĐS cũng như về mức độ sử dụng các công nghệ số chưa cao. Điều này dễ dẫn đến
tình trạng thiếu hụt dữ liệu dẫn đến đưa ra các quyết định của doanh nghiệp thiếu
45

logic, đồng bộ. Chính vì thế, các doanh nghiệp lữ hành tại Vĩnh Long cần nâng cao
mức độ sử dụng các giải pháp công nghệ và chuyển đổi số một cách đồng loạt trên
toàn bộ các hoạt động của công ty từ đối nội đến đối ngoại nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

2.2.2.3. Các công cụ công nghệ số tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long
đang sử dụng

Các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long đã áp dụng nhiều biện pháp công
nghệ số khác nhau trong quá trình quản lý hoạt động của mình. Dưới đây là các khía
cạnh phản ánh thực trạng sử dụng các công nghệ của các doanh nghiệp thông qua các
biện pháp áp dụng cụ thể như sau:

a. Các công cụ công nghệ số trong quản lý nhân sự

Từ bảng 2.12 và biểu đồ 2.10 cho thấy: các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều
phương thức công nghệ để quản lý nhân sự. Trong đó, có 16,7% doanh nghiệp lưu
trữ bằng giấy tờ, 50% sử dụng phần mềm riêng và 33,3% lưu trữ bằng Excel. Điều
này cho thấy các doanh nghiệp đang chuyển dần từ cách quản lý truyền thống sang
áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Bước chuyển
mình này tạo đà khả quan cho trong công tác quản lý nhân sự để hướng đến hiệu quả
công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít doanh nghiệp chưa bắt kịp xu hướng này. Từ
đó, có thể ảnh hướng đến tính đồng bộ ứng dụng công nghệ chung của các doanh
nghiệp lữ hành trong toàn tỉnh.

Bảng 2.12: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý nhân sự


Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý nhân sự Tỷ lệ%
Giấy tờ truyền thống 16,7
Excel 33,33
Phần mềm riêng 50,0
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)
46

16,7%

50,0%

33,3%

Giấy tờ truyền thống Excel Phần mềm riêng

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.10: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý nhân sự

b. Các công cụ công nghệ số trong quản lý kế toán

Theo bảng 2.13 và biểu đồ 2.11 cho thấy phần lớn 75% doanh nghiệp đã
chuyển sang sử dụng phần mềm riêng để quản lý kế toán, trong khi có 25% doanh
nghiệp vẫn sử dụng Excel. Việc áp dụng phần mềm kế toán giúp nâng cao tính chính
xác và hiệu quả của công việc kế toán. Đây là tín hiệu rất khả quan trong giai đoạn
chuyển tiếp CĐS, các doanh nghiệp đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
các biện pháp hỗ trợ trong quản lý kế toán. Điều này làm hạn chế rủi ro sai lệch trong
quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán làm tăng uy tín và hình ảnh doanh nghiệp.

Bảng 2.13: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý kế toán


Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý kế toán Tỷ lệ %

Phần mềm riêng 75%

Excel 25%

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


47

25%

75%

Phần mềm riêng Excel

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.11: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý kế toán

c. Các công cụ công nghệ số trong quản lý Data khách hàng

Có 58,3% doanh nghiệp sử dụng phần mềm riêng, 25% lưu trữ bằng Excel,
8,3% sử dụng giấy tờ và sử dụng Zalo để quản lý data khách hàng. Sự đa dạng này
cho thấy các doanh nghiệp đang tích cực tìm kiếm các giải pháp phù hợp để quản lý
thông tin khách hàng hiệu quả hơn (bảng 2.14 và biểu đồ 2.12).

Bảng 2.14: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Data khách hàng
Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Data khách hàng Tỷ lệ%
Phần mềm riêng 58.4
Excel 25
Zalo 8.3
Sử dụng giấy tờ 8.3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


48

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.12: Cơ cấu mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Data khách hàng

d. Các công cụ công nghệ số trong quản lý Tour Du lịch

Việc quản lý Tour du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành đang có dấu hiệu tích
cực hơn. Điều đó chứng minh thông qua các số liệu được trích xuất từ bảng 2.15 và
thể hiện rõ qua biểu đồ 2.13 thông qua cuộc khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp này
cụ thể như sau:
Đa số có 75% doanh nghiệp sử dụng phần mềm riêng để quản lý tour du lịch,
trong khi có 25% doanh nghiệp vẫn sử dụng Excel. Việc sử dụng phần mềm riêng
giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý, theo dõi và điều chỉnh các tour du lịch
một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, việc sử dụng Excel để quản lý tour
vẫn chưa là giải pháp tối ưu nhất nhưng đây cũng là giải pháp tốt để các doanh nghiệp
thích nghi dần và bắt đầu sử dụng hoàn toàn các ứng dụng giải pháp số.
Bảng 2.15: Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Tour du lịch
Mức độ ứng dụng CNS trong quản lý Tour du lịch Tỷ lệ %

Phần mềm riêng 75


Excel 25

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


49

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.13: Cơ cấu ứng dụng CNS trong quản lý Tour du lịch

e. Các công cụ công nghệ số trong quản lý an toàn thông tin

Theo bảng 2.16 và biểu đồ 2.14: 25% doanh nghiệp không sử dụng các biện
pháp an toàn thông tin, 8,3% nhờ bên thứ 3 can thiệp để đảm bảo an toàn thông tin
và 66,7% sử dụng phần mềm riêng. Điều này cho thấy nhiều doanh nghiệp đã nhận
thức được tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin và đầu tư vào các giải pháp an
toàn thông tin để bảo vệ dữ liệu của khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có 25%
doanh nghiệp không sử dụng các biện pháp an toàn thông tin. Điều này có thể gây
ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng thương hiệu của doanh nghiệp nếu như rủi ro rò
rỉ thông tin xảy ra. Chính vì thế, bên cạnh những tín hiệu khả quan thì các doanh
nghiệp cũng cần quan tâm lĩnh vực này một cách nghiêm túc để góp phần xây dựng
thương hiệu, tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
50

Bảng 2.16: Mức độ ứng dụng CNS trong an toàn thông tin
Mức độ ứng dụng CNS trong an toàn thông tin Tỷ lệ %

Phần mềm riêng 66.7

Không sử dụng 25

Nhờ bên thứ 3 8.3

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2.14: Cơ cấu ứng dụng CNS trong an toàn thông tin

f. Các công cụ công nghệ số trong quản lý công việc kinh doanh

Theo số liệu điều tra thực tế từ khảo sát, 83,4% doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long sử dụng phần mềm riêng, 8,3% sử dụng giấy tờ và sử dụng mạng
xã hội để quản lý công việc kinh doanh. Việc sử dụng phần mềm riêng giúp các doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, tối ưu
hóa chi phí và nguồn lực. Tuy vậy, phương thức truyền thống vẫn còn tồn tại ở ít các
doanh nghiệp (8.3% quản lý bằng giấy tờ). Các doanh nghiệp này cần đẩy mạnh đầu
tư vào các giải pháp số như phát hành văn bản số, báo cáo điện tử, chữ ký số, giao
51

dịch điện tử,... giúp doanh nghiệp chủ động hơn nhằm tiết kiệm thời gian khi thực
hiện công tác quản lý kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tinh gọn được quy trình
vận hành, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm chi phí quản lý.

Bảng 2.17: Mức độ ứng dụng CNS trong bán hàng – kinh doanh

Mức độ ứng dụng CNS trong bán hàng – kinh doanh Tỷ lệ %

Phần mềm riêng 83.4


Mạng xã hội 8.3
Sử dụng giấy tờ 8.3
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

8,3%
8,3%

83,4%

Phần mềm riêng Mạng xã hội Sử dụng giấy tờ

(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)


Biểu đồ 2. 15: Cơ cấu ứng dụng CNS trong bán hàng – kinh doanh

2.2.2.4. Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành sau khi áp dụng
CĐS

a. Về năng suất lao động

Theo số liệu từ bảng 2.18: Có 41,7% doanh nghiệp cho rằng năng suất lao
động tăng. Từ đó, thể hiện chuyển đổi số đã mang lại cải tiến trong hiệu quả lao động
cho doanh nghiệp lữ hành. Điều này cho thấy việc áp dụng công nghệ số đã phát huy
tác dụng trong việc nâng cao năng suất lao động.
52

Bên cạnh đó, có 58,3% doanh nghiệp cho rằng năng suất lao động tăng rõ rệt.
Qua đó cho thấy doanh nghiệp đã thực sự tận dụng được lợi ích của chuyển đổi số,
giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đồng thời tăng hiệu quả sử dụng lao động đáng
kể.

Bảng 2.18: Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành sau khi áp dụng
CĐS
Doanh nghiệp nhận định Tỷ lệ gia tăng (%)

Năng suất lao động tăng 41.7


Năng suất tăng rõ rệt 58.3
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

b. Về doanh thu

Bảng 2.19: Đo lường hiệu quả doanh thu của doanh nghiệp lữ hành sau khi áp dụng
CĐS
Doanh Thu / năm Tỷ lệ gia tăng (%)

Dưới 5% 16.7
Từ 5 -10% 8.3
Từ 10 – 50% 58.3
Từ 50 – 100% 16.7
(Nguồn: Tác giả khảo sát thực tế)

Theo bảng 2.19, số liệu này có được dựa trên quá trình khảo sát thực tế tại các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long thể hiện các chỉ số khả quan trong quá trình
chuyển đổi số tương quan với doanh thu của doanh nghiệp, cụ thể:

Có 8,3% doanh nghiệp tăng từ 5-10%: Một số doanh nghiệp đã ghi nhận sự
tăng trưởng doanh thu nhẹ nhàng sau khi áp dụng chuyển đổi số, chứng tỏ chuyển đổi
số đã giúp họ mở rộng thị trường và cải thiện kinh doanh.

Có 16,7% doanh nghiệp tăng dưới 5%: Đối với nhóm này, chuyển đổi số đã
mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng cần thời gian và nỗ lực để đạt được hiệu quả
cao hơn.
53

Có 16,7% doanh nghiệp tăng từ 50-100%: Chuyển đổi số đã tạo ra sự đột phá
đáng kể về doanh thu cho nhóm doanh nghiệp này, cho thấy việc áp dụng công nghệ
số đã phát huy hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Có 53,3% doanh nghiệp tăng từ 10-50%: Đây là nhóm đạt được mức tăng
trưởng doanh thu ấn tượng sau khi chuyển đổi số, chứng tỏ công nghệ số đã giúp họ
cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Số liệu trên cho thấy chuyển đổi số đang mang lại những lợi ích thiết thực cho
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Việc tiếp tục thúc đẩy và hỗ trợ doanh
nghiệp trong quá trình chuyển đổi số sẽ góp phần đưa ngành du lịch tại tỉnh này phát
triển bền vững và đạt được những thành tựu cao hơn nữa.

2.2.3. Các kế hoạch đầu tư và hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Long đối với việc chuyển đổi
số tại các doanh nghiệp lữ hành

Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh Vĩnh long về : Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ
Và Vừa Chuyển Đổi Số Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Long Đến Năm 2025, Định Hướng
Đến Năm 2030

Nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi
tắt là doanh nghiệp SMEs) thông qua việc áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị
mới cho doanh nghiệp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 20% doanh nghiệp
SMEs được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 15%
doanh nghiệp SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp;
15% doanh nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện
tử; 15% doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 40% doanh nghiệp SMEs được
cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 30% doanh nghiệp
54

SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp; 30% doanh
nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện tử; 30%
doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Để thực hiện đạt các mục tiêu phấn đấu nêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu như tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức chuyển đổi số
doanh nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về các hoạt
động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số và Kế hoạch này
cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức:
xây dựng tài liệu, báo giấy, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
xã hội, Cổng/trang thông tin điện tử, các hội thảo, hội nghị, hội thi có nội dung liên
quan đến hoạt động chuyển đổi số và các hình thức khác. Vận động các doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển
đổi số tại địa chỉ http://smedx.vn và http://smedx.mic.gov.vn.

Song song đó cũng sẽ triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số
cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tổ chức tập huấn, đào
tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tổ chức đào tạo, tư vấn về chiến lược, kế
hoạch chuyển đổi số. Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu
quả các nền tảng số.Tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực
chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp SMEs sử dụng các nền tảng số tham gia Chương trình để chuyển đổi số.

Tổ chức hội thảo, hội nghị và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương và
các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai. Tổ chức hoặc phối hợp với các bộ,
tỉnh, thành phố, các cơ quan, hiệp hội ngành nghề triển khai tổ chức các hội thảo, hội
nghị về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các nền tảng số tham gia Chương
trình tổ chức các sự kiện, hội thảo giới thiệu, quảng bá về các giải pháp, nền tảng xuất
sắc hỗ trợ cho các doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai chuyển đổi số. Tìm kiếm,
đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng (ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, du
lịch) để hỗ trợ chuyển đổi số. Hỗ trợ phát triển website thương mại điện tử cho doanh
nghiệp (bao gồm: website, hosting, tên miền…): hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh
55

phí, tối đa không quá 5.000.000 đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp.
Hỗ trợ ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp: hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mới chữ
ký số, hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh phí, tối đa không quá 1.000.000
đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
thương mại điện tử, tham gia các sàn thương mại điện tử, kết nối, liên kết với các sàn
giao dịch kết nối cung - cầu theo từng ngành/lĩnh vực, kê khai bảo hiểm xã hội, khai
báo thuế điện tử, hóa đơn điện tử…. Hỗ trợ cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu về
chuyển đổi số doanh nghiệp; quản lý thông tin, kết quả hỗ trợ chuyển đổi số doanh
nghiệp, tuyên truyền các mô hình thành công điển hình, giới thiệu các kinh nghiệm
thực tiễn, đăng ký hỗ trợ trực tuyến.

2.3. Đánh giá chung về việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số của các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

2.3.1. Thế mạnh của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh long

2.3.1.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí

Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong nhiều khía cạnh. Cụ thể, việc đơn
giản hóa quy trình và giảm thiểu các thủ tục hành chính là một ưu điểm nổi bật trong
quá trình chuyển đổi số.

Trong ngành du lịch, thời gian là yếu tố quan trọng đối với cả khách hàng và
doanh nghiệp. Việc tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình, từ việc đặt chỗ đến việc
thanh toán, giúp giảm bớt thời gian tiêu tốn cho các hoạt động này. Điều này tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho khách hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất
lao động và tận dụng tốt hơn nguồn lực.

Ngoài ra, công nghệ chuyển đổi số còn giúp tiết kiệm chi phí. Đối với các
doanh nghiệp lữ hành, việc giảm bớt chi phí văn phòng phẩm, giảm chi phí in ấn và
giảm chi phí giao dịch là những lợi ích đáng kể. Công nghệ chuyển đổi số giúp doanh
nghiệp giảm chi phí giao dịch bằng cách tận dụng các ứng dụng và nền tảng trực
56

tuyến, giúp hạn chế sự cần thiết của các giao dịch trực tiếp, giảm chi phí vận chuyển
và chi phí liên quan đến hệ thống giấy tờ truyền thống.

2.3.1.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, ngành du lịch đang trải qua
sự cạnh tranh gay gắt, và việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số đóng vai trò quan
trọng trong việc giữ vững vị thế và phát triển của các doanh nghiệp.

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao
chất lượng dịch vụ. Bằng cách sử dụng công nghệ trong việc quản lý và điều hành,
các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng và chính xác nhu cầu của khách hàng.
Điều này giúp tăng khả năng hài lòng của khách hàng, tạo động lực cho họ quay lại
sử dụng dịch vụ trong tương lai và giới thiệu cho người khác.

Thứ hai, công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Việc sử dụng các kênh trực tuyến và mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận
một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không cần tốn nhiều chi phí quảng cáo truyền
thống. Điều này giúp các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long không chỉ thu hút khách
hàng trong nước mà còn mở rộng thị trường quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh
trên thị trường du lịch ngày càng toàn cầu hóa.

Thứ ba, công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long phân tích xu hướng và nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn. Công
nghệ giúp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh
doanh phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chính xác. Điều này
không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn giúp doanh nghiệp định hướng
phát triển bền vững trong tương lai.

Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp
lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long mang lại nhiều thế mạnh trong việc tiết kiệm thời gian,
chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
57

2.3.1.3. Tăng cường quảng bá thương hiệu

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long giúp tăng cường quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. Công nghệ chuyển
đổi số tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng thông qua
các kênh trực tuyến, từ đó góp phần nâng cao nhận diện và uy tín của thương hiệu.

Trước hết, việc xây dựng và duy trì một trang web chuyên nghiệp, cập nhật và
đa dạng nội dung là một phương pháp hiệu quả để quảng bá thương hiệu. Trang web
không chỉ là nơi cung cấp thông tin về dịch vụ du lịch, mà còn là nơi khách hàng tìm
hiểu và đánh giá uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tận dụng mạng xã hội để
chia sẻ thông tin, hình ảnh, video và các nội dung liên quan đến dịch vụ du lịch cũng
góp phần tạo ấn tượng và tăng sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong tiếp thị trực tuyến giúp
nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ
thuật tiếp thị như tiếp thị nội dung, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing,
SEO và SEM để đưa thông tin về dịch vụ của mình đến một lượng lớn khách hàng
tiềm năng với chi phí thấp hơn so với các phương thức quảng cáo truyền thống.

Thứ ba, công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh
phù hợp và định hướng phát triển thương hiệu một cách chính xác.

2.3.1.4. Hỗ trợ quản lý thông tin doanh nghiệp và khách hàng

Công nghệ chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý dữ
liệu khách hàng và doanh nghiệp của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.
Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý dữ liệu giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả
công việc, đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn và nâng cao chất lượng
dịch vụ.

Đầu tiên, việc sử dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp lữ hành thu thập dữ
liệu khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ cho phép doanh nghiệp
tự động hóa quá trình thu thập thông tin từ khách hàng thông qua các kênh trực tuyến,
58

như trang web, ứng dụng di động và mạng xã hội. Điều này giúp doanh nghiệp nắm
bắt nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù
hợp hơn.

Thứ hai, công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn. Hệ thống quản lý dữ liệu điện
tử (CRM, ERP) cho phép doanh nghiệp lưu trữ thông tin khách hàng, đối tác và nhân
viên một cách tổng hợp và có tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng truy xuất
thông tin khi cần thiết, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và tuân thủ các quy định về
bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Thứ ba, công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long phân tích dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả hơn. Công cụ phân tích dữ
liệu, như Business Intelligence và Data Analytics, cho phép doanh nghiệp lọc, phân
tích và đưa ra các thông tin hữu ích từ dữ liệu thô. Điều này giúp các nhà quản lý đưa
ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn dựa trên các xu hướng và đặc điểm của
thị trường, cũng như nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, việc phân tích
dữ liệu còn giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến lược tiếp thị và kinh
doanh, từ đó điều chỉnh và cải thiện chúng một cách kịp thời.

Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu cũng
giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long nâng cao chất lượng dịch vụ. Sử
dụng công nghệ để thu thập và phân tích thông tin khách hàng giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp và
dịch vụ phù hợp hơn. Đồng thời, việc quản lý dữ liệu một cách hiệu quả giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, từ đó tập trung vào việc cải thiện chất lượng
dịch vụ và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu
mang lại nhiều thế mạnh cho các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Thế mạnh
này không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả công việc và đưa ra các quyết
định kinh doanh chính xác hơn, mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo
ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
59

2.3.2.Điểm yếu của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh long

2.3.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu cao

Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long không tránh khỏi một số điểm yếu, trong đó chi phí đầu tư ban đầu
cao là một vấn đề nổi bật.

Đầu tiên, chi phí đầu tư cho việc xây dựng và triển khai hạ tầng công nghệ
thông tin là một trong những yếu tố khiến các doanh nghiệp lữ hành phải suy nghĩ kỹ
trước khi quyết định ứng dụng chuyển đổi số. Các chi phí này bao gồm mua sắm thiết
bị phần cứng, phát triển và mua bản quyền phần mềm, đào tạo nhân viên về kỹ năng
sử dụng công nghệ, cũng như chi phí cho việc bảo trì và nâng cấp hệ thống.

Thứ hai, việc đầu tư vào chuyển đổi số có thể dẫn đến việc gia tăng chi phí
vận hành cho các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Việc sử dụng hệ thống
công nghệ thông tin đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể cho
việc thuê chuyên gia công nghệ thông tin, trả lương cho nhân viên kỹ thuật, và chi
phí liên quan đến việc đảm bảo an ninh mạng.

Thứ ba, các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long có thể gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho việc chuyển đổi số. Doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập, thường gặp khó khăn trong việc
đảm bảo nguồn vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt khi họ phải cạnh tranh với các đối thủ
lớn hơn và có nhiều nguồn lực hơn trên thị trường.

2.3.2.2. Thiếu nguồn nhân lực

Một điểm yếu đáng chú ý của việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong
các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long là thiếu nguồn nhân lực chuyên môn.
Điều này đặt ra nhiều thách thức trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống công
nghệ thông tin.
60

Đầu tiên, thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn tại tỉnh Vĩnh Long có thể ảnh
hưởng đến việc đào tạo và nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho nhân viên. Các
doanh nghiệp lữ hành cần phải đầu tư vào việc đào tạo nhân viên về kỹ năng sử dụng
công nghệ mới để đảm bảo hiệu quả của việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, việc tìm kiếm
chuyên gia đào tạo có kinh nghiệm và chất lượng là một thách thức lớn, đặc biệt là ở
tỉnh Vĩnh Long, nơi nguồn nhân lực chuyên môn về công nghệ thông tin còn hạn chế.

Thứ hai, việc thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cũng ảnh hưởng đến việc phát
triển và triển khai các giải pháp công nghệ trong các doanh nghiệp lữ hành. Khi không
có đội ngũ kỹ sư và chuyên gia công nghệ thông tin đủ năng lực, các doanh nghiệp
có thể phải chịu rủi ro về chất lượng và hiệu quả của các giải pháp công nghệ mà họ
đang áp dụng.

Thứ ba, việc thiếu nguồn nhân lực chuyên môn cũng khiến các doanh nghiệp
lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long gặp khó khăn trong việc duy trì và cập nhật hệ thống công
nghệ thông tin của họ. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đầu tư vào
việc thuê chuyên gia và nhân viên bảo trì

2.3.2.3. Khó khăn trong việc thích nghi với công nghệ mới

Khi áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long, một điểm yếu đáng lưu ý là khó khăn trong việc thích ứng với công nghệ
mới. Điều này bao gồm việc nhân viên và doanh nghiệp phải thay đổi cách làm việc
và quản lý để tiếp nhận và tận dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ.

Đầu tiên, việc thích ứng với công nghệ mới đòi hỏi nhân viên phải nâng cao
kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin. Các công cụ và ứng dụng công nghệ
mới thường sở hữu giao diện và tính năng khác biệt so với công nghệ trước đây. Điều
này đặt ra yêu cầu đào tạo và học hỏi liên tục cho nhân viên, đặc biệt là đối với những
người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ.

Thứ hai, khó khăn trong việc thích ứng với công nghệ mới cũng phản ánh ở
mức độ chấp nhận và sẵn sàng thay đổi của cấp quản lý. Việc chuyển đổi số thường
đòi hỏi các cấp quản lý phải sẵn sàng thay đổi quy trình làm việc, điều hành và đánh
61

giá hiệu quả công việc theo hướng áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, ở tỉnh Vĩnh Long,
một số cấp quản lý vẫn còn thiếu sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với những thay
đổi này.

Thứ ba, việc thích ứng với công nghệ mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh
giá và thích nghi với những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến an ninh mạng và bảo mật dữ
liệu.

2.3.3. Cơ hội của việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh long

Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch, khả năng để thích ứng nhanh chóng với
sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực thị trường và sự thay đổi chóng mặt của kỳ vọng
của khách hàng đã trở nên thường nhật với các doanh nghiệp. Mặt khác, chuyển đổi
số được xem như một cơ hội dành cho các doanh nghiệp để có được vị thế vững chắc
trên thị trường và đạt được thành tựu như đã được đề ra.

2.3.3.1. Cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

The Hackett Group đã triển khai một báo cáo gần đây. Trong đó đưa ra các
nghiên cứu cho thấy các tổ chức tài chính có thể giảm hơn 40% chi phí (1) bằng cách
áp dụng một cách toàn diện chuyển đổi số. Hoạt động này giúp đẩy nhanh tiến độ vận
hành với một mức hiệu suất cao mà trước đây không thể đạt được. Chuyển đổi số đã
mang lại sự gia tăng hiệu suất như vậy thông qua:

❖ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị:

Chuyển đổi số giúp cải thiện sự nhanh nhạy của doanh nghiệp và tối ưu hoá
hoạt động quản trị bằng cách tránh lãng phí thời gian và công sức trong các bước.
Các sáng kiến số cung cấp thông tin chi tiết hơn về dữ liệu, hiệu suất và tiến độ làm
việc, đồng thời đảm bảo rằng các doanh nghiệp không rơi vào trạng thái bất ngờ trước
các tình huống phát sinh. Sự nhanh nhạy này của doanh nghiệp đã giúp cải thiện các
vấn đề về chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm, ngân sách khó khăn và đình trệ triển
khai các dự án.
62

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp cũng phải có cách
theo dõi, đo lường kết quả và đánh giá các yếu tố cần thiết để quản trị trong toàn
doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng sáng kiến Chuyển đổi số, doanh nghiệp tạo ra môi
trường đo lường số, nơi hệ thống và người dùng được kết nối và báo cáo dựa trên số
liệu thời gian thực.

❖ Tối ưu hoá quy trình:

Mô hình hoạt động truyền thống là nơi mà các hoạt động tác nghiệp trong và
ngoài phòng ban đều được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công. Khi này, các hoạt
động tương tác nội bộ sẽ gây lãng phí thời gian, khiến hiệu quả công việc của nhân
viên bị ảnh hưởng.

Áp dụng các công nghệ mới để chuyển đổi số giúp thay đổi phương thức hoạt
động của tổ chức từ truyền thống sang tự động hóa. Điều này giúp cho các quy trình
diễn ra nhanh chóng, trôi chảy, tiết kiệm thời gian cho nhân sự và chi phí.

❖ Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp:

Theo HBR, 84% các giám đốc điều hành cho biết các cơ hội kinh doanh mới
xuất hiện khi doanh nghiệp của họ thực hiện việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số góp
phần giúp doanh nghiệp theo kịp tiến bộ công nghệ mới, tạo sự khác biệt để cạnh
tranh với các đối thủ cùng ngành.

Ngoài ra, việc chuyển đổi số còn có những tác động nhất định đến độ nhận
biết thương hiệu của doanh nghiệp. Áp dụng thành công các đổi mới kỹ thuật số giúp
gây dựng một hình ảnh tốt hơn và có tham vọng trong tương lai, qua đó gia tăng tính
cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.3.3.2. Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp

Việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long không chỉ mang lại những thách thức mà còn tạo ra cơ hội mở rộng
quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tận
63

dụng lợi ích của việc kết nối, chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc phát triển sản
phẩm, dịch vụ và giải pháp công nghệ.

Đầu tiên, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long kết nối với nhau dễ dàng hơn, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp
tác giữa các doanh nghiệp. Công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp trao đổi
thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ du
lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, việc ứng dụng chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long tiếp cận với những đối tác mới, bao gồm các công ty công nghệ, các nhà
cung cấp giải pháp và dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. Sự hợp tác này
không chỉ giúp các doanh nghiệp tận dụng nguồn lực và kỹ năng của những đối tác
công nghệ mà còn tạo ra những cơ hội phát triển sản phẩm, dịch vụ và giải pháp công
nghệ chuyên dành cho ngành du lịch.

Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh Long mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế. Công nghệ thông
tin không chỉ giúp các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long tiếp cận với thị trường
du lịch quốc tế mà còn tạo điều kiện cho họ kết nối và hợp tác với các doanh nghiệp,
tổ chức du lịch quốc tế. Điều này giúp các doanh nghiệp tận dụng kiến thức, kinh
nghiệm và nguồn lực của các đối tác quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và cải tiến giải pháp công nghệ trong ngành du lịch.

Thứ tư, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long còn tạo ra cơ hội cho họ phát triển mạng lưới phân phối và tiếp thị du lịch
rộng hơn. Công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp kết nối với các đối tác phân
phối, đại lý du lịch và các kênh tiếp thị trực tuyến, qua đó giúp họ tiếp cận với một
lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Cuối cùng, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long còn giúp họ tận dụng lợi ích của việc chia sẻ nguồn lực và kiến thức.
Khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau, họ có thể chia sẻ chi phí đầu tư, nguồn nhân
64

lực và kiến thức về công nghệ thông tin, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tăng
cường năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

2.3.4. Thách Thức việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh Vĩnh long.

2.3.4.1. Thách thức về bảo mật an toàn thông tin

Trong quá trình ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long, thách thức về bảo mật thông tin đóng vai trò quan trọng và không
thể bỏ qua. Sự gia tăng lượng dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp cũng như việc sử
dụng các ứng dụng, hệ thống quản lý thông tin trực tuyến, đặt ra những yêu cầu cao
về bảo mật thông tin và đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho dữ liệu của khách hàng và
doanh nghiệp.

Thứ nhất, nguy cơ xâm nhập, đánh cắp dữ liệu từ các tin tặc là một trong những
thách thức lớn trong việc bảo mật thông tin. Việc xâm nhập hệ thống thông tin của
doanh nghiệp có thể gây ra những tổn thất lớn, bao gồm việc lộ thông tin cá nhân của
khách hàng, dữ liệu về chiến lược kinh doanh, thông tin về sản phẩm và dịch vụ, gây
tổn hại đến uy tín và sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Thứ hai, việc ứng dụng chuyển đổi số đồng nghĩa với việc phụ thuộc nhiều
hơn vào các công cụ, phần mềm và hệ thống quản lý thông tin trực tuyến. Điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long phải đầu tư vào các giải pháp
bảo mật cao cấp và liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng để đảm bảo hệ thống luôn an
toàn trước những mối đe dọa từ môi trường mạng.

Thứ ba, việc phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật thông tin cũng
đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp lữ hành. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải
tuân thủ Luật bảo vệ thông tin cá nhân, Luật An ninh mạng và các văn bản pháp quy
liên quan khác. Việc không tuân thủ hoặc vi phạm các quy định này có thể dẫn đến
xử phạt hành chính, thậm chí là hủy bỏ giấy phép kinh doanh. Vĩnh Long cũng cần
phải đối mặt với thách thức về nguồn nhân lực. Để đảm bảo bảo mật thông tin, các
65

doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, đặc biệt là về bảo mật mạng và hệ thống.

Tuy nhiên, tại tỉnh Vĩnh Long, việc tìm kiếm và thu hút nhân tài trong lĩnh vực
này gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn nhân lực chuyên môn và sự cạnh tranh
với các doanh nghiệp lớn ở các thành phố lớn hơn như TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo bảo mật thông tin của các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh.

Ngoài ra, việc tiếp cận và ứng dụng các giải pháp bảo mật hiện đại cũng là một
thách thức đối với các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Việc cập nhật và áp
dụng các giải pháp bảo mật mới nhất đòi hỏi nguồn vốn đầu tư không nhỏ, cũng như
khả năng tiếp cận các công nghệ, dịch vụ bảo mật từ các nhà cung cấp uy tín trên thị
trường. Điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi đối với các doanh nghiệp lữ hành
tại tỉnh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có nguồn lực hạn chế.

Tóm lại, thách thức về bảo mật thông tin trong quá trình ứng dụng chuyển đổi
số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long bao gồm nguy cơ xâm nhập, đánh
cắp dữ liệu từ tin tặc; việc phụ thuộc vào các công cụ, phần mềm và hệ thống quản lý
thông tin trực tuyến; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo mật thông tin; thiếu nguồn
nhân lực chuyên môn và khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các giải pháp bảo
mật hiện đại.

2.3.4.2. Cạnh tranh với các đối thủ lớn

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng được ưu tiên và đẩy mạnh trong các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long, thách thức về cạnh tranh với các đối thủ
lớn đáng được chú ý. Đối mặt với những đối thủ có quy mô lớn, nguồn lực mạnh mẽ
và có mặt trên thị trường từ lâu, các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long cần
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu
và đầu tư vào các giải pháp chuyển đổi số. Dưới đây là một số khía cạnh cụ thể của
thách thức này.
66

Thứ nhất, các đối thủ lớn thường có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn, giúp
họ có thể đầu tư vào các giải pháp công nghệ, hệ thống quản lý và ứng dụng chuyển
đổi số hiệu quả hơn. Nguồn lực tài chính hạn chế của các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ
này, đặc biệt là khi đối mặt với các công ty lữ hành quốc tế hoặc các đối tác lớn có
mặt trên thị trường trong nước.

Thứ hai, các đối thủ lớn thường có lợi thế về quy mô hoạt động và mạng lưới
phân phối rộng rãi, giúp họ dễ dàng tiếp cận và thu hút khách hàng hơn. Điều này có
thể khiến cho các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long gặp khó khăn trong việc
mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng.

Thứ ba, các đối thủ lớn thường có khả năng thu hút và giữ chân nguồn nhân
lực chuyên môn cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ hơn tại tỉnh Vĩnh Long. Nguồn
nhân lực chất lượng cao giúp các đối thủ lớn có thể nhanh chóng áp dụng và tận dụng
lợi ích của chuyển đổi số, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách
hàng.

Thứ tư, các đối thủ lớn thường có thế mạnh trong việc xây dựng và duy trì hệ
thống hợp tác với các đối tác khác như nhà cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà
hàng, hãng hàng không, v.v. Sự hợp tác này giúp họ có được điều kiện thuận lợi hơn
trong việc cung cấp các gói dịch vụ du lịch đa dạng và hấp dẫn, tạo ra lợi thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

Thứ năm, các đối thủ lớn thường có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc về
thị trường, xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp họ có thể đưa ra các
chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, đồng thời nhanh chóng điều chỉnh để
phù hợp với thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long
có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá và đưa ra các chiến lược phù hợp, đặc biệt
trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng.
67

Tiểu kết chương 2.

Chương 2 của bài nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng ứng
dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long. Được thực hiện
thông qua việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công nghệ thông tin, các
hệ thống quản lý, phần mềm riêng biệt, cũng như các giải pháp bảo mật thông tin
đang được sử dụng tại các doanh nghiệp lữ hành.

Qua khảo sát thực tế, chúng ta nhận thấy rằng mặc dù đã có một số doanh
nghiệp tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số, tuy nhiên, đa số các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long vẫn còn hạn chế và chưa thực sự tận dụng hết tiềm
năng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân có thể đến
từ việc thiếu nhân lực chất lượng, chưa nắm bắt được lợi ích của chuyển đổi số, hay
thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng các giải pháp công nghệ.

Những hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long mà còn làm giảm cơ hội cạnh tranh với các
đối thủ khác trong ngành du lịch. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nhanh
chóng cập nhật, nâng cao nhận thức và đầu tư vào chuyển đổi số để không bị tụt hậu
trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường du lịch.

Kết thúc chương 2, chúng ta đã nắm được thực trạng ứng dụng chuyển đổi số
tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long và những hạn chế cần được khắc phục.
Điều này sẽ là nền tảng quan trọng đề đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề ở
chương 3.
68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC


DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

3.1 Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long.

3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1.1. Chính sách đầu tư và phát triển

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-BTTTT, ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Bộ


trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa chuyển đổi số;

Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ
số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: ban hành Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh
Vĩnh long về : Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vĩnh
long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi
tắt là doanh nghiệp SMEs) thông qua việc áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị
mới cho doanh nghiệp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030.

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 20% doanh nghiệp
SMEs được cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 15%
doanh nghiệp SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp;
69

15% doanh nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện
tử; 15% doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 40% doanh nghiệp SMEs được
cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 30% doanh nghiệp
SMEs được trải nghiệm các nền tảng số để chuyển đổi số doanh nghiệp; 30% doanh
nghiệp SMEs trên địa bàn tỉnh ứng dụng các hình thức thương mại điện tử; 30%
doanh nghiệp SMEs có website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Để thực hiện đạt các mục tiêu phấn đấu nêu trên, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ
và giải pháp chủ yếu như tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức chuyển đổi số
doanh nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về các hoạt
động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số và Kế hoạch này
cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức:
xây dựng tài liệu, báo giấy, báo điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
xã hội, Cổng/trang thông tin điện tử, các hội thảo, hội nghị, hội thi có nội dung liên
quan đến hoạt động chuyển đổi số và các hình thức khác. Vận động các doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển
đổi số tại địa chỉ http://smedx.vn và http://smedx.mic.gov.vn.

Song song đó cũng sẽ triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số
cho doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tổ chức tập huấn, đào
tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tổ chức đào tạo, tư vấn về chiến lược, kế
hoạch chuyển đổi số. Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng và khai thác hiệu
quả các nền tảng số.Tổ chức đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực
chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã. Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp SMEs sử dụng các nền tảng số tham gia Chương trình để chuyển đổi số.

Tổ chức hội thảo, hội nghị và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương và
các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai. Tổ chức hoặc phối hợp với các bộ,
tỉnh, thành phố, các cơ quan, hiệp hội ngành nghề triển khai tổ chức các hội thảo, hội
nghị về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ các nền tảng số tham gia Chương
trình tổ chức các sự kiện, hội thảo giới thiệu, quảng bá về các giải pháp, nền tảng xuất
sắc hỗ trợ cho các doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số.
70

Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai chuyển đổi số. Tìm kiếm,
đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng (ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, du
lịch) để hỗ trợ chuyển đổi số. Hỗ trợ phát triển website thương mại điện tử cho doanh
nghiệp (bao gồm: website, hosting, tên miền…): hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh
phí, tối đa không quá 5.000.000 đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp.
Hỗ trợ ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp: hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mới chữ
ký số, hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh phí, tối đa không quá 1.000.000
đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
thương mại điện tử, tham gia các sàn thương mại điện tử, kết nối, liên kết với các sàn
giao dịch kết nối cung - cầu theo từng ngành/lĩnh vực, kê khai bảo hiểm xã hội, khai
báo thuế điện tử, hóa đơn điện tử…. Hỗ trợ cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu về
chuyển đổi số doanh nghiệp; quản lý thông tin, kết quả hỗ trợ chuyển đổi số doanh
nghiệp, tuyên truyền các mô hình thành công điển hình, giới thiệu các kinh nghiệm
thực tiễn, đăng ký hỗ trợ trực tuyến.

6 điểm trọng tâm của kế hoạch trên:

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức chuyển đổi số doanh nghiệp.

2. Triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp;
tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

3. Tổ chức hội thảo, hội nghị và phối hợp với các bộ, ban ngành, địa phương
và các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai.

4. Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai chuyển đổi số, bao gồm
hỗ trợ phát triển website thương mại điện tử, ứng dụng chữ ký số và tham gia các sàn
thương mại điện tử.

5. Hỗ trợ phát triển website thương mại điện tử cho doanh nghiệp (bao gồm:
website, hosting, tên miền, v.v.): Hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh phí, tối đa
không quá 5.000.000 đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp.
71

6. Hỗ trợ ứng dụng chữ ký số trong doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp đăng
ký mới chữ ký số, hỗ trợ doanh nghiệp 50% tổng kinh phí, tối đa không quá 1.000.000
đồng/doanh nghiệp, hỗ trợ ít nhất 10 doanh nghiệp.

3.1.1.2. Dựa vào thành quả nghiên cứu đạt được

Sau quá trình nghiên cứu, lập luận và phân tích thực trạng ở chương 2. Tác giả
đã đạt được các kết quả nghiên cứu như sau:

1. Kết quả thể hiện mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh vĩnh long còn thấp

Tác giả đã dùng phương pháp khảo sát thực tế để đưa ra các con số có giá trị
cụ thể số liệu cho thấy có 16,7% các doanh nghiệp tại Vĩnh Long đã có kế hoạch và
lộ trình chuyển đổi số. Điều này chứng tỏ một số doanh nghiệp đã nhận thức được
tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh tình hình kinh doanh hiện đại, nhưng
tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với tiềm năng thị trường và xu hướng hiện tại và tương
lai.

Có 8,3% các doanh nghiệp không có ý định chuyển đổi số, điều này thể hiện
rằng có một bộ phận các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
áp dụng công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây là
một thách thức lớn đối với sự phát triển chung của ngành tại tỉnh Vĩnh Long. Đây là
một phát hiện thực rất đáng lưu ý. Từ đó, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp cho các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long sớm hoàn thành công việc chuyển đổi số
trong doanh nghiệp.

2. Kết quả thể hiện mức độ sử dụng công nghệ số của doanh nghiệp lữ hành
tỉnh Vĩnh Long trong việc thực hiện chuyển đổi số còn rời rạc và chưa đồng bộ quy
trình.

Đề tài nghiên cứu mức độ sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ tại 13 doanh
nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long thực tế cho ra kết quả có khoảng 42,2% doanh nghiệp
có sử dụng các biện pháp công cụ công nghệ số. Đây không phải là con số quá lớn nó
72

phán ánh khoảng cách phát triển của các doanh nghiệp chưa đều. Vì vậy, đây là cơ
sở để đề tài tiếp tục đưa ra các giải pháp đóng góp xây dựng.

3. Kết quả thể hiện tình hình thực tế thông qua phương pháp phân tích đánh
giá chung về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh
Vĩnh Long:

Ở chương thực trạng tác giả đã tiến hành phân tích các thế mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh
Vĩnh Long kết quả cho thấy vẫn còn sự tồn tại của các điểm yếu cần được khắc phục
tồn tại song song cùng với thách thức. Điều này thúc đẩy tác giả cần phải tìm ra giải
pháp nhằm hóa giải các điều còn tồn động trên.

Như vậy trên cơ sở đề tài đã đạt được từ đó lấy làm nền tảng xây dựng các giải
pháp thiết thực góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh nhà nói chung và các giải pháp
mang tính nội tại cho các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh vĩnh long nói riêng.

3.2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược, nâng cao nhận thức và đào tạo về
chuyển đổi số cho cán bộ, nhân viên

3.2.1.1. Xây dựng lộ trình chiến lược chuyển đổi số

Lộ trình thực hiện chiến lược chuyển đổi số bao gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu chuyển đổi số của
doanh nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu và định hướng phù hợp.

- Giai đoạn 2: Lập kế hoạch chi tiết, bao gồm việc xác định nguồn lực, thời
gian, ngân sách và phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan.

- Giai đoạn 3: Triển khai các phương án ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân sự,
thích ứng quy trình làm việc và đánh giá kết quả thực hiện.
73

- Giai đoạn 4: Đánh giá, cải tiến và mở rộng các ứng dụng công nghệ số, đảm
bảo tính bền vững và phát triển liên tục của doanh nghiệp.

Các phương án ứng dụng công nghệ cụ thể:

Phát triển hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp: Ứng dụng các phần
mềm quản lý khách hàng (CRM), quản lý nhân sự, quản lý tài chính và kế toán, quản
lý dự án và quản lý chất lượng dịch vụ, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp và tối ưu hóa quy trình làm việc.

Xây dựng và phát triển trang web, ứng dụng di động: Tận dụng sức mạnh
của Internet và công nghệ di động để thu hút khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm
và dịch vụ, đặt vé và thanh toán trực tuyến, tăng tính tiện lợi và hài lòng của khách
hàng.

Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big
Data): Sử dụng AI để phân tích dữ liệu khách hàng, thị trường và xu hướng du lịch,
từ đó đưa ra các chiến lược marketing, sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Đồng thời, AI
cũng giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tiết kiệm chi phí.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong
quảng bá sản phẩm và dịch vụ: Sử dụng VR và AR để tạo ra trải nghiệm mới lạ và
hấp dẫn cho khách hàng, giúp họ khám phá và trải nghiệm các điểm đến, dịch vụ một
cách trực quan và sinh động.

Đào tạo và nâng cao nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Tổ chức
các khóa đào tạo về kỹ năng công nghệ thông tin, giúp nhân viên nắm vững kiến thức
và kỹ năng cần thiết để ứng dụng và phát triển công nghệ số trong công việc.

3.2.1.2. Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ
trong lữ hành

Theo số liệu thu thập được từ cuộc điều tra khảo sát tại các dianh nghiệp lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long có 100% doanh nghiệp nhất trí đồng ý tổ chức các khóa đào
74

tạo, hội thảo khoa học về chuyển đổi số và ứng dụng chuyển đổi số. Giải pháp này đề
ra nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp:

▪ Nâng cao nhận thức và kiến thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong
lữ hành cho cán bộ, nhân viên.

▪ Cập nhật xu hướng công nghệ mới, giải pháp chuyển đổi số tiên tiến trong và
ngoài nước.

▪ Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, doanh nghiệp
thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số.

▪ Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và tổ chức, đơn vị
có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

3.2.1.3. Hợp tác với các tổ chức, trường học có chuyên môn về công nghệ thông tin
để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành nâng cao năng lực cạnh
tranh: Ngày nay, chuyển đổi số đang trở thành yếu tố quan trọng giúp các doanh
nghiệp lữ hành nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc có nguồn nhân lực
chất lượng, am hiểu về công nghệ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và
ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh. Từ đó, tối ưu hóa quy trình
làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm chi phí và thu hút khách
hàng hiệu quả hơn.

Tối ưu hóa quy trình làm việc: Nguồn nhân lực chất lượng, am hiểu về công
nghệ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra và áp dụng các giải pháp công nghệ tiên
tiến vào quy trình làm việc, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, nâng cao hiệu quả
công việc. Ví dụ, việc áp dụng các phần mềm quản lý tour du lịch, hệ thống đặt phòng
trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp lữ hành điều hành các tour một cách hiệu quả hơn.
Đồng thời, giúp khách hàng tiếp cận và đặt dịch vụ dễ dàng hơn.
75

3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống quản lý thông minh

3.2.2.1. Triển khai hệ thống quản lý khách hàng CRM (Customer Relationship
Management) để tối ưu hóa quá trình tiếp cận, chăm sóc khách hàng.

Giải pháp này là khả thi vừa rẻ về giá thành so với mặt bằng chung của các
giải pháp công nghệ khác vừa mang lại hiểu qua cao về hiệu xuất và năng xuất cho
các doanh nghiệp vì khi áp dung giải pháp này doanh nghiệp sẽ đạt các lợi ích sau:

Tối ưu hóa quá trình tiếp cận khách hàng: Hệ thống CRM giúp doanh
nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu khách hàng một cách hệ thống và khoa
học. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu, sở thích, hành vi của từng
khách hàng một cách chính xác. Từ đó, đưa ra các chiến lược Marketing và bán hàng
hiệu quả hơn. Việc tiếp cận khách hàng dựa trên dữ liệu chính xác giúp doanh nghiệp
giảm thiểu chi phí, thời gian và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành
khách hàng thực tế.

Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng: Hệ thống CRM giúp doanh
nghiệp quản lý tương tác với khách hàng một cách hiệu quả hơn. Từ việc giải đáp
thắc mắc, giải quyết vấn đề cho khách hàng đến việc theo dõi và đánh giá độ hài lòng
của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. CRM cũng hỗ trợ tự động
hóa một số quá trình chăm sóc khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho
doanh nghiệp. Khi chất lượng chăm sóc khách hàng được nâng cao, độ hài lòng của
khách hàng cũng tăng lên. Từ đó, giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiệu quả
hơn và thúc đẩy khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ trong tương lai.

Tăng doanh thu và mở rộng thị trường: Khi hệ thống CRM được áp dụng
một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có khả năng tăng doanh thu thông qua việc tối
ưu hóa quá trình tiếp cận khách hàng, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và
giữ chân khách hàng. Đồng thời, việc phân tích dữ liệu từ hệ thống CRM giúp doanh
nghiệp định hướng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ để phù
hợp với nhu cầu thị trường.
76

3.2.2.2. Ứng dụng hệ thống quản lý đặt phòng, vé máy bay và dịch vụ du lịch trực
tuyến

Khi doanh nghiệp lữ hành tỉnh Vĩnh Long ứng dụng hệ thống quản lý đặt
phòng, vé máy bay và dịch vụ du lịch trực tuyến, họ sẽ thu được ít nhất hai lợi ích
chính sau:

Tối ưu hóa quá trình quản lý và điều hành dịch vụ: Việc ứng dụng hệ thống
quản lý đặt phòng, vé máy bay và dịch vụ du lịch trực tuyến giúp doanh nghiệp lữ
hành tự động hóa và tối ưu hóa quá trình quản lý, điều hành các dịch vụ. Đặc biệt, hệ
thống này cho phép doanh nghiệp cập nhật thông tin về tình trạng phòng trống, vé
máy bay, lịch trình tour du lịch nhanh chóng và chính xác, giúp doanh nghiệp đưa ra
các quyết định kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Ngoài ra, hệ thống quản lý đặt phòng, vé máy bay và dịch vụ du lịch trực tuyến
còn giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích dữ liệu về doanh số, lượng khách hàng,
tỷ lệ huỷ đặt, lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng… một cách
dễ dàng và chính xác. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh,
đưa ra các chiến lược điều chỉnh phù hợp, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nâng cao trải nghiệm và thuận tiện cho khách hàng: Việc ứng dụng hệ
thống quản lý đặt phòng, vé máy bay và dịch vụ du lịch trực tuyến không chỉ mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao trải nghiệm và thuận tiện cho
khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, so sánh và đặt phòng khách sạn,
vé máy bay, tour du lịch chỉ với vài thao tác đơn giản trên máy tính hoặc thiết bị di
động của mình mà không cần phải đến trực tiếp văn phòng đại lý hoặc gọi điện thoại.

3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng Phát triển ứng dụng di động và trang web du
lịch chuyên nghiệp

3.2.3.1. Thiết kế ứng dụng di động và trang web chuyên nghiệp, dễ sử dụng, tích hợp
các tính năng đặt phòng, tìm kiếm tour du lịch, thanh toán trực tuyến

Khi áp dụng giải pháp thiết kế ứng dụng di động và trang web chuyên nghiệp,
dễ sử dụng, tích hợp các tính năng đặt phòng, tìm kiếm tour du lịch, thanh toán trực
tuyến, các doanh nghiệp du lịch sẽ thu được ít nhất ba lợi ích chính sau:
77

Nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp: Việc có một ứng dụng di
động và trang web chuyên nghiệp, dễ sử dụng cho thấy sự chuyên nghiệp và đầu tư
của doanh nghiệp vào công nghệ, tạo nên hình ảnh đáng tin cậy đối với khách hàng.
Một trang web và ứng dụng di động được thiết kế đẹp mắt, dễ sử dụng cũng giúp
doanh nghiệp gây ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên khách hàng tiếp xúc, từ đó tạo
nên lòng tin và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.

Tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng: Ứng dụng di động và trang
web chuyên nghiệp, dễ sử dụng, tích hợp các tính năng đặt phòng, tìm kiếm tour du
lịch, thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp mở rộng kênh tiếp cận khách hàng, đặc
biệt là khách hàng trẻ tuổi và những người thường xuyên sử dụng công nghệ. Việc
đặt phòng, tìm kiếm tour du lịch, thanh toán trực tuyến trở nên thuận tiện và nhanh
chóng hơn, giúp khách hàng dễ dàng quyết định sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa quá trình kinh doanh và giảm chi phí: Việc áp dụng ứng dụng
di động và trang web chuyên nghiệp, tích hợp các tính năng đặt phòng, tìm kiếm tour
du lịch, thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình kinh doanh và
giảm chi phí. Các quy trình đặt phòng, thanh toán, tìm kiếm tour du lịch được tự động
hóa, giảm thiểu công việc thủ công và thời gian xử lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được nguồn lực nhân viên và chi phí vận hành. Đồng thời, việc tích hợp thanh toán
trực tuyến cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc thu tiền mặt,
đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình giao dịch.

Ngoài ra, thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu từ ứng dụng di động và
trang web, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu, sở thích, hành vi của khách hàng
một cách chính xác hơn, từ đó đưa ra các chiến lược marketing và bán hàng phù hợp,
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp có thể thấy được những tour du
lịch, dịch vụ nào được yêu thích nhất, thời điểm nào khách hàng thường tìm kiếm và
đặt phòng nhiều nhất, từ đó điều chỉnh lịch trình, chương trình khuyến mãi phù hợp.
78

3.2.3.2. Tích hợp hệ thống đánh giá, phản hồi của khách hàng để cải tiến dịch vụ,
sản phẩm du lịch

Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long muốn áp dụng giải pháp
này cần quán triệt 3 điều sau để vận hành tốt và khai thác hết giá trị của giải pháp:

(1) Hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của khách hàng: Việc tích hợp hệ thống
đánh giá, phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được ý kiến trực tiếp
từ người sử dụng dịch vụ. Những đánh giá, phản hồi này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu
rõ hơn về những gì khách hàng mong muốn, nhu cầu của họ, cũng như những điểm
mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ hiện tại. Điều này giúp doanh nghiệp có thể
đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

(2) Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Khi nhận được phản
hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có cơ hội để rà soát, đánh giá lại chất lượng sản
phẩm, dịch vụ của mình, từ đó tìm ra những điểm cần cải tiến, nâng cao. Hệ thống
đánh giá, phản hồi giúp doanh nghiệp xác định được những vấn đề cụ thể và giải pháp
phù hợp để khắc phục, cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, giúp khách
hàng có trải nghiệm tốt hơn và hài lòng hơn.

(3) Xây dựng lòng tin và tăng sự gắn kết với khách hàng: Việc lắng nghe,
tiếp thu ý kiến đóng góp từ khách hàng chứng tỏ sự quan tâm và tôn trọng của doanh
nghiệp đối với khách hàng. Điều này giúp xây dựng niềm tin, tăng sự gắn kết giữa
khách hàng và doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng giữ chân khách hàng, khuyến khích
họ quay lại sử dụng dịch vụ trong tương lai. Hơn nữa, việc cải tiến dịch vụ, sản phẩm
dựa trên phản hồi của khách hàng cũng giúp tăng sự hài lòng và trung thành của khách
hàng.
79

3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường bảo mật thông tin và an toàn giao dịch trực
tuyến

3.2.4.1. Đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch trực tuyến bằng cách áp dụng các
giải pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố, phòng chống tấn công
mạng

Khi áp dụng giải pháp đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch trực tuyến bằng
cách áp dụng các giải pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố, phòng
chống tấn công mạng, các doanh nghiệp có thể đạt được ít nhất bốn lợi ích chính sau:

Bảo vệ thông tin khách hàng và doanh nghiệp: Việc áp dụng các giải pháp
bảo mật giúp bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng, đảm bảo rằng dữ liệu quý giá
này không bị rò rỉ, đánh cắp hay bị lạm dụng. Đồng thời, việc này cũng giúp bảo vệ
các thông tin bí mật và quan trọng của doanh nghiệp, giúp duy trì sự ổn định và an
toàn trong hoạt động kinh doanh.

Tăng uy tín và niềm tin của khách hàng: Khi khách hàng biết rằng thông tin
và giao dịch của họ được bảo vệ an toàn, họ sẽ có niềm tin và sẵn sàng sử dụng dịch
vụ của doanh nghiệp hơn. Sự tin tưởng này sẽ giúp tăng khả năng thu hút và giữ chân
khách hàng, đồng thời củng cố uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Giảm thiểu rủi ro và thiệt hại từ các cuộc tấn công mạng: Việc áp dụng các
giải pháp bảo mật giúp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cuộc tấn
công mạng, bảo vệ hệ thống và tài sản của doanh nghiệp khỏi những thiệt hại tiềm
ẩn. Khi rủi ro giảm, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tập trung phát triển
sản phẩm, dịch vụ và mở rộng thị trường.

Tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin: Các quốc gia và tổ chức thường
có các quy định về bảo mật thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và giao dịch
trực tuyến. Việc áp dụng các giải pháp bảo mật giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các
quy định này, tránh những hậu quả pháp lý.
80

3.2.4.2. Cập nhật định kỳ các thông tin về rủi ro bảo mật, đưa ra các giải pháp phòng
ngừa hiệu quả

Khi áp dụng giải pháp cập nhật định kỳ các thông tin về rủi ro bảo mật và đưa
ra các giải pháp phòng ngừa hiệu quả, các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại tỉnh Vĩnh
Long sẽ thu được ít nhất ba lợi ích chính sau:

Nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin: Việc cập nhật định kỳ các thông
tin về rủi ro bảo mật giúp nâng cao nhận thức của cả doanh nghiệp và nhân viên về
tầm quan trọng của việc bảo vệ thông tin. Điều này giúp mọi người nắm rõ hơn về
những mối đe dọa tiềm ẩn, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, từ đó giúp họ tự bảo
vệ mình và doanh nghiệp khỏi những rủi ro có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Tăng cường khả năng phòng ngừa và đối phó với rủi ro: Khi doanh nghiệp
và nhân viên được cập nhật thông tin về rủi ro bảo mật định kỳ, họ sẽ có đầy đủ kiến
thức để xác định các mối đe dọa, đánh giá đúng mức độ nguy hiểm và đưa ra các giải
pháp phòng ngừa kịp thời. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro và đối phó hiệu quả với những tình huống không mong muốn
có thể xảy ra.

Tối ưu hóa chiến lược bảo mật thông tin: Việc cập nhật định kỳ thông tin
về rủi ro bảo mật giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và đánh giá chính xác về
mức độ an toàn thông tin hiện tại. Điều này cho phép doanh nghiệp xây dựng và điều
chỉnh chiến lược bảo mật thông tin một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế,
đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch trực tuyến trong mọi hoàn cảnh.

Nhờ áp dụng giải pháp cập nhật định kỳ các thông tin về rủi ro bảo mật và đưa
ra các giải pháp phòng ngừa hiệu quả, các doanh nghiệp du lữ hành .

3.3. Đề xuất - Kiến nghị

Dựa trên các kết quả nghiên cứu và giải pháp đã đề xuất ở trên tác giả hy vọng
rằng chính quyền địa phương tỉnh Vĩnh long sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ
hành tỉnh nhà có môi trường và điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện
81

chuyển đổi số thành công. Trên tinh thần đó tác giả xin được đưa ra các kiến nghị
như sau:

3.3.1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long

- Ban hành văn bản Chỉ đạo các Ban, ngành địa phương sớm thực hiện theo
Đề án chuyển đổi số của địa phương.

- Phối hợp, lãnh chỉ đạo các sở, ban ngành cần có sản phẩm du lịch đặc trưng
của tỉnh nhà nhằm quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan và trãi nghiệm.

- Tạo điều kiện pháp lý thuận tiện cho các doanh nghiệp lữ hành áp dụng
chuyển đổi số nhanh chóng theo đề án của tỉnh.

- Thu hút đầu tư, có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành muốn
đầu tư vào tỉnh nhà.

3.3.2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

- Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ
trong lữ hành cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch nhằm đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Vĩnh Long.

- Tạo điều kiện kết nối giữa doanh nghiệp lữ hành với các trường đại học trong
địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp giao lưu, hợp tác và
đào tạo các nguồn nhân lực có chất lượng theo nhu cầu hiện nay.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về ưu điểm và
tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành du lịch. Đồng thời, giới thiệu và quảng
bá hình ảnh các doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng công nghệ và chuyển
đổi số.

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành trên
địa bàn tỉnh triển khai chuyển đổi số. Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp
tiềm năng (ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, du lịch) để hỗ trợ chuyển đổi số. Hỗ trợ phát
triển website thương mại điện tử cho doanh nghiệp (bao gồm: website, hosting, tên
82

miền…). Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành xây dựng lộ trình số hóa dựa trên cơ sở
đặc thù của ngành du lịch là ngành có tính liên ngành cao. Vì vậy, việc điều tiết và
xây dựng lộ trình cho các doanh nghiệp lữ hành là công việc hiện nay và cấp thiết.

3.3.3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Việc hỗ trợ các doanh nghiệp về hành lan pháp lý và hạ tầng kỹ thuật nhằm
đảm bảo công tác cập nhật thông tin được nhanh chóng và thuận tiện cho tỉnh nhà.

- Đào tạo, hợp tác kỹ thuật và chia sẻ thông tin về chuyển đổi số và công nghệ
thông tin cho các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh Vĩnh Long.

- Đảm bảo an ninh mạng của tỉnh nhằm tạo điều kiện giúp doanh nghiệp chống
lại các loại tội phạm liên quan về an ninh mạng.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của bài nghiên cứu này đã đề xuất và phân tích các giải pháp ứng
dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long, nhằm giúp họ
nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của
thị trường du lịch ngày càng phát triển.

Các giải pháp chính đã được đề cập trong chương này bao gồm: Nâng cao
nhận thức và đào tạo về chuyển đổi số cho cán bộ, nhân viên; Xây dựng và phát triển
hệ thống quản lý thông minh; Phát triển ứng dụng di động và trang web du lịch chuyên
nghiệp; Tích hợp hệ thống đánh giá, phản hồi của khách hàng để cải tiến dịch vụ, sản
phẩm du lịch; Tăng cường bảo mật thông tin và an toàn giao dịch trực tuyến; Cập
nhật định kỳ các thông tin về rủi ro bảo mật và đưa ra các giải pháp phòng ngừa hiệu
quả.

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng các giải pháp này, việc hợp
tác giữa các doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, các tổ chức, trường học
có chuyên môn về công nghệ thông tin, cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng là vô cùng
quan trọng.
83

Chương 3 cũng đã đề cập đến việc gửi kiến nghị đến chính quyền địa phương
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và triển khai các giải pháp
chuyển đổi số. Với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp du lịch lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách và góp phần vào sự phát triển chung của ngành
du lịch trong tỉnh.

Nhìn chung, việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi số không chỉ giúp các
doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách
hiệu quả hơn, mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, đồng
thời tạo ra những lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ trong ngành. Bên cạnh
đó, việc chuyển đổi số cũng tạo ra cơ hội cho việc hợp tác, liên kết giữa các doanh
nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan, từ đó mở rộng thị trường và tối ưu hóa
nguồn lực.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất trong việc chuyển đổi số, các doanh
nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long cần đầu tư thời gian, nguồn lực và nỗ lực không
ngừng nghỉ trong việc nghiên cứu, đổi mới và áp dụng các công nghệ mới. Đồng thời,
cần có sự tham gia tích cực của cán bộ, nhân viên trong việc đào tạo, nâng cao kiến
thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có thể tiếp thu và vận hành
các hệ thống, ứng dụng một cách hiệu quả.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chính quyền địa
phương cũng cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp, như tạo điều kiện cho việc liên
kết giữa các doanh nghiệp và các tổ chức, trường học có chuyên môn về công nghệ
thông tin; tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và ứng
dụng các giải pháp chuyển đổi số một cách dễ dàng và hiệu quả.

Kết thúc chương 3, hy vọng những giải pháp ứng dụng chuyển đổi số đề xuất
trong bài nghiên cứu sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch lữ
hành tại tỉnh Vĩnh Long. Qua đó, tạo ra những đột phá trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và góp phần vào sự phát
triển chung của ngành du lịch trong tỉnh cũng như đất nước
84

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của
các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long, đề tài tác giả đã chỉ ra những hạn chế
và thách thức mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp đa dạng, cụ thể và thực tế nhằm
giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng tối đa tiềm năng của
công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, đề tài cũng góp phần làm phong phú cơ sở lý luận giúp xây dựng
nền tảng lý luận cho các đề tài cấp thiết hơn trong tương lai góp phần nhỏ vào sự phát
triển chung của nền tảng lý luận về cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Mặt khác, nếu các giải pháp được đề xuất được triển khai đúng đắn và hiệu
quả, chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp lữ hành tại
tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững ngành
du lịch tại địa phương. Đồng thời, việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp các doanh
nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Từ đó nâng
cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách và góp
phần quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long ra ngoài khu vực cũng như quốc tế.

Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, không chỉ các doanh nghiệp mà cả
chính quyền và người dân cũng cần phải đồng lòng, nỗ lực và chịu trách nhiệm trong
việc học hỏi, tiếp nhận và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, cần có sự điều chỉnh linh
hoạt và đánh giá định kỳ để không ngừng hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn kinh
doanh cũng như đáp ứng nhu cầu của du khách.

Tóm lại, đề tài nghiên cứu khoa học "Giải pháp ứng dụng chuyển đổi số của
các doanh nghiệp lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long" đã cung cấp một cái nhìn tổng quan
về thực trạng chuyển đổi số tại địa phương và đề xuất các giải pháp thiết thực, hữu
ích cho sự phát triển của ngành du lịch.
85

Hy vọng rằng, thông qua việc áp dụng những giải pháp này, ngành du lịch
Vĩnh Long sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa Vĩnh Long trở thành một
điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy và đẳng cấp trong tương lai không xa. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài không tránh khỏi việc sai sót vì vậy rất mong sự đóng góp để cùng
phát triển đề tài ngày càng hoàn thiện.
86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2005), Giáo Trình Tổng Quan Du Lịch, Nhà Xuất Bản
Hà Nội.

[2]. Nguyễn Huy Hoàng (2020), Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học,
Trường Đại Học Tài Chính – Marketing.

[3]. Quốc Hội (2017), Luật Du Lịch 2017, Việt Nam.

[4]. Chứ Bá Quyết (2021), Nghiên Cứu Khám Phá Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến
Chuyển Đổi Số Thành Công Của Các Doanh Nghiệp Ở Việt Nam, Tạp Chí Khoa Học
& Đào Tạo Ngân Hàng Số 233, trang 57–70.

[5]. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh
Doanh, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

[6]. Bùi Thanh Khoa, Trần Thị Huế Chi, Mai Thanh Dũng, Vũ Thị Mai Chi (2021),
Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Di Động Để Lựa Chọn Các Dịch Vụ Khi Du Lịch Của
Giới Trẻ Thế Giới Trong Thời Kỳ Chuyển Đổi Số, Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ
Số 51, trang 15–23.

[7]. Lê Thị Hạnh (2022), Chuyển Đổi Số Thư Viện Đáp Ứng Yêu Cầu Nâng Cao
Chất Lượng Đào Tạo Ở Việt Nam - Thực Tiễn Và Kinh Nghiệm Từ Trường Đại Học
Luật Hà Nội, Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện, Trường Đại Học Luật Hà Nội, trang
44–48.

[8]. Th.S. Lê Hữu Nghĩa, C.N. Đổ Thị Tố Oanh, Th.S. Nguyễn Thị Mỹ Nhân (2021),
Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam, Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ
Chí Minh.

[9]. Võ Hữu Hòa (2021), Chuyển Đổi Số Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du
Lịch, Dịch Vụ Tại Đà Nẵng Hiện Nay, Tạp Chí Khoa Học & Công Nghệ Đại Học
Duy Tân Số 46, trang 80–88.
87

[10]. Vũ Thị Hường, Nguyễn Thị Huế (2019), Ngành Du Lịch Việt Nam Trong Bối
Cảnh Cách Mạng Công Nghệ 4.0, Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học – Đại Học Sao Đỏ
Số 62, trang 68–76.

[11]. Tú Minh (2022), Vĩnh Long Đẩy Mạnh Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Du
Lịch, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Truy cập ngày 09/04/2023 từ
https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-
hien-dai-hoa-dat-nuoc/tin-tuc-su-kien/vinh-long-day-manh-chuyen-doi-so-trong-
linh-vuc-di-san-van-hoa-va-du-lich-620964.html.

[12]. "Kế Hoạch Triển Khai Thực Hiện Chương Trình Chuyển Đổi Số Trên Địa Bàn
Tỉnh Vĩnh Long Đến Năm 2025, Định Hướng Đến Năm 2030". Truy cập ngày
01/04/2023 từ https://lawnet.vn/vb/Ke-hoach-67-KH-UBND-2020-thuc-hien-
Chuong-trinh-Chuyen-doi-so-tinh-Vinh-Long-den-2025-75206.html.

[13]. Giới thiệu tổng quan tỉnh Vĩnh Long. Truy cập ngày 03/04/2023 từ:
https://vinhlong.gov.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-tong-quan.

[14]. Tổng cục Du lịch, https://vietnamtourism.gov.vn/.

[15]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, https://www.vinhlong.gov.vn/.

[16]. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, https://svhttdl.vinhlong.gov.vn/.

[17]. Tạp chí Du lịch Việt Nam, 2022, Tác động của CMCN 4.0 đối với Du Lịch Việt
Nam - Cơ Hội và Thách Thức.

[18]. Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Vĩnh Long, 2021, Thành tựu hoạt động xúc tiến
du lịch Vĩnh Long năm 2021, https://xuctiendulich.vinhlong.gov.vn.

[19]. Vĩnh Long Tourist, 2022, Du lịch Vĩnh Long đạt nhiều thành tựu trong Chương
trình hợp tác, liên kết phát triển du lịch với Cụm phía Đông ĐBSCL năm 2022,
https://vinhlongtourist.vn.
1

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi khảo sát

TRƯỜNG ĐHSPKT VĨNH LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA SPKT & XHNV Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

Kính gửi: Quý doanh nghiệp Lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long.

Em tên là : Trương Lê Phan, sinh viên lớp Du lịch, trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vĩnh Long. Em đang tiến hành nghiên cứu khảo sát nhằm thực hiện đề tài “Giải pháp
ứng dụng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Lữ hành tại tỉnh Vĩnh Long”. Đây là bảng
câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu, xin lưu ý rằng không có câu trả lời nào là đúng hoặc
sai. Tất cả câu trả lời đều có giá trị đối với nghiên cứu của em.

Cảm quý Doanh nghiệp đã hoàn thành bảng khảo sát này. Tất cả thông tin của quý
Doanh nghiệp sẽ được bảo mật hoàn toàn. Quý Doanh nghiệp vui lòng cho biết những thông
tin dưới đây.

(*Lưu ý : Vui lòng đánh dấu ( ☑ )vào ô vuông (☐) chứa câu trả lời.)

Ⅰ. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên doanh nghiệp: ………………...............…………………………………………......….

……………................………………………………………………..............………....…………...

2. Địa chỉ doanh nghiệp: …………...............………………………………………….......…...

……………………………................…………………………………………………….................

3. Thị trường khách du lịch của doanh nghiệp là:


2

☐ Quốc tế. ☐ Cả hai thị trường


☐ Nội địa.

4. Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào?

☐ Doanh nghiệp có vốn đầu ☐ Doanh nghiệp nhà nước ☐ Doanh nghiệp tư nhân
tư nước ngoài (Trên 50% vốn góp nhà nước)

5. Số năm hoạt động từ năm đăng ký thành lập doanh nghiệp?

☐ Dưới 3 năm ☐ 3 – 5 năm ☐ 5 – 10 năm ☐ Trên 10 năm

6. Tổng số lao động của doanh nghiệp?

☐ Dưới 10 ☐ Từ 10 - 100 ☐ Từ 101 - 200 ☐ Trên 200

Ⅱ. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

1. Mức độ Chuyển đổi số của doanh nghiệp?

☐ Không có ý định chuyển đổi số.

☐ Đang tìm hiểu để quyết định chuyển đổi số.

☐ Đã có kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số.

☐ Đang thực hiện chuyển đổi số.

☐ Vừa hoàn thiện chuyển đổi số.

2. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để hỗ trợ công ty quản lý kế toán
3

☐ Sử dụng giấy tờ.

☐ Excel.

☐ Phần mềm riêng.

3. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để hỗ trợ công ty quản lý nhân sự

☐ Sử dụng giấy tờ.

☐ Excel.

☐ Phần mềm riêng.

4. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để hỗ trợ công ty quản lý data khách hàng

☐ Sử dụng giấy tờ.

☐ Excel.

☐ Phần mềm riêng.

5. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để hỗ trợ công ty hỗ trợ hoạt động bán hàng,
kinh doanh.

☐ Sử dụng giấy tờ.

☐ Excel.

☐ Phần mềm riêng.

6. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để hỗ trợ công ty quản lý Tour du lịch
4

☐ Sử dụng giấy tờ.

☐ Excel.

☐ Phần mềm riêng.

7. Doanh nghiệp có sử dụng các biện pháp an toàn thông tin không?

☐ Không sử dụng.

☐ Phần mềm riêng.

☐ Nhờ bên thứ ba can thiệp trả phí.

8. Nếu Doanh nghiệp sử dụng các phần mềm riêng hoặc giải pháp số đã tích hợp
với các chức năng chính khác cho các nghiệp vụ trong công ty, mức độ sử dụng của
doanh nghiệp như thế nào?

Hoạt động kế toán

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

Quản lý nhân sự ( nhân viên công ty, hướng dẫn viên, tài xế,...)

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.
5

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

Tương tác khách hàng bán lẻ ( trả lời thư tự động, đặt tour online, thanh toán
trực tuyến...)

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

Hoạt động kinh doanh với đối tác ( trả lời thư tự động, đặt tour online, thanh
toán trực tuyến...)

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

Quản lý kho hàng ( quản lý mã vạch, xuất nhập kho tự động,...)

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.
6

☐ Rất thường xuyên.

Lưu trữ, bảo mật an toàn thông tin đối tác, khách hàng

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

Dịch vụ hậu mãi sau kết thúc tour ( giới thiệu tour mới, khuyến mãi, gửi thư,
tặng quà chúc mừng ngày sinh nhật, ngày lễ tự động, online...)

☐ Không có.

☐ Rất ít sử dụng.

☐ Thường xuyên.

☐ Rất thường xuyên.

9. Nền tảng CNTT của doanh nghiệp

☐ Đã trang bị máy tính + mạng internet.

☐ Đã trang bị máy tính + mạng internet + Chuyên viên điều hành.

☐ Đã có máy chủ riêng.

☐ Có riêng bộ phận chuyên trách về CNTT.


7

10. Nếu doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp thấy năng suất lao
động của nhân viên như thế nào?

☐ Năng suất giảm.

☐ Năng suất không đổi.

☐ Năng suất tăng một ít.

☐ Năng suất tăng rõ rệt.

11. Lợi ích của việc chuyển đổi số trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.

☐ Hoàn toàn không lợi ích.

☐ Có nhưng không đáng kể.

☐ Lợi ích đúng kế hoạch.

☐ Lợi ích vượt mục tiêu.

12. Sau khi áp dụng chuyển dổi số doanh nghiệp, doanh thu so kế hoạch tăng:

☐ Dưới 5%.

☐ Từ 5% - 10%.

☐ Từ 10% - 50%.

☐ Từ 50% - 100%.

☐ Trên 100%.

13. Khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi số là gì?
8

☐ Khó khăn về vốn, kinh phí đầu tư.

☐ Thiếu nhân lực, chuyên gia.

☐ Khó khăn thay đổi thói quen .

☐ Tất cả khó khăn trên.

14. Nếu trích doanh thu để đầu tư cho chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ trích bao nhiêu
phần trăm (%) trên tổng doanh thu

☐ 10% doanh thu.

☐ 15% doanh thu.

☐ 20% doanh thu.

☐ Trên 20% doanh thu.

15. Dịch covid 19 có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số của doanh nghiệp không?

☐ Không ảnh hưởng.

☐ Có ảnh hưởng.

☐ Ảnh hưởng 1 phần.

Ⅲ. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ
HÀNH TẠI TỈNH VĨNH LONG

1. Doanh nghiệp đã từng đầu tư vào các giải pháp chuyển đổi số chưa?

☐ Chưa bao giờ.

☐ Đã từng.
9

2. Theo doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi số từ:

☐ Quản lý tổ chức.

☐ Nhân sự .

☐ Tài chính.

☐ Quy trình bán hàng.

☐ Tiếp cận thị trường du lịch.

Khác:………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………

3. Theo doanh nghiệp việc thành lập cộng đồng doanh nghiệp có cùng mục đích
phục vụ việc chuyển đổi số có thật sự cần thiết?

☐ Có.

☐ Không.

4. Theo doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số toàn diện thì doanh nghiệp cần
gì?

☐ Tài chính.

☐ Kỹ thuật, công nghệ.

☐ Nhân sự.

☐ Kế hoạch, lộ trình.
10

☐ Hỗ trợ của chính quyền địa phương.

☐ Tất cả các điều trên .

5. Theo doanh nghiệp sử dụng công cụ nào sẽ giúp chuyển đổi số bước đầu dễ
tiếp cận hơn

☐ Hệ sinh thái Office 365 Microsft.

☐ Phần mềm quản lý riêng .

☐ Thuê đối tác viếc phần mềm.

☐ Điện toán đám mây.

☐ Internet kết nối vạn vật.

☐ Facebook, Zalo, Tiktok,…..

6. Theo doanh nghiệp việc thay thế giấy tờ lưu trữ truyền thống bằng công nghệ
quản lý tùy biến riêng theo đặc thù doanh nghiệp có mang lại hiệu quả cao

☐ Không.

☐ Không chắc.

☐ Có mang lại hiệu quả cao.

7. Theo doanh nghiệp sẽ sử dụng phương thức nào để lưu trữ dữ liệu của doanh
nghiệp?

☐ Sử dụng phương thức truyền thống.

☐ Sử dụng công nghệ quản lý.

☐ Sử dụng song song cả hai phương thức.


11

☐ Tất cả các điều trên.

8. Theo doanh nghiệp, chính quyền địa phương có cần thiết ban hành chủ trương
xây dựng một nền tảng số cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh không?

☐ Có.

☐ Không.

9. Theo doanh nghiệp, nếu chính quyền địa phương ban hành chủ trương xây
dựng một nền tảng số cho tất cả các doanh nghiệp hỗ trợ nhau (Chuyển giao công nghệ,
Ký hợp đồng, hỗ trợ pháp lý….), doanh nghiệp có tham gia không?

☐ Không tham gia.

☐ Sẽ tham gia.

☐ Là thành viên không thường trực.

☐ Là thành viên thường trực.

10. Doanh nghiệp có nhận đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng sinh viên ngành
CNTT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

☐ Có.

☐ Không.

11. Doanh nghiệp có cần tham gia các buổi tư vấn, hội thảo về chuyển đổi số
không?

☐ Không.

☐ Có.
12

☐ Rất cần thiết.

12. Vậy nếu trong tương lai công nghệ tiến bộ cho ra các giải pháp khả thi
thì doanh nghiệp sẽ cân nhắc ứng dụng vào chuyển đổi số không?

☐ Có.

☐ Không.

Em xin chân thành cảm ơn! Quý doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu để hoàn
thành bảng khảo sát này. Tất cả câu trả lời trong bảng khảo sát này đều có giá trị khoa học
trong đề tài nghiên cứu của em. Trân trọng!

You might also like