You are on page 1of 2

Hiệu quả của giải pháp hạ Chống sét van (CSV) xuống dưới FCO và

tách dây nối CSV đi riêng xuống đất


Cập nhật ngày 25/08/14,04:04:122743

Trong các năm gần đây, PC Đắk Lắk đã yêu cầu tất cả các Điện lực trực thuộc tiến
hành chuyển toàn bộ các Trạm biến áp (TBA) phụ tải trước đó có gắn CSV phía trước
FCO về sau FCO các máy biến áp và tách dây chống sét của CSV ra đi riêng biệt
xuống đất. Biện pháp này cho đến nay đã mang lại nhiều ưu điểm trong công tác thí
nghiệm định kỳ, thay thế và nâng cao hiệu quả độ tin cậy cung cấp điện cho khách
hàng.

Giải pháp hạ Chống sét van (CSV) xuống dưới FCO và tách dây nối CSV đi riêng xuống
đất đã mang lại những hiệu quả nhất định

Theo các đề án thiết kế trước đây, sơ đồ TBA phân phối đều lắp chống sét van
phía trước FCO. Trong quá trình vận hành hàng năm, các Điện lực đều phải thực
hiện công việc tháo, lắp chống sét van để thí nghiệm định kỳ theo quy định. Điều này
dẫn đến giảm độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng. Mặt khác, đối với các TBA
có gắn CSV phía trên cầu chì tự rơi mà không có dao cách ly phía trước thì việc
tháo, lắp chống sét để bảo dưỡng thí nghiệm định kỳ đều phải cắt điện đường dây
trục chính. Các đường dây này cấp điện cho nhiều TBA, đơn vị công tác không thể
cùng lúc bố trí đủ nhân lực và thiết bị để đồng thời tiến hành bảo dưỡng thí nghiệm
các bộ CSV trên đường dây đó được. Vì vậy, một đơn vị khi thực hiện công việc phải
di chuyển từ TBA này đến TBA khác, tại các địa điểm khác nhau. Việc làm này dẫn
đến mất điện trên diện rộng và kéo dài thời gian mất điện của khách hàng. Với việc
cắt đường trục chính để tháo, lắp và thí nghiệm định kỳ CSV thì chỉ số SAIFI không
thay đổi (Số khách hàng mất điện trong lần tháo, lắp chống sét không thay đổi), còn
chỉ số SAIDI tăng gấp n lần (n là số TBA mà một đơn vị làm công việc phải thực hiện
trong lần cắt điện để tháo, lắp chống sét van) so với việc cắt từng TBA.

Do đó, việc chuyển toàn bộ các TBA phụ tải trước đó có gắn CSV phía trước FCO
về sau FCO các MBA và tách dây chống sét của CSV ra đi riêng biệt xuống đất
mang lại những hiệu quả nhất định. Có thể thấy cụ thể như tại Điện lực M’Đrắk, đơn
vị hiện quản lý vận hành 171 TBA phụ tải (kể cả các trạm biến áp của khách hàng)
trong đó có 78 TBA 1 pha và 93 TBA 3 pha. Trong số các TBA 3 pha này, Điện lực
đã tiến hành cho chuyển toàn bộ  xà FCO phía dưới sứ đỡ dây xuống cọc bình MBA
đưa lên phía trên sứ đỡ dây và chuyển CSV phía trước FCO xuống sau FCO các
máy biến áp phụ tải. Đồng thời, đơn vị cũng đã gắn mỏ tiếp địa ngay phía dưới FCO
các TBA này và tách dây chống sét của CSV ra đi riêng biệt xuống đất. Biện pháp
này cho đến nay đã mang lại nhiều ưu điểm trong công tác thí nghiệm định kỳ, bảo
dưỡng, thay thế và nâng cao hiệu quả độ tin cậy cung cấp điện cho khách. Bên cạnh
đó, giải pháp này cũng góp phần đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác (nằm trọn
trong vùng bảo vệ nối đất) khi công tác trên trên lưới điện. Bên cạnh đó, nếu trước
đây, khi tiến hành công tác trên một TBA nào đó, các đơn vị phải tiến hành cô lập
toàn tuyến đường dây hoặc nhánh rẽ  thì nay chỉ cần cô lập một TBA đó là đơn vị
công tác sẽ tiến hành công việc.

Việc áp dụng giải pháp này góp phần làm giảm nguy cơ mất an toàn khi tháo lắp
CSV và giảm thời gian mất điện của khách hàng. Bên cạnh đó, để áp dụng giải pháp
vào thực tế không quá phức tạp và nó đã được thực hiện có hiệu quả tại PC Đắk
Lắk trong thời gian qua./.

Nguyễn Tuấn Dũng

You might also like