You are on page 1of 14

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT

CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, ĐÀ NẴNG


An investigation into learning English through songs among students of Le Quy
Don Gifted High School, Da Nang City
1
Lưu Quý Khương, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
2
Nguyễn Hà Đoan Phương, 3Lưu Ngọc Bảo Trang , 4Nguyễn Thị Minh Trang Trường Trung học
Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn Thành phố Đà Nẵng
1
lqkhuong@ufl.udn.vn
2
nguyenhadoanphuong@gmail.com; 3trangluungocbao@gmail.com; 4trangnmvt@gmail.com
Tóm tắt
Bài này khảo sát tính hiệu quả, sự cải thiện năng lực tiếng Anh, khó khăn
thường gặp của học sinh trường Trung học phổ thông chuyên (THPT) Lê Quý Đôn
khi học tiếng Anh qua bài hát. Với phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định
lượng, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu trên 450 học sinh chuyên và không
chuyên tiếng Anh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng bằng phiếu hỏi.
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc thường xuyên học tiếng Anh qua bài hát
của các đối tượng khảo sát và sự cải thiện kiến thức tiếng Anh về vốn từ vựng, cách
phát âm, ngữ pháp, văn hóa và con người ở các nước nói tiếng Anh. Bài báo cũng đưa
ra đề xuất nhằm áp dụng hiệu quả phương pháp học tiếng Anh này.
Từ khóa: học tiếng Anh; bài hát; học sinh; trường THPT chuyên; giai điệu
Abstract
The study aimed to investigate the effectiveness, the improvement in
English competence, the common difficulties of Le Quy Don Gifted High School
students, Da Nang city related to learning English through songs. With a mixed
research approach combining the qualitative and quantitative methods, the
researchers have used questinnaires and interviews for collecting data from 450 Le
Quy Don Gifted High School students. The findings have pointed out the
relationships between English majored students’ or non-English majored students’
frequency of learning English through songs and the improvement of their
knowledge of English vocabulary, pronunciation, grammar, culture and people.
The paper also provided some suggestions for applying this English learning
method effectively.
Key words: English learning, song; students, gifted high school; melody
Thông tin tác giả
1. PGS.TS. Lưu Quý Khương
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHĐN
Email: lqkhuong@ufl.udn.vn
Di động: 0905 138 299
2. Lưu Ngọc Bảo Trang
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn Thành phố Đà Nẵng
Email: trangluungocbao@gmail.com
Di động: 0923 302 630
3. ThS. Nguyễn Hà Đoan Phương
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn Thành phố Đà Nẵng
Email: nguyenhadoanphuong@gmail.com
4. Nguyễn Thị Minh Trang
Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn Thành phố Đà Nẵng
Email: trangnmvt@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với sư phát triển mạnh mẽ của hội nhập quốc tế, nhu cầu sử dụng
thành thạo tiếng Anh trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng, nhất là đối với học sinh.
Việc tìm ra một phương pháp phù hợp để học loại ngôn ngữ quốc tế này từ lâu đã là một
điều cấp thiết. Bên cạnh những phương pháp học tiếng Anh từ phim ảnh, sách báo, học
bằng sơ đồ tư duy,… việc áp dụng bài hát như một phương tiện học tiếng Anh cũng là
một phương pháp rất hiệu quả, bởi âm nhạc vừa là thứ gần gũi, là món ăn tinh thần của
nhiều người vừa vô cùng đa dạng, thích hợp với nhiều lứa tuổi và sở thích khác nhau.
Thực tế vừa nêu cho thấy nghiên cứu về việc học tiếng Anh qua bài hát của học sinh là
điều rất cần thiết Đề tài này nhằm khảo sát việc học tiếng Anh qua bài hát đối với học
sinh trường trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng để từ đó đề
xuất cách áp dụng phương pháp học này một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng lực tiếng
Anh cho học sinh trường trung học phổ thông nói chung học sinh trường trung học phổ
thông chuyên Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát:
Đối tượng nghiên cứu: việc học tiếng Anh qua bài hát của học sinh trường THPT chuyên
Lê Quý Đôn, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Đối tượng khảo sát: 450 học sinh tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn,
Đà Nẵng.
2.2. Địa điểm, phương pháp nghiên cứu
a. Địa điểm: THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
b. Phương pháp nghiên cứu: kết hợp cả định lượng và định tính
+ Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Cỡ mẫu: 450 học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2017-2018.
- Phương pháp chọn mẫu:
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 450 học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 150 học sinh lớp 10, 150 học sinh lớp 11 và 150 học sinh lớp
12.
c. Phương pháp thu thập và công cụ xử lý dữ liệu
Để thu thập dữ liệu nhằm trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên
cứu đã sử dụng bảng hỏi (questionnaire).
Dữ liệu sau khi được thu thập được xử lý và tính toán bằng phần mềm Excel.
2. 3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Học sinh học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng đã học
tiếng Anh qua bài hát (HTAQBH) thế nào?
(2) Những lợi ích do HTAQBH mang lại cho học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
thành phố Đà Nẵng là gì?
(3) Những thuận lợi và khó khăn đối với học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
thành phố Đà Nẵng khi HTAQBH là gì?
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng bài
hát trong dạy và học ngoại ngữ. Claerr, T., & Gargan, R. (1984) cho rằng có thể sử dụng
âm nhạc trong lớp học như cách để khai thác hiệu quả và rõ ràng vốn từ vựng và ngữ
pháp. Nghiên cứu của Murphey (1992) chỉ ra những đặc trưng diễn ngôn của các bài hát
nhạc pop. Lems (1996) khảo sát tác động của âm nhạc nói chung và bài hát nói riêng
trong chương trình đáo tạo tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Lake (2003) khảo sát sự
tăng tiến quá trình thụ đắc ngôn ngữ trong môi trường âm nhạc. Huỳnh Ngọc Mai Kha
(2010) nghiên cứu về việc dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em thông qua bài hát. Tác giả
cho rằng sử dụng bài hát để dạy tiếng Anh giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ nhanh
và lâu dài nhờ giai điệu và tiết tấu của các bài hát, tạo ra không khí nhẹ nhàng, thư giãn
trong lớp học. Hoàng Thị Nhung (2013) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra kết quả tỷ lệ
của học sinh lớp 3 tại một trường tiểu học đạt điểm khá giỏi môn tiếng Anh tăng lên
nhanh chóng, tỷ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu giảm dần sau khi áp dụng phương
pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh qua các bài hát ngắn. Kusnieriek (2016)
nghiên cứu vai trò của âm nhạc và bài hát trong việc dạy từ vựng tiếng Anh.
4. Một số khái niệm cần yếu
4.1. Bài hát
Bài hát là một đoạn nhạc ngắn có từ ngữ và được thể hiện bằng giọng hát (Hornby,
2003). Thông thường, một bài hát còn có thêm phần nhạc đệm của một hay nhiều loai
nhạc cụ nào đó. Những từ ngữ trong bài hát được gọi là lời bài hát, bao gồm phần lời
chính (verse) truyền tải nội dung chủ đề của bài hát, phần lời lặp cuối mỗi phần lời chính
(refrain) và điệp khúc (chorus) là thông điệp chính, được lặp lại nhiều nhất, hấp dẫn và dễ
ghi nhớ nhất.
4.2. Vai trò của âm nhạc trong đời sống
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và dường như ở khắp
mọi nơi, tác động đến sự hình thành phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần,
được ví như lời âu yếm với những đứa trẻ, nhưng dành cho người lớn (Murphey & Alber,
1985). Âm nhạc luôn gắn với đời sống con người, và hầu như ai cũng thường xuyên tiếp
xúc với âm nhạc dù muốn dù không. Rõ ràng, âm nhạc đã len lỏi vào cuộc sống con
người từ rất lâu và là một phần của đời sống thường nhật (Kusnieriek, 2016).
4.3. Vai trò của bài hát trong học tiếng Anh
Từ những nghiên cứu về hoạt động thần kinh gần đây, các nhà khoa học hiện nay
tin rằng, âm nhạc và ngôn ngữ có sự giao thoa trong mối liên hệ về cú pháp (Patel, 2003)
[30]. Các nhà nghiên cứu cho biết khả năng cảm thụ âm nhạc được xử lý trong khu vực
não dành cho ngôn ngữ và tư duy (Patel, Edward, Ratner, Besson, & Holcomb,1998).
Điều đó chứng tỏ não bộ con người có thể nhận biết các yếu tố ngôn ngữ và cảm thụ âm
nhạc theo cách tương tự nhau, và nếu áp dụng được điều này trong quá trình học thì có
khả năng đạt được hiệu quả cao.
4.4. Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Krashen (1982)
4. 4.1. Giả thiết thụ đắc ngôn ngữ (acquisition hypothesis)
“Thụ đắc (acquisition) hay tích lũy kiến thức một cách tự nhiên, là hoạt động vô
thức, diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ, tương tự như quá trình trẻ em học
tiếng mẹ đẻ. Học (learning) là hoạt động có ý thức, diễn ra khi ta học thuộc các kiến thức
về ngoại ngữ như danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, chú ý khi sử dụng…” .
Từ định nghĩa trên, có thể thấy rằng học tiếng Anh qua bài hát là một dạng thụ
đắc. Nếu việc học chỉ cải thiện được tính chính xác ở hiện tại, thụ đắc lại đóng vai trò gần
như hoàn toàn trong việc hoàn thiện khả năng ngoại ngữ và là yếu tố duy nhất tạo nên sự
lưu loát. Từ đó, Krashen khẳng định: “học” ngoại ngữ không quan trọng bằng “thụ đắc”
ngoại ngữ. Vì vậy, phương pháp học tiếng Anh qua bài hát đóng vai trò như một cách
tiếp cận ngoại ngữ một cách tự nhiên, dễ dàng và nâng cao khả năng dụng ngữ một cách
thuần thục, lưu loát như khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
4. 4.2. Giả thiết Bộ lọc cảm xúc (emotional filter hypothesis)
Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ (Krashen, 1902) cho rằng thời điểm thích hợp cho
việc học nhất là khi con người ít lo lắng, tự tin và có động lực. Krashen đã kết luận rằng :
“ Để thụ đắc ngôn ngữ thực sự hiệu quả, lo lắng phải bằng không”. Một cuộc khảo sát
văn học về hiệu quả của Giả thuyết Bộ lọc cảm xúc có liên quan đến việc sử dụng âm
nhạc và bài hát trong việc dạy ngoại ngữ (Claerr & Gargan,1984); Wilcox (1995) cho
thấy rằng âm nhạc đã làm giảm hàng rào cảm xúc và giúp các học sinh cảm thấy thư giãn
hơn, và vì thế, tiếp nhận ngôn ngữ hiệu quả hơn. Dựa theo một bài phân tích cụ thể khác,
nhạc pop rất giống với ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày, lặp đi lặp lại và tốc độ bằng một
nửa tốc độ nói khi thuyết trình (Murphey, 1992); từ đó làm giảm hàng rào cảm xúc.
4. 4.3. Giả thiết Đầu vào (input hypothesis)
Krashen cho rằng chúng ta tích lũy ngôn ngữ thành công khi chúng ta hiểu được
nội dung có trình độ khó hơn một chút (trình độ i +1) so với trình độ hiện tại của chúng
ta (trình độ i). Điều đó có nghĩa rằng những bài hát được chọn để học nên khó hơn so với
trình độ hiện tại của gười nghe và chứa nhiều từ mới để thúc đẩy khả năng tư duy và ghi
nhớ của não.
5. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
5.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát
5.1.1. Tỷ lệ nam nữ

Nam: 46,4%

Nữ: 53,6%
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nam nữ
5.1.2. Tỷ lệ học sinh chuyên Anh và không chuyên Anh
không
chuyê
n:
21,1
chuyê %
n
Anh:7
8,9%
Biểu đồ 2. Tỷ lệ HS chuyên Anh và không chuyên Anh

5.1.4. Tần suất nghe bài hát bằng tiếng Anh


Bảng 1. Tần suất nghe bài hát bằng tiếng Anh

Mức độ Số HS %
Thường xuyên 288 64,0
Đôi khi hoặc không bao giờ 162 36,0
Tổng 450 100,0
Bảng 5.1 cho thấy rằng học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã thường
xuyên tiếp cận với bài hát tiếng Anh. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc học tiếng Anh
qua bài hát có hiệu quả.
5.1.5.Thời gian HS đã nghe bài hát bằng tiếng Anh
Bảng 2. Thời gian HS đã nghe bài hát bằng tiếng Anh

Thời gian Số HS %
< 1 năm 37 8,2
1 năm 34 7,6
2 năm 61 13,6
3 năm 50 11,1
>3 năm 268 59,6
Tổng 450 100,0
Thông tin từ bảng 5.2 chỉ ra số học sinh đã nghe các bài hát tiếng Anh hơn
3 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất (59,6%). Quá trình tương đối dài dài nghe bài hát tiếng Anh
giúp chúng tôi đánh giá chính xác hơn những hiệu quả phương pháp học tiếng Anh qua
bài hát mang lại.
5.2. Cách thức sử dụng bài hát để học tiếng Anh
5.2.1. Các thể loại nhạc HS thường nghe
Bảng 3. Các thể loại nhạc học sinh thường nghe
Thể loại nhạc Số HS %
Pop 377 83,7
Electronic 172 38,2
Rock 82 18,2
Hip hop/ Rap 104 23,1
Classical 149 33,1
Khác 98 21,7
Số HS nghe nhạc Pop chiếm tỉ lệ cao nhất (83,7%), gấp hơn 2 lần tỉ lệ HS nghe
nhạc Electronic và Classical (lần lượt là 38,2% và 33,1%). Nhạc Hip hop/Rap chiếm tỉ lệ
23,1% trong tổng số HS được khảo sát, so với các thể loại khác chỉ cao hơn 1,4%. Rock
là thể loại nhạc học sinh ít nghe nhất, với tỉ lệ 18,2%. Có thể thấy rằng, nhạc Pop là thể
loại nhạc rất phổ biến trong giới trẻ ngày nay, đặc biệt là đối với học sinh THPT. Với giai
điệu đơn giản, dễ nghe, một số đoạn bài hát được lặp đi lặp lại, rất dễ hát theo, dễ nhớ [2],
dòng nhạc này là một lựa chọn thích hợp cho việc học tiếng Anh của học sinh. Không chỉ
vậy, thể loại này còn thu hút đông đảo thính giả trẻ tuổi bởi đây là dòng nhạc có khá
nhiều ca sĩ và nhóm nhạc US, UK nổi tiếng, điển hình như Michael Jackson, Madonna,...
Khi HS đắm chìm trong những ca khúc tiếng Anh do ca sĩ yêu thich của mình biểu diễn
thì quá trình thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition) cũng xãy ra rất hiệu quả. Tỉ lệ thấp
nhất HS chọn nhạc rock để học tiếng Anh qua bài hát có lẽ là do nhịp điệu nhanh, tiết tấu
sôi động, nhiều tiếng ồn phát ra từ các loại nhạc cụ như trống, xẻng...của thể loại nhạc
khiến lời bài hát không rõ ràng, khó nghe.
5.2.2. Nguồn bài hát
Bảng 4. Nguồn học sinh tìm bài hát tiếng Anh
Nguồn bài hát Số HS %
Internet 435 96,6
Tivi 114 25,3
Radio 54 12,0
Qua giới thiệu 155 34,4
Khác 18 4,0
Số liệu từ bảng 5.4. cho thấy đa số HS tìm bài hát từ Internet (96,6%). Cùng với
việc sử dụng phổ biến điện thoại di động để truy cập Internet, số liệu trên phản ánh một
hiện thực là cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả phương pháo
học tiếng Anh của HS trường THPT ở Việt Nam nói chung, HS trường THPT Chuyên Lê
Quý Đôn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
5.2.3. Cách HS học tiếng Anh qua bài hát tiếng Anh
Bảng 5. Cách học sinh học tiếng Anh qua bài hát
Cách học Số HS %
Vừa nghe vừa nhìn lời bài hát để nhận dạng cách phát âm 263 58,4
Hát đi hát lại bài hát để thuộc các phát ngôn của người bản ngữ 259 57,5
Nghe đi nghe lại bài hát để đoán nghĩa trước khi nhìn lời bài hát 219 48,6
Hát với video karaoke có phụ đề để luyện cách phát âm 100 22,2
Ghi chú lại từ mới và cấu trúc mới để học sau 67 14,8
Ghi lại lời bài hát khi nghe để luyện kĩ năng note-taking 39 8,6
Khác 16 3,5
Phương pháp nghe, đoán nghĩa và nhìn phụ đề được đa số học sinh lựa chọn. Từ
đó, có thể thấy rằng cách thức này rất hiệu quả đối với các học sinh bởi nó vừa giúp luyện
tập khả năng nghe của các bạn vừa giúp các bạn học cách đoán nghĩa từ mới qua ngữ
cảnh – một trong những kĩ năng rất quan trọng khi học tiếng Anh. Bên cạnh đó, việc đọc
thêm lời bài hát giúp các bạn kiểm tra lại kết quả đã nghe và học thêm nhiều từ vựng và
cấu trúc câu mới. Cách này khá hiệu quả và không mất quá nhiều thời gian và là một
dạng của thụ đắc ngôn ngữ tự nhiên. Việc chép lại lời bài hát và ghi chú từ mới và cấu
trúc mới cũng góp phần cải thiện từ vựng của học sinh và giúp các bạn luyện tập chính tả.
Tuy nhiên, cách học này tốn khá nhiều thời gian, và chính vì thế, không được đa số học
sinh lựa chọn.
5.3. Hiệu quả của việc học tiếng Anh qua bài hát
5.3. 1. Kiến thức thu được
Bảng 6. Kiến thức thu được sau khi nghe bài hát tiếng Anh
Kiến thức n %
Từ vựng 335 74,4
Cách phát âm 332 73,7
Ngữ pháp (cấu trúc câu) 63 14,0
Phản xạ tốt khi giao tiếp 98 21,7
Văn hóa, con người ở các nước nói 143 31,7
tiếng Anh
Khác 35 7,7
Có thể nhận thấy học sinh học được từ vựng nhiều nhất sau khi nghe bài hát bằng
tiếng Anh (74,4%). Các bài hát tiếng Anh chứa nhiều các từ, cụm từ, thành ngữ thông
dụng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, phát âm cũng là một mảng được
cải thiện qua các bài hát bằng tiếng Anh (73,7%). Nghe các bài hát tiếng anh giúp học
sinh tập trung phát triển được ngữ âm và hiểu được nhịp điệu, tông giọng và sự nhịp
nhàng của ngôn ngữ quốc tế này. Nắm bắt ngữ pháp qua bài hát sẽ giúp học sinh nhớ
nhanh và lâu hơn so với việc đọc sách lý thuyết rồi học thuộc, bởi các điểm ngữ pháp
được lặp đi lặp lại, dễ dàng đi sâu vào tiềm thức của HS. Ngoài ra, hiểu biết về văn hóa
và con người của các nước nói tiếng Anh của học sinh sẽ được trau dồi qua bài hát
(31,7%). Âm nhạc phản ánh văn hóa, truyền thống, lịch sử và xã hội của một quốc gia,
một dân tộc trong một thời điểm nào đó.
5.3..2. Kĩ năng được cải thiện sau khi nghe bài hát tiếng Anh
Bảng 7. Kĩ năng được cải thiện sau khi nghe bài hát tiếng Anh
Kĩ năng n Tỉ lệ %
Nghe 413 91,7
Nói 214 47,5
Đọc 48 10,6
Viết 44 9,7
91,7% HS cải thiện kĩ năng nghe sau khi nghe bài hát bằng tiếng Anh và 47,5%
HS cải thiện kĩ năng nói, những tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với kĩ năng đọc và viết (lần
lượt là 10,6% và 9,7%).
5.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với HS trường THPT Lê Quý Đôn khi học tiếng
Anh qua bài hát
5.4. 1. Thuận lợi
Bảng 8. Những thuận lợi của phương pháp HTAQBH
Thuận lợi n %
Học một cách thư giãn, nhẹ nhàng 379 84,2
Dễ nhớ, dễ thuộc lời bài hát 316 70,2
Miễn phí 291 64,6
Nghe chính người bản xứ phát âm 173 38,4
Học được ở mọi lúc, mọi nơi 259 57,5
Khác 19 4,2
Nhìn chung, học một cách thư giãn nhẹ nhàng được học sinh đánh giá là yếu tố
thuận lợi nhất của phương pháp học tiếng Anh qua bài hát. Âm nhạc vốn được sản xuất
với mục đích giải trí. Trong các bài hát thì những từ vựng trở nên mềm mại, có vần điệu
và lôi cuốn khiến người học cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn và không còn mang nặng
áp lực học hành. Nội dung ngôn ngữ được lồng ghép vào bài hát sẽ giúp học sinh thoải
mái lắng nghe lời bài hát truyền tải, thậm chí khiến họ hoàn toàn tập trung và quên mất
mình đang học ngôn ngữ nước ngoài.
5.4. 2. Khó khăn
Bảng 9. Những khó khăn khi áp dụng phương pháp HTAQBH
Trở ngại n Tỉ lệ %
Không tìm được bài hát phù hợp với 304 67,5
trình độ, không hiểu lời bài hát
Tốn nhiều thời gian 71 15,7
Bài hát có nội dung không phù hợp với 135 30,0
lứa tuổi
Khác 64 14,2
Kết quả khảo sát cho thấy, 67,5% HS không tìm được bài hát phù hợp với trình độ,
không hiểu lời bài hát, 30,0% HS cho rằng bài hát có nội dung không phù hợp với lứa
tuổi, 15,7% còn lại cho rằng học tiếng Anh qua bài hát tốn nhiều thời gian và 14,2% là
những trở ngại khác hoặc không gặp trở ngại gì lớn.
Nhiều học sinh khi nghe bài hát tiếng Anh không hiểu được lời bởi phát âm trên
nền nhạc không rõ lời, ca sĩ hát nhanh và nhiều âm bị hát lướt qua, thêm vào đó, đối với
một số học sinh, đặc biệt là học sinh mới bắt đầu học tiếng Anh, kĩ năng nghe và vốn từ
vựng còn yếu nên không nghe được rất nhiều từ trong các bài hát tiếng Anh, dẫn đến
không nắm được nội dung và thông điệp truyền tải. Bên cạnh đó, nền văn hóa khác nhau
nên trong một số bài chứa các nội dung về bạo lực, tình dục hay dùng các ngôn ngữ
không chuẩn mực, không thích hợp với học sinh THPT. Một trở ngại khác của phương
pháp này là yêu cầu thời gian. Nhiều học sinh với lịch học và sinh hoạt dày đặc không thể
đáp ứng yêu cầu về thời gian của phương pháp này.
6. Kết luận và khuyến nghị
Với dữ liệu thu thập từ 450 học sinh chuyên và không chuyên tiếng Anh trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng bằng phiếu hỏi, các tác giả đã khảo sát tính hiệu
quả, sự cải thiện năng lực tiếng Anh, khó khăn thường gặp của học sinh trường Trung
học phổ thông chuyên (THPT) Lê Quý Đôn khi học tiếng Anh qua bài hát. Từ những
kết quả đã có, các tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị nhắm nâng cao hiệu quả
của phương pháp học tiếng Anh qua bài hát như sau.
+ Khuyến nghị đối với nhà trường :
Hỗ trợ các thiết bị âm thanh ở các lớp học để thuận tiện hơn trong việc áp dụng
phương pháp HTAQBH
+ Khuyến nghị đối với giáo viên 
Chuẩn bị các bài hát và thiêt kế các hoạt động phù hợp khi sử dụng trong lớp dạy
tiếng Anh. Theo đó, bài hát có thể sử dụng trong hoạt động gây không khí (warm – up),
luyện nghe, luyện nói, luyện viết, thậm chí là trong các hoạt động củng cố kiến thức
(consolidation).
+ Khuyến nghị đối với học sinh :
- Chọn bài hát phù hợp dựa trên sở thích và trình độ
- Tìm các bài hát tiếng Anh ở các nguồn đáng tin cậy
- Xác định mục tiêu của bản thân để áp dụng phương pháp HTAQBH một cách đúng đắn
- Kiên trì hơn trong việc HTAQBH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh
Claerr, T., & Gargan, R. (1984). The role of songs in the foreign language classroom.
OMLTA Journal, FL014904, 28-32.
Hornby, A.S. (20030, Oxford Advanced Learner’s Dictionary. (8th ed.). Oxford: Oxford
University Press.
Krashen, S. (1982). Principles and practices in second language acquisition. Oxford:
Pergamon.
Kusnieriek, A. (2016). The role of music and songs in teaching English vocabulary to
students. World Scientific News, 43(1), 1-55.
Lake, R. (2003). Enhancing acquisition through music. The Journal of Imagination in
Language Learning, Jersey City State College, 7.
Lems, K. (1996). For a song: Music across the ESL curriculum. Annual Meeting of the
Teachers of English to Speakers of Other Languages, 1-18. ED 396524.
Murphey, T., & Alber, J. (1985). A pop song gegister: The motherese of adolescents as
affective foreigner talk. TESOL Quarterly, 19(4), 793-795.
http://dx.doi.org/10.2307/3586679
Murphey, T. (1992). The discourse of pop songs. TESOL Quarterly, 26(4), 770-774.
http://dx.doi.org/10.2307/3586887.
Patel, A., Edward, G., Ratner, J., Besson, M., & Holcomb, P. (1998). Processing syntactic
relations in language and music: An event-related potential study. Journal of Cognitive
Neuroscience, 10(6), 717-733. http://dx.doi.org/10.1162/089892998563121.
Wilcox, W. (1995). Music cues from classroom singing for second language acquisition:
Prosodic memory for pronunciation of target vocabulary by adult non-native English
speakers. Doctoral dissertation. Kansas: University of Kansas: UMI 9544866.
Tiếng Việt
Huỳnh Ngọc Mai Kha (2010). Dạy ngữ pháp cho trẻ em thông qua các bài hát tiếng Anh.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
Hoàng Thị Nhung (2013). Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh tiểu
học qua các bài hát ngắn, Sáng kiến kinh nghiệm, Sở Giáo dục & Đào tạo Đà Nẵng.

PHỤ LỤC
KHẢO SÁT VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, ĐÀ NẴNG

Xin chào các bạn! Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu
về việc học Tiếng Anh qua bài hát đối với học sinh trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý
Đôn Đà Nẵng” nhằm có cơ sở đề xuất cách áp dụng phương pháp học này một cách hiệu quả.
Sự tham gia của các bạn có rất ý nghĩa đối với nghiên cứu. Những thông tin các bạn cung cấp
đảm bảo sẽ được giữ bí mật. Cảm ơn các bạn!

MÃ SỐ PHIẾU: ....................................................................................................................
Ngày…..tháng…..năm 2017

I. THÔNG TIN CHUNG


1. Năm sinh:...........................................................................................................................
2. Giới tính:
 Nam  Nữ
3. Học lớp:
 Chuyên tiếng Anh
 Không chuyên tiếng Anh

II. KHẢO SÁT VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH QUA BÀI HÁT
1. Bạn có thường nghe bài hát bằng tiếng Anh không?
 Không bao giờ
 Đôi khi
 Thường xuyên
 Rất thường xuyên
2. Bạn đã nghe bài hát bằng tiếng Anh bao lâu rồi?
 Dưới 1 năm
 1 năm
 2 năm
 3 năm
 Hơn 3 năm
3. Bạn thường nghe loại nhạc nào? (có thể chọn nhiều phương án)
 Pop
 Electronic
 Rock
 Hip hop/Rap
 Classical
 Khác (xin nêu rõ): ..........................................................................................................
4. Bạn thường tìm các bài hát ở những nguồn nào? (có thể chọn nhiều phương án)
 Internet
 Tivi
 Radio
 Qua giới thiệu
 Khác :……..
5. Bạn học được gì sau khi nghe bài hát bằng tiếng Anh? (có thể chọn nhiều phương án)
 Từ vựng
 Cách phát âm
 Ngữ pháp (cấu trúc câu )
 Phản xạ tốt khi giao tiếp
 Văn hóa, con người ở các nước nói tiếng Anh
 Khác (xin nêu rõ): ..........................................................................................................
6. Theo bạn, kĩ năng nào được cải thiện sau khi nghe bài hát bằng tiếng Anh? (có thể chọn
nhiều phương án)
 Nghe
 Nói
 Đọc
 Viết
7. Theo bạn, phương pháp học tiếng Anh qua bài hát (HTAQBH) có hiệu quả hơn so với các
phương pháp học sau đây không?

Phương pháp học tiếng Anh HTAQBH hiệu HTAQBH hiệu HTAQBH không
khác quả hơn quả bằng hiệu quả bằng
Học tại trường, lớp qua sách
giáo khoa
Học qua việc làm bài tập
Học qua phim ảnh
Học qua sách báo
Học qua giao tiếp với người
bản ngữ
Học qua các phương tiện
truyền thông như tivi, radio…
8. Theo bạn, việc học tiếng Anh qua bài hát có thể có những thuận lợi gì? (có thể chọn nhiều
phương án)
 Học một cách thư giãn, nhẹ nhàng
 Dễ nhớ, dễ thuộc lời bài hát
 Miễn phí
 Nghe chính người bản xứ phát âm
 Học được mọi lúc mọi nơi
 Khác (xin nêu rõ): ..........................................................................................................
9. Bạn có thể gặp những trở ngại gì trong việc học tiếng Anh qua bài hát? (có thể chọn nhiều
phương án)
 Không tìm được bài hát phù hợp với trình độ, không hiểu được lời bài hát (những chỗ
luyến, từ lóng, biệt ngữ,…)
 Tốn nhiều thời gian
 Bài hát có nội dung không phù hợp với lứa tuổi (bạo lực, sex…)
 Khác (xin nêu rõ): ..........................................................................................................
10. Bạn có nghĩ mình đang chủ động áp dụng phương pháp học tiếng Anh này?
 Có
 Không
11. Nhìn chung, bạn thấy phương pháp này có hiệu quả không?
 Có
 Không
12. Nếu bạn đã từng thực hành phương pháp học tiếng Anh qua bài hát, bạn đã học như thế nào?
(có thể chọn nhiều phương án)
 Vừa nghe vừa nhìn lời bài hát
 Nghe đi nghe lại bài hát để đoán nghĩa trước khi nhìn lời bài hát
 Chép lại lời bài hát
 Hát đi hát lại bài hát
 Ghi chú lại từ mới và cấu trúc mới
 Hát với video karaoke có phụ đề
 Khác (xin nêu rõ): ..........................................................................................................
13. Theo bạn, cần phải làm gì để cải thiện phương pháp học tiếng Anh qua bài hát?
Đánh giá mức độ cần thiết từ 1 đến 5 (với 1 là cần thiết nhất)
 Chọn bài hát phù hợp với trình độ
 Tìm các bài hát đã đươc chọn lọc từ các website đáng tin cậy
 Kiên trì hơn
 Có mục tiêu rõ ràng khi học tiếng Anh qua bài hát
 Thường xuyên nghe lại các bài hát tiếng Anh để ôn lại
14. Bạn có ý kiến gì khác đối với phương pháp học tiếng Anh qua bài hát không?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
Cảm ơn sự hợp tác của bạn!

You might also like