You are on page 1of 4

Câu 1: Thí nghiệm sản xuất quảng cáo được diễn ra trên đồng ruộng của bà con nông

dân với mục đích


A. so sánh với giống đang sản xuất đại trà để bà con nông dân dễ quan sát.
B. kiểm tra kỹ thuật canh tác đơn giản mà người nông dân có thể thực hiện được.
C. cho người nông dân mắt thấy tai nghe, tin tưởng vào hiệu quả của giống mới để trồng đại trà.
D. giảm chi phí, tăng chất lượng và tăng độ thuần chủng của giống.
Câu 2: Có bao nhiêu nội dung sau đây là đúng với thí nghiệm so sánh giống?
I. Thực hiện trên đồng ruộng của bà con nông dân.
II. So sánh giống mới với giống đang sản xuất đại trà.
III. Thu được quy trình kỹ thuật canh tác giống mới.
IV. Thực hiện ở các cơ quan tạo chọn giống chuyên nghiệp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Khi muốn đưa một giống hoa đẹp ở Hà Lan về trồng tại Đà Nẵng thì các kỹ sư nông nghiệp sẽ
A. nhập ngay hạt giống về bán cho các bà con nông dân trồng đại trà.
B. thực hiện sản xuất quảng cáo để bà con nông dân biết về giống mới này để đưa gống mới vào sản xuất đại
trà nhanh chóng.
C. thực hiện kiểm tra kỹ thuật để xem mức độ thích nghi của giống với điều kiện khí hậu ở Đà Nẵng.
D. thực hiện khảo nghiệm theo thứ tự TN so sánh giống, TN kiểm tra kỹ thuật và TN sản xuất quảng cáo.
Câu 4: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
A. Đưa giống tốt nhanh phổ biến.
B. Tạo số lượng lớn giống cung cấp cho sản xuất đại trà.
C. Duy trì độ thuần chủng của giống.
D. Đánh giá và công nhận giống mới.
Câu 5: Để có thể khảo nghiệm giống cây trồng, người ta tiến hành các thí nghiệm nào?
A. Thí nghiệm so sánh giống.
B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
D. Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
Câu 6: Trong thí nghiệm so sánh giống, giống mới được bố trí so sánh với giống nào?
A. Giống nhập nội.
B. Giống mới khác.
C. Giống thuần chủng.
D. Giống phổ biến rộng rãi trong sản xuất đại trà.
Câu 7: Cho các thí nghiệm: (1): so sánh giống , (2): sản xuất quảng cáo , (3): kiểm tra kỹ thuật. Trình tự các thí
nghiệm trong khảo nghiệm giống cây trồng là
A. (1) → (3) → (2) B. (2) → (3) → (1)
C. (2) → (1) → (3) D. (3) → (1) → (2)
Câu 8. Điều nào không đúng khi nói về mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật?
A.So sánh giống mới với giống đang phổ biến trong sản xuất đại trà.
B.Kiểm tra những đề xuất về quy trình kỹ thuật gieo trồng.
C.Xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng của giống mới.
D.Xác định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón... của giống.
Câu 9. Giống mới sẽ được cấp giấy chứng nhận giống Quốc gia sau khi đã thực hiện
A.thí nghiệm so sánh giống.
B.thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.
C.thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
D.sau cả 3 thí nghiệm.
Câu 10. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật giống cây trồng mới cần được tiến hành ở

A.nhiều vùng sinh thái khác nhau.


B.1 vùng sinh thái nhất định.
C.2 vùng sinh thái tương đương nhau.
D.nhiều vùng sinh thái giống nhau.
Câu 11. Trong quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì hạt giống xác nhận thu được ở năm thứ mấy?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 12: Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn theo thứ tự nào sau đây?
A. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.
B. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt nguyên chủng.
C. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt siêu nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.
D. Sản xuất hạt nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận → sản xuất hạt siêu nguyên chủng.
Câu 13: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Gieo hạt siêu nguyên chủng, chọn cây ưu tú → Chọn dòng và thu hạt siêu nguyên chủng → nhân giống
nguyên chủng → sản xuất hạt xác nhận.
B. Gieo hạt siêu nguyên chủng, chọn cây ưu tú → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân
giống xác nhận.
C. Nhân giống nguyên chủng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống
nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
D. Đánh giá dòng → hạt siêu nguyên chủng, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác
nhận.
Câu 14: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, quá trình sản xuất hạt giống trải qua các bước nào?
A.Sản xuất hạt siêu nguyên chủng và sản xuất hạt xác nhận.
B.Sản xuất hạt nguyên chủng và hạt đại trà.
C.Sản xuất hạt xác nhận và sản xuất hạt nguyên chủng.
D.Sản xuất hạt siêu nguyên chủng, sản xuất hạt nguyên chủng và sản xuất hạt xác nhận.
Câu 15: Sự khác nhau cơ bản giữa cấp hạt giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng là gì?
A. Độ thuần khiết và kích thước hạt. B. Chất lượng hạt và kích thước hạt.
C. Chất lượng hạt và độ thuần khiết. D. Chất lượng hạt và số lượng hạt.
Câu 16: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, tạo ra hạt giống xác nhận có tác dụng gì?
A. Để nâng cao chất lượng của giống.
B. Để nâng cao năng suất của giống.
C. Để tiếp tục sản xuất hạt giống nguyên chủng.
D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
Câu 17: Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống
chuyên nghiệp?
A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao.
B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại.
C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng.
D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý.
Câu 18: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp dựa vào đặc điểm nào sau đây của cây trồng?
A. Đặc điểm hình thái.
B. Đặc điểm sinh lí.
C. Phương thức sinh sản.
D. Phương thức dinh dưỡng.
Câu 19: Điểm khác nhau của quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo so với cây tự thụ phấn là gì?
A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận
B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li.
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú
D. Bắt đầu sản xuất từ giống SNC
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang
kiểu gen giống nhau.
B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn.
C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.
D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết.
Câu 21. Quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo tiến hành trong mấy vụ?
A.1 vụ.
B.2 vụ.
C.3 vụ.
D.4 vụ.
Câu 22. Quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính nào sau đây đúng?
A.Chọn lọc thế hệ vô tính cấp SNC – Sản xuất vật liệu giống NC – Sản xuất vật liệu giống thương phẩm.
B.Sản xuất vật liệu giống NC – Chọn lọc thế hệ vô tính cấp SNC – Sản xuất vật liệu giống thương phẩm.
C.Sản xuất vật liệu giống thương phẩm - Chọn lọc thế hệ vô tính cấp SNC – Sản xuất vật liệu giống NC.
D.Chọn lọc thế hệ vô tính cấp SNC – Sản xuất vật liệu giống thương phẩm – Sản xuất vật liệu giống NC.
Câu 23. Trong quy trình sản xuất giống cây rừng cần có nội dung nào sau đây?
A.Chọn cây đạt tiêu chuẩn để xây dựng rừng giống hoặc vườn giống.
B. Nhân giống hạt nguyên chủng từ hạt siêu nguyên chủng.
C.Nhân giống hạt xác nhận từ hạt nguyên chủng.
D.Lấy cây từ rừng giống để cung cấp cho sản xuất đại trà.
Câu 24. Trong quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo, hạt giống SNC thu được ở vụ thứ mấy?
A.Vụ thứ 1.
B.Vụ thứ 2.
C.Vụ thứ 3.
D.Vụ thứ 4.
Câu 25. Điểm giống nhau giữa quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo so với cây tự thụ phấn là
A.cần thực hiện ở các khu cách li nghiêm ngặt.
B.nhân giống hạt SNC sẽ thu được hạt NC, nhân giống hạt NC sẽ thu được hạt XN.
C.tiến hành đánh giá dòng nhiều lần.
D.cần gieo trồng ít nhất 3000 cây giống mỗi vụ.
Câu 26. Sản xuất giống cây rừng có đặc điểm nào sau đây?
A.Tiến hành chọn cây giống 1 lần để xây dựng thành rừng giống.
B.Tiến hành nhân giống qua nhiều giai đoạn khác nhau.
C.Từ hạt SNC sản xuất hạt NC rồi sản xuất hạt XN.
D.Chỉ có thể nhân giống bằng hạt.
Câu 27. Hạt giống nào sau đây được sử dụng để cung cấp cho sản xuất đại trà?
A.Hạt Siêu nguyên chủng.
B.Hạt Nguyên chủng.
C.Hạt Xác nhận.
D.Cả 3 loại hạt SNC, NC, XN.
Câu 28. Khi nói về sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Có thể được nhân giống bằng thân, cành, lá, củ.
II.Quy trình nhân giống thực hiện qua 3 giai đoạn.
III.Tạo ra thế hệ cây con đa dạng về mặt di truyền.
IV.Thời gian thu hoạch thường sớm hơn so với nhân giống bằng hạt.
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Bạn A khi tiến hành thí nghiệm tự làm giá đỗ từ hạt đậu xanh tại nhà đã rút ra một số nhận định sau đây.
Theo em, về mặt lý thuyết nhận định nào chưa đúng?
A.Kết quả thí nghiệm giúp ta đánh giá được sức sống của hạt.
B.Hạt sống sẽ nảy mầm thành giá đỗ, hạt chết sẽ không nảy mầm.
C.Quá trình này cần được cung cấp đầy đủ nước và các yếu tố khác phù hợp.
D.Đậu xanh là cây trồng được nhân giống bằng thân cành.
Câu 30. Đối với nhân giống cây rừng, phương pháp nhân giống nào sau đây cho hiệu quả cao nhất?
A.Bằng công nghệ nuôi cấy mô.
B.Bằng hạt.
C.Bằng giâm hom.
D.Bằng củ.
Câu 31: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thứ tự theo các bước sau:
A. Chọn vật liệu, khử trùng, tạo rễ, tạo chồi, cấy cây vào MT thích ứng, trồng cây trong vườn ươm.
B. Chọn vật liệu, khử trùng, tạo chồi, tạo rễ, cấy cây vào MT thích ứng, trồng cây trong vườn ươm.
C. Chọn vật liệu, khử trùng, tạo chồi, tạo rễ, trồng cây trong vườn ươm, cấy cây vào MT thích ứng.
D. Chọn vật liệu, tạo chồi, khử trùng, tạo rễ, cấy cây vào MT thích ứng, trồng cây trong vườn ươm.
Câu 32: Điều kiện quan trọng hàng đầu trong việc chọn vật liệu nuôi cấy cho quy trình công nghệ nhân
giống bằng nuôi cấy mô tế bào là
A. thuần chủng. B. không bị nhiễm bệnh.
C. chất lượng cao. D. tính trạng tốt.
Câu 33: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, việc cấy cây vào môi trường thích
ứng nhằm mục đích
A. giúp cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
B. kích thích cây ra rễ.
C. kích thích cây tạo chồi.
D. kích thích cây phát triển dài ra.
Câu 34: Khi nói về ý nghĩa của phương pháp nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào, có bao nhiêu
phương án sau đây đúng?
I. Có hệ số nhân giống cao.
II. Sản phẩm hoàn toàn sạch bệnh.
III. Các thế hệ sau có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với thế hệ bố mẹ.
IV. Có thể áp dụng trên những đối tượng khó nhân giống.
V. Sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.
A.2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35: Mô phân sinh thường có ở
A. đỉnh thân non, chóp rễ. B.thân, rễ, lá trưởng thành.
C. thân, rễ, lá đã già. D. lõi của thân chính và rễ chính.
Câu 36: Trong nuôi cấy mô tế bào, vì sao vật liệu nuôi cấy được chọn thường là tế bào mô phân sinh?
A. Vì tế bào của mô này đã có sự chuyên hóa chức năng.
B. Vì tế bào của mô này có khả năng phân chia nhanh.
C. Vì tế bào của mô này sạch bệnh.
D. Vì tế bào của mô này dễ nhân giống.
Câu 37: Các loài cây nào thích hợp cho nuôi cấy mô tế bào?
A. cây hoa lan, hoa ly, chuối, nhân sâm. B. cây lúa, đậu xanh, hoa hồng.
C. cây lúa, đậu nành, rau cải, rau muống. D. cây rau cải, xà lách, rau muống.
Câu 38: Tác dụng của việc khử trùng nghiêm ngặt trong các khâu của nuôi cấy mô tế bào là
A. diệt các mầm bệnh bám lên mẫu vật nuôi cấy.
B. diệt các mầm bệnh và các vi sinh vật khác có thể cạnh tranh dinh dưỡng với mẫu nuôi cấy.
C. diệt các nấm mốc, vi khuẩn, vi rút, ấu trùng gây bệnh cho cây mẹ ban đầu.
D. diệt các mầm bệnh và bất cứ vi sinh vật nào trong không khí gây bệnh cho cây mẹ và mẫu vật nuôi cấy.
Câu 39: Khi nói về ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở điều kiện nuôi cấy thích hợp các tế bào chuyên hóa có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.
II. Vật liệu nuôi cấy tế bào thường là các tế bào già.
III. Các sản phẩm được tạo ra trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thường đồng nhất về mặt di truyền.
IV. Vật liệu nuôi cấy thường được trồng trong vườn ươm.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 40: Trong nuôi cấy mô tế bào, để tạo chồi, tạo rễ thì cần bổ sung vào môi trường nuôi cấy
A. hooc môn thực vật. B. glucôzơ.
C. prôtêin. D. ion khoáng vi lượng.

You might also like