You are on page 1of 4

Đề 4: Nếu là người đc chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong

truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
Chiều muộn. Trời vẫn đứng gió. Cái nóng oi nồng len lỏi vào trong từng khóm cây ngọn
cỏ. Tôi lững thững cầm chiếc quạt nan đi về phía nhà ông giáo. Ở cái làng Vũ Đại này,
ông giáo Thứ là người học rộng hiểu sâu. Thế nên tôi định đến nhà ông giáo để nhờ ông
ấy mấy việc giấy tờ.
Con đường làng dài và hẹp. Mùi đất bùn cộng với mùi cây cối ủng mục, quẩn quanh đến
khó chịu. Sau trận bão khủng khiếp, cái gì cũng tàn úa, tan hoang. Quanh nhà ông giáo,
hàng rào găng vẫn còn tồn tại đc sau cơn bão. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào cụ,
cụ sang chơi ạ”. Tôi đáp lại với cụ:
- Vâng chào ông giáo! Hôm nay, tôi sang đây là muốn nhờ ông giáo xem hộ tôi một số
giấy tờ ,đất đai, rồi tiện gửi hộ tôi mấy dòng chữ cho thằng con trai. Thằng con trai tôi nó
đi lâu rồi mà chẳng có tin tức gì cả!
Thấy vậy, ông giáo liền mời tôi vào nhà chơi: “Mời cụ vào nhà xơi nước cái đã rồi chúng
ta cùng nói chuyện”.
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc đâu có tiếng đẩy cái cổng
tre loẹt xoẹt rồi tiếng nói khàn khàn tiếng nói vọng vào:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Chúng tôi ngoảnh lại: A! Thì ra là lão Hạc, mặc bộ quần áo xộc xệc, đầu tóc rối bù trông
rất kham khổ. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão cũng như con tôi rủ
nhau đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Nhưng ít nhất, ở nhà, tôi còn mụ vợ
già bầu bạn, lại còn đứa con gái lấy chồng làng bên vẫn thỉnh thoảng sang thăm. Còn lão
Hạc, Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác.(Thêm
miêu tả đoạn này). Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Dạo trước tôi sang xin nhà lão
mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều“cậu
Vàng”này, hai điều“cậu Vàng” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó
của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
- Thế cho nó bắt à?
Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sâu vào với nhau, ép cho
nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc. Trông lão thật đáng thương, bộ dạng già đi đến hơn chục
tuổi.
- Khốn nạn! Nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì
chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mường tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên
dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
- Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng
ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão đối xử
tôi như vậy hả.
- Cụ cứ khẻo tưởng tượng ấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết
thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói. Lúc bấy giờ, ông giáo bắt
đầu nói lời an ủi với lão Hạc
Lão Hạc chua chát bảo:
- Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra nó
là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão
Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và
bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để không
phạm vào tiền cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con
sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
- Không có kiếp gì là sướng cả! Kiếp tôi và cụ cũng có sung sướng hơn gì đâu! Thôi! Để
tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống nó cho thế
là sướng!
- Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
- Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
- Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Thế rồi, lão Hạc lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được
vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đên lão Hạc, một con người đầy tình
thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất kỷ
vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó.
Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất
công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về
mà lòng đau như cắt.
Cuộc đời quả thật nhiều đau khổ và khó khăn. Tôi, lão Hạc- những người nông dân
nghèo khổ và còn cả ông giáo nữa chứ cũng nào đâu có sung sướng gì hơn. Tất cả đều bị
cái xã hội thối nát này dồn đến đường cùng nhưng phải cố mà sống, cố mà tồn tại. Và
buổi nói chuyện đó của tôi với ông giáo cứ ám ảnh tôi mãi về nhân cách sống tốt đẹp trên
đời của mỗi kiếp người đau khổ. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu đc tình thương và
lòng tự trọng quý giá của mỗi con người.
Đề 5: Nhiều năm sau, Giôn- xi trở thành 1 họa sĩ nổi tiếng. Hãy thay lời Giôn- xi kể lại
câu chuyện đó.
“Thành công lớn nhất mà chị đã đạt được trong cuộc đời là gì?” Một phóng viên trẻ của
tờ New York hỏi tôi. Tôi nghẹn ngào trả lời:
-Đối với tôi thành công lớn nhất trong cuộc đời chính là đc sống. Có thể các bạn ko tin
nhưng đây chính là sự thật. Khi tôi bị bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh sưng phổi ở tuổi 20, tôi
đã vô cùng chán nản và tuyệt vọng. Tôi đã buông xuôi tất cả và sẵn sàng cho một chuyến
đi xa đến một thế giới mới. Tôi đã tự đặt mình vào những chiếc lá thường xuân cuối
cùng. Và tôi nghĩ mình sẽ chết sớm thôi. Thế nhưng ko, một phép màu đã xảy ra. Chính
phép màu đó đã khiến cho tôi có đc thành công như ngày hôm nay. Chuyện nghe có vẻ
khó tin thế nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện đó của tôi.
Ngày ấy, tôi và Xiu –một người chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng- sống trong một khu
nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết là những người lao động nghèo, trong đó
có một người họa sĩ già tên Bơ-men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới
nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm đc nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một
tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm rồi và ông cụ có vẻ suốt ngày say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh
quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn
yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã dời, những cơn ho dữ
dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn
bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường
như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu
và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ – men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi
thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa
cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bế ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để
mà ho lớn. Tối nằm ép xuống giường, không thể tự dạy được. Tôi thấy sự sống đang từ
bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tối trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi
thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành.
Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút
một…và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian.
Tôi nói ý nghĩ ấy vơi Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
- Con mèo con của chị…Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với
cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình với những chiếc lá ngớ
ngẩn!
Đêm hôm ấy, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức
khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy
thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành
để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần
gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán
chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc
lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá
còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc là
mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ,
rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn
chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tôi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm
bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ
lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian nằm giường bệnh. Lát sau,
Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt của Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường nhìn
sâu vào mắt tôi:
- Con mèo con của chị…! Cụ Bơ – men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm
mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy,
cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em
mình-Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động-người ta thấy rơi vãi những
chiếc bút vẽ, những bảng mầu…Giôn – xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao
giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động…? Cụ Bơ – men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả
những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng…Lòng trào lên một niềm
một xúc động vô bờ.
Tôi kết thúc câu chuyện. Đôi mắt nhòe dần đi. Những giọt nước mắt đã bắt đầu lăn dài
trên má. Tôi đã cố gắng để có thể kiềm chế đc cảm xúc của mình nhưng tôi ko thể. Mọi
người nghe xong ai ai cũng vô cùng xúc động. Rồi những tiếng vỗ tay bắt đầu vang lên
làm tan biến đi cái không gian lạnh lẽo của căn phòng. Tôi liền cảm ơn mọi người vì đã
có mặt ngày hôm nay rồi tạm biệt họ để ra về. Vừa thấy tôi đi ra, chị Xiu đã đứng chờ
sẵn ở đó liền chạy ra ôm chặt lấy tôi vào lòng. Chị hỏi tôi: “Em ổn chứ”. Tôi chỉ gật đầu
và không nói gì cả. Chị Xiu lại nói tiếp: “Cụ Bơ-men ở trên thiên đàng ắt hẳn sẽ tự hào
về em lắm”. Tôi liền đáp rằng: “Không! Như thế vẫn chưa đủ và cũng sẽ không bao giờ
đủ cả. Em cần phải cố gắng hơn nữa để ko phụ sự hi sinh của cụ Bơ-men. Và em mong
rằng câu chuyện của em ngày hôm nay sẽ đc lan tỏa tới mọi người và thắp lên những
khát khao hi vọng rực cháy trong mỗi con người.” Rồi hai chị em chúng tôi vui vẻ dắt tay
nhau đi trên con đường phủ đầy tuyết của thủ đô Washington.

You might also like