You are on page 1of 2

BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Câu 1: Bạn đang vào 1 tiệm để ăn trưa. Hãy vận dụng các khái niệm về sản phẩm, trao đổi, giao
dịch và thị trường trong hoàn cảnh này.
Câu 2: Tình huống
Nhà hát Tuổi Trẻ Ngày xưa, khán giả tìm đến với nhà hát để theo dõi các tác phẩm nghệ thuật thì
nay, các nhà hát phải tự tìm khán giả cho mình. Nhà hát tuổi trẻ là một trong số rất ít đơn vị nghệ
thuật tại Hà Nội duy trì được hoạt động một cách đều đặn với 650 suất diễn/năm, vẫn đang làm
cho nhiều đoàn nghệ thuật khác phải ghen tị. Điều đáng ngạc nhiên là chìa khóa thành công của
nhà hát lại nằm ở mặt khẩu ít ai để ý: bộ phận tổ chức biểu diễn.
Công tác tổ chức biểu diễn của nhà hát tuổi trẻ bao gồm: nắm bắt nhanh thị hiếu thẩm mỹ của
khán giả, có nhiều phương thức thông tin, tuyên truyền quảng cáo trên đài, báo, truyền hình một
cách kịp thời các chương trình biểu diễn của nhà hát. Kinh phí cho công tác truyền thông này
chiếm khoảng 25% - 30 % tổng kinh phí cho vở diễn.
Những năm gần đây, nhà hát kịch tuổi trẻ đã chuyển từ các chương trình chính kịch sang hài
kịch. Điều này bắt nguồn từ việc nắm bắt thị hiếu khán giả. Khi thấy khán giả đã bão hoà với sân
khấu hài thì chính nhà hát tuổi trẻ lại đi tiên phong trong việc quay trở về với những vở kịch
nghiêm túc, tâm lý xã hội truyền thống. Một số chương trình lớn, gây ấn tượng luôn đòi hỏi rất
nhiều công sức của đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên và nhất là đòi hỏi nhà nước đầu tư rất lớn. Chẳng
hạn Lôi Vũ dựng mất khoảng 4-5 tháng, nhưng hiệu quả kinh doanh chưa chắc đã cao (200 vé/
đêm diễn) so với các vở khác luôn hết vé.
Khán giả chủ yếu của nhà hát tuổi trẻ là thanh thiếu niên, nên chiến lược phát triển khán giả và
marketing được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng thành công của nhà hát. Hầu hết các
trường đại học, cao đẳng, trung học và tiểu học trên địa bàn Hà Nội đều có quan hệ với phòng tổ
chức biểu diễn của nhà hát. Trước khi công diễn một tiết mục mới, nhà hát đều mời đại diện của
họ đến xem và đóng góp ý kiến cho chương trình sao cho phù hợp với đối tượng phục vụ. Vì
vậy, các chương trình như Ước mơ xanh, Ngôi nhà của bé... đều được diễn khoảng 50 suất liên
tục trong dịp tết thiếu nhi 1/6 hằng năm và đều bán hết vé.
Cho đến nay, các chương trình biểu diễn của nhà tuổi trẻ không chỉ phát triển về số lượng đêm
diễn với hơn 600 buổi phục vụ hàng chục vạn khán giả hàng năm tại nhà hát cũng như mở rộng
địa bàn biểu diễn trên khắp các tỉnh thành trong cả nước, mà còn đa dạng phong phú về mặt
chương trình, tiết mục có chất lượng nghệ thuật cao được dàn dựng kịp thời, hiệu quả.
Chính sự chủ động mở ra hàng loạt mối quan hệ quốc tế mới, bên cạnh quan hệ truyền thống với
mấy chục nước của trung tâm ASSITEJ Việt Nam, tạo nên những chuyến lưu diễn dài ngày phục
vụ khán giả tại Đông âu, Tây âu, các nước châu Á...Các vở kịch, chương trình ca múa nhạc của
nhà hát tuổi trẻ đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp 16 khi tham dự giao lưu văn hóa tại các Festival
nghệ thuật quốc tế những năm qua tại Nga, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan,
Hàn Quốc, Iran, Ấn Độ.
Câu hỏi:
1. Theo bạn, marketing có thể tìm thấy chỗ đứng của mình trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
không? Tại sao?
2. Phân tích thành công của Nhà hát Tuổi Trẻ

You might also like